Trình tự Xét xử công minh -Phần 3: Những trường hợp đặc biệt – Chương 32- Quyền được xét xử công bằng khi có xung đột vũ trang (phần 2)

Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ

Defend the Defenders

Nguồn: Amnesty International

trinh-tu-xet-xu-cong-minh2-216x300

Luật nhân đạo quốc tế,  mà cung cấp các tiêu chuẩn tối thiểu khi có xung đột vũ trang, có một số biện pháp quan trọng nhằm bảo đảm quyền được xét xử công bằng. Những biện pháp này được áp dụng cho nhiều nhóm người khác nhau trong thời gian diễn ra xung đột vũ trang giữa các quốc gia hoặc nội chiến. Mặc dù nghĩa vụ bảo đảm quyền được xét xử công bằng áp dụng cho tất cả các quốc gia và nhóm vũ trang đối lập, trong phần lớn các trường hợp, các bên tham chiến không có những toà án có thẩm quyền, độc lập và vô tư để đảm bảo xét xử công bằng, vì vậy họ sẽ chỉ được thực hiện được nghĩa vụ này bằng cách giao kẻ tình nghi cho tòa án hình sự quốc tế hoặc một nhà nước thực hiện quyền tài phán phổ quát.

32.2 Trước buổi điều trần xét xử

32.2.1 Thông báo

32.2.2 Giả định vô tội

32.2.3 Quyền được tự do từ sự ép buộc phải thú nhận

32.3 Quyền bị giam giữ trước phiên toà

32.3.1 Phụ nữ bị giam giữ

32.3.2 Trẻ em bị giam giữ

32.4 Quyền tại phiên tòa

32.4.1 Toà án có thẩm quyền, độc lập và vô tư

32.4.2 Được xét xử trong khoảng thời gian hợp lý

32.4.3 Quyền bào chữa

32.4.4 Cấm các nguy cơ kép

32.4.5 Bảo vệ chống hồi tố hoặc trừng phạt

32.5 Kết án trong trường hợp hình phạt không phải là tử hình

32.5.1 Cấm trừng phạt tập thể

32.6 Những trường hợp bị cấm kết án tử hình

===================================

32.2 Trước phiên toà

32.2.1 Thông báo

Bất cứ ai bị tước mất tự do hay bị cáo buộc tội hình sự liên quan đến một cuộc xung đột vũ trang quốc tế có những quyền nhất định về thông tin.

Quyền được thông báo

Trong các cuộc xung đột vũ trang quốc tế, những tù binh chiến tranh bị cáo buộc tội hình sự phải được khuyến cáo bởi bên bắt giữ về một số quyền nhất định trong khoảng thời gian đủ dài trước khi bị đem ra xét xử. Những quyền đó là “được trợ giúp bởi một trong những đồng đội cùng bị bắt giữ, được bào chữa bởi một luật sư có trình độ, được quyền gọi nhân chứng, và nếu người này yêu cầu, cần được cung cấp thông dịch viên có năng lực”.

Lý do bị bắt giữ

Bất kỳ người nào bị bắt giữ vì những hành động liên quan đến xung đột vũ trang quốc tế phải được thông báo ngay về lý do bị bắt giữ, bằng thứ ngôn ngữ mà anh ta hiểu được.

Cáo buộc

Bất kỳ người nào bị cáo buộc tội hình sự liên quan đến một cuộc xung đột vũ trang quốc tế “phải được thông báo không chậm trễ về các cáo buộc”.

Khi bên bắt giữ quyết định khởi tố một tù binh chiến tranh trong thời gian của một cuộc xung đột vũ trang quốc tế, bên này phải thông báo cho đại diện của người tù ít nhất ba tuần trước khi phiên tòa bắt đầu, cung cấp các quy định pháp luật hiện hành, cũng như toà xử vụ án, thời gian và địa điểm xử án.

Ngoài ra, trong cuộc xung đột vũ trang quốc tế, tù nhân chiến tranh và luật sư phải được thông báo về cáo buộc một khoảng thời gian đủ dài với ngôn ngữ mà bị cáo hiểu được”.

Thường dân trong lãnh thổ bị chiếm đóng bị cáo buộc bởi lực lượng chiếm đóng cũng được hưởng các quyền tương tự.

