Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền tuần 38 từ ngày 12/9 đến ngày 18/9/2016: Ân xá Quốc tế kêu gọi Việt Nam trả tự do cho 82 tù nhân lương tâm

Bản tin Người Bảo vệ Nhân quyền | 18/9/2016

dtd

Ngày 09/9, Ân xá Quốc tế gửi một bức thư đến Chính phủ Việt Nam kêu gọi quốc gia này trả tự do cho 82 tù nhân lương tâm và đảm bảo tôn trọng quyền tự do của những bloggers và các nhà hoạt động xã hội ở trong nước.

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, nhà kỹ trị Trần Huỳnh Duy Thức, mục sư Tin lành Nguyễn Công Chính, blogger Nguyễn Huu Vinh (Anh Ba Sam), thượng tọa Thích Quảng Độ, nhà hoạt động công đoàn Nguyễn Hoàng Quốc Hùng là những người nằm trong danh sách mà Ân xá Quốc tế đưa ra.

Ân xá Quốc tế nói tổ chức này rất thất vọng khi Việt Nam thả 2.000 tù nhân  trước hạn và giảm án tù cho 22.600 người khác trong dịp quốc khánh 2/9 vừa qua mà trong số này không có ai là tù nhân lương tâm.

Tổ chức nhân quyền có trụ sở ở London ngày 15/9 kêu gọi mọi người trên toàn thế giới viết thư ngỏ đến lãnh đạo Việt Nam yêu cầu trả tự do và cung cấp điều trị y tế cho tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy, người bị ba khối u khi đang thi hành án tù 8 năm ở trại giam An Phước, Bình Duong.

Ngày 17/9, ba ngày trước phiên tòa sơ thẩm xét xử nhà hoạt động về quyền đất đai Cấn Thị Thêu theo cáo buộc gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 của Bộ luật Hình sự, Human Rights Watch đã kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho cô.

Cô Tạ Phong Tần, cựu tù chính trị hiện đang sống lưu vong tại Hoa Kỳ, đã được Program for Torture Victims trao giải thưởng Human Rights Hero Award. Đây là giải thưởng quốc tế thứ 3 mà cô được vinh danh. Trước đó, năm 2011 cô được trao giải thưởng Hellman Hammett Award của Human Rights Watch, và năm 2013, cô được vinh danh với giải thưởng Người Phụ nữ Can đảm Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Và nhiều tin quan trọng khác.

 

===== 12/9 =====

Ân xá Quốc Tế kêu gọi Việt Nam thả 82 tù nhân lương tâm

Tổ chức Ân xá Quốc tế mới đây lên tiếng kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do cho 82 tù nhân lương tâm và đảm bảo tôn trọng quyền tự do của những bloggers và các nhà hoạt động xã hội ở trong nước.

Bức thư do Tổng thư ký của Ân xá Quốc tế Salil Shetty ký đề ngày 9/9, được gửi đến Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.

Ân xá Quốc tế nói tổ chức này rất thất vọng khi Việt Nam thả 2.000 tù nhân  trước hạn và giảm án tù cho 22.600 người khác trong dịp quốc khánh 2/9 vừa qua mà trong số này không có ai là tù nhân lương tâm.

Tổ chức có trụ sở ở London đưa ra danh sách 82 người đang bị giam giữ, cầm tù ở Việt Nam, bao gồm các bloggers, các nhà hoạt động chính trị, xã hội và quyền của người lao động, những người hoạt động tôn giáo và nhân quyền.

/2016/09/16/amnesty-international-calls-on-vietnam-to-release-82-prisoners-of-conscience/

/2016/09/16/an-xa-quoc-te-keu-gọi-viẹt-nam-trả-tụ-do-cho-82-tu-nhan-luong-tam/

/2016/09/16/call-for-release-of-prisoners-of-conscience/

——————–

Kháng thư của các tổ chức xã hội dân sự độc lập về việc cưỡng chế và phá hủy chùa Liên Trì

Ngày 11/9, 23 tổ chức dân sự độc lập và 2 tổ chức chính trị đã cùng ký tên vào một kháng thư phản đối chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cưỡng chế và phá hủy chùa Liên Trì, một cơ sở tôn giáo có hơn 70 lịch sử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Các tổ chức đã tuyên bố:

1- Nhiệt liệt hoan nghênh và cảm phục Hòa thượng Thích Không Tánh cùng  chư tăng chùa Liên Trì -trong tình thế căng thẳng ấy- đã tỏ ra bất khuất khi quyết liệt từ chối tự di dời chùa, từ chối nhận tiền bồi thường và không chấp thuận hoán đổi, để bảo vệ sự tồn tại rất cần thiết của cơ sở Phật giáo lâu năm này, sự tự do tôn giáo rất quan trọng giữa lòng xã hội, và để bảo đảm nhu cầu tâm linh rất chính đáng của cư dân khu đô thị mới.

2- Cực lực phản đối nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam từ trung ương tới địa phương đã dựa vào một nguyên tắc được hiến định và luật hóa nhưng hoàn toàn phi lý và ngang ngược: “Đất đai, tài nguyên…  do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” (Hiến pháp đ. 53, Luật Đất đai điều 5), để tự tiện trục xuất người dân (cá nhân hay tập thể) khỏi nơi cư trú và sinh hoạt, mà đa phần vì lý do kinh doanh, lợi ích tài chính, gây nên thảm trạng dân oan lên tới hàng triệu người. Não trạng bất nhân và bất công, độc đoán và độc địa này phát xuất từ hành động cướp chính quyền từ tay nhân dân cách đây 71 năm, tước bỏ mọi nhân quyền lẫn dân quyền từ đó cho tới hiện giờ, và tước đoạt nhiều mảng đất đai của Tiên tổ mà dâng cho ngoại bang để hy vọng giữ vững quyền lực.

3- Nghiêm khắc nhắc nhở những kẻ cướp đoạt tài sản nhân dân –và qua đó chà đạp tự do tôn giáo– trong bộ máy cai trị rằng: nhân nào sinh quả ấy, mọi hành vi tội ác thế nào cũng bị trừng phạt; và rằng kháng thư này là một trong những hồ sơ của bản cáo trạng mà nhân dân và lịch sử dành cho đảng và nhà cầm quyền Cộng sản trong tòa án công lý tương lai. Bản cáo trạng này mới đây còn được nối dài thêm tội ác cướp đoạt quyền của nhân dân được sống trong môi trường an lành và Tổ quốc được có một lãnh hải an ninh, qua việc nhà cầm quyền góp tay với Formosa Trung Quốc làm nhiễm độc biển.

4- Tha thiết kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đặt lại Việt Nam vào Danh sách các Nước cần Quan tâm đặc biệt (CPC) vì những vi phạm quyền con người, nhất là quyền tự do tôn giáo một cách liên tục, và vì những chủ trương tìm kiếm lợi nhuận cho phe đảng cách phi pháp. Chúng tôi cũng kêu gọi mọi chính phủ dân chủ năm châu hãy có những biện pháp chế tài đối với chế độ bóc lột và đàn áp nhân dân tại Việt Nam.

Kháng thư của các tổ chức xã hội dân sự độc lập về việc cưỡng chế và phá hủy chùa Liên Trì

——————–

Tòa phúc thẩm giảm án cho ba sỹ quan công an, những người đã đánh chết Ngô Thanh Kiều

Tòa án Nhân dân Tối cao ở thành phố Đà Nẵng đã giảm án cho ba trong số năm sỹ quan công an của tỉnh Phú Yên, những người đã tra tấn đến chết Ngô Thanh Kiều trong đồn công an năm 2012.

Theo đó, thiếu úy Nguyễn Thân Thảo Thành 5 năm tù giam (giảm 3 năm tù so với bản án sơ thẩm); thiếu tá Nguyễn Minh Quyền 30 tháng tù; thượng úy Phạm Ngọc Mẫn 27 tháng tù; thiếu tá Nguyễn Tấn Quang 2 năm tù treo (chuyển từ tù giam sang tù treo); trung úy Đỗ Như Huy 1 năm tù treo; thượng tá Lê Đức Hoàn 9 tháng tù treo.

