Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam công bố Giải Nhân quyền Việt Nam 2016

Bản Tin Báo Chí
13/11/2016

Luật sư Võ An Đôn, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, và hai nhà đấu tranh cho dân oan Trần Ngọc Anh và Cấn Thị Thêu được tuyển chọn từ một danh sách 22 người được đề cử.
Little Saigon, CA. USA – Trong cuộc gặp gỡ giới truyền thông vào ngày 13 tháng 11, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam cho biết Giải Nhân quyền Việt Nam năm 2016 được trao cho LS Võ An Đôn, Mạng lưới Blogger Việt Nam, và hai nhà đấu tranh cho dân oan Trần Ngọc Anh và Cấn Thị Thêu. Họ được tuyển chọn từ danh sách 22 đơn đề cử từ Việt Nam và hải ngoại.

Được thành lập từ năm 2002, Giải Nhân quyền Việt Nam được trao hàng năm cho 36 cá nhân và 2 tổ chức đã có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho công lý và nhân quyền tại Việt Nam. Giải Nhân quyền VN còn là một cơ hội để người Việt ở hải ngoại bày tỏ tình liên đới với những kẻ dấn thân vào cuộc chiến đấu không ngơi nghỉ vì những quyền căn bản cho nhân dân Việt Nam.

Buổi lễ trao giải năm nay sẽ được tổ chức tại TP Boston, TB Massachusetts, Hoa Kỳ nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền lần thứ 68 do sự hợp tác giữa Mạng lưới Nhân quyền VN, Cộng đồng Việt Nam tại Massachusetts, và Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại – Cơ sở Boston.
Sau đây là đôi dòng tóm lược về những người nhận giải năm 2016:

Luật sư Võ An Đôn

Luật sư Võ An Đôn sinh năm 1977 tại Tỉnh Phú Yên. Sau khi tốt nghiệp đại học ngành luật và khoa học xã hội, ông về làm chuyên viên Phòng Nội chính Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên. Thế nhưng thấy công việc không phù hợp với ý nguyện và chuyên môn, ông theo học khóa đào tạo luật sư, rồi mở văn phòng luật sư riêng tại quê nhà tại Thị trấn Phú Thứ, Huyện Tây Hoà, Tỉnh Phú Yên.
Là một thanh niên đầy nhiệt huyết và lý tưởng công bằng xã hội, LS Võ An Đôn đã sử dụng tư cách luật sư của mình để hỗ trợ pháp lý cho hàng trăm dân nghèo mà không đòi hỏi một chi phí nào dù cuộc sống vật chất của ông cũng chẳng khá giả bao nhiêu. Đặc biệt ông đã can đảm đương đầu với nhà cầm quyền cộng sản trong những vụ án hình sự rất nhạy cảm, điển hình là vụ ông Ngô Thanh Kiều bị 5 công an ở Phú Yên đánh đến chết vào năm 2012 và vụ em Tu Ngọc Thạch (14 tuổi) bị công an đánh chết vào năm 2013. Ông cũng đã không ngần ngại tham gia bênh vực nạn nhân của các vụ án chính trị quan trọng như vụ sinh viên Nguyễn Viết Dũng bị truy tố với tội danh “gây rối trật tự công cộng,” vụ  dân oan Nguyễn Văn Thông bị truy tố với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ,” và vụ dân oan Cấn Thị Thêu bị truy tố với tội danh “gây rối trật tự công cộng.”

Vì đã kiên trì đeo đuổi công lý, đặc biệt là công lý cho người nghèo, LS Võ An Đôn đã bị gặp nhiều khó khăn và hăm dọa của chính quyền, từ những lời đe dọa nặc danh đến việc bị công an, công tố, và tòa án đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư.