Quyền của gia đình và bạn bè được thông báo

Trong một cuộc xung đột vũ trang quốc tế, Công ước Geneva thứ ba quy định Lực lượng Bảo vệ có nghĩa vụ thông báo cho gia đình và bạn bè của người bị bắt giữ về tình hình của anh ta. Lực lượng bảo vệ là bên thứ 3 có nghĩa vụ đảm bảo quyền lợi của các bên ở trong cuộc chiến và công dân của họ ở lãnh thổ đối phương. Điều 104 quy định chi tiết về thông báo của Lực lượng Bảo vệ, và nếu bên bắt giữ không tuân thủ những yêu cầu, nó phải trì hoãn phiên xét xử.

Công ước Geneva thứ tư đòi hỏi lực lượng chiếm đóng thông báo cho Lực lượng Bảo vệ, và như vậy là thông báo cho gia đình và bạn bè về tiến trình của các vụ nghiêm trọng. Việc xét xử không thể bắt đầu nếu yêu cầu về thông báo không được thực hiện. Ngoài ra, mặc dù Điều 76 của Công ước Geneva thứ 4 không cung cấp khả năng tiếp cận của gia đình và bạn bè, nó yêu cầu người đang bị giam giữ có quyền được thăm viếng bởi đại diện của Lực lượng Bảo vệ và đại diện của Hội Chữ thập đỏ quốc tế… “.

32.2.2 Giả định vô tội

Trong cả hai cuộc xung đột vũ trang quốc tế và phi quốc tế, các giả định vô tội phải được tôn trọng ở tất cả các giai đoạn của tố tụng cho đến khi kết án.

32.2.3 Quyền không bị bắt buộc thú nhận

Trong cả hai cuộc xung đột vũ trang quốc tế và phi quốc tế, “không ai bị buộc phải làm chứng hoặc nhận mình có tội”. Một tù nhân chiến tranh cũng có quyền này.

32.3 Quyền trong thời gian giam giữ trước phiên toà

Cấm giam giữ tùy tiện

Theo luật nhân đạo quốc tế, việc giam giữ tùy tiện bị cấm cả trong xung đột vũ trang quốc tế và phi quốc tế.

Giả định trả tự do trước khi xét xử

Không được phép giam giữ trước khi xét xử tù binh chiến tranh trong một cuộc xung đột vũ trang quốc tế “trừ khi một thành viên của lực lượng vũ trang của các lực lượng giam giữ muốn bị bắt nếu người này bị cáo buộc một hành vi phạm tội tương tự, hoặc nếu việc giam giữ là điều cần phải làm để bảo đảm an ninh quốc gia, và trong mọi hoàn cảnh, việc giam giữ không quá ba tháng”.

Quyền không bị tra tấn và ngược đãi

Theo luật pháp nhân đạoquốc tế, tra tấn và ngược đãi hoặc những dạng đối xử tồi tệ bị cấm ở mọi thời điểm, và dân thường và những người ở ngoài vòng chiến đấu phải được đối xử nhân đạo. Tương tự như vậy, luật phong tục nhân đạo quốc tế cấm nhục hình.

Điều ước luật nhân đạo quốc tế có những điều cấm tương tự. Sẽ là vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva thứ ba nếu đối xử với tù nhân chiến tranh theo các cách sau: giết người có chủ ý,

tra tấn trị hoặc đối xử vô nhân đạo, kể cả sử dụng tù nhân trong các thí nghiệm sinh học hoặc cố ý gây thương tích nghiêm trọng hoặc đau khổ cho cơ thể và sức khỏe”. Những hành động đó đối với người cần được bảo vệ như người dân thường ở lãnh thổ bị chiếm đóng là sự vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva thứ tư.

Tù binh chiến tranh có thể không phải chịu “trừng phạt khắc nghiệt, giam giữ trong điều kiện không có ánh sáng mặt trời, và nói chung, bất kỳ hình thức tra tấn hoặc đối xử tàn ác”.

Quyền được kiểm tra y tế và chữa trị

Thường dân bị giam giữ vì cáo buộc hình sự bởi lực lượng chiếm đóng phải nhận được sự chăm sóc y tế nếu tình trạng sức khoẻ yêu cầu. Nghĩa vụ tương tự được áp dụng trong mọi cuộc xung đột vũ trang.

