Bản tin Người Bảo vệ Nhân quyền 04-10/2016: Công an Quảng Bình đã bắn đạn hơi cay để đàn áp biểu tình chống Formosa của 2,000 giáo dân Cồn Sẻ

Bản tin Người Bảo vệ Nhân quyền |10-07-2016

tuần tin

Ngày 07/7, lực lượng an ninh tỉnh Quảng Bình đã sử dụng đạn hơi cay đề giải tán cuộc biểu tình đòi Formosa triệt thoái khỏi Việt Nam của khoảng 2,000 giáo dân Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch.

Vụ đàn áp làm nhiều giáo dân bị thương. Một số người biểu tình đã ném gạch đá về phía lực lượng chức năng, tuy nhiêu, không rõ có gây thương vong cho cảnh sát hay không. Cuộc biểu tỉnh nổ ra khi giáo dân Cổn Sẻ, đa phần là ngư dân, không có thu nhập từ biển từ tháng 4.

Lực lượng an ninh Việt Nam liên tiếp đàn áp người bất đồng chính kiến, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền. Hôm 09/7, an ninh tỉnh Nghệ An bắt cóc, đánh đập và trấn lột một nhóm người thuộc Hội Anh em Dân chủ gồm năm nam và ba nữ khi họ tới từ Quảng Bình để dự đám cưới của Nguyễn Hải, cũng là thành viên của hội này. An ninh đã ném họ ở một địa điểm hoang vắng sau khi lấy hết tiền, giấy tờ và điện thoại và lột sạch quần áo của họ.

Cùng trong ngày thứ 7, an ninh thành phố Hồ Chí Minh đã bắt Nguyễn Viết Dũng và ép Dũng lên máy bay về Vinh và tại đây an ninh Nghệ An đã đón sẵn và đưa lên oto để tra khảo. Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng cho biết anh bị đánh đập bởi lực lượng an ninh ở hai nơi.

Vào tối chủ nhật, an ninh thành phố Hà Nội đã tấn công Lã Việt Dũng, một thành viên của đội bóng No-U, khi anh trở về nhà từ một cuộc liên hoan với những người hoạt động xã hội ở thủ đô sau trận bóng đá của đội này. Một nhóm năm-sáu tên đã theo sát anh và dùng hòn gạch để đánh anh vào đầu, gây thương tích nghiêm trọng. An ninh Hà Nội luôn tìm cách phá rối các trận bóng của No-U, một đội bóng của những người phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngày 06/7, an ninh cửa khẩu Nội Bài đã câu lưu cô Vũ Minh Khánh, vợ của luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, khi cô vừa trở về từ chuyến đi nhiều nước ở EU, Hoa Kỳ, Canada and Australia để vận động áp lực quốc tế buộc Chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho chồng cô, người bị bắt từ 16/12/2015 với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.

Ngày 08/7, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam Bùi Minh Quốc đã viết thư tố cáo lực lượng an ninh ở tình Lâm Đồng trong việc ngăn cản ông đi Saigon để dự kỷ niệm hai năm ngày thành lập Hội (04/7).

Và nhiều tin quan trọng khác.

===============04-07================

Tuyên bố của các Tổ chức xã hội dân sự và chính trị Việt Nam về thái độ của nhà cầm quyền trước thảm họa ô nhiễm môi trường biển

Ngày 04/7, 24 tổ chức dân sự độc lập và nhân quyền trong và ngoài nước đã ra một tuyên bố chung về thái độ của Chính phủ Việt Nam trước thảm họa ô nhiễm môi trường biển.

Bản tuyên bố chung chỉ ra cung cách bưng bít vô lương tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông, hành vi đàn áp vô pháp luật của Bộ Công an, biện pháp ngăn chặn xét nghiệm vô nhân đạo của Bộ Y tế, hoạt động trấn an nực cười và hỗ trợ lấy có của viên chức nhà nước, thái độ lấp liếm và dung túng vô trách nhiệm của Chính phủ trong vụ Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường ở ven biển bốn tỉnh Bắc Trung Bộ.