Vụ án 5 viên công an tra tấn man rợ anh Ngô Thanh Kiều đến chết vào năm 2012 dấy lên làn sóng phẫn nộ của dư luận khắp nơi, đặc biệt khi bản án sơ thẩm được dư luận đánh giá là quá nhẹ. Tuy nhiên, bản án phúc thẩm lại còn nhẹ hơn nhiều sơ với bản án sơ thẩm.

Luật sư Võ An Đôn, người bảo vệ quyền lợi cho bà Trần Thị Tâm, vợ ông Ngô Thanh Kiều nhận định về phiên xử mà ông cho là một “trò hề công lý” như sau: “Theo quy định của pháp luật thì hành vi của các sĩ quan công an này đã phạm vào tội giết người và chịu mức án cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, nhưng tòa án cấp sơ thẩm của tỉnh Phú Yên chỉ truy tố và xét xử về tội “Dùng nhục hình” nhằm giảm nhẹ đến mức thấp nhất cho các sĩ quan công an này.”

Vào năm 2014, chủ tịch nước CSVN khi đó là ông Trương Tấn Sang, đã yêu cầu các cơ quan tố tụng giải quyết vụ án này “đúng quy định pháp luật”.

/2016/09/12/vietnam-reduces-sentences-for-six-police-officers-in-torturing-suspect-to-death/

===== 14/9 =====

Tạ Phong Tần được trao giải Human Rights Hero 2016

Blogger Tạ Phong Tần vừa được Chương trình dành cho nạn nhân tra tấn (Program for Torture Victims -PTV), một tổ chức phi lợi nhuận trợ giúp nạn nhân tị nạn bị ngược đãi, trao giải “Anh Hùng Nhân Quyền 2016” ngày 14/9 tại Los Angeles.

Đây là một vinh dự lớn cho Tạ Phong Tần nói riêng và cho cộng đồng đấu tranh cho tự do dân chủ Việt Nam nói chung khi cô được sánh vai cùng 2 nhân vật rất nổi tiếng khác là ông Giám Sát viên Los Angeles Mark Ridley-Thomas và ngôi sao Hollywood George Takei, lừng danh trong vai Sulu của bộ phim kinh điển Mỹ “Star Trek”.

Ban tổ chức giới thiệu về Tạ Phong Tần như sau: “Cô Tạ Phong Tần là một nhà báo Việt Nam nổi bật được quốc tế ghi nhận và một nhà hoạt động nhân quyền.

Là một cựu sĩ quan công an, cô viết blog về sự lạm dụng của công an và hệ thống tư pháp cũng như những vụ việc tham nhũng trong bộ máy chính quyền Việt Nam. Năm 2011, cô bị bắt và kết án 10 năm tù giam.

Trong năm 2015, cô được sang định cư tại Mỹ, nơi đây cô đã tiếp tục vận động không ngừng cho dân chủ và tự do báo chí ở Việt Nam.”

Tạ Phong Tần từng được “Giải Nhân Quyền Hellman Hammett” của Human Rights Watch năm 2011; giải “Phụ nữ Can đảm của Thế giới” do Ngoại Trưởng John Kerry và phu nhân Tổng thống Barack Obama trao ngày 8/3/2013 tại hội trường Dean Acheson của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở thủ đô Washington, DC.

Tạ Phong Tần cũng là một trong số bốn người được lọt vào vòng trong đề cử giải thưởng báo chí 2013 của Index on Censorship, một tổ chức quốc tế trụ sở tại London chuyên bảo vệ quyền tự do bày tỏ quan điểm và quyền tự do báo chí.

PTV là một tổ chức phi lợi nhuận Hoa Kỳ, hoạt động với mục đích xây dựng lại cuộc sống của những con người dũng cảm đã sống sót sau khi trải qua sự tra tấn và đàn áp do nhà nước bảo trợ, những người đã đứng lên vì tự do, bình đẳng, và phẩm giá con người.

Trong 36 năm qua, PTV đã giúp người tị nạn mới đến Hoa Kỳ từ hơn 70 quốc gia chữa lành vết thương về thể chất và tâm lý của họ, và bắt đầu một cuộc đời thứ hai ở đây, tại California.

