Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền 22-28/8/2016: Việt Nam kết án tù hai bạn trẻ với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”

Bản tin Người Bảo vệ Nhân quyền |28-8-2016

dtd

Ngày 23/8, Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã kết án Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiên An với mức án tương ứng là ba và hai năm tù giam, cho rằng hai thanh niên phạm tội tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.

Bà Nguyễn Thị Nay, mẹ của Duy, không được vào dự phiên tòa công khai trong khi Duy bị ép không được thuê luật sư theo sự lựa chọn của mình mà phải nhận sự bào chữa của luật sư do chính quyền sắp đặt. Một số người hoạt động xã hội từ Sài Gòn đến Cam Ranh để tham dự phiên tòa nhưng họ đã bị công an địa phương câu lưu từ sáng sớm cho đến khi phiên tòa kết thúc.

Một ngày sau phiên tòa, Đại Sứ quán Mỹ ở Việt Nam đã ra thông cáo báo chí, cho rằng Việt Nam sử dụng các điều khoản hình sự để trừng phạt các cá nhân thực hiện quyền tự do biểu đạt và hội họp ôn hòa là điều đáng lo ngại. Việc kết án Duy và An không phù hợp quyền tự do biểu đạt và tự do hội họp ôn hòa được quy định trong Hiến pháp của Việt Nam, và với các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như với các cam kết quốc tế khác, chính phủ Hoa Kỳ nói, yêu cầu Việt Nam trả tự do vô điều kiện hai bạn trẻ này cũng như tất cả các tù nhân lương tâm khác, và cho phép tất cả người Việt Nam bày tỏ quan điểm của họ mà không sợ bị trả thù.

Chính quyền Việt Nam đã quyết định gia hạn thời gian điều tra đối với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, người đã bị bắt cùng với trợ lý của mình, cô Lê Thu Hà vào ngày 16/12/2015 và bị cáo buộc với tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.

Lực lượng an ninh Việt Nam ngày 24/8 đã ngăn cản không cho ông Lax Konrad, tùy viên chính trị của Đại Sứ quán Đức đến  thăm Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một người bất đồng chính kiến, tại nhà riêng của ông ở tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 24/8, Công an tỉnh Dak Lak đã bắt giam cô H Buanbdap, một người dân tộc Ede, vì cô đã đưa những tin về ô nhiễm môi trường ở khu vực biển miền Trung lên trang facebook cá nhân. Sau khi tra vấn cô trong hai ngày và một đêm, công an đã trả tự do cho cô. Hiện cô gái này đang bị khủng hoảng tâm lý do sự đe dọa của lực lượng công an.

Và một số tin tức quan trọng khác.

 

===== 22/8 =====

Việt Nam gia hạn thời gian điều tra đối với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài

Cơ quan Điều tra an ninh của Bộ Công an đã gia hạn điều tra đối với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài thêm 4 tháng, theo luật sư Hà Huy Sơn, người được gia đình thuê bảo vệ cho Nguyễn Văn Đài.

Như vậy, có khả năng Nguyễn Văn Đài sẽ bị điều tra trong 12 tháng kể từ khi bị bắt vào ngày 16/12/2015 cùng với trợ lý, cô Lê Thu Hà. Cả hai người bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự, với mức án cao nhất là 20 năm.

Kể từ khi bị bắt cho tới nay, luật sư Đài không được tiếp xúc với luật sư và người thân.

Vietnam Police Extends Pre-trial Detention for Prominent Human Rights Lawyer to 12 Months

===== 23/8 =====

Việt Nam bỏ tù hai thanh niên về cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước

Ngày 23/8, Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã kết án Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiên An với mức án tương ứng là ba và hai năm tù giam, cho rằng hai thanh niên phạm tội tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.

Bà Nguyễn Thị Nay, mẹ của Duy, không được vào dự phiên tòa công khai trong khi Duy bị ép không được thuê luật sư theo sự lựa chọn của mình mà phải nhận sự bào chữa của luật sư do chính quyền sắp đặt. Một số người hoạt động xã hội từ Sài Gòn đến Cam Ranh để tham dự phiên tòa nhưng họ đã bị công an địa phương câu lưu từ sáng sớm cho đến khi phiên tòa kết thúc.

Nguyễn Hữu Quốc Duy, sinh năm 1985 bị cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Khánh Hòa bắt giam vào ngày 21 tháng 11 năm 2015. Theo thông tin từ cơ quan điều tra cho gia đình anh Duy biết do Duy đã sử dụng phần mềm Messeger của Facebook để tuyên truyền cho 30 em học sinh chống nhà nước.

An, sinh năm 1995, bị cho là đã kẻ dòng chữ ĐMCS (có thể đọc là Đổi mới cuộc sống, hoặc Đ. mẹ cộng sản) trên tường của đồn cảnh sát ở địa phương. An bị bắt trong tháng 8 năm ngoái.