Trước tình hình đó, các tổ chức xã hội dân sự và chính trị ký tên dưới đây tuyên bố cực lực lên án nhà cầm quyền cộng sản vì thiếu phán quyết nghiêm chỉnh về thủ phạm tội ác, biện pháp hữu hiệu để khôi phục môi trường, và hỗ trợ đúng nghĩa cho các nạn nhân thảm họa; kịch liệt phê phán chính phủ Việt Nam thay vì cúi đầu nhận lỗi trước nhân dân, bãi nhiệm và truy tố những quan chức dính líu tới tiến trình cho phép một tác nhân nước ngoài vào gây hiểm họa cho chính tổ quốc và đồng bào, thì lại bày ra màn trình diễn “nhận lỗi” của Formosa.

Các tổ chức đồng ký tên tha thiết kêu gọi toàn thể đồng bào, các lực lượng quần chúng (sinh viên học sinh, nông dân, ngư dân, công nhân), các cộng đồng tôn giáo, các tổ chức xã hội dân sự độc lập tiếp tục xuống đường thường xuyên và đông đảo, tỏ quyền lực nhân dân, tạo sức mạnh quần chúng để đòi đảng và nhà cầm quyền cộng sản phải trả lẽ trước công lý. Bởi lẽ cái chết của biển cũng như của cá chỉ là ngọn của vấn đề, gốc chính là cái chết của lương tâm, của đạo đức, của lý trí và của chính trị nơi hàng lãnh đạo mà ngày càng lộ rõ là vô tổ quốc và vô dân tộc.

Họ cụ thể đề nghị với toàn thể đồng bào “Một Tháng Hành Động Vì Môi Trường Việt Nam” kể từ ngày 6/7/2016 đến 6/8/2016 với những hành động

– mặc áo trắng có biểu tượng cá chết khi ra đường;

– biểu tình cá nhân hay tập thể để đòi đóng cửa Formosa;

– tổ chức các đoàn đi hỗ trợ ngư dân, đặc biệt hỗ trợ pháp lý để kiện Formosa ra tòa;

– và mọi sáng kiến cần thiết khác.

Tuyên bố của các Tổ chức xã hội dân sự và chính trị Việt Nam về thái độ của nhà cầm quyền trước thảm họa ô nhiễm môi trường biển

——————————

Bộ Luật Hình sự 2015: Còn quá nhiều sai sót dẫn đến nguy cơ oan sai

Gần đây, Quốc hội Việt Nam hoãn thi hành Bộ Luật Hình sự từ 1/72016 do phát hiện bộ luật này có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Luật sư Trương Thanh Đức cho biết bộ luật có nhiều sai sót có thể dẫn đến nguy cơ oan sai. Ví dụ như có 67 tội mà người chuẩn bị phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng người không tố giác tội phạm lại phải chịu trách nhiệm hình sự. Tức là hành vi nguy hiểm hơn, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, còn hành vi ít nguy hiểm hơn, thì lại chịu tội.

Luật sư Đức cũng cho rằng ngoài sai sót kỹ thuật, Bộ luật Hình sự năm 2015 còn có nhiều sai lầm nghiêm trọng về bản chất, về quan điểm xác định dấu hiệu của tội phạm. Điều này đã không được đề cập đến khi giải thích lý do tạm hoãn thi hành Bộ luật mới.