Các đối tượng thường bao gồm các nhà hoạt động nhân quyền, các nhà lãnh đạo công đoàn, các nhà báo, giáo viên, các nhà bảo vệ quyền phụ nữ và người đồng tính, lưỡng tính hoặc chuyển giới, thành viên các cộng đồng tôn giáo hay dân tộc thiểu số, người bảo vệ môi trường, và các thủ lãnh sinh viên.

Tạ Phong Tần được trao giải Human Rights Hero 2016

===== 15/9 =====

Ân xá Quốc tế báo động nữ tù nhân Trần Thị Thúy đang suy kiệt trong tù

Ân xá Quốc tế hôm 15/09 ra thông cáo kêu gọi hành động khẩn cấp đối với trường hợp tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy, người đang phải chịu án tù 8 năm về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” tại trại giam An Phước ở tỉnh Bình Dương.

Bà là một trong số ít nhất 82 tù nhân lương tâm tại Việt Nam có tên trong danh sách mà Ân xá Quốc tế vừa gửi cho các lãnh đạo chóp bu của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam.

Gia đình tù nhân Trần Thị Thúy vừa có chuyến thăm nuôi bà mới nhất vào hôm 3/9 vừa qua và cho biết tình trạng của bà hiện nay rất đáng ngại, vì khi được đưa ra để gia đình thăm gặp thì bà thoạt đầu không thể nhận ra thân nhân.

Theo lời bà kể lại cho gia đình, nhân viên y tế trại giam cho bà uống một loại thuốc không rõ, mà bà tin là đã làm cho trí nhớ của bà bị ảnh hưởng và trở nên lú lẫn.

Gia đình cho biết hiện bà Thúy có ba khối u mà thuốc của nhà tù cấp cho bà uống không hề có tác dụng chữa trị. Trại giam không cho bà Thúy nhận thức ăn và thuốc gia đình gửi vào, và điều kiện họ đưa ra là bà phải nhận tội như cáo buộc mà nhà cầm quyền cộng sản đã đưa ra đối với bà.

Bà Thúy bị bệnh vào khoảng tháng Tư năm 2015 trong lúc bị giam tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Bác sĩ trại giam chẩn đoán bà bị bướu tử cung nhưng đã không được chữa trị. Một viên chức trại giam bảo bà phải thú nhận tội danh hoặc “chết trong tù”.

Theo Ân xá Quốc tế thì biện pháp từ chối không cho tù nhân được chữa trị đúng cách để buộc họ nhận tội cấu thành hành vi tra tấn và vi phạm Công ước Chống Tra tấn mà Việt Nam đã ký kết.

Bà Trần Thị Thúy là một tiểu thương, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo và một nhà hoạt động đấu tranh cho quyền lợi đất đai của người dân. Bà bị bắt vào tháng Tám năm 2010 và bị xét xử cùng với sáu nhà hoạt động khác tại Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre ngày 30/5/2011.

Trước tòa án bà đã từ chối nhận tội mà chính quyền tố cáo bà. Vì sự kiên cường của mình, bà luôn gặp phải nhiều khó khăn từ các cán bộ trại giam trong thời gian vừa qua.

Hành động khẩn cấp: Tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy bị từ chối chữa trị khối u

Viet Nam: Further Information: Jailed activist denied proper medical treatment

——————–

Hàng trăm nhân sĩ tại Việt Nam ra tuyên bố chung phản đối dự án thép Ninh Thuận

Một số tổ chức xã hội dân sự độc lập và hàng trăm nhân sĩ trên toàn quốc Việt Nam hôm 15 tháng 9 cùng ký tên vào một bản tuyên bố chung phản đối dự án nhà máy thép của Tập đoàn Hoa Sen (HSG) tại tỉnh Ninh Thuận, một dự án được cho là “khuất tất, cực kỳ phiêu lưu, nguy hiểm đối với đời sống kinh tế xã hội đất nước”.

Bản tuyên bố chung nhắc lại thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh gây ra, cho rằng “vì lợi ích nhóm bất chính, chủ dự án và giới chức quản lý hữu trách Việt Nam bất chấp tính mạng, sức khỏe và lợi ích chính đáng của nhân dân.”