Ngoài việc đấu tranh nhân quyền qua vai trò luật sư, Võ An Đôn còn can đảm dấn thân thể hiện quyền chính trị công dân qua việc tự ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên hai lần. Lần đấu vào năm 2011 và lần thứ hai vào năm 2016. Luật sư Đôn bị Hội nghị Cử tri tại nơi cư ngụ và Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên đấu tố không đủ tư cách ứng cử vì viết bài trên Facebook, trả lời đài nước ngoài, và không tham gia công tác địa phương và cơ sở…

Việc làm của LS đã lôi kéo được sự ủng hộ của những người quan tâm đến nhân quyền. Tháng 12 năm 2014, nhiều trang mạng trong và ngoài nước đã đăng “Thư ủng hộ LS Võ An Đôn.” Bức thư đã nhận được hàng trăm chữ ký của các nhà hoạt động nhân quyền trong nước.

Việc làm, khả năng, dũng khí, và đặc biệt là lý tưởng phục vụ nhân quyền và nhân phẩm của vị luật sư trẻ tuổi đã thu hút sự thương mến và cảm phục không những từ các những nạn nhân của cường quyền mà còn của mọi người yêu chuộng công lý. Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam long trọng vinh danh LS Võ An Đôn qua Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2016.

Mạng Lưới Blogger Việt Nam

Chính thức ra mắt ngày 10/12/2013 tại Việt Nam đúng vào ngày Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 65, Mạng lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) tập hợp đông đảo các Bloggers liên kết với nhau qua một “mạng lưới”mở rộng, đã đóng góp rất nhiều cho cuộc tranh đấu chung cho dân chủ, nhân quyền, đặc biệt là quyền Tự Do Ngôn Luận tại Việt Nam, từ suốt gần 4 năm qua.

Sau đây là một số hoạt động nổi bật của MLBVN được ghi nhận:

Năm 2013: công bố bản “Tuyên Bố 258” vận động quốc tế đòi xóa bỏ điều 258 của Bộ luật Hình sự Việt Nam về “tội lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích quốc gia”, phát động phong trào thả bong bóng nhân quyền, nhất là những cuộc xuống đường phổ biến Cẩm nang Nhân quyền rộng rãi cho người dân khắp nước.

Năm 2014: khởi xướng chiến dịch “Chúng Tôi Muốn Biết” đòi quyền được biết của công dân về vận mệnh của dân tộc sau Hội nghị Thành Đô 1990;  kêu gọi biểu tình chống Trung Cọng, mở các buổi Cafê Nhân quyền với nhiều chủ đề nhân quyền khác nhau, công bố Hồ sơ những người dân bị chết trong đồn công an.

Năm 2015: Cùng với một số hội đoàn khác, khởi xướng chiến dịch Nhân quyền “We Are One”, một cuộc vận  động có sự tham gia đông đảo nhất của người Việt trong và ngoài nước trong những năm gần đây. Một trong những hoạt động đáng chú ý của chiến dịch này là cuộc “Tổng Tuyệt thực Toàn cầu Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam”, với hàng ngàn người Việt tại nhiều thành phố trên khắp các châu lục đồng loạt tham gia.

Năm 2016: Tham gia cuộc chiến chống lại tập đoàn xả thải Formosa và nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, phổ biến “Tâm tình và lời kêu gọi của Mạng Lưới Blogger Việt Nam” nhằm kêu gọi người dân đồng lòng đứng lên bảo vệ môi trường, đòi Formosa rời khỏi Việt Nam và truy tố những thành phần có trách nhiệm liên hệ.

Các thành viên MLBVN nhiều lần bị đàn áp, bắt bớ, tra tấn, như  các bloggers như Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Thanh Nghiên, Dương Đại Triều Lâm, Trịnh Kim Tiến và nhiều thành viên khác. Vụ đàn áp nặng nề nhất gần đây đối với MLBVN là vụ bắt giam Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào ngày 10/10/2016 với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam.” Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, khuôn mặt chủ chốt của MLBVN, là một nữ chiến sĩ nhân quyền dũng cảm và kiên trì, đã từng được Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự – Civil Rights Defenders – của Thuỵ Điển trao tặng giải “Người Bảo Vệ Dân Quyền năm 2015”.

Với thành tích hoạt động một cách bất bạo động vì nhân quyền nêu trên, Mạng Lưới Blogger Việt Nam là một tập hợp những chiến sĩ nhân quyền cao quý, rất xứng đáng được tuyên dương và trao tặng Giải Nhân quyền việt Nam năm 2016.