Nguyên nhân sai sót đầu tiên phải kể đến cách thức lựa chọn ban bệ và tổ chức soạn thảo, thông qua luật của Việt Nam rất hình thức, giống như chuyện cơ cấu, làm phong trào, mà ít bám vào đòi hỏi thực chất. Sau đó là việc quá tải về khối lượng, quá gấp về thời gian, đầu tư quá ít về nguồn lực nhân sự và kinh phí. Tất cả có 6 bộ luật, mà riêng một kỳ họp đã thông qua mới 5 bộ luật đồ sộ với mấy nghìn điều, chưa kể còn bao nhiêu đạo luật khác, thì không nhầm lẫn, sai sót, hạn chế mới lạ. Ngoài ra làm những đạo luật vô cùng quan trọng mà cứ phải ép quá căng theo tiến độ đặt sẵn, thì rất dễ bị gượng ép, sống sượng, luật sư Đức nói.

Những sai sót trong Bộ Luật Hình sự này đang đặt ra cho các nhà làm luật Việt Nam rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng một trong những lý do làm cho tính chịu trách nhiệm của Chính phủ, cơ quan được giao soạn thảo các bộ luật trình ra Quốc hội, rất thấp là do nguyên tắc “Bất khả kiêm” vẫn chưa được áp dụng ở Việt Nam.

Nếu không thay đổi cơ bản về quan điểm làm luật và nguyên lý vận hành hệ thống bộ máy nhà nước, thì cho dù có 100% nghị sỹ chuyên trách, vẫn không thay đổi được tình hình, luật sư Đức nói. Cần phải có đội ngũ chuyên nghiệp. Không chỉ Quốc hội mà còn phải kèm theo một đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp, được hình thành trên cơ sở những cuộc bầu cử “chuyên nghiệp”, chứ không phải là do phân vai, phân bổ hay bố trí cơ cấu.

Bộ Luật Hình sự 2015: Còn quá nhiều sai sót dẫn đến nguy cơ oan sai

——————————–

156 em học sinh Hà Tĩnh biểu tình trước cổng trường đòi quyền được học

Vào sáng ngày 04 tháng 7 năm 2016, hơn 150 em học sinh thuộc trường tiểu học, trung học cơ sở Kỳ Lợi và người nhà các em đã tổ chức biểu tình trước cổng trường, nhằm yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo giải quyết vấn đề 2 năm học vừa qua các em học sinh đã không được đến trường.

Các em học sinh đứng trước cổng Trường trung học cơ sở Kỳ Lợi, trên tay cầm các banner có biểu ngữ: “Chúng con rất muốn đến trường”, “Đã hai năm nay tại sao chúng con không được đến trường”…. và hô lớn các khẩu hiệu: “Chúng con cần được học” và “Yêu cầu chính quyền trả lại quyền được học cho chúng con”.

Cuộc biểu tình được tiến hành khi chính quyền địa phương đang tổ chức họp hội đồng nhân dân.

Nhà cầm quyền tỉnh Hà Tĩnh đã huy động 2 xe cảnh sát cơ động, công an, an ninh chìm mặc thường phục đến để kiểm soát tình hình, cũng như trấn áp các em học sinh và bà con.

Một nguồn tin cho biết: “Lúc mới bắt đầu biểu tình được một lúc, có một người mặc đồ cảnh sát cơ động đã đánh đập một người lớn tuổi, nhưng sau đó đã bị người dân ngăn cản nên họ không còn đánh nữa.

Trong 2 năm học vừa qua, 156 em học sinh thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã bị Sở Giáo dục và Đào tạo tước quyền không cho đến trường học hành. Cha mẹ học sinh đã nhiều lần gửi đơn thư khiếu nại lên Bộ nhưng không được giải quyết.

Vào cuối năm 2012, nhà cầm quyền huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh triển khai cuộc di dân tái định cư đối với người giáo dân xứ Đông Yên lên vùng tái định cư mới, để thực hiện dự án cảng biển Sơn Dương thuộc khu kinh tế Vũng Áng. Tuy nhiên, về vị trí địa lý thì hai thôn Tân Phúc Thanh và Hải Thanh không bị giải phóng mặt bằng.

