Phát biểu của hai dân biểu Craig Kelly và Chris Bowen trong phiên thảo luận về nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Úc ngày 17.6.2013

Craig Kelly

Bản dịch của Luna Nguyen
(Defend the Defenders)

Craig Kelly
(Dân biểu vùng Hughes, Đảng Tự Do)

OpenAustralia
17.6.2013

Tôi ủng hộ đề xuất thảo luận của một dân biểu đến từ vùng Fowler và tôi chúc mừng ông về đề xuất này. Đề xuất của ông nói lên:

Rằng cuộc họp Quốc Hội này:

(1) ghi nhận rằng:

(a) Ngày 16 tháng 5 năm 2013 hai nhà hoạt động trẻ, Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, và Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, bị Tòa án Nhân dân tỉnh Long An của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kết án 6 và 8 năm tù.

(b) Hai nhà hoạt động này đã bị bắt vì phân phát các tài liệu phản đối yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông.

(c) Các báo cáo đáng tin cậy từ các cơ quan quốc tế khác nhau về tình trạng vi phạm nhân quyền tiếp tục ở Việt Nam được minh chứng bằng số lượng lớn việc bắt giữ và bỏ tù những người tham gia các hoạt động cơ bản như bày tỏ quan điểm trái với quan điểm của chính phủ Việt Nam.

(2) Kêu gọi chính phủ Úc:

(a) xem xét trường hợp của Nguyễn Phương UyênĐinh Nguyên Kha, và các vấn đề liên quan đến nhân quyền tại Việt Nam đang được chú ý tại Quốc hội Úc, đối với vòng Đối thoại Nhân quyền Úc và Việt Nam lần tới.

(b) tiếp tục các bước thích hợp để truyền đạt cho chính phủ Việt Nam rằng Úc hy vọng Việt Nam tôn trọng các nghĩa vụ của họ theo Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị.

Mặc dù kinh tế Việt Nam có những tiến bộ to lớn trong những năm gần đây, song thành tích nhân quyền vẫn cực kỳ tồi tệ. Ngày hôm nay, chính quyền Việt Nam hầu như ngăn chặn tất cả các hình thức mầm mống chính trị bằng việc sử dụng một loạt các biện pháp đàn áp. Tự do ngôn luận và lập hội và thậm chí hội họp công cộng bị kiểm soát chặt chẽ. Các nhà hoạt động tôn giáo bị sách nhiễu, đe dọa, và bỏ tù. Hệ thống tư pháp hình sự ở đây thiếu sự độc lập và hoạt động dưới sự chỉ đạo của chính phủ và của đảng cộng sản. Bộ luật Hình sự của Việt Nam cấm việc chỉ trích công khai chính phủ và đảng cộng sản Việt Nam. Chúng tôi được biết trong năm 2012 có ít nhất 40 người bị kết án và bỏ tù chỉ vì bất đồng chính kiến ôn hòa, một sự gia tăng về số lượng so với năm 2011. Trong năm tháng đầu năm nay chúng tôi đã chứng kiến hơn 50 người bị kết án trong các phiên tòa xét xử về chính trị.

Điều này đã đưa chúng ta đến với trường hợp của Nguyễn Phương UyênĐinh Nguyên Kha. Nguyễn Phương Uyên, chỉ vừa 21 tuổi, là sinh viên của Trường công nghệ thực phẩm Tp.HCM. Công an đã bắt giữ cô vào ngày 14 tháng 10 năm 2012 tại Tp.HCM và đem cô đến đồn công an mà thậm chí không hề thông báo đến gia đình của cô. Gia đình và bạn bè cô sau đó đã bắt đầu cuộc tìm kiếm ngay lập tức bằng việc tìm hỏi tại đồn công an và báo động đến công chúng thông qua những kênh không thuộc nhà nước, như BBC và Đài Á châu Tự do.