Bà Trần Ngọc Anh

Khởi đi từ thân phận nạn nhân của chính sách “kinh tế mới”, sau năm 1975, Bà Trần Ngọc Anh và gia đình đã bị đày đến rừng Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa. Với mồ hôi và nước mắt trong 17 năm dài gia đình bà đã cật lực khai khẩn được 10 mẫu đất hoang để canh tác. Đến năm 1993, chính quyền địa phương  quyết định thu hồi đất đai của 294 hộ dân trong khu vực bằng bạo lực an ninh vũ trang. Mười mẫu đất của gia đình Bà Trần Ngọc Anh bị tịch thu, biến thành tài sản riêng của cán bộ. Bà đã phải đi làm thuê cho chủ mới trên ngay chính mảnh đất của gia đình bà.

Trước tình trạng nghịch lý và bất công đó, Bà Trần Ngọc Anh đã cương quyết phản đối một cách ôn hòa bằng con đường khiếu kiện và biểu tình. Trong suốt 23 năm, từ 1993 đến nay, Bà đã bôn ba từ Nam ra Bắc cùng với những nạn nhân bị cướp đất khác tổ chức nhiều cuộc khiếu nại tập thể và xuống đường với hàng trăm người tham gia để bày tỏ nguyện vọng. Trong suốt quá trình đấu tranh, Bà đã bị công an đánh đập và bắt giữ nhiều lần và hiện đang mang thương tật do hậu quả của bạo hành công an. Tháng Giêng năm 2010, Bà bị chính quyền tống giam 15 tháng với tội danh “Gây rối trật tự công cộng.”

Sau khi ra tù, Bà vẫn tiếp tục con đường vì công lý và nhân quyền đã chọn. Tháng 12 năm 2013, Bà thành lập và lãnh đạo Phong Trào Liên Đới Dân Oan với tôn chỉ tranh đấu tới cùng cho một nền Công Lý đích thực và cho một xã hội Việt Nam có đầy đủ Nhân Quyền. Ngoài việc tổ chức khiếu kiện và biểu tình, Bà cũng thường xuyên viết bài để bày tỏ chính kiến đấu tranh được đăng trên Facebook cá nhân của Bà.

Mặc dầu xuất thân là dân oan, nhưng Bà Trần Ngọc Anh đã vượt qua quyền lợi cá nhân để trở thành biểu tượng đấu tranh cho tập thể dân oan bị áp bức nói riêng và toàn dân Việt Nam nói chung trong nỗ lực đòi lại quyền sống, tự do, và dân chủ từ chế độ chính trị độc tài áp bức.