Thêm vào đó, nhà cầm quyền huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã định mức tài sản của người dân không đúng giá bồi thường theo quy định của pháp luật, và chỗ ở nơi vùng tái định cư mới không đáp ứng những điều kiện sống căn bản về: y tế, giáo dục, công ăn việc làm, sinh hoạt tôn giáo,… Chính vì những lý do trên, hơn 200 nhà dân thôn Đông Yên đã không chịu di dời lên vùng tái định cư.

Trước đó, nhà cầm quyền tỉnh Hà Tĩnh đã tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để nhằm giải phóng mặt bằng, cưỡng chế 200 nhà dân này lên vùng tái định cư, nhưng bà con nhất định không đi. Chính vì vậy, nhà cầm quyền đã không cho con em họ được đến trường để tạo áp lực buộc phải di dời.

Hệ lụy để lại là hai năm học vừa qua, 156 em học sinh thuộc thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh đã không được đến trường, mặc dù trường Trung học và Tiểu học Kỳ Lợi cách nhà chỉ có 500m.

156 em học sinh Hà Tĩnh biểu tình trước cổng trường đòi quyền được học

===============05-07========================

PooTV nói về kỳ thi quốc gia 2016 gây xôn xao dư luận

SBTN: Trong những ngày vừa qua, cộng đồng mạng xôn xao sự việc một nhóm bạn trẻ thực hiện đoạn video clip hài, phỏng vấn các thí sinh vừa trải qua kỳ thi quốc gia trong đầu tháng 7 năm 2016, được đăng tải trên kênh PooTV, và sau đó bị công an điều tra.

Bắt đầu từ tối ngày 3 tháng 7 năm 2016, một clip dài 3 phút 27 giây được lan truyền và nhận được nhiều quan tâm một cách nhanh chóng trên các trang mạng xã hội như Facebook, YouTube,… Clip nói về kỳ thi quốc gia năm 2016 nhận được hàng ngàn lượt like, chia sẻ chỉ trong vòng vài tiếng.

Trong clip, người dẫn chương trình Nguyễn Huy đã hỏi những người được chọn phỏng vấn về nhận xét của họ đối với đề thi năm nay. Những bạn trẻ được phỏng vấn đã trả lời một cách khôi hài như: “Đề thi rõ nét, sạch sẽ, phòng thi thoáng mát và đặc biệt có cô giáo rất sexy, khiến em không thể nào tập trung được”; “Đề thi năm nay là tương đối khó hiểu, nếu đọc một lần thì chắc chắn không hiểu được đề bài, nhưng nếu đọc nhiều lần thì cũng đéo hiểu được luôn”; “Điểm số với em không quan trọng, quan trọng là tỉ số”, “Em vào thi cho có lệ thôi chứ ông già em (bố) đã cơ cấu hết rồi”…

Clip dù mang tính khôi hài nhưng đã nhiều phần nói lên thực trạng giáo dục Việt Nam này liền được nhà cầm quyền “quan tâm”.

Bộ Giáo Dục sau đó yêu cầu công an tỉnh Thừa Thiên Huế điều tra, xác minh danh tính, mục đích của nhóm bạn trẻ này khi thực hiện đoạn video clip trên. Bộ Giáo Dục cho biết rằng đoạn video clip này có ý xúc phạm, bôi nhọ kỳ thi quốc gia năm 2016, nên cần xử trị nghiêm khắc.

Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế ngay lập tức đã triệu tập những người thực hiện clip đến để làm việc Trong chiều ngày 05/7/2016, các bạn trẻ thực hiện đoạn video clip trên đã phải công khai xin lỗi.

Tuy nhiên, một số đông dư luận đã bày tỏ sự ùng hộ đối với cách làm và những điều mà các bạn trẻ này mong muốn trình bày.

Một bạn tên Nguyễn Chánh Trực chia sẻ trên mạng: “Thực trạng giáo dục ở Việt Nam đúng như các em đã nói: “Điểm số thì ông bà em đã cơ cầu hết rồi” cũng y chang với câu nói đầy hãnh diện của những đứa học trò “em thi vào ngành công an vì gia đình em có thân thế” dù không có năng lực.”