Phiên xử Nguyễn Hữu Quốc Duy qua lời kể của người mẹ

Không ai tiếp cận được phiên tòa xử Nguyễn Hữu Quốc Duy

===== 24/8 =====

Tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ về phiên tòa xử Quốc Duy, Thiên An

Ngày 24/8, một ngày sau khi phiên tòa xét xử Nguyễn Hữu Thiên An và Nguyễn Hữu Quốc Duy, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã ra thông cáo như sau:

Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc Tòa án Việt Nam kết tội các nhà hoạt động Nguyễn Hữu Thiên An và Nguyễn Hữu Quốc Duy, và kết án hai người này lần lượt hai và ba năm tù giam, theo Điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Việc các nhà chức trách Việt Nam sử dụng các điều khoản hình sự để trừng phạt các cá nhân thực hiện quyền tự do biểu đạt và hội họp ôn hòa là điều đáng lo ngại.

Việc kết án như vậy không phù hợp với quyền tự do biểu đạt và tự do hội họp ôn hòa được quy định trong Hiến pháp của Việt Nam, và với các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như với các cam kết quốc tế khác. Chúng tôi kêu gọi Chính phủ thả tự do vô điều kiện hai cá nhân này, cũng như tất cả các tù nhân lương tâm khác, và cho phép tất cả người Việt Nam bày tỏ quan điểm của họ mà không sợ bị trả thù.

https://vn.usembassy.gov/vi/pr240816/

——————–

HRW và Tổ chức Ân Xá Quốc tế lên tiếng về bản án xử Nguyễn Hữu Quốc Duy

RFA: Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch hôm nay (24/8) lên tiếng về bản án mà tòa tuyên cho hai thanh niên sử dụng facebook tại tỉnh Khánh Hòa về tội tuyên truyền chống Nhà nước.

Phó giám đốc phân ban Châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson, cho rằng khó có thể tìm thấy một vi phạm quyền tự do bày tỏ ý kiến nào như án tù mà tòa tuyên cho hai thanh niên Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiên An chỉ vì họ đăng những bình luận phê phán trên Facebook.

Điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam về tội danh tuyên truyền chống Nhà nước quá rộng và định nghĩa sai lệch cho phép Hà Nội hình sự hóa bất kỳ bình luận nào trái ý; điều đó không thể nào chấp nhận được. Thế nhưng vẫn đang xảy ra.

Human Rights Watch kêu gọi giới ngoại giao tại Hà Nội và cộng đồng quốc tế phối hợp yêu cầu chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay cho hai tù nhân chính trị vừa nêu. Họ bị tù chỉ vì thực thi quyền theo Hiến pháp Việt Nam và công ước quốc tế về quyền con người mà chính phủ Hà Nội đã phê chuẩn.

Trong khi đó, Ân Xá Quốc tế (Amnesty International) cũng có thư gửi đến Tổng giám đốc Văn phòng Thường trực về Nhân quyền của Việt Nam trước khi diễn ra phiên xử hai thanh niên Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiên An tại Nha Trang hôm 23/8.

Thư của Ân Xá Quốc tế nêu rõ những quan ngại về các điểm mà tổ chức này nói có liên quan đến việc chính quyền Việt Nam đã không tuân thủ nghĩa vụ trong việc tôn trọng và bảo đảm quyền xét xử công minh trước khi diễn ra phiên xử Nguyễn Hữu Quốc Duy.

Ân Xá Quốc tế cho biết từ khi Nguyễn Hữu Quốc Duy bị bắt vào ngày 27 tháng 11 năm ngoái cho đến trước khi ra tòa vẫn không được quyền tiếp xúc với gia đình. Bản thân anh này không được quyền chọn luật sư theo luật pháp quốc tế mà cơ quan chức năng chỉ định một luật sư thay thế.

Phiên tòa xử hai thanh niên Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiên An được nói là xử công khai nhưng hầu như những người quan tâm đều không thể tiếp cận khu vực tòa án.

HRW và Tổ chức Ân Xá Quốc tế lên tiếng về bản án xử Nguyễn Hữu Quốc Duy

——————–

Chính quyền Dak Lak bắt giữ, thẩm vấn nhà hoạt động môi trường thuộc sắc tộc Ede

Ngày 24/8, chính quyền xã Ea Bhok, huyện Cu Kuin thuộc tỉnh Dak Lak đã bắt giữ cô H Buanbdap, 27 tuổi, người dân tộc Ede, vì cho rằng cô đã chia sẻ những tin tức về ô nhiễm môi trường ở vùng biển miền Trung bởi Formosa trên trang facebook cá nhân của cô.

