Thơ gởi chủ tịch nước trả tự do cho LM Nguyễn Văn Lý

RFA | Cập nhật 12/05/2015

Tấm ảnh lịch sử một linh mục Việt Nam bị bịt miệng ngay trước toà án đã được lan truyền đi rất xa. Hôm ấy là ngày 30/3/2007 và vị linh mục bị bịt miệng tên là Nguyễn Văn Lý Files photos

Tấm ảnh lịch sử một linh mục Việt Nam bị bịt miệng ngay trước toà án đã được lan truyền đi rất xa. Hôm ấy là ngày 30/3/2007 và vị linh mục bị bịt miệng tên là Nguyễn Văn Lý
Files photos

Có lẽ họ chẳng hài lòng chút nào khi nhận được lá thư về một sự thật không có gì đẹp đẽ của Việt Nam trong chuyến đi thăm chính thức của chủ tịch nước. Còn phản ứng cụ thể của họ thì chúng tôi không được biết. Nhưng họ không trả lời thư. Thậm chí lá thư này được gửi cả vào email của văn phòng chủ tịch ở Hà Nội thì email bị gửi quay trở lại. Chúng tôi không biết có ai đã từng gửi thư cho chủ tịch nước hay không?

Nhân dịp chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm Cộng hoà Séc, nhóm Văn Lang, một tổ chức gồm những người Việt yêu nước ở đó gửi đi một thỉnh nguyện thư với hằng trăm chữ ký thu thập được yêu cầu trả tự do cho Linh mục Nguyễn Văn Lý.

Hoàn toàn không được phúc đáp

Trong buổi họp báo của chủ tịch nước Trương Tấn Sang ở Cộng hoà Séc vào 12 giờ trưa ngày 11 tháng 5, thỉnh nguyện thư kêu gọi trả tự do cho Linh mục Nguyễn Văn Lý hoàn toàn không được nhắc đến, cho dù đã được gửi đến Đại sứ quán Việt Nam và cả văn phòng chủ tịch nước ở Hà Nội trước đó.

Bà Thanh Mai, đại diện cho nhóm Văn Lang đưa ra nhận định về phản ứng của Đại sứ quán Việt Nam ở Cộng hoà Séc khi nhận được thư ngỏ của nhóm Văn Lang:

“Có lẽ họ chẳng hài lòng chút nào khi nhận được lá thư về một sự thật không có gì đẹp đẽ của Việt Nam trong chuyến đi thăm chính thức của chủ tịch nước. Còn phản ứng cụ thể của họ thì chúng tôi không được biết. Nhưng họ không trả lời thư. Thậm chí lá thư này được gửi cả vào email của văn phòng chủ tịch ở Hà Nội thì email bị gửi quay trở lại. Chúng tôi không biết có ai đã từng gửi thư cho chủ tịch nước hay không?”

Ngoài Đại sứ quán Việt Nam ở Cộng hoà Séc và văn phòng chủ tịch nước ở Hà Nội, bà Thanh Mai cho biết thỉnh nguyện thư còn được gửi đến các cơ quan báo chí của Việt Nam, Tiệp và những cá nhân, hội đoàn khác:

“Thư được chúng tôi gửi đến tất cả những địa chỉ mà bọn mình thu thập được. Người nhận thư là Đại sứ quán Việt Nam và văn phòng chủ tịch nước. Bản copy thì gửi cho các tổ chức nhân quyền và Học viện công giáo của Tiệp, là những tổ chức lớn mà người ta hỗ trợ mình rất nhiều.”

[pullquote]Có lẽ họ chẳng hài lòng chút nào khi nhận được lá thư về một sự thật không có gì đẹp đẽ của Việt Nam trong chuyến đi thăm chính thức của chủ tịch nước. Còn phản ứng cụ thể của họ thì chúng tôi không được biết. Nhưng họ không trả lời thư. – Bà Thanh Mai[/pullquote]

Và khi lá thư được gửi đến cuộc họp báo giữa Cộng hoà Séc và ông Trương Tấn Sang thì đã có được 239 chữ ký và vẫn còn rất nhiều người ghi danh ký tên sau đó.

Theo bà Mai, nhóm Văn Lang đã chuẩn bị lá thư này và gửi đi lần thứ nhất vào ngày 7 tháng 5, trước khi ông Trương Tấn Sang bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức Cộng hoà Séc. Và lần thứ hai là sau khi đã thu thập được chữ ký.