Còn bạn Cường Huynh bộc bạch: “Có gì đâu mà phải điều tra, trẻ nó làm cho vui, giải tỏa căng thẳng mà thôi, có sáng tạo hài hước trong đó. Mà thật sự thì nền giáo dục có ra gì đâu, lúc nào cũng tiền và tiền. Thầy cô được đào tạo toàn là học sinh kém, yếu mới vào sư phạm. Đó là hệ lụy mà hậu quả bây giờ xã hội phải gánh chịu.”

PooTV nói về kỳ thi quốc gia 2016 gây xôn xao dư luận

===============06-07=====================

Đan viện Thiên An tố cáo chính quyền xúc phạm Thánh giá

Đan viện Thiên An ở thành phố Huế đã tố cáo về vụ việc đất đai bị chiếm hữu không theo đúng luật Việt Nam và biểu tượng tôn giáo bị lực lượng chức năng đập phá, chà đạp.

Đơn tố cáo đề ngày 24/6 do Linh mục Antoine Nguyễn Văn Đức, bề trên đan viện Thiên An ký, gửi đến Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Cơ quan Ngoại giao Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam và Tòa Tổng giám mục Huế.

Trong thời gian qua, tại khu vực Đan Viện Thiên An từng xảy ra một số vụ việc mà gần nhất là vào ngày 26/6 vừa qua khi lực lượng chức năng tiến vào đất đai của nhà dòng ngăn không cho các tu sĩ xây dựng một con đường dẫn vào vườn cam của đan viện.

Đan viện Thiên An được xây dựng từ năm 1935 và hồ sơ vùng đất 107 héc ta của nhà dòng này được cấp từ năm 1940. Tuy nhiên sau năm 1975, cũng như nhiều cơ sở tôn giáo khác, một số công trình thuộc Đan Viện Thiên An được mượn như Trường Thánh Mẫu hay bị trưng thu như khu vực Hồ Thủy Tiên…

Còn Khu du lịch Thủy Tiên, hồi đó Nhà nước ra lệnh thu hồi 49 héc ta rừng hoang nhưng họ không thu hồi rừng hoang mà lại thu hồi đất Thiên An. Họ ép đan viện nhưng đan viện không ký và họ làm càn, làm bừa.”

Rừng thông Thiên An với bầu khí tĩnh lặng suốt bao năm qua là nơi tu trì của nhiều lớp tu sĩ. Họ lao động tại vườn cam và sản phẩm cam Thiên An được gọi là cam đường.

Đan viện Thiên An tố cáo chính quyền xúc phạm Thánh giá

========= 07-07=============

Công an đàn áp giáo dân xứ Cồn Sẻ biểu tình đòi Fosmosa đóng cửa

Vào khoảng 12 giờ 45 phút, ngày 07 tháng 7 năm 2016, có 2,000 bà con giáo dân đã xuống đường biểu tình trên đường quốc lộ đoạn qua thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình để yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải đóng của Fosmosa, nhưng đã bị lực lượng chức năng đàn áp, đánh đập giã man khiến nhiều người bị thương nặng.

Có khoảng hơn 2,000 người dân xứ Cồn Sẻ, hạt Hòa Ninh, giáo phận Vinh thuộc tỉnh Quảng Bình đã cầm các banner có biểu ngữ: “Yêu cầu khởi tố Fosmosa”, “Dân không muốn chết như cá”, “Fosmosa hãy cút khỏi Việt Nam”,… để xuống đường biểu tình yêu cầu Fomosa cút khỏi Việt Nam.

Nhà cầm quyền tỉnh Quảng Bình đã huy động lực lượng công an, an ninh, cảnh sát cơ đông, cảnh sát giao thông để trấn áp đoàn biểu tình.

