Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền 13-19, 2015: Việt Nam muốn hội nhập cộng đồng thế giới hay muốn đưa nhiều blogger vào tù?

Defenders’ Weekly | 19-07-2015

Defenders-weekly

Trong buổi gặp mặt với người Mỹ gốc Việt ở Little Sài Gòn, Đại sứ Mỹ ở Việt Nam ông Ted Osius đã chia sẻ rằng khi nói chuyện với quan chức cao cấp Việt Nam, ông đã hỏi “Các bạn muốn hội nhập cộng đồng thế giới hay muốn đưa nhiều blogger vào tù?”

Bất chấp những cảnh báo rằng cách hành xử của chính quyền về các quyền dân sự có thể gây tổn hại vị thế quốc tế của nó liên quan đến một hiệp ước thương mại lớn, các lực lượng an ninh của Việt Nam tiếp tục tấn công vào giới bất đồng chính kiến, đã tiến hành 31 vụ đánh đập vào năm 2014 và 17 vụ trong năm nay, theo tin từ một tổ chức bất đồng chính kiến tại Hà Nội.

Ngày 13/07, An ninh Việt Nam đã dừng xuất cảnh bốn người hoạt động nhân quyền, bao gồm ba thành viên của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam.

Mặc áo chống chế độ độc tài, một thanh niên ở Sài Gòn bị an ninh thành phố bắt.

Luật sư Trần Thu Nam đưa ra ý tưởng thành lập nhóm luật sư trợ giúp “Dân Oan”

Và nhiều tin quan trọng khác.

============13/07/2015 ==========

Nhà nước CSVN cấm xuất cảnh 04 người hoạt động nhân quyền

An ninh Việt Nam đã dừng xuất cảnh đối với bốn người hoạt động nhân quyền vào ngày chủ nhật khi họ đang định đi sang Thái Lan.

Ông Vũ Quốc Ngữ, một nhà báo tự do ở Hà Nội, cô Huỳnh Thục Vy của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, và hai blogger Nguyễn Thị Hoàng (Tài khoản facebook: Hoàng Ngọc) và Trần Thị Tô (tài khoản facebook: Tuyết Pha Lê) là những người đã bị an ninh không cho xuất cảnh ở sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất vì lý do an ninh quốc gia.

An ninh còn tịch thu hộ chiếu của Huỳnh Thục Vy và Nguyễn Thị Hoàng.

 

Nhà nước CSVN cấm xuất cảnh 3 phụ nữ hoạt động nhân quyền

An ninh Việt Nam ngăn cản blogger Vũ Quốc Ngữ ra ngước ngoài gặp RSF

============14/07/2015 ==========

Ted Osius: “Các bạn muốn hội nhập cộng đồng thế giới hay muốn đưa nhiều blogger vào tù?”

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã đến Westminster vào ngày chủ nhật (12/7), nói chuyện với người Mỹ gốc Việt về mối quan tâm của họ.

Đại sứ Ted Osius cho biết ông lạc quan về mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa hai nước. Nhưng ông cảnh báo rằng còn nhiều việc. Ông cho biết thúc đẩy tiến bộ về nhân quyền tại Việt Nam và thương mại với quốc gia cộng sản sẽ là 2 vấn đề song song.

“Nếu chúng tôi không tham gia,” ông nói, “chúng tôi sẽ không có tiếng nói.”

Ông Đại sứ cho biết, vẫn còn một chặng đường dài để đi, cho đến khi Đảng Cộng sản cải thiện nhân quyền, tự do tôn giáo và ngừng trấn áp bất đồng chính kiến ​​ở Việt Nam, ông lạc quan Hoa Kỳ có thể giúp “mang lại thay đổi” đó.

“Toàn bộ quá trình đã tăng tốc trong nhiều năm qua”, ông nói. “Năm nay sẽ là một năm rất quan trọng.”

Đây là bài phát biểu công khai đầu tiên Osius ‘ở Orange County, nơi có lượng di dân người Việt lớn nhất.

Dân biểu Ed Royce (R-Fullerton) nói rằng chính phủ Việt đối xử với người dân “như động vật,” sử dụng những tên tội phạm chống lại những người bất đồng chính kiến. Ông trích dẫn thông tin từ Human Rights Watch.

Osius đồng ý và cho rằng: “Tôi đã từng đặt câu hỏi với họ [chính quyền Việt Nam]: Các bạn muốn hội nhập vào cộng đồng thế giới hay là muốn đưa nhiều blogger vào tù?”

Ted Osius: Các bạn muốn hội nhập cộng đồng thế giới hay là muốn đưa nhiều blogger vào tù?

—————————————————-

Bạo lực nhắm vào người bất đồng chính kiến VN lan ra đường phố

Bất chấp những cảnh báo rằng cách hành xử của chính quyền về các quyền dân sự có thể gây tổn hại vị thế quốc tế của nó liên quan đến một hiệp ước thương mại lớn, các lực lượng an ninh của Việt Nam tiếp tục tấn công vào giới bất đồng chính kiến, đã tiến hành 31 vụ đánh đập vào năm 2014 và 17 vụ trong năm nay, theo tin từ một tổ chức bất đồng chính kiến tại Hà Nội.