Bản tuyên bố chung cảnh cáo rằng những dự án công nghiệp tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm cao đang được các công ty đưa vào các quốc gia chưa phát triển, trong đó có Việt Nam, vì ở những quốc gia đó hệ thống pháp luật môi trường còn yếu kém và quan chức thì tham nhũng.

Các tác giả của bản tuyên bố chung chỉ ra những hiểm họa lớn về kinh tế và xã hội của dự án thép Ninh Thuận, bao gồm: tỉnh Ninh Thuận vốn khan hiếm nguồn nước; nhà máy luyện thép sẽ xả thải không những nước mà còn chất rắn, tro xỉ và khói bụi độc hại; cộng thêm sản lượng thép trên thế giới đang và sẽ vượt xa nhu cầu.

Các tác giả cũng đặt dấu hỏi đối với việc Tập đoàn Hoa Sen công khai tuyên bố nếu mua công nghệ sản xuất thép Âu, Mỹ thì không có lời, và dự trù sẽ mua công nghệ Trung Cộng, trong khi công ai ai cũng biết công nghệ sản xuất thép của Trung Cộng lạc hậu, tiềm ẩn lớn rủi ro môi trường.

Bản tuyên bố chung nhắc lại lời phát biểu trắng trợn của ông Chủ tịch Lê Phước Vũ : “Một quý làm thép lời tới 2.000 tỷ đồng, ngu gì không làm?”.

“Rõ ràng, HSG chỉ chăm chăm lợi nhuận của doanh nghiệp, bất chấp nguy cơ khủng khiếp đối với tính mạng, sức khỏe, lợi ích nhân dân cũng như trật tự trị an xã hội.” – bản tuyên bố chung khẳng định.

Bản tuyên bố chung đồng thời báo động về mưu toan nhằm bịt miệng truyền thông của các cơ quan nhà nước, nhằm ngăn chặn những ý kiến phản biện.

Những người và tổ chức ký tên kêu gọi nhân dân cả nước và đồng bào ở hải ngoại, bằng mọi phương cách, dấy nên làn sóng phản đối quyết liệt dự án thép hết sức nguy hiểm này.

Hàng trăm nhân sĩ tại Việt Nam ra tuyên bố chung phản đối dự án thép Ninh Thuận

——————-

Toà Đại Sứ Úc gặp các nhà hoạt động tại Việt Nam để tìm hiểu về tình hình tự do tôn giáo

Vào sáng ngày 15 tháng 9 năm 2016, Đại sứ quán Úc đã có buổi gặp và tiếp xúc với một số nhà hoạt động dân chủ và tự do tôn giáo, để tìm hiểu về tình trạng đàn áp tôn và quyền tự do tín ngưỡng giáo tại Việt Nam.

Tracey Macmillan từ Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc và cô Rose McConnel – ủy viên phụ trách về nhân quyền thuộc tòa đại sứ tham dự cuộc gặp mặt.

Các nhà hoạt động dân chủ trong nước gồm có Linh mục Giuse Nguyễn Văn Thế – giáo phận Bắc Ninh, các cựu tù nhân lương tâm Công giáo như anh Chu Mạnh Sơn, Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật và cô Hà Thị Vân – đại diện Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo.

Trong buổi gặp gỡ, các nhà hoạt động đã trình bày những vấn đề mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã thẳng tay đàn áp, sách nhiễu, hạn chế quyền tự do tín ngưỡng của người dân Việt Nam.

Cô Hà Thị Vân sau đó đã trình bày về những vấn đề liên quan đến việc dự thảo luật tự do tín ngưỡng tôn giáo sắp được ban hành. Theo cô, bộ luật này có có nhiều mặt yếu kém, nhiều điều khoản với mục đích hạn chế tôn giáo phát triển, hạn chế quyền được tự do biểu đạt tín ngưỡng.

Kết thúc buổi gặp, bà Tracey đã gửi lời cám ơn đến mọi người. Bà cho biết phía Úc đang theo dõi và quan tâm đến việc một số nơi bị công an quấy rối khi làm thánh lễ, và đặc biệt là sự việc Chùa Liên Trì bị chính quyền thành phố HCM cho người đến phá hủy mới đây.