“Khi bắt đầu mở sự kiện thư ngỏ, chúng tôi đã gửi thư một lần. Sau khi có những chữ ký, chúng tôi lại gửi một lần nữa. Lúc trước chỉ báo cho họ biết là chúng tôi có lá thư này, và sẽ thu thập chữ ký.”

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm Cộng hoà Séc (Photo: Truong Son/TN)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm Cộng hoà Séc (Photo: Truong Son/TN)

‘Lẽ ra phải huy động được nhiều chữ ký hơn’

Vì đây là hoạt động đầu tiên khá lớn của nhóm Văn Lang, một tổ chức chỉ khoảng 20 thành viên, cho nên bà Thanh Mai nói rằng không tránh khỏi những thiếu sót. Cũng như rất đáng tiếc khi đã không kịp thông báo cho các linh mục và các nhóm công giáo ở Việt Nam. Cho nên,  các chữ ký thu thập được trong thư ngỏ gửi ông Trương Tấn Sang phần nhiều là của những cá nhân, hội đoàn bên Tiệp. Những ngày gần đây mới có người Việt Nam trong và ngoài nước tham gia ký tên.

“Ở trong một dịp như thế này thì lẽ ra phải huy động được chữ ký nhiều hơn, phải thông báo rộng rãi hơn cho người Việt biết, không chỉ người Việt ở Việt Nam, ở Tiệp mà còn những người Việt ở khắp nơi trên thế giới.”

Cha  Phan Văn Lợi, người thuộc nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền cùng với linh mục Nguyễn Văn Lý sau khi biết được hoạt động này đã nói:

“Tôi được biết mới đây thôi nhưng không thấy thông báo gì. Chỉ biết là nhóm Văn Lang gửi thư cho ông TRương Tấn Sang để yêu cầu trả tự do cho cha Lý là bạn của tôi. Điều này tôi rất ủng hộ và tán thành. Tôi rất cám ơn nhóm Văn Lang có một sáng kiến để đòi tự do cho người bạn của chúng tôi.”

Linh mục – tù nhân lương tâm

Linh mục Nguyễn Văn Lý, người được nhiều người trên thế giới biết đến qua bức hình bị bịt miệng trong phiên tòa xủ ông ở Thừa Thiên- Huế. Tấm ảnh được sử dụng để nói lên tình trạng tự do ngôn luận tại Việt Nam.

[pullquote]Đây không phải là chuyện đòi tự do cho một người công giáo hay là không công giáo, mà là đòi tự do cho một con người, mà con người này thì người ta không làm gì sai hết ngoài việc đòi quyền con người của mình. – nhóm Văn Lang[/pullquote]

Ông bị kết án lần gần nhất là vào năm 2007 với tội danh “tuyên truyền chống nhá nước CHXHCNVN” theo điều 88 Bộ luật Hình sự. Bản án ông phải chịu là 8 năm cộng 5 năm quản chế. Do bị tai biến trong tù, ông từng được cho về để chữa bệnh một thời gian, nhưng sau đó bị buộc về lại nhà tù để thụ án.

Linh mục Nguyễn Văn Lý còn là một trong những người sáng lập Khối 8406, tức Nhóm ra Bản Tuyên ngôn Tự do dân chủ 2006 đòi hỏi các quyền tự do căn bản của người dân.

Cho dù vẫn đang bị giam ở trại giam ở Nam Hà, nhưng theo lời linh mục Phan Văn Lợi thì tinh thần của người bị cầm tù Nguyễn Văn Lý vẫn rất bình thản.

“Cha Lý xem đó là nơi để lan truyền tư tưởng dân chủ tự do, không những cho tù nhân mà còn cho các cán bộ. Về phương diện thể xác thì vẫn mạnh khoẻ. Không bị tra tấn, hành hạ hoặc những biện  pháp gọi là khắc nghiệt nên tình trạng sức khoẻ vẫn tốt.

Thỉnh nguyện thư kêu gọi trả tự do cho cha Nguyễn Văn Lý vẫn còn tiếp tục đón nhận chữ ký từ người dân trong và ngoài nước. Để kết thúc bài phóng sự, xin mượn lời nhóm Văn Lang để nói lên một công cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ nhân quyền cho người Việt Nam:

“Đây không phải là chuyện đòi tự do cho một người công giáo hay là không công giáo, mà là đòi tự do cho một con người, mà con người này thì người ta không làm gì sai hết ngoài việc đòi quyền con người của mình.”