Trình tự Xét xử công minh (15)- Phần 2: Quyền con người trong phiên tòa- Chương 14- Quyền được xét xử công khai trước công chúng

Bản dịch của [rollinglinks]Vũ Quốc Ngữ[/rollinglinks]

(Defend the Defenders)

Nguồn: Amnesty International

trinh tu-xet-xu-cong-minh

Quyền được xét xử công khai trước công chúng là một biện pháp bảo vệ cần thiết để đảm bảo sự công bằng và độc lập của phiên tòa và là phương tiện bảo vệ niềm tin của công chúng vào hệ thống tư pháp.

 

 

14.1 Quyền được xét xử công khai

14.2 Yêu cầu của một phiên tòa xét xử công khai

14.3 Những trường hợp ngoại lệ

__________________

14.1 Quyền được xét xử công khai trước công chúng

Trừ một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như trường hợp liên quan đến trẻ em, phiên tòa và bản án trong vụ án hình sự phải được công khai. Theo Hiến chương ả Rập, quyền này không bị hạn chế trong trường hợp khẩn cấp.

Trong khi quyền được xét xử công khai trong vụ án hình sự không ghi rõ ràng trong Hiến chương châu Phi, ủy ban châu Phi đã kết luận rằng việc xét xử không công khai vi phạm Điều 7 của Hiến chương (liên quan đến xét xử công bằng). Hơn nữa, các nguyên tắc về xét xử công bằng ở châu Phi bao gồm quyền này.

Quyền được xét xử công khai có nghĩa là không chỉ các bên trong vụ án (và nạn nhân, tại các nước mà họ không phải coi là các bên), mà còn là công chúng nói chung và phương tiện truyền thông, có quyền có mặt tại phiên tòa. Ngoài việc bảo vệ các quyền của bị cáo, xét xử công khai bảo vệ quyền của công chúng được biết và theo dõi công lý được thực thi như thế nào, và những những quyết định nào được đưa ra bởi hệ thống tư pháp.

Quyền của các quan sát viên phiên tòa và những người khác trong “tham dự điều trần công khai, thủ tục tố tụng và xét xử là để giúp họ hình thành ý kiến về việc tuân thủ của họ với luật pháp quốc gia và các nghĩa vụ và cam kết quốc tế” được quy định rõ ràng trong Tuyên bố về Bảo vệ Nhân quyền.

ICCPR, Điều 14:

“Mọi người đều bình đẳng trước tòa án. Trong việc xác định bất kỳ cáo buộc hình sự nào đối với một người, hoặc các quyền và nghĩa vụ của người này theo pháp luật, tất cả mọi người được hưởng một phiên tòa công khai trước công chúng bởi một tòa án độc lập và vô tư có thẩm quyền, được thành lập theo pháp luật. Báo chí và công chúng có thể được không được tham dự một phần hoặc suốt phiên tòa vì lý do đạo đức, trật tự công cộng hoặc an ninh quốc gia trong một xã hội dân chủ, hoặc khi lợi ích của cuộc sống riêng tư của các bên có yêu cầu, hoặc trong phạm vi thực sự cần thiết theo ý kiến của tòa án trong trường hợp đặc biệt việc xét xử công khai làm phương hại đến lợi ích của công lý; nhưng phán quyết của một vụ án hình sự phải được thực hiện công khai, trừ trường hợp vì lợi ích của người chưa thành niên có yêu cầu khác hoặc các thủ tục tố tụng liên quan đến tranh chấp hôn nhân hoặc người giám hộ của trẻ em”.

ít nhất một tòa án phải đề cập các giá trị của các trường hợp ở nơi công cộng, trừ những trường hợp ngoại lệ cho phép. Khi một vụ án đã được xét xử công khai tại một tòa án cấp thấp hơn, thì khả năng xét xử công khai ở phiên tòa phúc thẩm phụ thuộc vào bản chất của phiên tòa này. (Xem Chương 21.3- Quyền được có mặt tại phiên tòa kháng cáo)

14.2 Những yêu cầu về một phiên tòa công khai

Quyền được xét xử công khai thường đòi hỏi các bên và công chúng, bao gồm cả các phương tiện truyền thông, có thể tham dự. Để đảm bảo quyền này, Toà án phải cung cấp thông tin về thời gian và địa điểm tổ chức phiên xét xử cho các bên và công chúng và cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất cho phiên tòa, trong khả năng cho phép, ở một nơi dễ tiếp cận với công chúng.

