Trần Thị Nga – Đơn tố cáo công an có hành vi bắt giữ người trái pháp luật và làm nhục người khác

trần thị nga

Chúng tôi cùng đến trụ sở Tòa án tối cao làm thủ tục kêu oan và yêu cầu Tòa án – đại diện là ông Trương Hòa Bình chánh án tòa án tối cao và ông Nguyễn Sơn phó chánh án – ra quyết định dừng thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh để điều tra xét xử lại một cách công bằng, trước mắt ra quyết định hủy bỏ thông báo yê cầu gia đình làm đơn nhận thi hài của Mạnh về chôn. Bởi quyền được sống và quyền được xét xử công bằng là quyền của tất cả mọi người dân.

Dân luận | 31-10-2015

Hà Nam, ngày 27/10/2015

ĐƠN TỐ CÁO
Về việc: Một số Công an TP. Phủ Lý và Công an tỉnh Hà Nam, có hành vi “bắt, giữ người trái pháp luật” và “làm nhục người khác”.

Kính gửi:
– ÔNG NGUYỄN TẤN DŨNG – THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
– BỘ TRƯỞNG – BỘ CÔNG AN
– CHÁNH ÁN – TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
– VIỆN TRƯỞNG – VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
– THANH TRA CHÍNH PHỦ
– THANH TRA BỘ CÔNG AN

Tên tôi: Trần Thị Nga, sinh ngày 28/04/1977
Địa chỉ: số nhà 254 đường Trần Thị Phúc, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Điện thoại: 0972572585

Tôi xin trình bày vụ việc như sau:

1) Vào ngày 26/10/2015, tôi (Trần Thị Nga) đại diện Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam đã ra Hà Nội đồng hành cùng bà Nguyễn Thị Việt mẹ của anh Lê Văn Mạnh người bị kết án tử hình. Chúng tôi cùng đến trụ sở Tòa án tối cao làm thủ tục kêu oan và yêu cầu Tòa án – đại diện là ông Trương Hòa Bình chánh án tòa án tối cao và ông Nguyễn Sơn phó chánh án – ra quyết định dừng thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh để điều tra xét xử lại một cách công bằng, trước mắt ra quyết định hủy bỏ thông báo yê cầu gia đình làm đơn nhận thi hài của Mạnh về chôn. Bởi quyền được sống và quyền được xét xử công bằng là quyền của tất cả mọi người dân.

Việc kêu oan này là đúng. Vì sau đó, Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án tỉnh Thanh Hóa đã dừng việc thi hành án đối với Anh Lê Văn Mạnh để xem xét lại vụ án.

2) Dù việc làm của tôi là hoàn toàn phù hợp pháp luật, phù hợp quyền cơ bản của công dân “tự do đi lại”, “khiếu nại…” qui định tại Hiến pháp. Nhưng vào khoảng gần 12 giờ trưa, ngày 26/10/2015, tôi bị khoảng 20 người đàn ông mặc thường phục xông vào dùng vũ lực bắt giữ tôi ngay tại phòng tiếp dân Tòa án tối cao (số 262 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) nơi tôi đang ngồi chờ bà Việt cùng Luật sư làm việc với đại diện Tòa án tối cao, cùng Công an tỉnh, trưởng phòng tiếp dân và Phó chủ tịch huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

3) Những người mặc thường phục này đã dùng vũ lực lôi kéo, khiêng tay khiêng chân làm tôi bị rách áo dài truyền thống đang mặc trên người, khiến tôi rất xấu hổ; đồng thời dùng lời lẽ khó nghe, rồi họ nhét tôi lên xe ô tô biển xanh số 90B -1115 do 8 người đàn ông và 1 đàn bà áp tải tôi về công an TP. Phủ Lý tỉnh Hà Nam. Lúc này tôi mới biết rõ những người này là Công an. Vì trong số những người bắt và áp tải tôi có ông Vũ Hồng Phương- phó an ninh TP.Phủ Lý; thiếu tá Lê Thanh Nghị- an ninh TP. Phủ Lý; ông Công- phòng bảo vệ chính trị công an- tỉnh Hà Nam; cùng ông Nguyễn Đức Hữu- mã số 345-031- Công an tỉnh Hà Nam.

4) Tôi bị những Công an này áp tải về công an TP. Phủ Lý. Tại đây, họ đẩy tôi vào phòng an ninh ở tầng 2 tiếp tục giam giữ tôi với 4-5 người canh giữ.

5) Đến khoảng 13 giờ 30 thì có cô Hảo Công an cùng mấy người nữa tùy tiện xông vào khám người tôi, xúc phạm danh dự nhân phẩm tôi. Xong họ tự lập biên bản và tự ký với nhau.

6) Khoảng 14 giờ, ông Vũ Hồng Phương, ông Lê Thanh Nghị, ông Công và ông Nguyễn Đức Hữu – vẫn mặc thường phục – vào phòng xét hỏi tôi với lý do họ đưa ra là họ bắt tôi theo lệnh của công an TP. Hà Nội. Tôi yêu cầu phải có mặt Luật sư của tôi ở đây tôi mới làm việc, ông Lê Thanh Nghị nói việc yêu cầu Luật sư là việc của tôi còn việc chấp nhận Luật sư hay không là việc của các ông ấy và các ông ấy không chấp thuận Luật sư cho tôi mà yêu cầu tôi phải khai báo. Tôi đã tuyên bố tôi giữ quyền im lặng vì tôi bị bắt trái pháp luật. Trong khi tôi được biết, Luật qui định, Luật sư được có mặt khi công an lấy lời khai của người bị tạm giữ như tôi, chứ không phải công an có quyền cho hay không cho như những công an lạm quyền này nói ra.

7) Cuối cùng khoảng 17 giờ, bên phía công an tự lập biên bản tự ký với nhau, xong ông Lê Thanh Nghị nói: đã hết giờ hành chính chị có thể về, yêu cầu chị 7 giờ 30 sáng mai lên làm việc tiếp.

8) Trước những hành vi vi phạm pháp luật dùng vũ lực bắt và giữ người trái pháp luật – dù tôi không phạm tội gì- của lực lượng Công an mặc thường phục, tại đồn Công an lại tiếp tục bách hại tôi xúc phạm danh dự nhân phẩm tôi như trên, cho thấy họ là những tên tội phạm nguy hiểm cho sự an nguy của xã hội. Đặc biệt tôi lại bị bắt khi đang ngồi trong phòng tiếp dân của Tòa án tối cao nơi có lắp đặt camera và có rất nhiều người dân chứng kiến nhưng nhóm tội phạm này vẫn ngang nhiên phạm tội, xem thường pháp luật như thế mà không bị trừng trị thì xã hội Việt Nam sẽ bị loạn vì bạo lực và người dân không còn niềm tin vào thể chế chính trị và luật pháp đang hiện hành.

9) Vì vậy, để đảm bảo quyền con người, quyền công dân, tôi viết đơn này yêu cầu Thủ tướng, lãnh đạo Bộ Công An, Viện Kiểm Sát tối cao và Tòa án tối cao điều tra xét xử những tên tội phạm nguy hiểm này về các tội “bắt và giữ người trái pháp luật” theo qui định Điều 123 Bộ luật Hình sự và tội “làm nhục người khác” qui định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự nhằm bảo vệ an ninh trật tự xã hội theo đúng trách nhiệm và nghĩa vụ, đặc biệt là tính mạng của tôi.

Tôi chờ sự điều tra xét xử của Quý vị và Quí cơ quan.

Người viết đơn
Trần Thị Nga