“Chúng tôi sẽ thu thập thêm các thông tin khác liên quan về tình trạng nhà cầm quyền Việt Nam đã và đang đàn áp, sách nhiễu, gây khó khăn đến tình trạng thực hành niềm tin tôn giáo, cũng như nhân quyền để đến lúc trở lại nước Úc, tôi sẽ có một báo cáo đầy đủ, tổng quát gửi lên chính phủ. Chúng tôi cũng sẽ yêu cầu chính phủ Úc sẽ có những chế tài để yêu cầu chính phủ Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo cũng như vấn đề nhân quyền”. – Bà Tracey cho biết.

Toà Đại Sứ Úc gặp các nhà hoạt động tại Việt Nam để tìm hiểu về tình hình tự do tôn giáo

===== 17/9 =====

Việt Nam: Hủy cáo buộc và trả tự do cho người hoạt động về quyền đất đai

Chính quyền Việt Nam phải hủy cáo buộc và trả tự do vô điều kiện cho một nhà hoạt động nổi bật về quyền sử dụng đất, người đang đối mặt với phiên tòa vì đã thực hiện các quyền của mình một cách ôn hòa, Human Rights Watch nói ngày hôm nay. Vào ngày 20/9/2016, một tòa án ở Hà Nội sẽ bắt đầu xét xử Cấn Thị Thêu với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 của Bộ luật Hình sự sau khi cô và những người khác tiến hành nhiều cuộc biểu tình ôn hòa chống việc tịch thu đất đai.

Xung đột giữa người dân và chính phủ trong việc tịch thu đất đai đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam trong vài năm qua”, ông Brad Adams, giám đốc châu Á của Human Rights Watch cho biết. “Chính phủ nên cải cách pháp luật về đất đai và phương thức bồi thường thay vì trừng phạt những người phản đối việc lấy đất đai của họ.”

Ngày 10 tháng 6, nhà cầm quyền Hà Nội bắt Cấn Thị Thêu, 54 tuổi, và buộc tội cô “gây rối trật tự công cộng” sau khi cô dẫn dắt người dân từ phường Dương Nội mang theo các biểu ngữ đến nhiều cơ quan chính phủ để đưa kiến nghị chống lại việc tịch thu đất đai. Cô cũng bị cáo buộc hối thúc người dân từ phường Dương Nội  tẩy chay cuộc tổng tuyển cử vào tháng Năm. Sau khi bị bắt, Cấn Thị Thêu tiến hành tuyệt thực hơn 10 ngày.

Hơn một thập kỷ trước đây, vào tháng 6 năm 2006, chính quyền địa phương đã quyết định tịch thu đất nông nghiệp tại phường Dương Nội quận Hà Đông và biến khu vực này thành một khu đô thị. Hàng trăm gia đình phản đối việc tịch thu và bồi thường rẻ mạt. Nhà chức trách đã không chú ý đến người bị tịch thu đất hoặc lờ đi các khiếu kiện của họ. Vào tháng Tư năm 2014, chính quyền địa phương tịch thu đất đai và đánh đập tàn nhẫn nhiều người biểu tình.

Cấn Thị Thêu đã bị bắt tại hiện trường khi đang chụp ảnh và quay phim vụ cưỡng chế. Cô bị buộc tội “chống lại những người đang thi hành công vụ” theo Điều 257 của Bộ luật Hình sự. Chồng cô, Trịnh Bá Khiêm, cũng đã bị bắt và bị buộc tội tương tự. Vào tháng Chín năm 2014, cả hai đều bị kết án. Cấn Thị Thêu đã bị kết án 15 tháng tù giam và Trịnh Bá Khiêm bị 18 tháng (sau đó giảm xuống 14 tháng). Trong tháng 6 năm 2015, khi Trịnh Bá Khiêm hoàn thành án tù của ông, hàng chục nhà hoạt động về quyền sử dụng đất và blogger đã đi đến nhà tù số 6 tại tỉnh Nghệ An để chào đón anh. Nhóm này đã bị tấn công bởi những người đàn ông trong bộ quần áo dân sự. Con trai út của Cấn Thị Thêu là Trịnh Bá Tư bị đánh đập và chịu nhiều thương tích nghiêm trọng. Vào tháng 7 năm 2015, Cấn Thị Thêu hoàn thành án tù giam trong nhà tù số 5 ở Thanh Hóa.