Mãi cho đến 8 ngày sau khi cô bị mất tích, một công an tại đồn cho mẹ cô biết cô đã thật sự bị chuyển sang công an tại tỉnh Long An. Vào ngày 23 tháng 10 công anh tỉnh Long An thừa nhật cô bị kết tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” dưới điều 88 của bộ luật hình sự Việt Nam. Theo bản cáo trạng, Nguyễn Phương Uyên chính thức bị bắt vào ngày 19 tháng 10, bỏ mất năm ngày giam giữ không được chính quyền tính đến. Mẹ cô xác nhận rằng trong cuộc viếng thăm ngày 26 tháng 4, bà thấy nhiều vết thâm tím trên cổ, ngực và cánh tay của cô. Bà cho biết cô nói với bà cô bị quản giáo đánh, đá nhiều lần vào bụng và chỉ khi cô ngất xỉu, quản giáo mới dừng việc đánh đập và đưa cô đi bác sĩ.

Giám đốc Châu Á của Human Rights Watch đã ghi những dòng dưới đây như sau:

Xét xử người dân vì tội phân phát truyền đơn chỉ trích chính phủ là việc làm buồn cười và cho thấy sự bất an của chính phủ Việt Nam…

Viết những điều không làm hài lòng chính phủ chỉ là tội dưới một thể chế độc tài. Việt nam nên dừng những phiên tòa bị kiểm soát về mặt chính trị.

Đại Sứ Quán cũng đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ vào tháng trước trên quan điểm được viết ra như sau:

Chúng tôi quan ngại bản án kết tội lật đổ của tòa án Việt Nam đối với Đinh Nguyên Kha 8 năm tù và Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù.

Những kết án này là một phần của xu hướng gây nhiễu loạn của chính quyền Việt Nam sử dụng các tội danh dưới điều luật an ninh quốc gia để bỏ tù những người phê bình chính phủ khi họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa.

Vì vậy, những hành động này không phù hợp với quyền tự do ngôn luận cũng như nghĩa vụ của Việt Nam dưới Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị và các cam kết được phản ánh trong Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền.

Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam phóng thích các tù nhân lương tâm và cho phép tất cả người Việt được bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa.

Đó là thông điệp từ đại sứ quán Hoa kỳ.

Đây không phải là trường hợp duy nhất. Tôi rất hoan nghênh khi một dân biểu đến từ Holt đưa lên trường hợp linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý, hay còn gọi là Cha Tađêô, đã bị bắt với tội danh được cho là phát tán tuyên truyền chống phá nhà nước. Những thúc đẩy nào cho chính quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thay đổi nhằm cải thiện những ghi nhận về nhân quyền của họ? Rất hay khi chúng ta đến đây và cùng thực hiện những đề xuất thảo luận mang ý tốt, nhưng chúng ta cần phải hành động. Một việc đáng ghi nhận cũng như việc chúng ta ngồi đây ủng hộ đề xuất thảo luận này, thì chính phủ của chúng ta đang chi 160 triệu đô cho chính phủ Việt Nam, một chính phủ không hề thay đổi, mà chúng ta đang chỉ trích để xây dựng một cây cầu bắt qua sông Mekong.

Tôi đoan chắc cây cầu này sẽ tạo thuận lợi cho phát triển thương mại và kinh tế trong khu vực, nhưng thông điệp mà chúng ta đang gửi đi là gì khi chính phủ Úc vay mượn 160 triệu đô, số tiền mà chúng ta không có và tặng nó cho chính phủ Việt Nam? Làm thế nào để chính phủ Việt Nam có thể tiếp nhận những đề xuất thảo luận một cách nghiêm túc khi chúng ta trao món quà hào phóng như vậy?

Dĩ nhiên, món quà 160 triệu đô chúng ta tặng họ để họ xây dựng cơ sở hạ tầng đồ sộ, giúp Chính phủ Việt Nam tự do tiêu tiền của họ vào những lĩnh vực khác. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi chúng ta thấy trong những năm gần đây có sự gia tăng lớn cho việc chi tiêu trong quân đội của Việt Nam. Việt Nam đã chi nhiều hơn cho quốc phòng như một phần GDP hơn tất cả các nước láng giềng trong Đông Nam Á, dĩ nhiên ngoại trừ Singapore. Trong tháng 12 năm 2011, Hà Nội đã ký bản hợp đồng với cơ quan xuất khẩu quốc phòng của Nga mua thêm hai tàu ngầm Durapart. Thỏa thuận này theo sau hợp đồng mua hai trong bốn tàu tuần tra cuối cùng trong tháng 10. Các quan chức quân đội Việt Nam đã xác nhận vào giữa năm 2011 rằng Hà Nội đã đặt hàng sáu tàu ngầm lớp Kilo giao hàng từ năm 2013 đến năm 2016, – nó bắt đầu việc giao hàng – cũng như đang đặt hàng 12 máy bay tiêm kích Su-30MKK. Các máy bay chiến đấu cải tiến của Liên Xô chế tạo có giá 30 triệu đô cho một cái búng tay. Đúng ra với số tiền 160 triệu đô chính phủ của chúng ta chi cho chính phủ Việt Nam để xây cầu, thì tại sao chúng ta không cắt bỏ phần trung gian và thay vào đó cung cấp cho họ 5 máy bay chiến đấu của Liên Xô? Nếu chúng ta thật sự nghiêm túc, chúng ta phải lên tiếng mạnh mẽ chống lại những gì chính phủ Việt Nam thực hiện.