Bà Cấn Thị Thêu

Vào năm 2007 – 2008 chính quyền tỉnh Hà Tây bắt đầu tiến hành việc cưỡng chế thu hồi đất của nông dân để giao cho các nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thi mới. Nông dân rất phẩn nộ vì phương tiện sinh sống duy nhất bị cướp đoạt mà không được đền bù thỏa đáng. Là một cư dân phường Dương Nội, quận Hà Đông, bà Cấn Thị Thêu đã đứng lên tập hợp những nạn nhân của quyết định thu hồi đất trái phép nầy để đòi quyền lợi chính đáng và yêu cầu chính quyền phải đối thoại với nhân dân.
Nhưng chính quyền đã bất chấp công lý và luật pháp từ chối những đòi hỏi chính đáng của người dân. Đầu năm 2010, chính quyền đưa hàng nghìn công an, quân đội, côn đồ đến ủi phá hết hoa màu và mồ mả của nhân dân ở phường Dương Nội để lấy đất cho dự án khu B đô thị Lê Trọng Tấn. Và sau đó họ còn dùng những phần tử xã hội đen đến đe dọa các gia đình nạn nhân. Cuộc lấn chiếm trái phép lần thứ hai được tiếp diễn một cách quy mô với hàng ngàn lực lượng an ninh vào tháng 4 năm 2014. Nhiều người dân bị đánh đập dã man và bắt giam, trong đó có Bà Cấn Thị Thêu và chồng là Ông Trịnh Bá Khiêm.
Tháng 9, 2014, bà Thêu bị kết án 15 tháng tù giam và ông Trịnh Bá Khiêm bị 18 tháng  với tội danh “chống người thi hành công vụ.” Ra tù vào tháng 7, 2015, bà Thêu vẫn không từ bỏ con đường đấu tranh cho dân oan trước áp bức của cường quyền. Cùng với đồng bào dân oan và những người đấu tranh cho nhân quyền bà tham gia các vụ khiếu kiện và biểu tình chống cướp đất, chống các phiên tòa bất công, và chống việc chính quyền dung dưỡng nhà máy thép Formosa gây ô nhiểm môi trường sống của nhân dân các tỉnh Miền Trung. Vì thế bà luôn bị công an truy lùng, hành hung và bắt giữ nhiều lần.
Ngày 10-6-2016, bà Cấn Thị Thêu bị bắt giam lần nữa và bị truy tố vối tội danh “gây rối an ninh trật tự.” Ngày 20-09-2016 toà án quận Đống Đa kết án bà Thêu 20 tháng tù giam. Hiện nay, bị nhốt tại trại tạm giam số 1 Hoả Lò, bà Thêu vẫn không được nhận thuốc gia đình gởi vào không được gặp thân nhân.

Mặc dầu xuất thân là dân oan đi đòi đất cho gia đình, bà Cấn Thị Thêu, cũng như bà Trần Ngọc Anh, đã vượt qua quyền lợi cá nhân để đấu tranh cho tập thể dân oan bị bóc lột. Với 2 lần ngồi tù trong chế độ Cộng sản và rất nhiều lần bị đàn áp đánh đập, bà Cấn Thị Thêu xứng đáng được tuyên dương là một tấm gương đấu tranh cho nhân quyền một cách ôn hòa nhưng cương quyết cho dân oan tại Việt Nam ngày nay nói riêng và cho toàn dân Việt Nam nói chung.


Lawyer Vo An Don, the Vietnamese Bloggers’ Network, and two activists for victim of injustice Tran Ngoc Anh and Can Thi Theu were selected from 22 nominations.

Little Saigon (11-13-2016)  – At a press conference in Little Saigon today, Vietnam Human Rights Network (VNHRN) announced that the 2016 Vietnam Human Rights Award is to be presented to Lawyer Vo An Don, the Vietnamese Bloggers’ Network, and two activists for victim of injustice Tran Ngoc Anh and Can Thi Theu.  Those winners were selected from a list of 22 nominations received from Vietnam and abroad.

Created in 2002 the Vietnam Human Rights Award has been bestowed to 36 individuals and 2 organizations who have made outstanding contributions to and have demonstrated influence on the promotion of justice and human rights movements in Vietnam. It is also an opportunity for Vietnamese in the Diaspora to show their solidarity with those who have engaged in the relentless fighting for Vietnamese people’s basic rights.

This year, the awarding ceremony will take place in Boston, Massachusetts, USA on the 68th Anniversary of the International Human Rights Day. The event is being organized by VNHRN in collaboration with the Vietnamese American Community of Massachusetts and the Movement of the Vietnamese Laity in Diaspora – Boston chapter.

The following are the brief highlights of the 2016 Award winners:

 