Quyền khiếu nại về các điều kiện giam giữ

Trong xung đột vũ trang quốc tế, tù binh chiến tranh có quyền khiếu nại với lực lượng giam giữ và Lực lượng Bảo vệ về tình trạng giam giữ mà không chịu bất kỳ hậu quả xấu nào. Nếu các điều kiện bị liệt vào tra tấn và đối xử vô nhân đạo, việc giam giữ sẽ là trái luật. Quyền được liên lạc với gia đình và thế giới bên ngoài. Trong một cuộc xung đột vũ trang quốc tế, tù nhân chiến tranh có một số quyền hạn chế để giao tiếp với thế giới bên ngoài, trực tiếp hoặc gián tiếp qua Lực lượng Bảo vệ. Điều 103 của Công ước Geneva thứ ba quy định một số quyền, như quyền được gửi và nhận thư, được áp dụng cho tù nhân chiến tranh đang bị giam giữ chờ xét xử”. Dân thường cũng có quyền gửi và nhận thư từ trong xung đột vũ trang quốc tế và trong vùng bị chiếm đóng. Ngoài ra, theo Luật phong tục nhân đạo quốc tế, dân thường trong cuộc xung đột và những người bị tước mất tự do liên quan đến cuộc xung đột vũ trang phi quốc tế vũ trang quốc tế phải được tiếp đón người thăm, đặc biệt là người thân, ở một mức độ nhất định.

32.3.1 Phụ nữ bị giam cầm

Theo Luật Nhân đạo phong tục quốc tế, trong cuộc xung đột vũ trang quốc tế và phi quốc tế, những người phụ nữ bị tước mất tự do phải được giam giữ ở cơ sở tách biệt với đàn ông, trừ những nơi mà dành cho cả gia đình, và phải dưới sự giám sát trực tiếp của phụ nữ”.

Phụ nữ bị giam giữ trong các cuộc xung đột vũ trang quốc tế được hưởng quyền bảo vệ đặc biệt. Phụ nữ nên được giam giữ riêng biệt với đàn ông và dưới sự giám sát trực tiếp của phụ nữ, nhưng nếu có thể, phụ nữ có thể bị giam giữ chung cùng gia đình.

Việc kỷ luật phụ nữ tù nhân chiến tranh trong một cuộc xung đột vũ trang quốc tế phải được thực hiện ở một nơi tách biệt với tù nhân chiến tranh nam và dưới sự giám sát trực tiếp của phụ nữ. Quy định này cũng được áp dụng đối với phụ nữ tù nhân chiến tranh bị giam giữ trong thờ gian chờ xét xử.

Phụ nữ thường dân bị giam giữ bởi lực lượng chiếm đóng nên được giam giữ ở khu vực riêng biệt và dưới sự giám sát trực tiếp bởi phụ nữ.

32.3.2 Giam giữ trẻ em

 

Trẻ em được hưởng sự bảo hộ đặc biệt trong xung đột vũ trang quốc tế. Ngoài ra, cần phải có đối xử đặc biệt đối với trẻ vị thành niên bị giam giữ bởi lực lượng chiếm đóng.

Theo luật nhân đạo phong tục quốc tế, trong bất kỳ cuộc xung đột nào những đứa trẻ bị tước đoạt tự do phải được giam giữ riêng với người trưởng thành, trừ phi cùng với gia đình của chúng. (Xem Chương 27 về quyền xét xử công bằng bổ sung của trẻ em.)

32.4 Quyền tại phiên toà

32.4.1 Toà án thẩm quyền, độc lập và vô tư

Quyền được xét xử bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập và vô tư cho các công dân trong một bên của cuộc xung đột quốc tế được đảm bảo bởi Nghị định thư I mà đòi hỏi một phiên toà độc lập, vô tư và tôn trọng triệt để các quy định xét xử công bằng tại các Điều 82-108 của Nghị định thư I. Trong một cuộc xung đột vũ trang quốc tế, tù binh chiến tranh phải được xét xử trước cùng một phiên toà với cùng một thủ tục tố tụng như xét xử người của bên bắt giữ. Nếu tòa án quân sự không thể bảo xét xử công bằng, thủ tục tố tụng phải được chuyển sang toà dân sự. Ân Xá Quốc Tế kêu gọi việc xét xử về cáo buộc vi phạm nhân quyền và hình sự dưới luật quốc tế phải được tiến hành bởi toà dân sự, không phải toà quân sự.

Thực tế, ngày càng có nhiều nơi chấp nhận rằng toà án quân sự không nên có thẩm quyền xét xử thành viên của quân đội và lực lượng vũ trang về những vi phạm nhân quyền và hình sự, cả trong thời bình và thời chiến (xem Chương 29.4.3). Toà án quân sự chỉ có quyền xét xử những cáo buộc vi phạm kỷ luật quân đội của nhân viên quân sự mà không có quyền khởi tố xử dân thường. (xem Chương 29.4.4).