ủy ban Nhân quyền tìm thấy vi phạm quyền được xét xử công khai công bằng trong vụ án hình sự liên quan đến những nhân vật của công chúng. Trong một trường hợp, phiên tòa diễn ra trong một phòng xử án nhỏ, không thể thích ứng với đông đảo công chúng quan tâm; và trong một, phiên tòa không cho công chúng tham dự.

Tòa án châu Âu kết luận rằng quyền được xét xử công khai đã bị vi phạm khi phiên tòa xét xử một người tù nam giới bị cáo buộc đe dọa bảo vệ nhà tù đã được tổ chức trong một nhà tù. Thiếu thông tin cho công chúng về vụ xét xử: địa chỉ nhà tù, điều kiện được vào trong, và thực tế là buổi điều trần được tổ chức vào buổi sáng sớm.

Quyền được xét xử công khai không nhất thiết phải mở rộng đến tất cả các thủ tục tố tụng trước khi xét xử, bao gồm cả quyết định của công tố viên hoặc các cơ quan công cộng.

Tòa án châu Âu lưu ý rằng các quyền được xét xử công khai áp dụng cho thủ tục tố tụng trong đó xác định tội danh, nhưng không nhất thiết phải áp dụng cho điều trần xem xét tính hợp pháp của việc giam giữ trước khi xét xử.

Tuy nhiên, Tòa án liên Mỹ tìm thấy một sự vi phạm quyền được xét xử công khai trong giai đoạn điều tra, trong một trường hợp trước một tòa án quân sự ở Chile trong đó có nhiều quyền của bị cáo đã không được tôn trọng.

Ngay cả trong trường hợp mà công chúng không được tham dự phiên tòa, án, bao gồm những phát hiện quan trọng, chứng cứ và lập luận pháp lý phải được công khai, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em, hoặc trong thủ tục tố tụng liên quan đến tranh chấp hôn nhân hoặc người giám hộ của trẻ em. (Xem Chương 24- Bản án)

14.3 Những trường hợp ngoại lệ

Quyền tham dự phiên tòa của công chúng một phần hoặc cả phiên tòa chỉ bị hạn chế trong một số trường hợp cụ thể, đó là:

• Đạo đức (ví dụ, một số phiên điều trần liên quan đến hành vi phạm tội tình dục).

• Trật tự công cộng, trong đó chủ yếu liên quan đến trật tự trong phòng xử án.

• An ninh quốc gia trong một xã hội dân chủ

• Vì lợi ích của cuộc sống riêng tư của các bên có yêu cầu (chẳng hạn như để bảo vệ

danh tính của các nạn nhân của bạo lực tình dục).

• Sự cần thiết, theo ý kiến của tòa án, trong trường hợp đặc biệt sự công khai làm phương hại đến lợi ích của công lý.

Ngoài ra, có những trường hợp ngoại lệ rõ ràng để bảo vệ quyền lợi và sự riêng tư của trẻ em bị buộc tội vi phạm luật hình sự hoặc là nạn nhân hoặc nhân chứng của tội phạm.

Một đứa trẻ bị buộc tội vi phạm luật hình sự được hưởng sự tôn trọng đầy đủ sự riêng tư trong tất cả các giai đoạn tố tụng. Để bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em, Hiến chương châu Phi yêu cầu phương tiện truyền thông và công chúng không được tham dự phiên tòa. Các tiêu chuẩn khác cho phép tòa án xét xử kín vì lợi ích của trẻ em hoặc công lý. ủy ban về quyền trẻ em khuyến cáo rằng các quốc gia nên xét xử kín các vụ án mà trẻ em là bị cáo.

Nên hạn chế và quy định rõ trong luật những trường hợp ngoại lệ. Những biện pháp khác nên được thực hiện để đảm bảo không có thông tin hoặc dữ liệu cá nhân của trẻ em được cung cấp cho truyền thông. (Xem Chương 27 phần 6 mục 9 về bảo mật liên quan đến trẻ em và Chương 24- Phán quyết của tòa)

Một loạt các tiêu chuẩn quốc tế nhằm bảo vệ sự riêng tư và danh tính của nạn nhân trẻ em của tội phạm, nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới, buôn bán người. Công ước CoE về Lạm dụng tình dục trẻ em cho phép thẩm phán quyết định xử kín. (Xem Chương 22 phần 4- Quyền của nạn nhân và nhân chứng, và Chương 24 phần 1- Phán quyết của tòa)

Hết Chương 14

Đón đọc Chương 15- Các giả định vô tội