Lawyer Vo An Don

Lawyer Vo An Don was born in 1977 in Phu Yen Province. After graduating from university in law and social sciences, he first worked for Internal Affairs of the Provincial Communist Party Committee of Phu Yen. He realized that the work he had to perform did not align with his aspirations and expertise, and enrolled in the study of law. He subsequently opened a private law office in his hometown Phu Thu, Tay Hoa District, Phu Yen Province.
As a young man filled with enthusiasm and idealism for social justice, lawyer Vo An Don used his expertise and status to provide legal support to hundreds of disadvantaged people without charging any fees, while he was himself not leading a life of material wealth. He showed particular courage in confronting communist authorities in sensitive court cases, namely the Ngo Thank Kieu police brutality case where the victim was beaten to death by Phu Yen police in 2012, and the case of 14 year-old Tu Ngoc Thach also beaten to death by police in 2013. Furthermore, he did not hesitate to take on the defense of victims in political cases, among them student Nguyen Viet Dung accused of causing public disorder, expropriation victim Nguyen Van Thong accused of abusing democratic freedoms, and expropriation victim Can Thi Theu also accused of causing public disorder.
For his persistent pursuit of justice, especially justice for the disadvantaged, lawyer Vo An Don has encountered difficulties caused by the government as well as threats, ranging from anonymous insults, to attempts by police, the prosecution and the courts to revoke his lawyer’s license.

 

Aside from his human rights activism as a lawyer, Mr. Vo An Don also showed courage through his public involvement to assert his civil and political rights as he twice ran for office in the National Assembly and the People’s Council of Phu Yen Province. The first time was in 2011 and the second time in 2016. Lawyer Vo An Don was subjected to government-orchestrated denunciations by his neighborhood’s Voter Conference and Phu Yen Province’s lawyer association which declared him unfit to run for office due to his Facebook postings, his interviews with overseas media, and his lack of participation in local and workplace duties.

 

His actions has mobilized the support of those concerned about human rights. In December 2014, many domestic and overseas websites launched a “Letter of Support for Lawyer Vo An Don” which received hundreds of signatures from human rights activists in Vietnam.

 

The young lawyer’s deeds, abilities, fearlessness, and in particular his devotion to human rights and human dignity have attracted much affection and admiration from victims of government abuses as well as from all individuals committed to justice. The Vietnam Human Rights Network solemnly honors lawyer Vo An Don with the 2016 Vietnam Human Rights Award.

 

 

The Vietnamese Bloggers’ Network

 

With its formal introduction to the public in Vietnam on Dec 10, 2013 that marks the 65th anniversary of the International Human Rights Day, the Vietnamese Bloggers Networks (VBN), an assembly of many bloggers that link together into an “open” network, has made significant contributions to the fight for democracy and human rights, especially the freedom of speech in Vietnam during the last four years.

Following are some of the VBN’s typical activities:

 

In 2013: Circulating its “258 Declaration” to call on the world to pressure for the abolition of Vietnam’s Criminal Law Article 258 about “Abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State”, and starting the movement of flying human rights balloons, especially the wide street distributions of the “Human Rights Handbook” to the people nationwide.

 

In 2014: Starting the campaign “We Want To Know” to demand the State to inform its citizens of their fate following the 1990 Thanh Do Conference; organizing anti-Communist China demonstrations; and opening Human Rights Coffee talks to discuss about various human rights issues.

 

In 2015: Together with other civil society groups, starting the Human Rights campaign “We Are One” to call on the Vietnamese in and out of Vietnam to participate. One of the remarkable activities of this campaign has been the “Global hunger strike for prisoners of conscience in Vietnam,” with the support in unison of thousands of Vietnamese in cities around the world.

 

In 2016: Joining in the fight against the “poison releasing Formosa group,” along with other environment protection activities; distributing the “Confidences and calls from the Vietnam Bloggers network” to call on all the people to protect the environment, demand Formosa to leave Vietnam, and prosecute related responsible elements.

 

Many VBN members have been repeatedly arrested and tortured, including bloggers Nguyen Hoang Vi, Nguyen Ngoc Nhu Quynh, Pham Thanh Nghien, Duong Dai Trieu Lam, Trinh Kim Tien, and many others.  The  most current suppression against VBN was the detention of blogger Me Nam Nguyen Ngoc Nhu Quynh on Oct 10, 2016, allegedly for “conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam.” The detainee was regarded as VBN’s most critical figure, a brave and persistent human rights female fighter, and a recipient of the “2015 Civil Rights Defender” prize awarded by the Swedish Civil Rights Defenders.

 

With its nonviolent effective activities listed above, the Vietnam Bloggers Network, a noble assembly of human rights fighters, well deserves the Human Rights of Vietnam Network’s commendation and award of the 2016 HRVN prize.