Một blogger cho biết “lực lượng an ninh cầm gậy ba trắc cao su để đánh đập những người tham gia biểu tình. Có ít nhất là 10 người đã bị thương nặng, có 4 người phải đi cấp cứu ở bệnh viện vì bị công an đánh chảy máu ở đầu, có 2 – 3 người hiện đang bị công an bắt giữ. Một số giáo dân cũng đã chống trả lại bằng cách ném gạch đá lại phía lực lượng đàn áp, khiến một hay hai người công an cũng bị thương.

Sau khi đàn áp, lực lượng công an cho người canh gác, canh giữ các trục đường dẫn vào giáo xứ Cồn Sẻ.

Linh mục Phêrô Hoàng Anh Ngợi, Quản xứ giáo xứ Cồn Sẻ xác nhận: “Tôi vừa mới về đến nhà nên rất mệt. Sau khi xảy ra sự việc xâu xát dẫn đến đổ máu giữa lực lượng chức năng và bà con giáo dân nên hiện giờ tình hình rất căng thẳng. Phía công an cũng đã bắt giữ một giáo dân nhưng họ đã thả rồi. Hiện tại, bà con cũng đã giải tán được gần một nữa rồi.”

Giáo xứ Cồn Sẻ có 3,640 giáo dân thuộc địa bàn xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình do Linh mục Hoàng Anh Ngợi làm quản xứ. Phần đông giáo dân làm nghề biển kiếm sống.

Kể từ sau thảm họa môi trường do Fosmosa gây nên, bà con lâm vào cảnh khốn đốn, lầm than. Chính vì vậy, mà bà con giáo dân đã xuống đường biểu tình ôn hòa, yêu cầu đóng cửa nhà máy Fosmosa và họ đã bị đàn áp dã man.

Công an đàn áp giáo dân xứ Cồn Sẻ biểu tình đòi Fosmosa đóng cửa

———————–

Vợ Luật Sư Nguyễn Văn Đài bị câu lưu ở Nội Bài sau chuyến vận động ở nước ngoài

Cô Vũ Minh Khánh, vợ của luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, đã bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ khi vừa về đến Việt Nam, sau một chuyến đi dài ra nước ngoài nhằm vận động trả tự do cho chồng.

Ngay sau khi đặt chân xuống sân bay Nội Bài từ Bangkok vào khoảng 13 g 45, cô đã bị an ninh cửa khẩu đưa đi thẩm vấn về chuyến đi của cô kéo dài từ tháng 4.

Cô Khánh cho biết đã bị 5-6 sỹ quan an ninh thay nhau thẩm vấn cô trong vòng 10 h nhưng cô đã từ chối trả lời mọi câu hỏi của họ. Công an định giữ hộ chiếu của cô nhưng cô nói cô sẽ từ chối ra khỏi đồn công an mà không có hộ chiếu, do vậy họ buộc phải trả hộ chiếu và trả tự do cho cô vào lúc nửa đêm của ngày thứ 4.

Nhiều nhà hoạt động ở Hà Nội đã lên Nội Bài từ trưa thứ Tư để đón cô Khánh, và đã chờ ở sân bay đến tận 22 h đêm mà không thấy cô nên họ đành rời phi trường về nhà.

Luật sư Nguyễn Văn Đài và người cộng sự của ông là cô Lê Thu Hà đã bị bắt từ ngày 16 tháng 12 năm 2015.

Cô Khánh đi vận động trả tự do cho chồng từ giữa tháng Tư. Cô đã đến Hoa Kỳ, nhiều nước thuộc EU, Canada  và Úc, tham dự nhiều cuộc điều trần về nhân quyền tại các quốc hội, tiếp xúc với nhiều giới chức cao cấp trong các chính phủ, và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, để trình bày về trường hợp của luật sư Nguyễn Văn Đài.

