Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền 15-21/8/2016: Tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức bị phạt vì từ chối lao động bắt buộc

Bản tin Người Bảo vệ Nhân quyền |21-8-2016

dtd

Trần Huỳnh Duy Thức, người tù chính trị đang thụ án 16 năm tù ở Trại giam số 6 ở tỉnh Nghệ An, đã bị cúp điện trong phòng giam chật trội giữa cái nắng mùa hè oi bức như một hình thức kỷ luật của nhà tù sau khi ông từ chối lao động bắt buộc và không được trả tiền.

Trước đó, Ban giám thị trại giam yêu cầu ông làm việc 8 tiếng một ngày, cụ thể là làm vàng mã, nhưng ông đã từ chối vì họ không ký hợp đồng lao động và không trả thù lao.

Mục sư Tin lành Nguyễn Công Chính cùng ba người khác đã bắt đầu tuyệt thực từ hôm 08/8 để phản đối việc đối xử hà khắc của Ban giám thị Trại giam An Phước ở tỉnh Bình Dương. Mục sư Chính đang thụ án tù 11 năm về cáo buộc “phá hoại chính sách đại đoàn kết” của nhà nước cộng sản.

An ninh Việt Nam tiếp tục sách nhiễu giới bất đồng chính kiến và nạn nhân tiếp theo là Nguyễn Tường Thụy, phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN). Cơ quan an ninh điều tra của Sở Công an Hà Nội hôm 17/8 đã gửi giấy triệu tập ông Thụy để làm việc về soạn thảo và phát tán thư ngỏ đòi điều tra sự lạm dụng quyền lực của lực lượng công an gây ra cái chết của hàng trăm nghi phạm và tù nhân trong vài năm gần đây. Trước đó, cũng chính cơ quan này đã nhiều lần bắt giữ Ngô Duy Quyền để thẩm vấn vì anh là người đã gửi thư ngỏ này cho Bộ trưởng Công an, và tịch thu nhiều đồ đạc cá nhân của anh tại nhà riêng ở Hà Nội.

Một số đại biểu quốc hội không tán thành với đề nghị của Bộ Công an để tăng quyền hạn cho lực lượng công an xã, cho rằng lực lượng này không được đào tạo chuyên nghiệp và tăng quyền sẽ làm tăng khả năng lạm dụng quyền lực.

Việt Nam nói rằng báo cáo về tự do tôn giáo năm 2015 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không khách quan và một chiều, và yêu cầu Mỹ phải đánh giá lại thực tế tự do tôn giáo ở Việt Nam. Trước đó, vào ngày 10/8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tố cáo Việt Nam sử dụng bạo lực để đàn áp một số tôn giáo, bắt giữ và kết tội nhiều người hoạt động về tự do tôn giáo, ngăn trở việc đi lại của họ và hạn chế những hoạt động của họ trong giáo dục và y tế.

Sau khi tiến hành Đối thoại nhân quyền với Việt Nam vào đầu tháng 8, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã ra tuyên bố nêu quan ngại về việc hạn chế quyền dân sự và chính trị ở Việt Nam, bao gồm quyền tự do biểu đạt, lập hội và tụ họp. Canberra nhắc lại những quan ngại về việc Việt Nam sách nhiễu, bắt bớ và giam cầm những người hoạt động nhân quyền ôn hòa, và yêu cầu Việt Nam trả tự do cho những người bị bắt giữ chỉ vì đã thực hành quyền tự do ngôn luận.

Và một số tin quan trọng khác.

 

 

====== 15/8 =====

Thông cáo về Đối Thoại Nhân Quyền Australia-Việt Nam lần thứ 13

 

Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, ngày 09/8/216: Australia và Việt Nam đã tổ chức Đối thoại Nhân quyền thường niên lần thứ 13 tại Hà Nội vào ngày 04/8/2016. Hai bên đã trao đổi thẳng thắn trên quan điểm xây dựng về một loạt các vấn đề nhân quyền.

Australia ghi nhận sư tiến bộ của Việt Nam trong giảm nghèo và trong việc thực hiện các quyền xã hội và kinh tế. Hai bên đã trao đổi quan điểm về tầm quan trọng của bình đẳng giới, tính toàn diện xã hội và những phương pháp để giải quyết bạo lực gia đình. Australia hoan nghênh việc Việt Nam thừa nhận người chuyển giới trong Bộ luật Dân sự sửa đổi gần đây và ghi nhận sự đóng góp qu�� báu của các đ���ng đồng đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, chuyển giới và xã hội đa giới tính ở cả hai nước.