 

 

Ms. Tran Ngoc Anh

 

After 1975, Ms. Tran Ngoc Anh and her family was forced-relocated to the unexplored region of Xuyen Moc, of Ba Ria province under the disguised plan dubbed “New Economic Zones”. After 17 years of hard working in sweat and tears, her family has turned 10 acres of wasteland into arable land.  By 1993, the local government decided to forcibly revoke the land of 294 households in the area with armed public security agents. Her family’s 10-acres land was confiscated and turned into private properties of officials. She instantly became worker for the new owner of the land her family had been the righteous owner not long ago .

 

Faced with this absurdity and injustice, Ms. Tran Ngoc Anh decided to peacefully protest and complain to authorities. For the last 23 years, from 1993 to date, she has traveled from South to North along with the other land-grab victims held several collective petitions and taken to the streets, at times with hundreds  participants petitioning for their cause. She was arrested and beaten by police several times and is now suffering from injuries caused by police violence. In January 2010, a Vietnamese court sentenced her to a 15-month in prison on charges of “causing public disorder.”

 

After her release from prison, she continued the chosen path of justice and basic rights. In December 2013, she founded and led the Solidarity Movement of Land-grab victims with the mission to fight for a genuine justice and for a society with full respect for human rights in Vietnam. In addition to organizing collective complaints and protests, she also regularly posts her own writings on these themes on her personal Facebook page.

 

Starting as land-grab victim, Ms Tran Ngoc Anh has looked beyond her own interests to become the symbol not only for land-grab victims but also for Vietnamese people as a whole in their quest for freedom and democracy from the authoritarian regimes of oppression.

 

 

 

Ms. Can Thi Theu

 

In 2007 and 2008, the Ha Tay provincial government initiated a forced land expropriation of farmers for new urban development projects. The impacted farmers were enraged because they were deprived of their only means of livelihood without adequate compensation. As a resident of Duong Noi Ward, Ha Dong District, Ms. Can Thi Theu gathered the victims of unlawful land acquisition to petition for their legitimate rights and dialogue with the government.

 

The government, however, blatantly disregarded justice and the law by ignoring the farmers’ legitimate demands. In early 2010, the government sent thousands of public security agents, military personnel, and hooligans to bulldoze crops and graves in Duong Noi Ward and seized the land in Area B of Le Trong Tan Urban Project. They also used gangsters to threaten the families of the victims. In April 2014, the second illegal encroachment continued on a larger scale involving thousands of security agents. Many people were beaten and arrested, including Ms. Theu and her husband Trinh Ba Khiem.

 

In September 2014, Ms. Theu and Mr. Khiem were sentenced to 15-month and 18-month prison terms, respectively, on charges of “resisting officials on duty.” Since her release from prison in July 2015, undeterred, Mrs. Theu continued her fight for the victims of land expropriation against the abusive government’s oppression. Along with fellow petitioners and human rights advocates, Mrs. Can Thi Theu joined lawsuits and protests against land confiscations, unfair trials, and governmental collusion with Formosa steel plant, which had been polluting the environment and endangering the livelihood of the people in the Central Vietnam’s provinces. As a result of her actions, she has been frequently pursued, assaulted, and arrested by the police.

 

On June 10, 2016, Mrs. Theu, once again, was detained and indicted on charges of “disturbing public order.” On September 20, 2016, the Dong Da District Court sentenced her to 20 months in prison. Currently, she is detained in Area No. 1 of Hoa Lo Detention Center and has not been allowed to receive medication and relatives’ visits.

 

While starting out as a petitioner only trying to reclaim her family’s land, Ms. Can Thi Theu, as Ms. Tran Ngoc Anh, moved beyond her personal interests to fight for all exploited farmers and peasants. Given her record of perseverance in the face of frequent imprisonment, continuous persecution and beatings by the communist regime, Ms. Can Thi Theu deserves to be cited as an example of the peaceful but firm struggle for the victims of land expropriation, in particular, and for Vietnamese people in general.