Vụ mới nhất xảy ra vào ngày 19/5 – ngày sinh của người mang tự do cho đất nước, Hồ Chí Minh – khi người bảo vệ nhân quyền Đinh Quang Tuyen (Tuyen Xich Lo) đang đi trên xe đạp tập thể dục thì bị 2 người đàn ông đeo khẩu trang trên một chiếc xe máy, rượt theo anh và đã đấm anh ở giữa mũi, làm gãy mũi.

Tổ chức phơi bày mức độ của các cuộc tấn công là Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam, một tổ chức không xuất thân từ giới blogger bất đồng, mà gồm những người thông thạo và cẩn thận hơn, theo David Brown, một cựu viên chức ngoại giao Hoa Kỳ với nhiều kinh nghiệm ở Việt Nam.

Hội Cựu tù nhân Lương tâm Việt Nam nói số nạn nhân đang tăng lên, và lên án sử dụng bạo lực làm phương hại giới bất đồng.  Tổ chức này buộc tội các cá nhân công an an ninh cải trang thành côn đồ để tấn công người bảo vệ nhân quyền, và đưa ra một danh sách dài các trường hợp cụ thể và phô bày những bức ảnh những đàn ông đàn bà bị đánh đập đẫm máu trong 5 tháng qua.

Cho đến nay, ít có dấu hiệu cho thấy rằng Việt Nam sẵn lòng nhượng bộ bất kỳ quyền tự do nào. Human Rights Watch báo cáo nhân quyền năm 2015 World cho biết tình hình nhân quyền “vẫn bi đát trong năm 2014,” vì Đảng Cộng sản không sẵn sàng bỏ quy tắc thể chế một đảng, bất chấp sự bất mãn ngày càng tăng trong quần chúng về các quyền tự do cơ bản.  Giống như tổ chức phi chính phủ FVPoC đã cáo buộc, Human Rights Watch nói rằng “các lực lượng an ninh gia tăng đa dạng các hình thức quấy nhiễu và đe dọa các nhà phê bình.” “

“Sự tàn bạo của công an, bao gồm nhiều ca tử vong trong khi giam cầm, đang càng ngày càng cuốn hút công luận ở Việt Nam,” Human Rights Watch nói trong báo cáo năm 2015. “Năm 2014, thậm chí phương tiện truyền thông nhà nước cũng thường xuyên đưa tin về cảnh sát lạm quyền. Trong nhiều trường hợp, những cảnh sát liên quan đến gây chết người khi đang bị tạm giam, đã bị kết án vì phạm những luật nhỏ. Cảnh sát thường xuyên che dấu hiện trường và biến thành các vụ tự sát. Nhiều tù nhân nói họ bị đánh đập để phải thú nhận tội, đôi khi phải thú nhận những tội mà họ nói họ không hề làm. Những người khác thì nói rằng họ bị đánh đập vì chỉ trích sĩ quan cảnh sát hoặc cố gắng lý luận với họ. Các nạn nhân bị đánh đập bao gồm cả trẻ em.”

Cựu Tù nhân lương tâm Việt Nam, trong một tuyên bố gửi đến Asia Sentinel, viết “Chúng tôi cực lực lên án và phản đối việc sử dụng bạo lực hãm hại người bất đồng chính kiến.  Nó trở nên cấp bách hơn khi số nạn nhân đang tăng lên. Các nhân viên an ninh, công an đã giả dạng côn đồ thi hành lệnh tấn công người bảo vệ nhân quyền.”

“Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước dân chủ và các ngoại giao đoàn của họ ở Hà Nội, các tổ chức nhân quyền quốc tế hãy lên tiếng bảo vệ nạn nhân của các cuộc tấn công đánh đập,” FVPoC nói. “Việc yêu cầu chính phủ Việt Nam chấm dứt sử dụng bạo lực nên được đặt ra như một điều kiện tiên quyết khi ký các thỏa thuận kinh tế hay quân sự.”

Bạo lực nhắm vào người bất đồng chính kiến VN lan ra đường phố

—————————————————

Sài Gòn: Mặc áo chống chế độ độc tài, một thanh niên bị CA bắt cóc

Theo tìn từ các trang mạng xã hội, vào tối ngày 11/7/2015, lực lượng an ninh đã ập đến bắt cóc một thanh niên tên Nguyễn Thanh Phước (Nguyễn Phi) cùng nhiều người khác tại khu vực đài phun nước, nằm trên đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn.

Facebook Lê Phú Yên cho hay, lý do người thanh niên 23 tuổi này bị bắt chỉ vì mặc chiếc áo của phong trào zombie khi đang tập trung và chụp hình cùng nhiều bạn trẻ.

Tất cả sau đó đã bị áp giải lên một chiếc xe thùng đưa đi đâu không rõ.

Phong trào Zombie là tên gọi của một trào lưu chống chủ nghĩa cộng sản trong giới trẻ Việt Nam.

Những người ủng hộ phong trào sử dụng bức ảnh Zombie để nhận diện và bày tỏ thái độ chống lại chế độ độc tài cộng sản.

Cho đến thời điểm này, hoàn toàn không có bất cứ thông tin nào về tình trạng của Nguyễn Thanh Phước, mặc dù những người cùng bi bắt trước đó đã ra khởi đồn CA vào sáng hôm sau, 12/7/2015.