Chính phủ Australia bày tỏ lo ngại về những hạn chế liên tục về quyền dân sự và chính trị, bao gồm tự do ngôn luận, lập hội và hội họp. Australia nhắc lại mối quan ngại sâu sắc về sự sách nhiễu, bắt giữ và giam cầm nhiều nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa. Australia yêu cầu trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ vì tự do biểu đạt một cách hòa bình, và đưa ra một số trường hợp đặc biệt quan tâm cụ thể. Australia cũng yêu cầu được viếng thăm những trường hợp đó và được phép theo dõi các phiên tòa xét xử họ.

Hai bên đã thảo luận cải cách pháp lý đang diễn ra ở Việt Nam, trong đó có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự và Luật về Tạm giữ và Tạm giam. Australia kêu gọi Việt Nam thực hiện các luật này theo cách mà bảo đảm quyền của luật sư bào chữa cho tất cả các tù nhân. Australia kêu gọi Việt Nam sửa đổi hoặc loại bỏ các quy định trong Bộ luật Hình sự mà Việt Nam dùng để kết tội những người bất đồng chính kiến ôn hòa.

Australia hoan nghênh Việt Nam trong việc loại bỏ hình phạt tử hình đối với bảy tội và đưa ra những biện pháp bảo vệ mạnh hơn về việc thực hiện những thay đổi này đồng thời khuyến khích Việt Nam tiến đến việc bãi bỏ hoàn toàn án tử hình.

Australia khuyến khích Việt Nam đảm bảo dự thảo Luật về Hội, Luật về Biểu tình và Luật về Tôn giáo và Tín ngưỡng phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị. Australia hoan nghênh cam kết của Việt Nam trong việc cho phép các công đoàn lao động tự do và độc lập.

 

Australia hoan nghênh việc hợp tác với Việt Nam trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và đặc biệt là về việc giải quyết mang tính bước ngoặt về định hướng tình dục và Xác định Giới tính tại kỳ họp gần nhất.

 

Trước cuộc đối thoại, Australia kêu gọi Việt Nam thực hiện khuyến nghị UPR năm 2014  và tham vấn với các xã hội dân sự để mời Báo cáo viên đặc biệt của LHQ thăm đất nước, và thành lập một tổ chức nhân quyền quốc gia độc lập.

Phái đoàn Australia được dẫn đầu bởi Tiến sĩ Lachlan Strahan, Trợ lý Ngoại trưởng thứ nhất, Bộ phận Chính sách Đa phương, Bộ Ngoại giao và Thương mại, và có một đại diện của Ủy ban Nhân quyền Australia. Đoàn Việt Nam do ông Vũ Anh Quang, Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức Quốc tế của Bộ Ngoại giao Việt Nam và nhiều quan chức từ một số bộ và cơ quan chính phủ.

Hai bên đồng ý sẽ tiến hành Đối thoại Nhân quyền lần thứ 14 tại Canberra vào năm 2017.

Nguồn: Australian Statement on the 13th Australia-Vietnam Human Rights Dialogue

——————–

Chính quyền đánh đập Giáo dân biểu tình phản đối Formosa?

Sáng ngày 15/8/2016 vừa qua, hơn 4.000 Giáo dân xứ Quý Hòa đã tuần hành biểu tình từ nhà thờ xứ đi đến thị xã Kỳ Anh để yêu cầu chính quyền minh bạch về việc hỗ trợ đền bù cho ngư dân bị tác hại bởi thảm họa môi trường do Formosa gây ra.

Hơn 4.000 Giáo dân xứ Quý Hòa mang theo rất nhiều biểu ngữ như: “Formosa cút khỏi Việt Nam”, “Hãy chung tay bảo vệ môi trường”,… đã tuần hành biểu tình đến trụ sở Ủy ban Nhân dân thị xã Kỳ Anh để yêu cầu minh bạch việc hỗ trợ, đền bù cho người dân ở trung tâm vùng thảm họa.

Tuy nhiên khi vừa đi đến đầu xóm đã bị công an xã, lực lượng cảnh sát cơ động của thị xã ngăn chặn. Lực lượng an ninh hơn 200 người đã đánh đập nhiều giáo dân, kể cả phụ nữ và người già, gây thương tích cho một số người.

Chính quyền đánh đập Giáo dân biểu tình phản đối Formosa?

===== 16/8 =====

Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức bị phạt vì từ chối lao động cưỡng bức

Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức bị phạt bằng hình thức cúp điện trong buồng giam vì từ chối lao động cưỡng bức trong trại giam ở tỉnh Nghệ An.