Vợ Luật Sư Nguyễn Văn Đài bị câu lưu ở Nội Bài sau chuyến vận động ở nước ngoài

======== 08-07============

Phó Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc lập Việt Nam khiếu nại vì bị ngăn cản tự do đi lại

Ngày 08/7, ông Bùi Minh Quốc, Phó Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc lập Việt Nam đã viết thư khiếu nại lên Thủ tướng Chính phủ và bộ trưởng Bộ Công an và nhiều quan chức khác để chất vấn về việc ông bị lực lượng an ninh của tỉnh Lâm Đồng đã ngăn cản ông đi Sài Gòn vào ngày 04/7.

Ông Quốc, 76 tuổi, cán bộ hưu trí, nhà thơ, nhà báo, nguyên Chủ tịch Hội Văn Nghệ tỉnh Lâm Đồng, có dự định đi Sài Gòn để tham dự cuộc gặp mặt kỷ niệm 2 năm ngày thành lập Hội Nhà Báo Độc lập Việt Nam (04/7). Tuy nhiên, ông đã bị lực lượng an ninh địa phương không cho ông đi bằng cách đổ keo vảo khóa cổng nhà ông.

Cửa nhà ông cũng bị ai đó khóa ngoài bẳng một ổ khóa mới.

Trước đó, ngày 03/7, an ninh thành phố Đà Lạt cũng đến nhà ông, đề nghị ông không đi tham dự sự kiện nói trên.

Ông Quốc là người duy nhất bị ngăn cản đến cuộc gặp mặt. Sáng 04 tháng 07, tại Sài Gòn, việc  kỷ niệm 2 năm thành lập Hội Nhà báo độc lập Việt Nam đã diễn ra tốt đẹp mà không phải chịu hành động ngăn chặn thô bạo từ phía chính quyền và công an thành phố.

Trong thư khiếu nại ông viết “Một câu hỏi nhức nhối đặt ra là phải chăng chính quyền và công an tỉnh Lâm Đồng, TP Đà Lạt biểu hiện thái độ và hành động đối với Hội Nhà báo độc lập Việt Nam và cá nhân tôi ngược hẳn “chủ trương” của chính quyền trung ương, có thể bộc lộ một dấu hiệu cát cứ quyền lực đáng lo ngại của chính quyền và công an tỉnh Lâm Đồng ?”

Ông yêu cầu lãnh đạo nhà nước và Thanh tra Bộ Công an chỉ thị cho thuộc cấp khẩn trương tiến hành làm rõ nguồn gốc của sự việc nêu trên và xử lý thích đáng những tổ chức và cá nhân gây ra sai phạm đối với tôi.

Thư khiếu nại chính quyền trung ương của nhà báo Bùi Minh Quốc

================ 09-07==================

Công an Nghệ An hành hung, cướp tài sản tám thành viên Hội Anh em Dân chủ

Vào ngày 09 tháng 7 năm 2016, tám thành viên của Hội Anh em Dân chủ tỉnh Quảng Bình đã bị công an tỉnh Nghệ An giả dạng côn đồ hành hung, tấn công, bắt cóc và cướp hết tài sản, khi họ ra Nghệ An tham dự đám cưới của Nguyễn Hải, cũng là thành viên của Hội Anh em Dân chủ khu vực Miền Trung.

Nhóm gồm Mai Văn Tám và Nguyễn Trung Trực và 6 người nữa, trong đó có 3 phụ nữ, bị tấn công khi vừa mới đến địa phận Nghệ An. Công an địa phương đã bắt cóc họ dọc đường, đưa lên xe ô tô chở khu vực phía tây Nghệ An rồi quẳng xuống đường. Cả nhóm bị công an đánh đập dã man, người mang đầy thương tích, bị lột hết quần áo, bị lấy hết giấy tờ, phương tiện máy móc và tiền bạc. May mắn có linh mục quản xứ gần đó biết tin, nên đưa đi cấp cứu ở bênh viện.