Một nguồn tin chưa kiểm chứng nói rằng, Nguyễn Thanh Phước có thể đang bị tra khảo tại cơ quan C50 – tức ‘cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao’, gọi tắt là công an mạng.

Sài Gòn: Mặc áo chống chế độ độc tài một thanh niên bị CA bắt cóc

============ 15/07/2015 ==========

Nhóm tín hữu Cao Đài chân truyền tại An Hòa lại bị tấn công và hành hung

Một vụ xô xát giữa nhón tín đồ Cao Đài chân truyền và nhóm do Hội đồng Chưởng quản theo Nhà nước xảy ra hôm nay tại tư gia của bà Nguyễn thị Kim Thoa, ấp An Quới, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. Vụ việc căng thẳng gây thương tích cho người trong gia đình được báo cho công an xã cũng như huyện, thế nhưng phía bị nạn cho rằng công an đến mà không giải quyết gì.

Bà Thoa cho biết khi xảy ra vụ việc có báo cho công an xã nhưng không được giải quyết; sau đó gia đình báo lên công an huyện. Cả hai cấp cũng không giải quyết can ngăn kịp thời.

Được biết đây là lần thứ hai nhóm tín hữu Cao Đài chân truyền tại xã An Hòa, huyện Trảng Bàng bị nhóm theo Nhà nước hành hung nhưng công an không hề ngăn cản.

Tình trạng hành hung những tín đồ Cao Đài chân truyền bởi nhóm do Nhà nước lập ra gọi là Hội đồng Chưởng Quản được các nạn nhân cho biết lâu nay còn xảy ra ở nhiều địa phương khác nữa trên cả nước. Và mỗi khi xảy ra sự việc, người bị nạn đều chỉ biết kêu cứu đến công an địa phương; nhưng công an làm ngơ như vụ tại ấp An Quới, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh trong ngày hôm nay 15 tháng 7 năm 2015.

Nhóm tín hữu Cao Đài chân truyền tại An Hòa lại bị tấn công và hành hung

—————————————————-

Luật sư Trần Thu Nam đưa ra ý tưởng thành lập nhóm luật sư trợ giúp “Dân Oan”

Để đáp ứng nhu cầu về mặt pháp lý cho những người dân trong diện bị thu hồi đất đai, đặc biệt là những người dân ở các tỉnh lẻ đến Hà Nội khiếu kiện, luật sư Trần Thu Nam đã đưa ra ý tưởng kêu gọi thành lập nhóm luật sư, với mong muốn trợ giúp bà con dân oan.

Hiểu được những khó khăn hiện nay mà bà con “dân oan” đang đối mặt hàng ngày, trong thư kêu gọi thành lập nhóm luật sư trợ giúp “dân oan”của mình, Ls.Trần Thu Nam tha thiết kêu gọi sự chung tay, giúp đỡ của các luật sư để giải quyết các vấn đề về mặt pháp lý cho người dân, đặc biệt là những người dân nghèo.

Ls.Trần Thu Nam cũng đưa ra một số khó khăn hiện nay mà bà con “dân oan” đang gặp phải:

Thứ nhất: Sự trợ giúp của các luật sư qua các Trung tâm trợ giúp pháp lý của nhà nước có chất lượng không cao.

Thứ hai: Hầu hết những người dân nghèo và người cận nghèo không được trợ giúp về mặt pháp lý.

Thứ ba: Các luật sư ở các tỉnh ngoài Hà Nội thường e ngại va chạm với các cơ quan quyền lực địa phương.

Cuối cùng, Ls.Trần Thu Nam cho rằng, việc ỉ lại Hội Luật gia cũng không hẳn đáp ứng được nhu cầu của người dân hiện nay. Và nhất là việc để cơ quan nhà nước ủng hộ, cấp kinh phí hoạt động, điều đó sẽ khó có tiếng nói khách quan.

Ngoài ra, Ls.Trần Thu Nam còn kêu gọi các Luật sư ở Hà Nội chung tay giúp đỡ cho bà Lê Thị Châm, người  bị máy xúc cán lên người trong những ngày vừa qua tại Hải Dương

Được biết, hiện tại Ls.Mai Phương thuộc đoàn Luật sư Tp.Hà Nội đã đồng ý tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân. Hiện nay, vụ án của bà Vũ Thị Hải đã có 3 Luật sư nhận tham gia bào chữa miễn phí.

Ngoài ra Ls.Lê Kim Soa (hiện là Trưởng Văn phòng Luật sư Lê Trần – Tp.Vinh – Nghệ An) thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An, đã đồng ý trợ giúp pháp lý cho bà con “dân oan” tại Nghệ An và Hà Tĩnh.

Luật sư Trần Thu Nam đưa ra ý tưởng thành lập nhóm luật sư trợ giúp dân oan

============16/07/2015 ===========

Dân biểu Úc Chris Hayes yêu cầu đưa tù nhân lương tâm vào đối thoại nhân quyền

Nhân đợt Đối thoại Nhân quyền Úc-Việt lần thứ 12 dự định diễn ra tại Canberra trong năm nay, dân biểu Úc Chris Hayes đã gởi một lá thư đến Ngoại Trưởng Julie Bishop trong ngày 13 tháng 7 năm 2015, yêu cầu bà Bishop đưa vấn đề nhân quyền nói chung và các tù nhân lương tâm nói riêng vào cuộc Đối thoại Nhân quyền Úc-Việt sắp tới.

