Các Nguyên tắc Johannesburg về An ninh Quốc gia, Tự do ngôn luận và Tiếp cận thông tin

Article 19

Bản dịch của [rollinglinks]Huỳnh Khánh Vy[/rollinglinks]

Nguồn: U.N. Doc. E/CN.4/1996/39 (1996).

GIỚI THIỆU

Các nguyên tắc đã được thông qua vào ngày 01 tháng 10 năm 1995 bởi một nhóm các chuyên gia về luật quốc tế, an ninh quốc gia, và nhân quyền được triệu tập bởi nhóm Article 19, Trung tâm Quốc tế chống kiểm duyệt, phối hợp với Trung tâm nghiên cứu pháp lý ứng dụng của Đại học Witwatersrand,tại Johannesburg.

Các nguyên tắc dựa trên luật pháp quốc tế và khu vực cũng như các tiêu chuẩn liên quan đến việc bảo vệ nhân quyền, phát triển thực tiễn quốc gia (như đã được phản ánh, trong số những điều khác, các phán quyết của tòa án quốc gia), và các nguyên tắc pháp luật chung được công nhận bởi cộng đồng các quốc gia.

Các nguyên tắc này thừa nhận việc áp dụng lâu dài các nguyên tắc Siracusa về các Điều khoản Giới hạn và Làm Suy yếu Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị cũng như Tiêu chuẩn Tối thiểu Paris về Nhân quyền trongTình trạng Khẩn cấp .

LỜI MỞ ĐẦU

Những người tham dự tham gia vào việc soạn thảo các điều luật hiện hành :

Xét rằng, để phù hợp với các nguyên tắc công bố trong Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, việc công nhận phẩm giá vốn có cũng như các quyền bình đẳng và bất khả chuyển nhượng của tất cả thành viên trong gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình thế giới;

Được thuyết phục rằng đây là điều cần thiết, nếu mọi người không bị buộc phải cầu viện, như là một phương sách cuối cùng, đến một cuộc nổi dậy chống lại chế độ độc tài và áp bức, và rằng Nhân quyền phải được bảo vệ bởi chế độ pháp trị;

Tái khẳng định niềm tin rằng tự do ngôn luận và tự do thông tin là vô cùng quan trọng cho một xã hội dân chủ và rất cần thiết cho sự tiến bộ và phúc lợi xã hội cũng như trong việc thụ hưởng các nhân quyền và quyền tự do căn bản khác;

Cân nhắc các điều khoản có liên quan trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị , Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em, Các Nguyên tắc cơ bản của Liên Hợp Quốc về Tư phápĐộc lập, Hiến chương châu Phi về nhân quyền và quyền của người dân, Công ước châu Mỹ về Nhân quyền và Công ước châu Âu về nhân quyền;

Nhận thức mạnh mẽ rằng một số hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất về nhân quyền và tự do cơ bản được các chính phủ biện minh là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia;

Nhớ rằng đây là điều bắt buộc, mọi người có thể giám sát hành vi của chính phủ và tham gia đầy đủ vào một xã hội dân chủ, rằng họ có thể tiếp cận thông tin mà chính phủ lưu giữ;

Mong muốn thúc đẩy một sự công nhận rõ ràng về phạm vi giới hạn của các biện pháp hạn chế tự do ngôn luận và tự do thông tin – các quyền này có thể được áp đặt vào bối cảnh lợi ích an ninh quốc gia – nhằm ngăn chặn các chính phủ sử dụng các lý do an ninh quốc gia để đặt những biện pháp hạn chế vô lý trong việc thực hiện các quyền tự do;

Nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ tự do pháp lý bằng việc ban hành pháp luật được đưa ra kỹ lưỡng và chính xác, và đảm bảo các yêu cầu thiết yếucủa nền pháp trị; và

Cần nhắc lại sự cần thiết phải có biện pháp bảo vệ tư pháp các quyền tự do này bằng các tòa án độc lập;

Đồng ý về các nguyên tắc sau đây , và đề nghị cơ quan thích hợp ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế thực hiện các bước để thúc đẩy việc phổ biến, chấp nhận và thực hiện:

 

I. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG

Nguyên tắc 1: Tự do bày tỏ quan điểm và tự do thông tin

(a) Mọi người đều có quyền giữ vững quan điểm mà không bị can thiệp.

