Nhật Bản sẽ gia tăng sự hiện diện tại biển Đông

Hải quân Philippines và Nhật Bản tập trận chung chống hải tặc tại vùng biển ngoài khơi vịnh Manila vào ngày 13/7/2016, một ngày sau phán quyết của PCA về biển Đông.

Hải quân Philippines và Nhật Bản tập trận chung chống hải tặc tại vùng biển ngoài khơi vịnh Manila vào ngày 13/7/2016, một ngày sau phán quyết của PCA về biển Đông.

RFA | 6.8.2016

Giới chức Nhật Bản cho rằng những hành động nguy hiểm của Trung Quốc có thể dẫn đến những hậu quả ngoài dự tính. Lo ngại này khiến Nhật phải gia tăng khả năng quốc phòng và hợp tác với các nước trong khu vực.

Trung Quốc là mối quan ngại hay đe dọa cho Nhật Bản?

Sách trắng quốc phòng hàng năm của Nhật Bản công bố hồi đầu tuần này bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước những hành động lấn át của Trung Quốc trước các nước láng giềng, và cảnh báo những hậu quả khôn lường có thể xảy ra bởi những hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông và biển Hoa Đông.

Nhận định về hành động của Trung Quốc được phân tích trong sách trắng năm nay, chuyên gia về quốc phòng an ninh Tetsuo Kotani thuộc viện nghiên cứu quốc tế Nhật Bản cho biết:

Trung Quốc đã chủ động hơn trong các hành động của mình ở biển Đông và Hoa Đông trong vài năm qua. Vì vậy sách trắng quốc phòng của Nhật Bản lần này tăng số trang nói về các hoạt động của Trung Quốc trên biển cho thấy Nhật Bản đang ngày càng quan ngại hơn về các hoạt động của Trung Quốc ngoài biển.

Sách trắng quốc phòng Nhật Bản được công bố chỉ vài tuần sau phán quyết của tòa Thường trực Trọng tài quốc tế (PCA) liên quan đến vụ kiện giữa Trung quốc và Philippines ở biển Đông. Theo phán quyết này, những đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc trong đường đứt khúc 9 đoạn đã bị bác bỏ về mặt pháp lý và lịch sử. Tòa cũng không công nhận những thực thể ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa các nước là đảo và do đó không có vùng đặc quyền kinh tế. Phán quyết được cho là không có lợi cho Trung Quốc và Bắc Kinh cũng đã chính thức tuyên bố không tuân thủ phán quyết này.

Trong sách trắng mới công bố, chính phủ Nhật Bản cho rằng Trugn Quốc đang có xu hướng thực hiện những hoạt động đơn phương mà không có sự thỏa hiệp và biến những thay đổi mà nước này đang cố tình thực hiện nhằm thay đổi hiện trạng thành sự đã rồi.

Giới chức Nhật Bản vẫn coi Trung Quốc là mối quan ngại đối với Nhật Bản nhưng cũng đã có những thảo luận liên quan đến việc nên gọi Trung Quốc là mối quan ngại hay là mối đe dọa với Nhật Bản.
– Chuyên gia Tetsuo Kotani
Nhà nghiên cứu Tetsuo Kotani nhận định đây sẽ là xu hướng trước mắt ở cả biển Đông và Hoa Đông.

Tôi nghĩ là trong thời gian tới Trung Quốc vẫn sẽ có những hành động gây hấn không chỉ ở biển Đông mà cả ở biển Hoa Đông. Nhưng trong thời gian dài thì tôi không chắc ảnh hưởng của phán quyết này có làm thay đổi thái độ của Trung Quốc hay không.

Chỉ vài ngày sau khi PCA ra phát quyết, Trung Quốc đã tuyên bố nước này sẽ tiến hành tập trận trên biển Đông và yêu cầu tàu bè các nước không qua lại khu vực tập trận trong vài ngày. Hôm 2 tháng 8 vừa qua, hải quân Trung Quốc cũng đã tiến hành tập trận bắn đạn thật ở biển Đông. Trong khi đó, giới diều hâu trong quân đội Trung Quốc gần đây cũng lên tiếng kêu gọi lãnh đạo nước này phải mạnh mẽ hơn trong các hành động chống lại sự can thiệp của Mỹ ở khu vực. Còn Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Thường Vạn Toàn mới đây cũng kêu gọi quân đội và nhân dân Trung Quốc sẵn sàng cho một cuộc chiến toàn dân trên biển.

Ngay ở biển Hoa Đông, sách trắng quốc phòng Nhật Bản cũng cho biết chỉ trong vòng 1 năm tính đến tháng 3 năm nay, Nhật Bản đã 571 lần huy động máy bay lên ngăn cản những máy bay Trung Quốc bay vào vùng trời của Nhật Bản, tức tăng thêm 107 lần so với năm trước đó.

Từ trước đến nay, Nhật Bản vẫn cho rằng Trung Quốc là mối quan ngại cho an ninh của Nhật Bản nhưng bây giờ tình hình đã có thể thay đổi, theo nhận xét của ông Tetsuo Kotani:

Giới chức Nhật Bản vẫn coi Trung Quốc là mối quan ngại đối với Nhật Bản nhưng cũng đã có những thảo luận liên quan đến việc nên gọi Trung Quốc là mối quan ngại hay là mối đe dọa với Nhật Bản. Theo tôi Nhật Bản đang nằm ở thời điểm bước ngoặt để cân nhắc xem nên coi Trung Quốc là mối đe dọa hay là mối quan ngại.

Nhật Bản gia tăng hiện diện ở biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng mới của Nhật Bản Tomomi Inada (trên bục) được chào đón tại Bộ Quốc phòng ở Tokyo, hôm 4 tháng 8 năm 2016. AFP photo

Bộ trưởng Quốc phòng mới của Nhật Bản Tomomi Inada (trên bục) được chào đón tại Bộ Quốc phòng ở Tokyo, hôm 4 tháng 8 năm 2016. AFP photo

Bộ trưởng Quốc phòng mới của Nhật Bản Tomomi Inada (trên bục) được chào đón tại Bộ Quốc phòng ở Tokyo, hôm 4 tháng 8 năm 2016. AFP photo