Công ước Geneva thứ tư có một số bảo lãnh hạn chế về một phiên toà có thẩm quyền, độc lập và vô tư, nhưng mọi khoảng trống có thể được lấp đầy bởi Điều 75 và luật phong tục quốc tế. Về tổng thể, pháp luật hình sự của các lãnh thổ bị chiếm đóng có hiệu lực và được thi hành bởi các toà án ở trong lãnh thổ và là đối tượng của một số ngoại lệquan trọng. Công ước Geneva thứ tư đòi hỏi áp dụng luật pháp và tòa án của các lãnh thổ bị chiếm đóng, “với ngoại lệ chúng có thể bị bãi bỏ hoặc đình chỉ bởi lực lượng chiếm đóng nếu chúng là mối đe dọa về an ninh, hoặc là trở ngại cho việc thực hiện Công ước hiện hành”.

Có một số bảo vệ chống việc loại bỏ thẩm phán. Lực lượng chiếm đóng không được trừng phạt hoặc thay đổi tình trạng của các quan chức nhà nước hoặc thẩm phán ở vùng lãnh thổ bị chiếm đóng nếu họ không thực hiện chức năng của họ với lý do lương tâm. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến quyền của lực lượng chiếm đóng loại bỏ các quan chức khỏi các chức vụ.

Lực lượng chiếm đóng có thể thực thi luật hình sự trong vùng lãnh thổ bị chiếm đóng “để duy trì trật tự của lãnh thổ và sự an toàn của lực lượng chiếm đóng. Trong những trường hợp đó, nó có thể xét xử những người bị cáo buộc trước một toà án hợp pháp và phi chính trị của nó, với điều kiện những toà án đó ở trên lãnh thổ bị chiếm đóng. Toà án cấp phúc thẩm nên ở lãnh thổ bị chiếm đóng.

Trong cuộc xung đột phi quốc tế, “không được kết án và không ai bị tử hình vì bị kết tội trừ khi bị kết án bởi một phiên toà có đầy đủ bảo đảm về độc lập và vô tư”.

32.4.2 Được xét xử trong thời gian hợp lý

Tù binh chiến tranh được hưởng quy chế xét xử ngay trong cuộc xung đột vũ trang quốc tế và tới khi hồi hương. “Điều tra tư pháp liên quan đến một tù nhân chiến tranh phải được thực hiện nhanh như hoàn cảnh cho phép để việc xét xử được tiến hành càng sớm càng tốt.” Thường dân trong lãnh thổ bị chiếm đóng bị truy tố bởi bên chiếm đóng nên được đưa ra xét xử càng nhanh càng tốt “. Người được bảo vệ trong cuộc xung đột vũ trang phi quốc tế được hưởng quy chế được xét xử trong một thời gian hợp lý.

Công ước Geneva thứ ba, Điều 84

“… Không một hoàn cảnh nào cho phép xét xử một một tù nhân chiến tranh bởi một toà án không có những bảo đảm cần thiết về tính độc lập và vô tư  ….”

32.4.3 Quyền bào chữa

Các quyền bào chữa sau được đảm bảo theo các điều ước luật nhân đạo quốc tế. Hầu hết chúng cũng được đảm bảo theo Luật phong tục quốc tế.

Quyền tự bào chữa

Các quyền tự bào chữa được đảm bảo bởi Nghị định thư I (áp dụng cho các cuộc xung đột quốc tế), yêu cầu “người bị cáo buộc có quyền được cung cấp các điều kiện để bào chữa trước và trong phiên toà”.

“Không có tù nhân chiến tranh nào có thể bị kết án mà không có cơ hội được tự bào chữa hoặc nhận trợ giúp pháp lý của một luật sư có trình độ”.

Thường dân trong lãnh thổ bị chiếm đóng có “quyền trình bày những bằng chứng cần thiết để bào chữa, kể cả quyền được gọi nhân chứng (xem bên dưới).

Đối với các cuộc xung đột phi quốc tế, Nghị định thư II cung cấp các thủ tục “cho phép người bị buộc tội có đầy đủ quyền và điều kiện cần thiết để bào chữa”.