Kể từ khi được trả tự do, Cấn Thị Thêu đã tiếp tục đấu tranh về vấn đề đất đai và môi trường. Cô tham gia vào nhiều cuộc biểu tình kêu gọi trả tự do cho luật sư nổi tiếng Nguyễn Văn Đài và trợ lý của ông là cô Lê Thu Hà, thúc giục chính phủ bãi bỏ Điều 88 của Bộ luật Hình sự,một điều luật mà chính phủ sử dụng để hình sự hóa những người chỉ trích ôn hòa. Cô tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối việc cảnh sát sử dụng bạo lực, và cô cũng tham gia tuyệt thực ủng hộ tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức.

“Khi Đảng Cộng sản Việt Nam cần sự ủng hộ của nông dân, họ hô hào “Người cày có ruộng. Còn giờ đây, chính quyền bỏ tù những người có quan điểm đó”, ông Adams nói.

Vietnam: Drop Charges and Free Land Rights Activist

Việt Nam: Hủy cáo buộc và trả tự do cho người hoạt động về quyền đất đai     

——————–

Phái đoàn tôn giáo quốc doanh đến Hoa Kỳ vận động nhưng không thành

Mạch Sống: Tuần qua lãnh đạo của nhiều tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận đã đến Hoa Kỳ để chứng tỏ là ở Việt Nam có tự do tôn giáo. Họ tháp tùng Vũ Hồng Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài. Tuy nhiên, họ đã không qua mắt được các giới chức chính quyền và những tổ chức nhân quyền Hoa Kỳ.

“Ai cũng thấy rõ sự khác biệt giữa những người mang danh nghĩa tôn giáo đi theo phái đoàn của nhà nước và những người thuộc các tôn giáo độc lập ”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nhận định.

Theo ông Thắng, yếu tố phân biệt đập vào mắt chính là tư cách đi tháp tùng phái đoàn của nhà nước.

“Họ được nhà nước Việt Nam tài trợ, sắp xếp mọi thủ tục xuất cảnh và hướng dẫn mọi đường đi nước bước trong khi những nhóm độc lập thì bị cấm xuất cảnh hoặc bị sách nhiễu, tra khảo và thậm chí bắt giam sau khi trở về”, Ts. Thắng nói.

Những khó khăn mà các nhóm tôn giáo độc lập phải đối mặt được Cô Tina Mufford thuộc Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ giải thích tại buổi hội luận được tổ chức ngày 12/9 tại Hudson Institute, Hoa Thịnh Đốn:

“Tháng vừa rôi tôi đến Đông Timor để tham gia Hội Nghị về Tự do Tôn giáo hay Niềm tin ở Đông Nam Á; nhiều người Việt Nam muốn tham gia đã bị cấm xuất cảnh và nhiều người khác đã bị sách nhiễu, giam giữ sau khi họ về nhà chỉ vì tham gia hội nghị này.”

Theo Ts. Thắng, lộ liễu hơn nữa là các tổ chức tôn giáo quốc doanh đã ủng hộ chính sách kiểm soát tôn giáo của chính quyền. Ngược lại, các nhóm tôn giáo độc lập mạnh mẽ chỉ trích sự đi thụt lùi của dự thảo luật mới nhất so với các bản trước đó vốn đã nặng tính xin-cho.

Theo một nguồn tin thân cận, khi gặp phái đoàn của Ông Vũ Hồng Nam sáng ngày 12 tháng 7, Đại Sứ Saperstein đã nói về tình trạng thiếu tự do tôn giáo ở Việt Nam và những điều khoản cần thay đổi trong dự thảo luật hiện hành về tín ngưỡng và tôn giáo. Hiện diện có các lãnh đạo tôn giáo quốc doanh.

Tại buổi hội luận ở Hudson Institute, Cô Mufford nhận xét về dự thảo luật này: “[Chính quyền Việt Nam] mang tâm lý là phải kiểm soát chặt chẽ các tôn giáo; không có lý do nào hay lý lẽ biện minh nào cho việc này.”

— end —