(b) Mọi người đều có quyền tự do bày tỏ quan điểm, bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin và ý tưởng các loại, bất kể biên giới, bằng lời nói, bằng văn bản hoặc ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông khác theo sự lựa chọn của mình.

(c) Việc thực hiện các quyền quy định tại khoản (b) chỉ có thể bị hạn chế dựa trên cơ sở cụ thể, như quy định trong luật pháp quốc tế, bao gồm cả việc bảo vệ an ninh quốc gia.

(d) Không có bất kỳ giới hạn nào về tự do ngôn luận hay thông tin dựa trên nền tảng an ninh quốc gia có thể áp đặt trừ khi chính phủ có thể chứng minh rằng những giới hạn này được quy định bởi pháp luật và cần thiết trong một xã hội dân chủ nhằm bảo vệ cho lợi ích chính đáng của an ninh quốc gia. Trách nhiệm chứng minh tính hợp lệ của các giới hạn thuộc về chính phủ.

Nguyên tắc 1.1: Quy định bằng pháp luật

(a) Bất kỳ hạn chế nào đối với sự bày tỏ quan điểm hoặc thông tin phải theo quy định của pháp luật. Pháp luật phải dễ tiếp cận, rõ ràng, chi tiết và chính xác để cho phép các cá nhân đoán trước liệu một hành động cụ thể là bất hợp pháp.

(b) Luật pháp phải đưa ra đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa việc lạm dụng, bao gồm cả sự cân nhắc pháp lý nhanh chóng, đầy đủ và hiệu quả về tính hợp lệ của các hạn chế bởi một tòa án độc lập hoặc tòa án chuyên biệt.

Nguyên tắc 1.2: Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của an ninh quốc gia.

Bất kỳ hạn chế nào đối với sự bày tỏ quan điểm hay thông tin mà một chính phủ tìm cách biện minh trên cơ sở an ninh quốc gia phải có mục đích chính xác và cho thấy hiệu quả rõ ràng trong việc bảo vệ lợi ích chính đáng của an ninh quốc gia.

Nguyên tắc 1.3: Cần thiết cho một xã hội dân chủ.

Để thiết lập một giới hạn cho tự do ngôn luận hay thông tin là cần thiết nhằm bảo vệ một lợi ích an ninh quốc gia chính đáng, một chính phủ phải chứng minh rằng :

(a) sự bày tỏ quan điểm hoặc thông tin tạo ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với lợi ích an ninh quốc gia chính đáng;

(b) những hạn chế được đặt ra là phương tiện hạn chế tối thiểu nhất có thể để bảo vệ lợi ích đó; và

(c) biện pháp hạn chế phải tương thích với nguyên tắc dân chủ.

Nguyên tắc 2: Lợi ích an ninh quốc gia chính đáng.

(a) Một biện pháp hạn chế được biện minh dựa trên an ninh quốc gia là không hợp pháp trừ khi có mục đích chính đáng và hiệu quả rõ ràng là để bảo vệ sự tồn tại hay toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia chống lại việc sử dụng hoặc đe dọa bằng vũ lực, hoặc khả năng ứng phó với việc sử dụng hoặc đe dọa bằng vũ lực, cho dù mối đe dọa xuất phát từ bên ngoài, chẳng hạn như một mối đe dọa quân sự, hoặc từ bên trong, chẳng hạn như kích động lật đổ chính phủ.

(b) Đặc biệt, biện pháp hạn chế được biện minh dựa trên an ninh quốc gia là không chính đáng nếu mục đích chân chính hoặc hiệu quả rõ ràng là để bảo vệ lợi ích không liên quan đến an ninh quốc gia, bao gồm, ví dụ, để bảo vệ một chính phủ thối nát hay tiếp tay cho hành vi sai trái, hoặc để che giấu thông tin về hoạt động của các định chế công quyền, hoặc để áp đặt một ý thức hệ cụ thể, hoặc để ngăn chặn tình trạng bất ổn công nghiệp.

Nguyên tắc 3: Tình trạng khẩn cấp.