Sự hiện diện của bị cáo

Trong cả hai cuộc xung đột vũ trang quốc tế và phi quốc tế, “bất cứ ai bị buộc tội có quyền hiện diện tại phiên toà xét xử mình”.

Quyền tư vấn

Một tù nhân của chiến tranh đối mặt với tội hình sự trong một cuộc xung đột vũ trang quốc tế được hưởng quy chế hỗ trợ bởi một luật sư có trình độ theo ý nguyện của người bị cáo. Khi người tù binh chiến tranh không tự chọn tư vấn luật, toà phải chỉ định luật sư. Luật sư hoặc tư vấn luật tiến hành việc bào chữa cho tù nhân chiến tranh “được tự do thăm viếng và giao tiếp với tù nhân chiến tranh trong sự riêng tư”.

Ngoài ra, người được bảo vệ trong lãnh thổ bị chiếm đóng có quyền “được hỗ trợ bởi một luật sư hoặc tư vấn luật có trình độ trong sự lựa chọn riêng của họ … “.

Quyền có đủ thời gian và cơ sở vật chất để chuẩn bị bào chữa

Tư vấn luật cho tù binh chiến tranh được đảm bảo “một khoảng thời gian ít nhất hai tuần trước phiên toà, cũng như các phương tiện cần thiết để chuẩn bị cho việc bào chữa của người bị cáo buộc”, bao gồm gặp gỡ bị cáo trong bảo mật, gặp gỡ nhân chứng bào chữa, và được lợi ích từ các cơ sở này cho đến khi hết thời hạn kháng cáo và kiến nghị”.

Ngoài ra, người được bảo vệ trong lãnh thổ bị chiếm đóng  có quyền về cơ sở vật chất cần thiết cho việc chuẩn bị bào chữa.

Nghị định thư II, Điều 6

(Áp dụng trong các cuộc xung đột vũ trang phi quốc tế)

“Bị cáo được thông báo không chậm chễ về những cáo buộc và được bảo đảm các quyền và cung cấp các điều kiện để bào chữa”.

Quyền gọi và kiểm tra nhân chứng

Đối với các cáo buộc liên quan đến một cuộc xung đột quốc tế, “bất cứ ai bị cáo buộc một tội có quyền … gọi và kiểm tra nhân chứng có lợi cho mình với cùng một điều kiện với việc gọi và chất vấn nhân chứng chống lại anh ta và “kiểm tra những nhân chứng chống lại ông “.

Trong xung đột vũ trang quốc tế, một tù nhân chiến tranh bị cáo buộc tội hình sự được quyền gọi nhân chứng. Như đã nói ở trên, thường dân trong lãnh thổ bị chiếm đóng có quyền đưa ra những bằng chứng cần thiết để bào chữa theo Điều 72 của Công ước Geneva thứ tư.

Quyền biên, phiên dịch

Một tù nhân chiến tranh được “hưởng quy chế … nếu người này thấy cần thiết về dịch vụ của một

thông dịch viên có trình độ “.

Người được bảo vệ trong lãnh thổ bị chiếm đóng mà bị cáo buộc hình sự có quyên, trừ khi người này từ chối, sự hỗ trợ của một phiên dịch, cả trong thời gian điều tra và trong quá trình xét xử.

Quyền được xét xử công khai và bản án được công bố công khai.

Trong cuộc xung đột quốc tế, “bất cứ ai bị truy cứu về một cáo buộc có quyền được công bố bản án một cách công khai”.

Công ước Geneva thứ ba không đề cập đến việc xét xử công khai tù nhân chiến tranh. Tuy nhiên, nó yêu cầu rằng đại diện của lực lượng bảo vệ nên được tham dự phiên toà, trừ phi phiên toà được xử kín vì lý do an ninh quốc gia. Lời kết tội và bản án, và thông tin về quyền kháng cáo, ngay lập tức phải được cung cấp cho các tù nhân chiến tranh, bằng một ngôn ngữ mà người này hiểu được, cho đại diện của người này và của lực lượng bảo vệ.

Quyền kháng cáo

Một trong những “đảm bảo tư pháp thiết yếu” của các quyền được xét xử công bằng dưới luật phong tục nhân đạo quốc tế hiện nay, như được phản ánh trong các luật lệ của toà án hình sự quốc tế và các điều ước quốc tế về quyền con người, là quyền được một toà án cấp cao hơn xem xét lời kết tội và bản án. (Xem Chương 26-Quyền kháng cáo.)