Đôi khi, với những chương trình viện trợ nước ngoài, chúng ta chỉ không thể tách chúng ra làm đôi.

Trong thời gian còn lại của tôi, tôi cũng muốn gửi lời khen ngợi đến dân biểu đến từ Cowan,người đã có ý kiến đóng góp to lớn cho cộng đồng người Việt tại Úc thông qua văn hóa kinh doanh của họ. Để có sự tiến bộ kinh tế tốt nhất cho đất nước, chính phủ Việt Nam phải bảo vệ nhân quyền và phải bảo đảm tự do ngôn luận. Nếu chính quyền có thể giải phóng máu kinh doanh như chúng ta đã thấy từ cộng đồng người Việt, thì quốc gia Việt Nam sẽ có tương lai rất tốt. Việt Nam không thể làm điều đó một khi chính phủ tiếp tục đàn áp nhân quyền, một khi chính phủ tiếp tục đàn áp tự do ngôn luận và một khi chính phủ tiếp tục đàn áp tự do tôn giáo. Chúng tôi nợ người dân Việt Nam và cộng đồng người Việt địa phương tiếng nói mạnh mẽ mà chúng tôi có thể để bày tỏ sự phẫn nộ nhằm chống lại các vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam.

 *****

Chris BowenChris Bowen
(dân biểu đến từ McMahon, Đảng Lao động Úc)

Tôi rất vinh dự được phát biểu theo đề xuất thảo luận của dân biểu đến từ Fowler mà tôi tán thành. Tôi xin chúc mừng dân biểu đến từ Fowler vì sự đề xuất cũng như vì sự vận động lâu dài của ông cho nhân quyền tại Việt Nam. Một vấn đề được ông quan tâm sâu sắc, cũng như đối với tôi và đối với rất nhiều dân biểu trong Quốc hội này.

Đề xuất thảo luận này đề cập đến một vài trường hợp cá nhân – và đây là những trường hợp cá nhân đang rất được quan ngại- trường hợp của Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi và Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, những người bị kết án lần lượt 6 và 8 năm tù. Đây là khoảng thời gian giam giữ rất đáng kể. Đề xuất thảo luận này rất hữu ích vì nó đưa những trường hợp này thành những điển hình cho những gì đang diễn ra tại Việt Nam. Một cách rất rõ ràng, bằng việc bày tỏ mối quan ngại các trường hợp này – và chúng tôi thực hiện một cách mạnh mẽ – sử dụng những trường hợp này như những điển hình cho những gì nói chung đang xảy ra tại Việt Nam.

Khi bạn nhìn bào bản án dành cho hai người trẻ, và đó là những bản án có thực, nó xứng đáng để nhìn thấy những gì được xem phạm tội để bị bỏ tù. Họ đã dán khẩu hiệu trên thân cây: “Tuổi trẻ yêu nước Long An đấu tranh cho tự do và nhân quyền”. Trên tường họ dán một lá cờ với khẩu hiệu “1890 đến 1920 – Đại Nam Quốc kỳ”. Họ phân phát công khai những bức hình và tờ rơi đặt dấu hỏi về những hành động của chính quyền và Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Không ai bị bỏ tù vì những hành vi này dù chỉ một ngày chứ đừng nói đến 6 hoặc 8 năm. Đây là những con người thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ, quyền mà cá nhân mỗi người phải được thừa hưởng. Đây là một quyền mà trước đây chính phủ Việt Nam đã ghi nhận. Việt Nam đã tham gia ký kết Tuyên ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền. Điều 19 của Tuyên ngôn chỉ ra rằng:

Mọi người đều có quyều tự do tư tưởng và tự do ngôn luận; quyền này bao gồm quyền tự do được giữ tư tưởng mà không bị ngăn cản, và tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin và ý kiến thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào và bất kể biên giới.