Cuộc đối thoại này là một cơ hội vô cùng quan trọng để chính quyền Úc nêu ra những sự quan tâm cấp bách liên quan đến nhân quyền tại Việt Nam, tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền. Mặc dù Việt Nam đã ký Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị từ năm 1982 và gần đây là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng bằng chứng cho thấy Việt Nam tiếp tục bóp nghẹt có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, tụ họp và lập hội trong nước.  Các blogger, các nhà hoạt động nhân quyền và các vị lãnh đạo tôn giáo bị theo dõi gắt gao, phải hứng chịu những sự đe doạ, sách nhiễu và tù tội vì quan điểm của họ.

Chính quyền Úc tích cực lên tiếng và theo dõi những vấn đề này qua Tòa Đại sứ tại Hà Nội và Tòa Lãnh sự tại Sài Gòn. Tuy nhiên, hồ sơ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam vẫn ở mức báo động.  Dân biểu Hayes cũng xin lưu tâm đặc biệt đến các tù nhân Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Linh mục Tađêo Nguyễn Văn Lý, Tạ Phong Tần, Nguyễn Viết Dũng, Việt Khang, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Những trường hợp vừa nêu chỉ là một vài trường hợp nổi bật được cộng đồng quan tâm, tuy nhiên nó thể hiện mức độ vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam.

Là một người Úc, ông Chris Hayes tin vào việc bảo vệ và cổ võ nhân quyền cho từng cá nhân là tối quan trọng trong nỗ lực đạt được hòa bình, an ninh, tự do và phẩm giá lâu bền cho tất cả mọi người.

Dân biểu Úc Chris Hayes yêu cầu đưa tù nhân lương tâm vào đối thoại nhân quyền

————————————————

Chính phủ Việt Nam kêu gọi người dân góp ý cho dự thảo Bộ luật Hình sự, vẫn giữ các điều khoản chống lại bất đồng chính kiến và người hoạt động nhân quyền

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra văn bản kêu gọi các công dân góp ý cho dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi trong thời gian 2 tháng, bắt đầu từ 15/7.

Thủ tướng giao Bộ Tư pháp thu thập các ý kiến và chỉnh sửa dự thảo để trình lên quốc hội vào kỳ họp tới vào tháng Mười.

Trong dự thảo, các điều khoản liên quan đến an ninh quốc gia hầu như giữ nguyên, với các án tù nặng dành cho các nhà bất đồng chính kiến và người hoạt động nhân quyền.

Nhiều chính phủ phương Tây và nhiều tổ chức nhân quyền yêu cầu Việt Nam loại bỏ các điều khoản 79, 88, 245 và 258 trong Bộ luật Hình sự hiện hành. Trong dự thảo, các điều luật tương ứng là 106, 115, 316 và 330.

Hiện nay, chính phủ Việt Nam giam giữ 150-200 tù nhân lương tâm, theo các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Năm ngoái, Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, tuy nhiên, tình hình nhân quyền không được cải thiện nhiều ở quốc gia này.

Vietnam calls for public opinions on draft amendments of criminal code still targeting dissidents

—————————————————-

Sacramento ‘hủy họp’ với phái đoàn VN?

Chính quyền thành phố Sacramento nói hủy cuộc họp với phái đoàn từ Việt Nam do Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải dẫn đầu.

Cuộc họp theo dự kiến tổ chức vào chiều ngày thứ Ba giờ địa phương tại Hội đồng Thành phố với mục đích được mô tả là “để ký kết thỏa thuận kết nghĩa giữa hai thành phố “[Sacramento và Tp HCM]”.

Lý do của việc hủy là tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Sacramento hủy họp với phái đoàn VN

——————————————————

Tù nhân lương tâm Đỗ Nam Trung mãn án tù 14 tháng

Tù nhân Đỗ Nam Trung, tên facebook Trung Nghĩa, bị bắt trong đợt công nhân một số khu công nghiệp ở vùng đông nam bộ biểu tình chống giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vào tháng 5 năm ngoái, hôm nay 15 tháng 7 mãn án tù 14 tháng và đã ra khỏi nhà tù.

Sau khi ra khỏi trại giam K2, Xuân Lộc, Đồng Nai, anh Đỗ Nam Trung cho biết như sau:

“ Nói chung trước tiên rất cảm động, rất biết ơn anh em nhiệt tình đến đây đón tôi. Một điều cũng rất vui nữa là khi về thì thấy anh em cũng khỏe mạnh và phong trào phát triển mạnh. Đúng là từ khi bị bắt vào tù thì mất hết mọi thông tin liên lạc với bên ngoài. Thế nhưng tôi vẫn nuôi dưỡng ý chí và hoài bão để sau này về mình tiếp tục hoạt động tiếp. Hôm nay gặp anh em, mọi người rất là vui.”