Trong thời điểm báo động nguy cấp quốc gia, đe dọa đến cuộc sống và sự tồn tại của đất nước được tuyên bố chính thức và hợp pháp theo quy định của pháp luật cả trong nước và quốc tế, thì quốc gia có thể áp đặt các hạn chế về tự do ngôn luận và thông tin nhưng chỉ trong phạm vi cần thiết do tình hình cấp bách bắt buộc và chỉ khi những hạn chế này không mẫu thuẫn với các nghĩa vụ khác của chính phủ theo công pháp quốc tế.

Nguyên tắc 4 : Cấm phân biệt đối xử

Trong mọi trường hợp đều không thể hạn chế tự do ngôn luận hay thông tin, bao gồm cả an ninh quốc gia, liên quan đến phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hay quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, quốc tịch, tài sản, dòng dõi hoặc tình trạng khác.

 

II. HẠN CHẾ VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN.

Nguyên tắc 5 : Bảo vệ quan điểm.

Không ai có thể chịu bất kỳ hạn chế, bất lợi hoặc xử phạt nào vì quan điểm ​​hay tín ngưỡng của mình.

Nguyên tắc 6 : việc bày tỏ quan điểm có thể đe dọa an ninh quốc gia

Dựa vào nguyên tắc 15 và 16 , việc bày tỏ quan điểm có thể bị trừng phạt như là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia nếu một chính phủ có thể chứng minh rằng :

(a) bày tỏ quan điểm là nhằm kích động bạo lực sắp xảy ra;

(b) nó có khả năng kích động bạo lực như vậy; và

(c) có một sự kết nối trực tiếp và tức thời giữa bày tỏ quan điểm và khả năng hoặc sự xuất hiện bạo lực.

Nguyên tắc 7: việc bày tỏ quan điểm được bảo vệ

( a) Theo nguyên tắc 15 và 16 , việc thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa sẽ không được coi là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia hoặc chịu bất kỳ hạn chế hoặc hình phạt. Bày tỏ quan điểm không được coi là mối đe dọa cho an ninh quốc gia bao gồm, nhưng không giới hạn, sự bày tỏ:

(i) ủng hộ chính sách thay đổi bất bạo động chính sách hoặc chính phủ;

(ii) đưa ra những chỉ trích , hoặc xúc phạm đến, quốc gia, nhà nước hoặc biểu tượng của nhà nước, chính phủ, các cơ quan trực thuộc nhà nước, hoặc công chức, hay một quốc gia khác, nhà nước hoặc biểu tượng của nhà nước, chính phủ, cơ quan, công chức;

(iii) đưa ra sự phản đối , hoặc vận động phản đối , trên cơ sở tôn giáo, lương tâm hay niềm tin, đối với nghĩa vụ quân sự hoặc dịch vụ, một cuộc xung đột cụ thể, hoặc các mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp quốc tế;

(iv) nhằm mục đích trao đổi thông tin về hành vi bị cho là vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế hoặc luật nhân đạo quốc tế.

(b) Không ai có thể bị trừng phạt vì chỉ trích hoặc xúc phạm dân tộc, nhà nước hoặc biểu tượng của nhà nước, chính phủ, các cơ quan trực thuộc, hoặc công chức, hay một quốc gia khác, nhà nước biểu tượng của nhà nước, chính phủ, các cơ quan trực thuộc.

Bày tỏ quan điểm, bằng văn bản hay bằng miệng, có thể không bao giờ bị cấm vì sử dụng một ngôn ngữ cụ thể, đặc biệt là ngôn ngữ của một quốc gia dân tộc thiểu số.

Nguyên tắc 10: Can thiệp bất hợp pháp sự bày tỏ quan điểm của bên thứ ba

Chính phủ có nghĩa vụ đưa ra những biện pháp hợp lý để ngăn chặn các nhóm hoặc cá nhân can thiệp bất hợp pháp vào việc thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa, ngay cả khi việc bày tỏ quan điểm là chỉ trích chính phủ hoặc chính sách của chính phủ. Đặc biệt, các chính phủ có nghĩa vụ lên án hành động trái pháp luật nhằm mục đích bịt miệng tự do ngôn luận, và để điều tra cũng như đưa ra công lý những người chịu trách nhiệm.