Đây là một tuyên bố rất rõ ràng về quyền của người dân Việt Nam, đã được chính phủ Việt Nam công nhận ký kết vào Tuyên  ngôn Phổ quát về Nhân quyền.

Hai trường hợp này đang được quan ngại và quan tâm sâu sắc. Thật hợp lý cho việc xem xét đề xuất thảo luận ngày hôm nay, bởi vì Đối thoại Nhân quyền giữa Úc – Việt Nam đang được tiến hành vào hôm nay. Và thật hợp lý khi Quốc hội chúng ta bày tỏ quan điểm mạnh mẽ này vào ngày này để chính phủ Việt Nam không bị lầm tưởng rằng các dân biểu Quốc hội Úc không chỉ quan tâm đến hai trường hợp trên mà còn đến quá trình chuyển động nhân quyền của người dân Việt Nam.

Hàng chục nhà hoạt động bị cầm tù kể từ cuộc đàn áp tự do ngôn luận vào cuối năm 2009. Tôi nghĩ, hầu hết mọi người đều biết một cách chính xác điều mà chính phủ Việt Nam lo ngại đối với các sự kiện tại Trung Đông – Mùa xuân Ả Rập – như các quốc gia độc đảng trên toàn thế giới. Họ lo ngại rằng trường hợp tương tự mà chúng ta chứng kiến tại các quốc gia Trung Đông sẽ lan rộng.

Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể giải quyết với những vấn đề như vậy. Thật không may, theo quan điểm của chính phủ Việt Nam, họ lại chọn cách giải quyết bằng việc đe dọa, mà không bằng việc tự do hóa và không làm cho mọi việc tốt hơn, mà lại làm cho mọi việc tồi tệ hơn. Đây là điều chúng ta không thể đồng tình.

Thật sự mà nói, phải thừa nhận rằng, chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự cải tổ kinh tế. Họ có sự cải tổ kinh tế tốt. Họ giải phóng sức mạnh thị trường và cách quản lý kinh doanh, trong một mức độ nhất định, nền kinh tế và người dân Việt Nam được hưởng lợi từ điều này. Tuy nhiên điều này vẫn chưa đủ. Nếu bạn giải phóng nền kinh tế, bạn cũng cần giải phóng xã hội.

Nói điều này không phải là chính phủ Úc ra lệnh cho chính phủ Việt Nam cần phải điều hành quốc gia như thế nào và cần phải làm thế nào cho việc kinh doanh. Mà nói đúng ra Quốc hội Úc bày tỏ mạnh mẽ quan điểm rằng nhân quyền cho người dân Việt Nam phải được bảo vệ, cải thiện và nâng cao.

Chúng ta cũng đã làm như thế trước đây. Những đề xuất thảo luận từng được dân biểu đến từ Fowler, tôi và những thành viên danh dự khác đưa ra Quốc hội. Trở lại năm 2006, chúng ta đã ký một tuyên bố – và tôi nhớ rằng dân biểu đến từ Fowler đã ký với tôi – nhằm ủng hộ cho nhân quyền ở Việt Nam. Chúng tôi đã thiết lập điều đó nhằm ủng hộ nhóm hoạt động dân chủ tại Việt Nam. Nhóm hoạt động dân chủ này đang hiện diện tại quốc hội ngày hôm nay với đại diện của Khối 1706. Tôi nhận ra sự có mặt của họ ngày hôm nay gồm Joachim, Boa Khanh và các thành viên khác của đoàn. Họ đang đứng lên và đã có những vận động rất mạnh mẽ cho nhân quyền của Việt Nam, cũng như những người tôi đã nhận ra cũng có những người không thể có mặt ngày hôm nay. Tôi đang đề cập đến những Việt kiều Úc khác, những người đã đứng lên mạnh mẽ cho nhân quyền của người dân Việt Nam.