Một bạn nữ tham gia nhóm đi đón tù nhân Đỗ Nam Trung ở Đồng Nai cũng cho biết thêm thông tin:

“ Tất cả 14 người đi đón. Đến Trại thì hai người vào để đón anh và mẹ của anh ta nữa là ba người. Không gặp trở ngại gì. Anh ta được thả lúc 9 giờ và tôi thấy sức khỏe của anh cũng khá tốt, anh cũng vui và mẹ anh vui mừng khi được đón con ra.”

Đỗ Nam Trung là người thứ hai trong nhóm ba người gổm Lê thị Phương Anh, Phạm  Trung Nghĩa ( Sep Phạm) cùng bị bắt vào ngày 15 tháng 5 năm ngoái khi họ có mặt ở tỉnh Đồng Nai lúc xảy ra đợt công nhân bạo loạn chống Trung Quốc.

Cả ba bị cáo buộc tội ‘lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’ theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Phiên tòa vào ngày 12 tháng 2 năm nay kết án Lê thị Phương Anh 12 tháng tù, Đỗ Nam Trung 14 tháng tù và Phạm Trung Nghĩa 18 tháng tù.

Lê thị Phương Anh hết án vào tháng 5 vừa qua, và hôm nay 15 tháng 7 đến Đỗ Nam Trung.

Anh Nam Trung vừa mãn tù 14 tháng

============17/07/2015============

Tọa đàm về Tự do Hiệp hội

Buổi Tọa đàm về Tự do Hiệp hội đã diễn ra sáng ngày 16/7/2015, tại Hà Nội, với sự góp mặt của ông Lã Khánh Tùng – giảng viên Luật đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội, ông Thang Văn Phúc – nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ, ông Đinh Tuấn Minh – chuyên gia kinh tế, Nhà báo / blogger Huy Đức, đại diện của một số tổ chức phi chính phủ như VUSTA, Oxfam, Red, Care, …, đại diện một số tờ báo, truyền thông trong nước như VOV, Dân trí, …

Buổi tọa đàm này do PPWG (Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân) và ISEE (Viện nghiên cứu xã hội – kinh tế – môi trường) đồng tổ chức.

Mở đầu chương trình, Ông Phạm Minh Tú – đại diện Oxfam tại Việt Nam đã giới thiệu về chương trình, nội dung và mục đích của buổi tọa đàm: trao đổi về vấn đề Tự do Hiệp hội và đóng góp ý kiến cho dự thảo “Luật về Hội” mà Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến của người dân, trước khi bàn thảo tại Quốc hội vào tháng 10 tới đây.

Kế đến, là phần tham luận của các diễn giả:

– Ông Lã Khánh Tùng với Hội và Tự do Hiệp hội – một cách tiếp cận dựa trên quyền;

– Ông Thang Văn Phúc với Hội và tính đa dạng của các loại hội ở Việt Nam;

– Ông Đinh Tuấn Minh với Liên hệ từ quá trình tự do hóa kinh tế ở Việt Nam đến tự do hóa đời sống hiệp hội ở Việt Nam.

Tọa đàm về tự do Hiệp hội

—————————————–

Tranh chấp đất đai tại Hải Dương: Một phụ nữ bị xe ủi cán

Tờ báo in Tuổi Trẻ số 183/2015 (8008), ngày 11/7/2015, trang 3, đăng tin “Tranh chấp đất đai, máy xúc chèn 1 người dân”. Nội dung tin là chính quyền huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, xây dựng khu công nghiệp, đất xây dựng được tịch thu của người dân với giá đền bù 65 ngàn/m2. Năm mươi sáu hộ dân không chịu nhận đền bù và bàn giao đất với cái giá đó. Họ chặn đơn vị thi công tiến vào khu đất. Xô xát xảy ra, bánh xích của chiếc xe xúc đã cán lên người một phụ nữ khiến bà bị gãy xương tay và vỡ xương quai hàm. Nạn nhân được đưa vào nhà thương huyện rồi sau đó phải chuyển lên nhà thương Việt-Đức. Video clip được báo mạng tung ra vài ngày trước đó cho thấy nạn nhân nằm hẳn dưới bánh xích của chiếc xe.

Tuy vậy, ông phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân và ông phó trưởng công an huyện Cẩm Giàng vẫn nhất định tuyên bố rằng không có việc xe xúc cán người. Người dân tại chỗ cho rằng chính quyền nói dối, còn dân chúng ở xa thì không tin các tuyên bố đó. Với một vụ việc lớn như thế, như thường lệ, báo chí lề phải đưa tin một cách chần chờ và rụt rè sau các báo lề trái…

Đã có những bàn tán trong xã hội với rất nhiều phẫn uất về lập trường, thái độ và cách hành xử của nhà cầm quyền. Các chủ đề bàn tán là sự vô nhân tính trong cách hành xử đó; thái độ che giấu sự thật và phản ứng lại dư luận xã hội một cách khuất tất; thái độ vô cảm của chính quyền đối với nỗi đau cùng cực của dân; chính sách “đất đai sở hữu toàn dân và do nhà nước quản lí” không phù hợp với thực trạng xã hội và gây ra bao nhiêu bóc lột và oan khuất của giới có chức quyền trên người dân đói nghèo, cô thế…

/2015/07/17/tranh-chap-dat-dai-tai-hai-duong-su-that-va-an-dan/

============18/08/2015 ============

Cụ Lê Quang Liêm hội trưởng Trung Ương Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Tuý từ trần

Vào lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 17 tháng 7 năm 2015, cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng trung ương Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Tuý, thành viên ban cố vấn Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, Đồng chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, đã từ trần tại tư gia hẻm 182 Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận, Tp Sài Gòn, hưởng thọ 96 tuổi.