III. HẠN CHẾ VỀ TỰ DO THÔNG TIN

Nguyên tắc 11: Quy tắc chung về việc tiếp cận thông tin

Mọi người đều có quyền được tiếp nhận thông tin từ cơ quan công quyền, bao gồm cả thông tin liên quan đến an ninh quốc gia. Không có biện pháp hạn chế nào đối với quyền này được áp dụng dựa trên an ninh quốc gia trừ khi chính phủ có thể chứng minh rằng các hạn chế được quy định bởi pháp luật và là cần thiết cho một xã hội dân chủ để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia chính đáng.

Nguyên tắc 12: Chỉ định cụ thể cho việc miễn trừ an ninh

Một nhà nước không thể thằng thừng chối việc tiếp cận tất cả các thông tin liên quan đến an ninh quốc gia, nhưng phải quy định trong pháp luật chỉ có những chuyên mục thông tin cụ thể và chi tiết là cần thiết giữ lại để bảo vệ một lợi ích an ninh quốc gia hợp pháp.

Nguyên tắc 13 : lợi ích chung trong công bố thông tin

Trong tất cả các luật và các quyết định liên quan đến quyền được tiếp nhận thông tin , lợi ích công trong việc hiểu biết thông tin là một vấn đề chính được xét quyệt.

Nguyên tắc 14 : Quyền độc lập xem xét về sự từ chối không cho tiếp cận thông tin

Nhà nước có nghĩa vụ phải áp dụng các biện pháp thích hợp để thi hành quyền tiếp nhận thông tin. Những biện pháp này sẽ đòi hỏi các nhà chức trách, nếu họ từ chối một yêu cầu nào về thông tin , xác định lý do làm như vậy của họ bằng văn bản và càng sớm càng tốt; và quy định quyền xem xét giá trị và tính hợp lệ của việc từ chối bởi một cơ quan độc lập, bao gồm vài hình thức xem xét pháp lý đối với tính hợp pháp của sự từ chối này. Cơ quan thẩm quyền xem xét phải có quyền kiểm tra các thông tin được giữ lại.

Nguyên tắc 15 : Quy tắc chung về công bố thông tin bí mật

Không có ai có thể bị trừng phạt vì lý do an ninh quốc gia do tiết lộ thông tin nếu (1) tiết lộ không thực sự gây hại và không có khả năng gây tổn hại cho lợi ích an ninh quốc gia chính đáng, hoặc (2) lợi ích công cộng trong khi biết thông tin gây tác hại khi tiết lộ.

Nguyên tắc 16 : Thông tin thu được qua dịch vụ công

Không có ai có thể bị bất kỳ tổn hại trên cơ sở an ninh quốc gia về việc tiết lộ thông tin mà họ biết được nhờ vào dịch vụ chính phủ nếu các lợi ích công cộng khi biết thông tin gây những thiệt hại khi được tiết lộ.

Nguyên tắc 17 : Thông tin trong phạm vị nhà nước

Một khi thông tin sẵn có, bởi bất kỳ phương tiện, hợp pháp hoặc không hợp pháp, bất kỳ sự biện minh nào nhằm cố gắng ngăn chặn sự công khai thêm sẽ chà đạp lên quyền được biết của công chúng.

Nguyên tắc 18 : Bảo vệcác nguồn của báo chí

Bảo vệ an ninh quốc gia có thể không được sử dụng như một lý do để buộc một nhà báo tiết lộ một nguồn tin bí mật.

Nguyên tắc 19 : Tiếp cận vào các lĩnh vực bị hạn chế

Bất kỳ hạn chế nào lêndòng chảy tự do thông tin sẽ không thể chấp nhận nếu nóngăn chặn các mục đích nhân quyền và luật nhân đạo. Cụ thể, chính phủ có thể không ngăn cản các nhà báo hoặc người đại diện của các tổ chức liên chính phủ hoặc phi chính phủ khỏi nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền hay nhân đạo trong việc tiếp cận những khu vực nơi có căn cứ hợp lý để tin rằng sự vi phạm nhân quyền hoặc luật nhân đạo đã và đang diễn ra. Chính phủ có thể không ngăn chặn các nhà báo hoặc đại diện của tổ chức này ra khỏi các khu vực đang xảy ra bạo lực hoặc xung đột vũ trang trừ trường hợp sự hiện diện của họ gây ra rủi ro rõ ràng cho sự an toàn của người khác.