Sau khi không đồng ý lao động dưới hình thức xếp giấy vàng mã mỗi ngày 8 tiếng, ông Thức bị giám thị trại giam số 6 ở huyện Thanh Chương trả đũa bằng cách cắt điện phòng giam của ông, làm cho ông phải sống trong cảnh giam cầm không đèn, không quạt, bất kể thời tiết ở Nghệ An vào mùa này rất khắc nghiệt, với nhiệt độ ban ngày lên tới xấp xỉ 40 độ C.

Ông Thức phản đối việc cưỡng bức lao động và yêu cầu trại giam phải ký kết hợp đồng lao động hợp pháp với ông, vì theo luật lao động hiện hành mọi hình thức lao động đều phải dựa trên tinh thần tự nguyện. Tuy nhiên, giám thị trại giam không đồng ý mà tìm cách trả thù một cách hèn hạ.

Ông Trần Huỳnh Duy Thức, 50 tuổi, là một doanh nhân thành công trong ngành tin học. Đồng thời ông cũng viết blog và viết sách về các vấn đề kinh tế và chính trị.

Năm 2009 ông bị bắt cùng các đồng sự là Luật sư Lê Công Định, ông Nguyễn Tiến Trung và ông Lê Thăng Long, với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”.

Ông bị tuyên án 16 năm tù giam. Các ông Long, Trung và Định đã lần lượt được trả tự do.

Trần Huỳnh Duy Thức bị ‘lao động cưỡng bức’

===== 17/8/2016 =====

Tù nhân chính trị Sơn Nguyễn Thanh Điền đã mãn án sau 16 năm tù

Hôm 17/8, người tù chính trị can trường Sơn Nguyễn Thanh Điền đã mãn án sau 16 năm tù giam. Trước đó, ông bị giam giữ ở Trại giam Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai, một trong những nhà tù khắc nghiệt nhất ở Việt Nam.

Mặc dù đã định cư tại Mỹ được 8 năm nhưng Sơn Nguyễn Thanh Điền từ chối nhập quốc tịch vì cho rằng điều đó sẽ cản trở anh về nước tranh đấu.

Sơn Nguyễn Thanh Điền tham gia tổ chức Việt Nam Tự Do với hoài bão sẽ góp phần giải thể chế độ độc tài, mang lại nhân quyền, dân chủ cho người dân Việt Nam

Ngày 13/08/2000, Điền từ Mỹ trở về Việt Nam làm nhiệm vụ rải truyền đơn, kêu gọi người dân thức tỉnh để đứng lên đòi tự do. Ba ngày sau (17/8/2000), anh bị bắt và bị cáo buộc vi phạm điều 84 BLHS “khủng bố chống chính quyền nhân dân” với bản án lên tới 16 năm tù giam.

Trong số 38 người cùng vụ, Sơn Nguyễn Thanh Điền cùng với anh em nhà Huỳnh Anh Tú, Huỳnh Anh Trí, Văn Ngọc Hiếu, Nguyễn Văn Phương, Trần Hoàng Giang, Nguyễn Văn Điệp, được xem là những người can trường và kiên định nhất. Trong thời gian ở tù, Điền luôn sát cánh cùng anh em, đồng đội đấu tranh cho quyền lợi của người tù bất chấp những khó khăn và hiểm nguy khôn lường.

http://danlambaovn.blogspot.com/2016/08/tu-nhan-chinh-tri-son-nguyen-thanh-ien.html

——————–

Những tin nhắn kêu cứu từ nhà tù Việt Nam

Nhiều tù nhân ở Trại giam Xuân Nguyên, Hải Phòng và một số nhà tù khác ở Việt Nam đã nhắn tin kêu cứu vì họ bị ngược đãi bởi quản giáo, theo đài Á Châu Tự do.

Các hình thức ngược đãi bao gồm lao động cưỡng bức, tra tấn hay biệt giam đến chết.

Theo các cựu tù nhân từng thụ án tại trại giam Xuân Nguyên gần gây thì tiêu chuẩn khẩu phần ăn của một phạm nhân được nhận trong một tháng bao gồm 17 kg gạo, 800 gram cá, 700 gram thịt và 0,7 lít nước mắm. Tuy nhiên, khẩu phần này luôn bị cắt xén.