Thông tin mà chúng tôi nhận được từ ông Lê Văn Sóc, Phó hội trưởng Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) và ông Lê Quang Hiển, trưởng nam, kiêm trợ lý Cụ Hội trưởng cho biết: “Vào lúc 18 giờ 30 chiều 17/7/2015, sẽ tiến hành Lễ Nhập Quan. Sau đó là tổ chức Lễ Viếng. Đến 13 giờ chiều ngày 20/7/2015, sẽ diễn ra Lễ Truy Điệu và hoả táng.”

Chúng tôi cũng nhận được thông tin, hiện tại đang có khoảng trên 10 người công an mặc thường phục, sắc phục đang theo dõi bên ngoài nhà riêng nơi cụ Lê Quang Liêm đã từ trần.

Nhiều nhà hoạt động dân chủ, tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo đã đến viếng thăm và tiễn biệt cụ Lê Quang Liêm lần cuối. Một số tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo ở khu vực Miền Tây bị công an địa phương ngăn cản không cho họ lên viếng thăm cụ Lê Quang Liêm lần cuối.

Cụ Lê Quang Liêm là một trong những đại đệ tử trực tiếp của Đức thầy Huỳnh Giáo Chủ, Cụ đã gánh trách nhiệm Hội trưởng suốt từ trước 1975 đến nay. Cụ là người đồng sang lập Hội đồng Liên tôn Việt Nam và hiện đang là Đồng Chủ Tịch của tổ chức này.

Trước đó, vào năm 2001, nhà cầm quyền CSVN đã bắt cóc Cụ vì lý do tuyệt thực tại gia để phản đối chính sách đàn áp của nhà cầm quyền đối với tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo.

Sau đó, cụ Lê Quang Liêm bị nhà cầm quyền bắt giam và quản thúc tại gia tất cả là 4 năm kể từ 2001 – 2005 và trong thời gian này, Cụ bị canh giữ nghiêm ngặt như một nhà tù.

Cuộc đời Cụ luôn mong ước các đồng đạo do hoàn cảnh có những chọn lựa khác nhau hãy cùng nhau quay về hợp đoàn chung trong một Giáo hội PGHH duy nhất để tu đạo và truyền đạo giúp ích cho đời.

Cụ Lê Quang Liêm hội trưởng Trung Ương Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Tuý từ trần

————————————–

‘Cải tổ khung luật’: Các tổ chức XHDS Việt Nam cần cấp thời lên tiếng

Trong khoá họp tới đây, từ 20 tháng 10 đến 25 tháng 11, Quốc Hội Việt Nam sẽ bàn thảo hay biểu quyết một số luật quan trọng như luật báo chí, tiếp cận thông tin, hội đoàn, tôn giáo, hình sự, thủ tục hình sự… Đây là lúc các tổ chức xã hội dân sự, các chuyên gia và người dân ở trong nước nói chung cần lên tiếng để chỉ ra những bất cập và ảnh hưởng nội dung của các luật này. Khi thông qua rồi, chúng sẽ đóng khung toàn xã hội trong nhiều năm tới mà khó thay đổi được.

Chính quyền Việt Nam đang muốn chứng tỏ cho quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, rằng họ thay đổi khung luật để đáp ứng những quan tâm về nhân quyền. Một mũi nhọn nhân quyền mà chúng tôi thúc đẩy ở ngoài này là Việt Nam phải luật hoá các cam kết về nhân quyền cũng như phải xoá bỏ các điều khoản vi phạm nhân quyền trong luật và các văn bản dưới luật hiện hành. Xét vậy, đây là một nhượng bộ đáng kể của Đảng Cộng Sản và chính quyền Việt Nam.

Tuy nhiên, sự nhượng bộ này sẽ chỉ là hình thức nếu như nội dung luật vẫn không thay đổi gì so với hiện trạng. Chẳng hạn, dự thảo của “Luật Về Hội” báo hiệu một thái độ “ăn gian”.

Chương II, Điều 9.3 của dự thảo quy định rằng một hội mới muốn chỉ được đăng ký hoạt động khi “lĩnh vực hoạt động chính không trùng lắp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trong cùng phạm vi hoạt động”. Trong suốt 40 năm ở miền Nam và 60 năm ở miền Bắc, người dân không có quyền lập hội; trong khi đó Đảng Cộng Sản đã dàn dựng các tổ chức quần chúng bao trùm cả xã hội trong mọi lĩnh vực, ở mọi địa bàn, dưới tán dù của Mặt Trận Tổ Quốc. Như thế, với Điều 9.3 thì còn không gian nào cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập để được công nhận và hoạt động công khai?

Dự thảo luật, ngay phần mở đầu, đã khẳng định tính cách “siêu hội” của Mặt Trận Tổ Quốc và những tổ chức kiểm soát quần chúng do Đảng Cộng Sản lập ra và điều động: “Luật không áp dụng với Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Công Đoàn Việt Nam, Hội Nông Dân Việt Nam, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Thành Phố Hồ Chính Minh, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam.” Có nghĩa là các tổ chức này nằm trên luật.