Có một điều để nói về cộng đồng người Việt tại Úc: như dân biểu đối lập đã đề cập rất chính xác về máu kinh doanh và những đóng góp của Việt kiều Úc cho quốc gia chúng ta. Điều đấy hoàn toàn đúng và hợp lý. Dân biểu đến từ Hughes có quyền nhận xét như vậy. Tuy nhiên một điều khác về cộng đồng người Việt tại Úc là họ không quên những người anh chị em ở lại Việt Nam và hầu hết trong số họ, theo kinh nghiệm của tôi, đã đóng đóng góp nhằm bảo đảm nhân quyền của họ không bị quên lãng.

Tuần tới, sẽ có một lễ kỷ niệm ngày thành lập khối 1706 lần thứ 7. Tôi sẽ tham dự và dân biểu đến từ Fowler sẽ tham dư, như chúng tôi đã tham dự trước đây, bởi vì quan trọng là người dân Việt Nam đã đặt nhân quyền như một việc cần phải làm thì cần sự ủng hộ và khích lệ. Trong một số buổi ăn tối như vậy trước đây, thông qua đường dây điện thoại chúng tôi đã đích thân khích lệ các linh mục và những người Việt Nam khác đang hoạt động cho nhân quyền tại Việt Nam.

Những ngày này, việc đàn áp người dân trở nên khó khăn hơn.  Việc từ chối cung cấp thông tin cho người dân thông qua cách mạng thông tin trở nên khó khăn hơn. Ngày nay, 31 triệu người sử dụng internet tại Việt Nam, so với con số 2 triệu người trong năm 2000. Chính phủ đang tích cực thúc đẩy internet để hỗ trợ phát triển kinh tế và thương mại – đây là điều tốt – tuy nhiên họ cũng quyết định kiểm soát nội dung trên mạng và đàn áp những người sử dụng internet để tố cáo tham nhũng, bất công xã hội hoặc sự thiếu vắng tự do dân chủ. Có quan ngại sâu sắc khi tổ chức Phóng viên Không biên giới xếp hạng Chỉ số Tự do Báo chí năm 2011-2012,  Việt Nam đứng thứ 172 trên 179 quốc qia. Luật hình sự được áp dụng cho các tác giả, các ấn phẩm, website và người dùng internet khi phổ biến tài liệu được cho là đối nghịch với chính phủ, đe dọa an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật quốc gia, hoặc khuyến khích các ý tưởng “phản động”. Chính phủ đã ngăn cản việc truy cập vào các website chính trị nhạy cảm, yêu cầu các chủ quán cà phê internet theo dõi, lưu thông tin các hoạt động trên mạng của người dùng, và nhắm vào các blogger độc lập và những nhà phê bình trên mạng để sách nhiễu và gây áp lực.

Tôi đã thấy những ví dụ như vậy lặp đi lặp lại. Cho đến nay năm 2013, có ít nhất 46 nhà hoạt động bị kết tội hoạt động chống chính quyền và kết án tù dài hạn dưới các điều của bộ luật hình sự mà như các nhóm hoạt động nhân quyền cho biết là được định nghĩa rất mơ hồ. Hầu hết các bản án đó bị kết án dưới điều luật 88 Bộ luật hình sự, với tội danh “tuyên truyền chống phá chế độ”, mà hình phạt lên đến 20 năm tù.

Đây là vấn đề đang được quan ngại sâu sắc. Như tôi đã nói, tôi đã gặp rất nhiều Việt kiều Úc, những người đã can trường chiến đấu vì dân chủ cho Việt Nam, một trong số họ đã từng chịu gian khổ, tù đày, bị phân ly với những người yêu thương, và họ đã tiếp tục cuộc chiến đấu tại nước Úc. Việc chiến đấu này sẽ được họ tiếp tục và chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ họ. Như tôi đã nói, thật đúng và hợp lý để chính phủ Việt Nam không lầm tưởng rằng các dân biểu quốc hội Úc cảm nhận những vấn đề này mạnh mẽ đến mức nào.

Tôi đã nói trong quá khứ tại các buổi lễ khác nhau rằng dân chủ sẽ đến với Việt Nam – và nó sẽ như vậy. Không có gì chắc chắn hơn việc cuối cùng nó sẽ đến với tất cả các quốc gia. Tuy nhiên nó sẽ chỉ đến vì lòng can đảm và sự kiên trì của người dân đứng lên cho nhân quyền của người dân Việt Nam.

Ngun: OpenAustralia

[subscribe2]