Việc đàn áp giới bất đồng chính kiến có thể làm suy yếu sự ổn định và tăng trưởng của Việt Nam

The Interpreter, ngày 12/4/2018

(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)

Kể từ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giànhquyền kiểm soát trong ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 2016, Hà Nội đã mở chiến dịch đàn áp khắc nghiệt đối với giới bất đồng chính kiến, bắt giữ nhiều bloggers và hạ bệ nhiều quan chức tham nhũng.

Chiến dịch đàn áp hà khắc không cân xứng của Đảng Cộng sản đã làm giảm đi sự ủng hộ trong nước của họ, một sự ủng hộ gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế ổn định và cùng với nó là cải thiện điều kiện sống trong ba thập kỷ qua. Việc trấn áp kẻ thù của nhà nước cũng có thể làm giảm niềm tin của nhà đầu tư và hỗ trợ quốc tế vì Việt Namđangtìm cách thoát khỏi cái bẫy thu nhập trung bình và thực hiện những cải cách chính trị và kinh tế.

Tệ hơn nữa, việc đàn áp người hoạt độngcó thể dẫn tới việc Hà Nội bị cô lập về ngoại giao trongkhi Việt Nam cố gắng mở rộng quan hệ đối tác an ninh với các cường quốc bên ngoài, như Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Mỹ để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Những minh chứng cho đàn áp giới bất đồng là vào thứ Năm tuần trước, một toà án ở Hà Nội đã kết án luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài vớimức án tù 15 năm tù giam vì “nhằm lật đổ” nhà nước, theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự. Toà án cũng đưa ra các bảnán khắc nghiệt từ 7 đến 12 năm, cho năm nhà hoạt động khác.

Vào tháng 3, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ cô ca sĩ Đỗ Nguyên Mai Khôi trong tám tiếng đồng hồ tại sân bay Hà Nội khicô trở về từ châu Âu. MaiKhôi đã tự ứng cử vào Quốc hội trong cuộc bầu cử năm 2016 nhưng bị loại, và giờ đây cô cóđược danh tiếng như một nhà hoạt động chính trị. Cô đã gặp Tổng thống Barack Obama trong chuyến thăm Việt Nam củaông này vào năm 2015.

Trong tháng 11, một tòa án ở Nha Trang đã kết án NguyễnNgọc Như Quỳnh,một blogger nổi tiếngvới bút danh Mẹ Nấm, với mức ánmười năm tù vì “tuyên truyền tuyên truyền chống nhà nước” (Điều 88 của Bộ luật Hình sự). Những vụ bắt giữ này đã trở thành thườngxuyêntrong những năm gần đây. Theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền(Human Rights Watch), Việt Nam đã sử dụng nhiềuđiều luật an ninh quốc gia mơhồ để bắt giữ ít nhất 21 cá nhân vào năm 2017.

Một báo cáo gần đây của Ânxá Quốc tế (Amnesty International)ước tính ViệtNam đang giam giữ 97 tù nhân lương tâm, là những người “đã không sử dụng hoặc ủng hộ bạo lực nhưng bị bỏ tù vì niềmtin của mình (niềm tin tôn giáo, chính trị hay niềmtin khác). Theo Ân xá Quốc tế, hơn 1/3 số tù nhân lương tâm thuộcnhiềunhóm dân tộc thiểu số.

Phạm vi tiếp cận của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ giới hạn trong phạm vi biên giới của đất nước. Tại Berlin vào tháng 7 năm ngoái, mật vụcủa Việt Nam đã bắt cóc một cựu quanchức ngành dầu khíTrịnh Xuân Thanh vàogiữaban ngày. ÔngThanh đang đi bộ ở Công viên Tiergartenthì bị một số nhân viên an ninh buộc phải vào một chiếc xe oto.

Thanhđã được đưavề Hà Nội, nơi ôngtađược đưalênTV đểthú nhận đã làm mất 145 triệu đô la trong thời gian làm chủ tịchmột công ty xây dựng thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Quan hệ Việt Nam – Đức đã bịxấu đi sau vụ bắt cóc này. Hai quốc gia đã ký hợp tác chiến lược vào năm 2011. Vụ việc bắt cóc Thanh đã gây tổn hại cho Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA),một hiệp định được ký vào năm 2015 và được mong đợi là ​​sẽ có hiệu lực trong năm nay. Hiệntại, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Namở châu Âu trong khi khối EU là đối tác thương mại lớn thứ hai vàcũng làlà thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.

Trongkhi Việt Nam cố gắng tăng cường an ninh và các mối quan hệ kinh tế với Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và Mỹ, trong số các quốc gia khác, việckhông tuân thủ các cam kết quốc tế về nhân quyền có thể làm tổn hại uy tín của Hà Nội và giảmđi sự ủng hộ của các đối tác nước ngoài.

Thật là mỉa mai khi Việt Nam tìm kiếm đối tác bên ngoài để cân bằng với Trung Quốc (được xem là mối đe dọa an ninh hàng đầu của đất nước), sự sẵn sàng sử dụng các biện pháp đàn áp sâu rộngtrong nướclàm cho các hànhđộngcủa Đảng Cộng sản ViệtNam giống như phong cách chủ nghĩa độc đoán của Trung Quốc.

Trong khi Việt Nam vẫn là một quốc gia độc đảng, một số nhà phân tích  đã có những hy vọng khiêm tốn khi đất nước dần dần cải cách, nới lỏng các kiểm soát kinh tế và chính trị khi sự giàu có gia tăng đã làm tăng sự tự tin của chế độ đối với sự ổn định của chính mình.

Nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á, như Campuchia, Myanmar, Philippines và Thái Lan cũng cónhững vụ bắt giữ nhà báo và người hoạt động chính trị. Việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump không ưu tiên về quyền con người có thể làm cho các chế độ không dân chủ như Việt Nam tin rằng Hoa Kỳ sẽ không còn chỉ trích về việc trấn áp giới bất đồng chính kiến trong nước và lạm dụng quyền lực chính trị khác.

Không còn bị quốc tế gây sức ép, giới lãnh đạo ở Việt Nam và nhiều nước khác sẽ tiếp tục đàn áp, và chúng ta sẽ thấy nhiều nhà hoạt động sẽ bị tống giam, sau Nguyễn Văn Đài, Đỗ Nguyễn Mai Khôi và Mẹ Nấm.

 

Nguồn: Vietnam’s crackdown on dissent could undermine its stability and growth