Nhà hoạt động Khánh Nguyễn cho biết: “Chúng tôi đã đưa hai anh tới cấp cứu ở bệnh viện, nhưng luôn túc trực bên cạnh, để đề phòng trường hợp công an Nghệ An lại giở trò thêm lần nữa. Hiện giờ, hai người vẫn đang trong tình trạng căng thẳng, tinh thần bất ổn. Các bác sĩ bệnh viện đang theo dõi …”

Hai nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Trung Trực và Mai Văn Tám là những thành viên nhiệt thành của Hội anh em dân chủ khu vực Miền Trung, từng có nhiều hoạt động đấu tranh trong phòng trào đòi dân chủ – nhân quyền cho người dân Việt Nam như: tham gia biểu tình chống Trung Cộng, lên tiếng và ký tên vào bản Thỉnh Nguyện Thư yêu cầu trả tự do cho Luật sư Nguyễn Văn Đài,…

Anh Mai Văn Tám từng bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ và câu lưu tại sân bay Nội Bài, Hạ Nội khi sang Bangkok, Thái Lan để tham dự hội nghị Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự Asean hôm 31/3/2016.

Trong một diễn biến khác, nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) cũng đã bị an ninh Sài Gòn bắt giữ, và buộc lên máy bay đưa về Vinh khi anh đang ở khác sạn tại quận 3, Tp Sài Gòn.

Anh Nguyễn Viết Dũng cho biết: “Công an Sài Gòn đã vô cớ bắt giữ tôi khi đang tạm trú ở khách sạn. Sau đó, họ đưa tôi lên xe rồi chở ra sân bay Tấn Sơn Nhất để đuổi về Vinh. Khi về đến sân bay Vinh, tôi tiếp tục bị an ninh mặc thường phục khống chế đưa lên xe và chở đi. Trong quá trình bị bắt giữ, tôi bị công an Sài Gòn và Nghệ An đánh đập…”

Công an Nghệ An hành hung, cướp tài sản tám thành viên Hội Anh em Dân chủ

==================== 10-07=========================

Thành viên No-U Lã Việt Dũng bị an ninh Hà Nội đánh vỡ đầu

Lã Việt Dũng, một thành viên chủ chốt của đội bóng No-U Hà Nội, đã bị một nhóm năm-sáu an ninh của Hà Nội tấn công và đánh anh vỡ đầu vào tối chủ nhật (10/7) khi anh rời khỏi nhà hàng nơi những người hoạt động xã hội có ăn cơm chiều cùng nhau.

A Dũng cho biết nhóm an ninh đã theo anh từ nhà hàng và đến đoạn đường vắng ở gần sân vận động quốc gia Mỹ Đình thì ra tay. Chúng đạp xe anh đổ xuống rồi mấy tên xúm lại tấn công anh, một tên dùng gạch đập vào thái dương của anh, gây thương tích trầm trọng và chảy rất nhiều máu.

Những kẻ tấn công nhanh chóng rời khỏi hiện trường khi người đi đường kéo đến.

Anh Dũng được đưa vào cấp cứu ở trong bệnh viện, mất rất nhiều máu.

Trước đó, an ninh thành phố Hà Nội đã kéo đến sân bóng theo dõi đội No-U sinh hoạt. Chúng định ép chủ sân không cho đội thuê sân nhưng đội dứt khoát không chấp nhận.

Đội bóng No-U là đội bóng đá của những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, thành lập từ năm 2011. Đội liên tục bị sách nhiễu khi an ninh thành phố Hà Nội ép chủ sân không cho đội thuê sân, làm cho đội phải liên tục di chuyển.

Nhiều thành viên của đội đã bị an ninh Hà Nội tấn công, điển hình là vụ tấn công nhằm vào Nguyễn Chí Tuyến năm ngoái.

Thành viên No-U Lã Việt Dũng bị an ninh Hà Nội đánh vỡ đầu