Một người được bảo vệ trong lãnh thổ bị chiếm đóng mà bị kết án về một tội hình sự “thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Người này cần được thông báo đầy đủ về quyền kháng cáo, kiến nghị và thời hạn qui định về việc đó”.

Cụ thể, tù binh chiến tranh trong xung đột vũ trang quốc tế có cùng những quyền kháng cáo như các quyền của thành viên của lực lượng vũ trang của các lực lượng giam giữ và họ phải được thông báo về quyền đó.

Mặc dù Nghị định thư I không đảm bảo các quyền kháng cáo trong xung đột vũ trang quốc tế, có yêu cầu rằng người bị kết án nên được tư vấn về những yếu tố giảm án. Đối với các cuộc xung đột phi quốc tế, Nghị định thư II có một đảm bảo tương tự.

32.4.4 Cấm xử kép

Nghị định thư I (áp dụng trong các cuộc xung đột quốc tế) nói rõ không một ai bị truy tố và trừng phạt bởi cùng một bên về một cáo buộc mà với cáo buộc này người này đã bị phán xét hoặc kết tội trước đó dưới cùng một luật và thủ tục tư pháp. Tương tự như vậy, Công ước Geneva thứ ba tuyên bố “không một tù nhân chiến tranh nào bị trừng phạt hơn một lần về cùng một hành động hoặc một cáo buộc”. Luật Nhân quyền ghi nhận điều cấm này được giới hạn cho những phiên toà liên tiếp trong cùng một thẩm quyền. (Xem Chương 18.2)

32.4.5 Bảo vệ chống hồi tố trong truy tố và trừng phạt

Không ai có thể bị kết án trong xung đột vũ trang quốc tế hoặc phi quốc tế về các hành vi mà không phải là tội hình sự theo luật quốc gia hoặc quốc tế tại thời điểm hành động đó được thực hiện.

Không một ai thuộc một bên trong cuộc xung đột quốc tế  “bị buộc tội hoặc bị kết án về một cáo buộc hình sự vì một hành động hoặc thiếu sót nào mà không cấu thành tội hình sự theo luật pháp quốc gia hay quốc tế tại thời điểm xảy ra của hành động hay thiếu sót đó ..”. Cụ thể, tù binh chiến tranh có thể không bị xét xử về một hành động mà nó không bị coi là tội hình sự theo pháp luật quốc gia hoặc quốc tế tại thời điểm thực hiện.

Công ước Geneva thứ tư: có một số biện pháp bảo vệ chống lại xét xử hồi tố cho thường dân trong lãnh thổ bị chiếm đóng. “Các quy định về trừng phạt hình sự của lực lượng chiếm đóng không có hiệu lực trước khi chúng được công bố cho người bản xứ bằng ngôn ngữ của họ. Hiệu lực của các quy định này không được mang tính hồi tố”.

Tòa án ở lãnh thổ bị chiếm đóng “chỉ áp dụng những quy định của pháp luật áp dụng trước khi hành vi được thực hiện”.

Nghị định thư II (áp dụng trong các cuộc xung đột phi quốc tế) quy định “không ai bị coi là có tội dựa theo các cáo buộc hình sự về những hành động hoặc thiếu sót mà không bị coi là tội hình sự theo luật pháp tại thời điểm thực hiện”.

32.5 Kết án trong trường hợp không phải là án tử hình

Tù binh chiến tranh trong xung đột vũ trang quốc tế không phải chịu bất kỳ sự trừng phạt nào ngoài những trừng phạt có thể dành cho các thành viên của bên giam giữ về cùng một hành động”.

“Khi ấn định hình phạt, các toà án hoặc nhà chức trách của bên bắt giữ nên cân nhắc, ở mức độ lớn nhất có thể, rằng người bị cáo buộc, không là công dân của bên bắt giữ, và không phải tuân thủ mọi nghĩa vụ, và người bị cáo buộc bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh không phụ thuộc vào ý muốn của người này. Những toà án và nhà chức trách nói trên nên giảm án cho những vi phạm mà tù nhân chiến tranh bị cáo buộc, và do đó không bị ràng buộc để áp dụng hình phạt tối thiểu theo quy định”.

“Bất kỳ thời gian giam giữ trước phiên toà của một tù nhân chiến tranh được tính giảm trừ sau khi đã có mức án”.