Không những thế, Chương IV, Điều 25 của dự thảo quy định rằng “Hội hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đó”. Nghĩa là ngay khi được chấp nhận hoạt động, hội phi chính phủ sẽ lập tức mất tính độc lập vì bị chính phủ quản lý.

Trên đây chỉ là những điểm làm ví dụ để cho thấy các tổ chức xã hội dân sự, những chuyên gia về luật, và những người dân quan tâm trong nước phải lên tiếng và lên tiếng cấp thời đối với hàng loạt các dự thảo luật được xem xét hay biểu quyết trong khoá họp sắp đến của Quốc Hội Việt Nam.

Đầu năm nay, BPSOS đã báo động về bản thảo luật tôn giáo với các tổ chức tôn giáo ở trong nước, hỗ trợ phần dịch thuật các quan điểm phản hồi rồi chuyển chúng đến cơ quan LHQ hữu trách, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, Văn Phòng Cho Tự Do Tôn Giáo của Bộ Ngoại Giao Canada, và nhiều tổ chức quốc tế chuyên về tự do tôn giáo. Qua đó, chúng tôi vận động quốc tế kêu gọi Việt Nam chỉnh sửa nội dung cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Tại buổi đối thoại nhân quyền với Việt Nam ở Hà Nội vừa rồi, phái đoàn Hoa Kỳ đã chính thức nêu quan ngại về nội dung của dự thảo luật này với phía Việt Nam. Chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi diễn tiến về dự thảo luật tôn giáo.

Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sự lên tiếng về các dự thảo luật nói đến ở trên. Hiện nay, một số tổ chức nhân quyền quốc tế có uy tín đã đồng ý cùng lên tiếng về các luật này. Vấn đề còn lại là sự lên tiếng phải xuất phát từ chính xã hội dân sự Việt Nam. Và sự lên tiếng này phải thực hiện gấp rút vì không còn nhiều thời gian để ảnh hưởng đến những thay đổi luật pháp với tác động lâu dài đến cuộc tranh đấu đòi nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam.

Cải tổ khung luật: Các tổ chức XHDS Việt Nam cần cấp thời lên tiếng

—————————————

Công an Bắc Cạn cầm dao chém người dân

Sáng ngày 17 tháng 7 năm 2015, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh xô xát giữa một người đàn ông lái xe tải màu xanh và một người đàn ông trung niên mặc sắc phục của công an.

Theo người đã đăng tải clip này cho hay, sự việc xảy ra vào khoảng 8h sáng ngày 17 tháng 7 năm 2015, tại khu vực Ngã 3 Pác Co –  Thị trấn chợ Rã – huyện Ba Bể – tỉnh Bắc Cạn.

Theo đoạn clip đã đăng tải, người đàn ông trung niên mặc bộ quần áo sắc phục công an lời qua tiếng lại với người lái xe tải. Sau đó, người đàn ông trung niên này cầm một vật giống như đá ném về phía người lái xe nhưng người lái xe này vẫn không phản ứng gì.

Chưa dừng lại, người đàn ông mặc đồ công an đã leo lên mở cửa xe và lôi người lái xe xuống. Giữa hai bên xảy ra xô xát. Trong lúc xô xát, người đàn ông mặc sắc phục công an đã rút dao ra đe dọa, đòi chém người lái xe.

Người lái xe tải trong lúc bị đánh đã phản kháng lại: “Ông đánh tôi à, đánh tôi à, tôi không đánh ông thì thôi…”.

Sau đó, người trung niên mặc áo sắc phục công an vung dao chém hụt người lái xe. Người dân đã hô lớn “Công an chém người”. Sự việc dừng lại khi người dân đến can ngăn. Sau đó, người mặc sắc phục công an lên xe bỏ đi.

Khi trao đổi với báo điện tử Dân Trí, đại tá Trịnh Đình Hậu, công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, người mặc cảnh phục trong đoạn clip nói trên là ông Triệu Văn Thu, cán bộ An ninh công an huyện Ba Để. Còn tài xế xe tải là anh Hoàng Mạnh Đống (sinh năm 1983, trú tại Tiểu khu 8, thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Để). Sau khi sự việc xảy ra, công an huyện Ba Để đã yêu cầu ông Thu viết bản tường trình, trình bày lại sự việc.

Trong khi đó, theo báo Công Lý, Giám đốc công an tỉnh Bắc Kạn, thiếu tướng Ma Văn Lả cho biết, vụ ẩu đả khiến sĩ quan an ninh rút dao đâm người dân được xác định là do “mâu thuẫn ghen tuông cá nhân”. Ông Thu đã chuẩn bị sẵn dao và đi tìm tình địch để trả thù. Trước mắt, công an đã đình chỉ công tác đối với ông Thu và yêu cầu công an huyện Ba Để làm rõ sự việc.

Công an CSVN đang ngày càng băng hoại đạo đức. Đáng lẽ công an là người được dân trả lương, phải bảo vệ người dân. Nhưng công an Việt Nam thời nay hành xử như côn đồ.