 

IV. PHÁP QUYỀN VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

Nguyên tắc 20 : Bảo vệ pháp quyền nói chung.

Bất kỳ ai bị buộc là có tội liên quan đến an ninh vì bày tỏ quan điểm hoặc tin tức thì được cơ chế pháp quyền bảo vệ, gồm cả luật pháp quốc tế. Chúng bao gồm, nhưng không bị giới hạn, các quyền sau đây :

(a) quyền được coi là vô tội;

(b) quyền không bị giam giữ tùy tiện;

(c) quyền được thông báo kịp thời bằng một ngôn ngữ mà người đó có thể hiểu được những trách nhiệm và các bằng chứng chống lại mình;

(d) quyền được tiếp cận kịp thời với dịch vụ tư vấn theo ý muốn;

(e) quyền được xét xử trong một thời gian hợp lý;

(f) quyền có đủ thời gian để chuẩn bị bảo vệ mình;

(g) các quyền được xét xử công khai và công bằng bởi một tòa án độc lập và vô tư;

(h) quyền kiểm tra nhân chứng truy tố;

(i) quyền không cần có bằng chứng đưa ra tại phiên tòa trừ khi nó đã được tiết lộ cho bị cáo và họ đã có một cơ hội để bác bỏ nó; và

(j) quyền kháng cáo lên một tòa án độc lập hoặc tòa án có quyền lực để xem xét quyết định dựa trên pháp luật và các sự kiện cũng như bác bỏ nó

Nguyên tắc 21 : Biện pháp khắc phục

Tất cả các biện pháp khắc phục, bao gồm cả những biện pháp đặc biệt, chẳng hạn như quyền được đem ra xét xử, phải có cho người phạm tội liên quan đến an ninh, kể cả trong trường hợp khẩn cấp công cộng đe dọa đến sự tồn vong của đất nước, theo quy định tại Nguyên tắc 3.

Nguyên tắc 22 : Quyền được xét xử bởi một Tòa án độc lập

( a) Theo lựa chọn của bị cáo, một truy tố hình sự về tội phạm liên quan đến an ninh cần phải được xét xử bởi bồi thẩm đoàn nơi định chế đó tồn tại hoặc bởi thẩm phán thật sự độc lập. Việc xét xử một người bị buộc tội liên quan đến an ninh bởicác thẩm phán không có bảo đảm về nhiệm kỳ là vi phạmquyền rõ ràng về quyền được xét xử bởi một tòa án độc lập.

(b) Không có trường hợp nào một thường dâncó thể bị xét xử tội liên quan đến an ninh bởi tòa án quân sự.

(c) Không có trường hợp nào một dân thường hoặc thành viên của quân đội có thể bị xét xử bởi một tòa án quốc gia được thành lập đặc biệt hoặc chuyên biệt.

Nguyên tắc 23 : Sự kiểm duyệt trước

Bày tỏ quan điểm không phải chịu sự kiểm duyệt trước vì lợi ích của việc bảo vệ an ninh quốc gia, ngoại trừ trong tình trạng tuyên bố nguy cấp vì nó đe dọa đến sự tồn vong của đất nước theo các điều kiện đã nêu trong Nguyên tắc 3.

Nguyên tắc 24 : trừng phạt không cân xứng

Một người, hãng truyền thông, tổ chức chính trị, hay tổ chức khác không thể chịu những xử phạt, hạn chế hoặc hình phạt như vậy vì phạm tội liên quan đến an ninh do thực hiện quyềntự do ngôn luận hay thông tin, những biện pháp xử phạt và hạn chế này không tương xứng với mức độ nghiêm trọng của tội phạm trên thực tế.

Nguyên tắc 25 : Quan hệ của Những Nguyên tắc này đối với tiêu chuẩn khác

Không cái nào trong những nguyên tắc này có thể được hiểu là giới hạn hoặc hạn chế bất kỳ Nhân quyền hay quyền tự do được công nhận trong luật pháp hoặc tiêu chuẩn quốc gia,khu vực hoặc quốc tế.