Tù binh chiến tranh trong xung đột vũ trang quốc tế, người đã bị khởi tố theo luật của bên bắt giữ về những cáo buộc thực hiện trước khi bị bắt giữ tiếp tục được hưởng lợi từ sự bảo vệ của Công ước Geneva thứ ba. Những ai đã từng thi hành án phạt xong thì không bị đối xử khác biệt so với các tù nhân chiến tranh khác.

Đối với thường dân trong lãnh thổ bị chiếm đóng, các toà án chỉ nên áp dụng những quy định của pháp luật phù hợp với nguyên tắc chung của luật, cụ thể là theo nguyên tắc trừng phạt phải tương ứng với cáo buộc. Họ nên bị giam giữ ở lãnh thổ bị chiếm đóng, và nếu bị kết án, họ nên bị Họ phải được giam giữ này tại quốc gia bị chiếm đóng, và nếu bị kết án thì phải thi hành án ở đây”.

Trong cả hai xung đột quốc tế và phi quốc tế, không được áp dụng hình phạt nặng hơn hình phạt  được áp dụng tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội. Nhưng nếu sau đó hình phạt cho hành vi được giảm, thì người bị cáo buộc cũng được hưởng lợi từ việc thay đổi luật này.

Tra tấn và đối xử tàn độc, vô nhân đạo hay trừng phạt đều bị cấm trong cả xung đột vũ trang quốc tế và phi quốc tế.

32.5.1 Cấm trừng phạt tập thể

Theo Luật phong tục nhân đạo quốc tế  áp dụng trong cả xung đột vũ trang quốc tế và phi quốc tế, trách nhiệm hình sự thuộc về cá nhân, và mọi sự trừng phạt tập thể đều bị cấm.

Điều ước luật nhân đạo quốc tế chứa các yêu cầu như thế. Cả hai Nghị định thư I (áp dụng trong cuộc xung đột vũ trang quốc tế  ) và Nghị định thư II (áp dụng trong các cuộc xung đột vũ trang phi quốc tế) yêu cầu “không ai bị kết án về một cáo buộc trừ trên cơ sở của trách nhiệm hình sự cá nhân”. Sự trừng phạt tập thể đối với tù nhân chiến tranh bị cấm.

Đối với dân thường trong xung đột vũ trang quốc tế, bao gồm cả những người trong vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, “không một người được bảo vệ có thể bị trừng phạt cho một hành vi phạm tội mà cá nhân họ không vi phạm. Hình phạt tập thể và những biện pháp đe doạ hoặc khủng bố tương tự bị cấm”.

32.6 Những trường hợp bị tử hình

Trong những quốc gia chưa bãi bỏ hình phạt tử hình, luật nhân đạo quốc tế giới hạn nghiêm ngặt những hoàn cảnh mà một người có thể bị kết án tử hình và cách thực hiện bản án. Ngoài những đảm bảo cụ thể dưới đây được áp dụng trong xung đột vũ trang quốc tế, Điều chung 3, các nguyên tắc được áp dụng trong tất cả các cuộc xung đột vũ trang, rõ ràng cấm” việc thông qua các bản án và việc thực hiện các vụ hành quyết mà không có các phán xét trước đó của một toà án hợp pháp với những bảo đảm pháp lý được nhìn nhận là không thể thiếu bởi các dân tộc văn minh”. Những hạn chế đó là những bổ sung cho những bảo đảm về quyền được xét xử công bằng và phải được đọc cùng với luật nhân quyền và các tiêu chuẩn hạn chế việc áp dụng các hình phạt tử hình. (Xem Chương 28- Các trường hợp án tử hình)

Các thiết chế thành lập tòa án hình sự quốc tế loại trừ tất cả các án tử hình vì tội diệt chủng, tội ác chống nhân loại khác và tội ác chiến tranh.

Tù binh chiến tranh

Công ước Geneva thứ ba hạn chế các hoàn cảnh có thể áp dụng án tử hình đối với tù binh chiến tranh trong xung đột vũ trang quốc tế.

“Tù binh chiến tranh và Lực lượng bảo vệ phải được thông báo, càng sớm càng tốt, về những cáo buộc có thể chịu án tử hình theo luật pháo của lực lượng giam giữ”. Tù binh chiến tranh phải được thông báo ngay sau khi bị bắt giữ, và bản án tử hình có thể được áp dụng như một hình phạt về những hành vi thực hiện sau khi thông báo như vậy.