Tù nhân bị ép viết đơn không muốn nhận quà từ gia đình. Hàng tháng gia đình của phạm nhân đến thăm gặp một lần và chuyển tiền cho trại giam ghi vào sổ lưu ký để trừ dần mỗi khi phạm nhân mua thức ăn, thuốc men, vật dụng cá nhân ở căn-tin với giá đắt hơn nhiều giá thị trường.

Không chỉ là thức ăn mà thuốc men cũng vậy. Phạm nhân bị buộc phải mua thuốc với giá đắt gấp 2, 3 lần giá cả thị trường. Thuốc đặc trị như thuốc lao là loại thuốc cấp miễn phí cho phạm nhân nhưng họ phải mua thì mới có.

Theo nhiều cựu tù nhân ở trại giam này thì tù nhân bị ép phải lao động theo hình thức khoán sản phẩm. Số lượng sản phẩm dư ra sau khi đáp ứng chỉ tiêu bắt buộc bị chia đôi cho cán bộ trong trại. Phạm nhân cho rằng họ bị cưỡng bức lao động với mức tiền công rẻ mạt chứ không phải là tiền thưởng.

Các cựu tù nhân của trại giam Xuân Nguyên cho biết thêm phạm nhân sẽ bị trù dập, đánh đập, biệt giam nếu những đơn tố cáo của họ vượt ra ngoài phạm vi của nhà giam. Và đây là nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất của những tù nhân. Họ kể lại lời nói của cán bộ trại giam Xuân Nguyên rằng nhà nước cho phép đánh đập và dìm phạm nhân vào bể nước chết thì thôi.

Nhiều phạm nhân bị đánh đến ngất xỉu, bị còng chân tay và bị dìm vào bể nước trong thời tiết giá rét, có phạm nhân bị cán bộ dựng chuyện đưa vào biệt giam đã phẫn uất thắt cổ tự vẫn… Anh Quỳnh, một người lãnh án hình sự, ở trại giam Xuân Nguyên trong 12 năm, nói với Hòa Ái từ năm 2003 đến năm 2015, có khoảng 2% phạm nhân bị chết oan ức và những tù nhân thiệt mạng như thế bị ém nhẹp một cách trắng trợn. Anh Quỳnh nhắc đến trường hợp phạm nhân bị đánh đến chết:

“Còn có những trường hợp bị trận đòn thật căng, đánh trước mặt những tù nhân khác. Chúng tôi chứng kiến có những trường hợp bị đánh trực tiếp và người đấy 1 tháng sau thì chết nhưng lại tung tin đồn ra là chết vì bị SIDA/AIDS”.

Những tiếng kêu cứu của các tù nhân lương tâm nói riêng và của tù nhân ở Việt Nam nói chung đang trông đợi lương tri thế giới giúp đỡ họ để thoát khỏi sự đọa đày bị hành hạ, ngược đãi theo như báo cáo có tựa đề “Nhà tù trong nhà tù” tại Việt Nam vừa được Tổ chức Ân xá Quốc tế lần đầu tiên công bố hồi tháng 7 năm nay.

Trong báo cáo có đoạn viết rằng, “Ân xá Quốc tế đưa ra bản báo cáo này là để góp phần gia tăng quyền làm người của mọi cá nhân, để đóng góp vào việc giảm tra tấn không riêng gì cho các tù nhân lương tâm mà cho toàn thể tù nhân tại Việt Nam”.

Báo cáo của tổ chức Ân xá Quốc tế cũng ghi rõ bản báo được viết với mục đích xây dựng để chính quyền Việt Nam dựa vào đó cải thiện chính sách và để giúp cộng đồng thế giới có tài tiệu nói chuyện với chính phủ Việt Nam.

Những tin nhắn kêu cứu từ nhà tù Việt Nam

===== 18/8 =====

Mục sư Nguyễn Công Chính tuyệt thực để phản đối chế độ lao tù hà khắc

Mục sư Tin lành Nguyễn Công Chính, người đang thụ án 11 năm tù ở Trại giam An Phước, Bình Phước, và ba đồng đẳng khác đã tuyệt thực từ ngày 08/8 để phản đối chế độ lao tù hà khắc tại trại giam này.

Theo vợ ông là cô Trần Thị Hồng, người vừa đến trại giam thăm chồng hôm 17/8, thì ông Chính và ban người bạn tuyên bố sẽ tuyệt thực cho đến khi nào trại giam thỏa mãn yêu cầu của ông.

Theo ông thì Ban giám thị trại giam luôn tìm cách đàn áp tù nhân lương tâm để ép họ phải nhận tội.

Theo luật của Việt Nam, tù nhân được nhận tiếp tế thức ăn và thuốc men bổ sung của gia đình nhưng những tù nhân lương tâm không được hưởng những chế độ này nếu không chịu nhận tội.