Cô đã bị công an xã giam giữ và thẩm vấn trong hai ngày và một đêm.

Khi người trong gia đình lên ủy ban xã để hỏi tin tức về cô thì chính quyền địa phương chối, nói không giữ cô.

Công an xã cũng được cho là giành quyền kiểm soát trang facebook của cô.

Cô Trần Thị Hồng, vợ tù nhân lương tâm- mục sư Nguyễn Công Chính, cho biết người dân tộc Ede luôn bị đàn áp và theo dõi sát sao bởi chính quyền địa phương. Bất cứ một ý kiến bất đồng nào đều bị chính quyền địa phương để ý và trừng phạt.

Vietnamese Central Highlands Indigenous Environmentalist Kidnapped by Local Police

——————–

An ninh Việt Nam ngăn chặn nhà ngoại giao Đức, không cho ông gặp Tiến sỹ Nguyễn Quang A

Ngày 24/8, ông Lax Konrad, tùy viên chính trị của Đại sứ quán Đức ở Việt Nam, có kế hoạch đi thăm tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự, tại nhà của ông ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Tuy nhiên, khi xe oto của ông Lax Konrad đến gần nhà tiến sỹ A thì bị một nhóm mặc thường phục chặn lại không cho ông đi tiếp. Nhà ngoại giao định gửi xe ở chùa Diên Quang để đi bộ vào nhà thì những người kia cũng không cho ông đi tiếp.

Nhận được tin báo, Tiến sỹ A định đi ra để đón khách thì bị một nhóm bốn người mặc thường phục ngăn không cho ông ra khỏi nhà. Cuối cùng, nhà ngoại giao Đức buộc phải quay về Hà Nội mà không thể viếng thăm nhà của Tiến sỹ A như dự định.

Đây là một trong nhiều lần lực lượng an ninh Việt Nam đã ngăn cản không cho Tiến sỹ A gặp đại diện ngoại giao nước ngoài.

Vietnam Security Forces Block German Diplomat, Not Allowing Him to Visit Prominent Dissident

===== 26/8 =====

Nhà hoạt động về quyền đất đai Trịnh Bá Phương bị câu lưu, Công an đe dọa quản chế

Ngày 26/8, công an thành phố Hà Nội đã giải tán cuộc biểu tình của dân oan ở Hà Đông và bắt giữ Trịnh Bá Phương trong vài giờ đồng hồ.

Trong quá trình giam giữ Phương ở phường La Khê, công an thành phố Hà Nội đã sỉ nhục, đe dọa đánh đập và nói rằng sẽ áp dụng biện pháp quản chế anh trong vòng 1 năm, nếu anh vi phạm nội quy thì sẽ bắt anh đưa đi cải tạo.

Anh Phương là con trai lớn của cô Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Khiêm, hai cựu tù nhân lương tâm. Cô Thêu đã bị bắt vào ngày 10/6 với cáo buộc gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 của Bộ luật Hình sự.

TƯỜNG THUẬT DIỄN BIẾN TRONG ĐỒN CÔNG AN LA KHÊ 26/8/2016.

Hanoi Police Detain Land Right Activist, Threatening to Place Him under House Arrest

===== 27/8 =====

Nhà hoạt động môi trường ở Đồng Nai bị côn đồ tấn công

Buổi tối ngày 27/8, một nhóm sáu tên côn đồ đã nhảy vào nhà anh Nguyễn Trí Quốc (35 tuổi, ngụ ấp 1, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu) để tấn công anh bằng đá và tuýp sắt để trả thù cho việc anh lên tiếng về ô nhiễm môi trường.

Tuy bị tấn công bất ngờ nhưng anh Quốc đã chạy được sang nhà hàng xóm. Những kẻ tấn công đã đập phá nhiều đồ đạc trong nhà trước khi rời khỏi hiện trường bằng xe oto bảy chỗ đỗ gần đó.

Sau đó, anh Quốc đã phải đi cấp cứu ở bệnh viện địa phương, với 11 mũi khâu ở môi và miệng, anh đã bị choáng vì mất nhiều máu.

Anh Quốc cho rằng đây là vụ tấn công trả thù việc anh đã liên tục phản ảnh, tố cáo Công ty Thanh Tùng 2 và Công ty Cổ phần Sonadezi gây ô nhiễm môi trường khi chôn lấp rác thải độc hại ở Vĩnh Tân.

Kể từ khi khu chôn lấp rác thải Vĩnh Tân hoạt động, cuộc sống của người dân Tân Ấp 1 và 4 bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mùi hôi thối và ô nhiễm nước ngầm là hai thứ mà dân địa phương phải chịu.

Xông vào nhà đập phá, hành hung người tố cáo ô nhiễm?

Environmentalist in Southern Vietnam Escapes from Deadly Attack by Thugs