Công an Bắc Cạn cầm dam chém người dân

———————————————

Thêm 1 người chết trong đồn công an quận 11

Vào ngày 17 tháng 7 năm 2015, công an thành phố Sài GÒn xác nhận đang điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết của anh H. A. V (sinh năm 1981, tạm trú quận Bình Tân) ngay bên trong trụ sở công an quận 11 ở đường Bình Thới, phường 10, quận 11.

Theo báo Dân Trí đưa tin, vào khoảng 17 giờ chiều ngày 16 tháng 7, chị N. T. H. L. (sinh năm 1982, vợ anh V.) gọi vào số điện thoại của chồng thì được một người đàn ông bắt máy và kêu chị L. đến Bệnh viện Chợ Rẫy gấp. Chị L. chạy đến bệnh viện Chợ Rẫy thì nhận được thông báo chồng chị đã tử vong.

Chị L cho biết: “Em có hỏi tại sao chồng em chết thì công an trả lời là anh V. đi vào trụ sở công an quận 11, leo lên lầu 3 nhảy xuống dưới để tự tử”.

Hiện gia đình vẫn đang làm các thủ tục để đưa xác nạn nhân về mai táng. Và nguyên nhân cái chết của anh V. vẫn đang được công an điều tra làm rõ.

Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi, tại sao anh V lại tới trụ sở công an quận 11? Lý do vì sao anh V lại nhảy lầu tự tử? Có hay không sự lạm dụng biện pháp bức cung, nhục hình, những hiện tượng khá phổ biến trong các năm qua?

Nickname Hoàng Vi bày tỏ: “Người dân Việt mình cứ vào đồn công an lạ chết. Lạ quá! Phải chăng họ thích vào đồn công an để tự tử? Ngày càng nhiều người chết trong đồn như vậy. Lý do vì đâu? Đã đến lúc chúng ta phải tỉnh thức không còn vô cảm với những gì đang xảy ra.”

Trong phiên họp diễn ra vào ngày 5/6/2015, ông Nguyễn Văn Hiện, Uỷ viên ban thường vụ Quốc Hội, chủ nhiệm uỷ ban tư pháp của Quốc Hội đã báo cáo, trong 3 năm đã có 78 người chết trong lúc bị giam giữ.

Thêm 1 người chết trong đồn công an quận 11

============= 19/07/2015===========

Các nhà lãnh đạo đã công khai đe dọa các nhà báo

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF, RWB) đã ra một bản báo cáo cho thấy tình trạng các nhà lãnh đạo thuộc các quốc gia trên thế giới tìm cách đe dọa, sỉ nhục và phỉ báng các nhà báo, blogger khi họ lên tiếng chỉ trích chính phủ hoặc đảng cầm quyền… Vi phạm nguyên trọng nguyên tắc tự do thông tin, tự do báo chí…

Tại Việt Nam, chính sách của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đối với các nhà báo lên tiếng về tham nhũng của đảng cộng sản và chỉ trích chính phủ là “âm mưa hèn hạ của các lực lượng thù địch”. Ông từng đe dọa các blogger chỉ trích đảng và nhà nước Việt Nam phải đối mặt với “hình phạt nặng,” ít nhất 27 công dân-nhà báo và blogger đang bị giam giữ. Chỉ tính riêng trong năm 2012, các nhà chức trách Việt Nam đã truy tố hơn 48 blogger và nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, kết án tổng cộng 166 năm tù giam và 63 năm quản chế.

Các nhà lãnh đạo đã công khai đe dọa các nhà báo

———————————–

Công an thông báo “ngừng triệu tập” đối với Tiến sĩ Phạm Chí Dũng

Ngày 16/07/2015, cơ quan công an Thành phố Hồ Chí Minh đã triệu tập và « làm việc » buổi thứ năm liên tiếp với tiến sĩ Phạm Chí Dũng – Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.

Khác với những buổi làm việc trước đó, phía công an hầu như không còn đặt ra yêu cầu « giải tán Hội nhà báo độc lập Việt Nam » và « đóng cửa trang web Việt Nam Thời Báo ». Thay vào đó, công an chỉ đề nghị tiến sĩ Phạm Chí Dũng « tự điều chỉnh » các bài viết của ông trên báo nước ngoài để « ôn hòa » hơn.

Cơ quan công an cũng không còn tuyên bố « Trả lời phỏng vấn mấy cái đài VOA, RFI, RFI… là trả lời giặc ».

Cũng như các buổi bị hỏi cung trước, tiến sĩ Phạm Chí Dũng vẫn giữ « quyền im lặng ».

Có thể hình dung rằng chiến dịch đàn áp tiến sĩ Phạm Chí Dũng – kéo dài suốt vài tháng qua – đã tạm thời kết thúc. Tuy nhiên, chiến dịch này có thể được tái diễn vào bất kỳ thời điểm nào.

Trong lần trả lời phỏng vấn tuần trước, tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã cho biết ông « sẽ khiếu nại về trách nhiệm lãnh đạo chính trị của Bí thư Lê Thanh Hải tại TPHCM khi để mặc công an vi phạm nhân quyền đối với công dân, cũng như sẽ tiếp tục tố cáo những vi phạm này với các chính phủ và tổ chức nhân quyền quốc tế ».

Công an thông báo ngưng triệu tập đối với Tiến sĩ Phạm Chí Dũng