Mục sư Chính đang bị huyết áp cao và bệnh viêm xoang, tuy nhiên, khi gia đình gửi thuốc vào, ông không được dùng thuốc mà giám thị trại giam giữ và chỉ cho ông khi ông nguy kịch.

Hơn thế nữa, mỗi tù nhân được quyền gọi điện 5 phút về cho gia đình mỗi tháng, nhưng kể từ khi ông bị bắt cho tới nay, ông chưa bao giờ được gọi điện về nhà, kể cả khi mẹ ông mất.

Cô Hồng nói khi gặp ông hôm 17, ngày thứ 10 kể từ khi ông bắt đầu tuyệt thực, sức khỏe của ông trở nên trầm trọng. Cô cho biết không rõ ông trụ được bao lâu nữa.

===== 19/8 =====

Chính quyền Khánh Hòa sẽ xét xử hai thanh niên với tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước”

Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa sẽ tổ chức phiên tòa xét xử Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiên Ân với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự vào ngày 23/8.

Duy, sinh năm 1985, một công dân của thành phố Cam Ranh, bị bắt vào ngày 27/11/2015 vì cáo buộc đăng tải những bài viết trên trang Facebook cá nhân công kích chính quyền trong khi em họ Ân bị bắt vào ngày 28/8/2015 vì cáo buộc vẽ các chữ DMCS (Đổi mới cuộc sống hoặc Đ.mẹ Cộng sản, tùy theo cách diễn giải) ở tường của đồn cảnh sát địa phương.

Ân cũng là người tích cực tham gia phong trào Zoombie, một phong trào kêu gọi nhân dân thức tỉnh trước các mối hiểm họa của đất nước.

Nếu bị kết tội, hai anh em có thể phải đối mặt mức án 20 năm tù mỗi người.

Hai gia đình đã thuê luật sư Võ An Đôn và Nguyễn Khả Thành để bảo vệ hai bị cáo.

===== 21/8 =====

Công an Hà Nội câu lưu 7 người hoạt động xã hội

Ngày 21/8, bảy người hoạt động xã hội đã bị công an Hà Nội câu lưu bất hợp pháp, giam giữ họ trong đồn công an khi họ đạp xe một cách ôn hòa ở khu vực nội đô.

Những người bị câu l��u trái phép 7 giờ trong đồn công an gồm có Nam Phương, Nguyễn Văn Điển, Bùi Thế Anh, Thanh Nga Chu, Lê Mỹ Hạnh và Đặng Quốc Thịnh. Riêng anh Điển bị công an ép lên xe đưa về quê ở tỉnh Yên Bái.

Nhóm đạp xe cho biết trong suốt thời gian họ đi dạo các phố, có khoảng 20 an ninh mặc thường phục đi xe máy theo sát. Nhiều lần an ninh cố tình đâm xe vào đoàn xe đạp nhằm tạo cớ để bắt đoàn, nhưng đoàn đã đấu tranh một cách ôn hòa để tránh mắc mưu.

Khi đoàn ngồi nghỉ ở ven hồ Ngọc Khánh thì công an phường đến và bắt cả đoàn đưa về phường, lấy lý do đoàn đã đỗ xe ở khu vực cấm.

Trong thời gian ở trong đồn, sỹ quan an ninh thành phố đã thay nhau tra hỏi, định khép tội gây rối trật tự công cộng. Tuy nhiên, trước sự phản đối của đoàn, công an đã không thể lập biên bản.

Sau 7 g giam giữ, công an đã phải trả tự do cho đoàn. Công an giữ riêng Điển lại và ép lên xe để đưa về địa phương. Trong khi giằng co, công an đã đánh nhiều người trong đoàn. Cô Nam Phương cho biết cô bị đánh rất đau vào tay.

Đây là lần thứ 2 công an ép Điển về địa phương. Ngày 31/7, công an Hà Nội đã bắt cóc Điển khi anh đang đạp xe cùng những người bạn. Sau hơn 10 g câu lưu trong đồn, công an đã đưa Điển về quê nhà ở Yên Bái mặc cho sự phản đối mạnh mẽ của anh.

Trong mấy tuần gần đây, nhóm đã đạp xe vào mỗi sáng chủ nhật, dạo quanh khu vực nội đô. Những người trong nhóm đạp xe mặc áo có bản đồ Việt Nam với khẩu hiệu “Trường Sa, Hoàng Sa thuộc về Việt Nam”.