Bên giam giữ không thể mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tử hình mà không có tán thành của Lực lượng Bảo vệ. Bất kỳ mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tử hình là không phù hợp với kêu gọi của Đại hội đồng Liên Hợp quốc và Ủy ban Nhân quyền của LHQ về giảm phạm vi áp dụng hình phạt tử hình với mục tiêu bãi bỏ, và với các nghĩa vụ hiệp ước của các quốc gia thành viên của Công ICCPR và Công ước châu Mỹ. (Xem Chương 28- Các trường hợp án tử hình)

Điều 100 của Công ước Geneva thứ ba đòi hỏi đó trước khi một bản án tử hình có thể được thông báo, toà án phải chú ý vào bổn phận của bị cáo đối với quốc gia khác và sự giam giữ không tự nguyện, nếu không, có cơ sở để kháng cáo về những cáo buộc của toà.

Không thể thực hiện án tử hình đối với tù binh chiến tranh trong thời gian ít nhất 6 tháng kể từ khi thông báo được nhận bởi Lực lượng Bảo vệ. Điều 107 của Công ước Geneva thứ ba chứa các yêu cầu chi tiết về thông báo này. Một mục đích của sự chậm trễ sáu tháng này là để cho Lực lượng Bảo vệ có thời gian thông báo cho quốc gia của tử tù để quốc gia này có thể sử dụng kênh ngoại giao nhằm giảm mức án. Ngoài ra, nó là biện pháp bảo vệ chống lại việc kết án dựa trên những đánh giá cảm tính.”

Cấm áp dụng hình phạt tử hình đối với một số loại người

Nghị định thư I (áp dụng trong các cuộc xung đột quốc tế) yêu cầu không áp dụng hình phạt tử hình đối với một hành vi phạm tội liên quan đến các cuộc xung đột vũ trang  đối với những người chưa đến 18 tuổi tại thời điểm thực hiện hành vi.  Nghị định thư II (áp dụng trong các cuộc xung đột phi quốc tế) có điều khoản mạnh mẽ hơn, yêu cầu không áp dụng hình phạt này cho người dưới  18 tuổi ở tại thời điểm cáo buộc.

Nghị định thư I, mặc dù nó không cấm áp dụng án tử hình cho tội liên quan đến các cuộc xung đột vũ trang đối với phụ nữ mang thai hoặc bà mẹ mới sinh, nhưng nghiêm cấm thực hiện án tử hình những người này. “Trong phạm vi tối đa khả thi, các bên tham gia conflict` nên cố gắng tránh tuyên án tử hình đối với phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ cho những cáo buộc liên quan đến các cuộc xung đột vũ trang. Án tử hình cho những cáo buộc như vậy không nên được thực thi đối với phụ nữ”.

Nghị định thư II yêu cầu không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ. (Xem Chương 28.5.4).

Ân xá quốc tế- Trình tự Xét xử công bằng

Mỗi phiên tòa hình sự kiểm tra cam kết của nhà nước về công lý và tôn trọng nhân quyền. Dù phạm tội gì, nếu người bị xét xử  một cách không công bằng, công lý không phục vụ cho bị cáo, cho nạn nhân hoặc cộng đồng.

Hệ thống tư pháp sẽ mất tín nhiệm khi xét xử không công bằng và con người đang bị kết án và bị trừng phạt một cách bất công. Trừ khi nhân quyền được tôn trọng ở đồn cảnh sát, nhà tạm giam, tòa án và nhà tù, nhà nước đã không thành công trong nhiệm vụ và phản bội lại trách nhiệm của nó.

Trình tự Xét xử Công bằng của Ân xá Quốc tế là một hướng dẫn thực tế và có thẩm quyền về các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực để xét xử công bằng. Những tiêu chuẩn đó thiết lập những bảo đảm tối thiểu được thiết kế để bảo vệ quyền được xét xử công bằng trong thủ tục tố tụng hình sự.

Trình tự này giải thích cách mà quyền được xét xử công bằng quyền được dẫn giải bởi các cơ quan nhân quyền và các tòa án quốc tế. Nó bao gồm quyền trước và trong phiên toà, và trong các phiên kháng cáo. Nó cũng có cac trường hợp đặc biệt, bao gồm các phiên toà có án tử hình, các trường hợp đối với trẻ em, và quyền được xét xử công bằng trong xung đột vũ trang.

Đây là phiên bản thứ hai, đã được cập nhật và sửa đổi.

amnesty.org | 30/2/2014

Xem các phần khác tại đây.