AI: chính quyền Việt Nam phải điều tra việc công an đối xử tàn nhẫn khán giả nghe nhạc

Amnesty International, ngày 17/8/2018

(Phương Thảo, Việt Nam Thời báo)

Chính quyền Việt Nam phải điều tra ngay lập tức các cáo buộc rằng một nhóm các nhà hoạt động bị cảnh sát tấn công và bị đánh đập nghiêm trọng trong khi xem buổi biểu diễn các bài hát tiền chiến tại thành phố Hồ Chí Minh ngày hôm qua, Ân xá Quốc tế cho biết.

Sau khi phá huỷ buổi biểu diễn – trình diễn các bài tình ca trước năm 1975 của nhạc sĩ Nguyễn Tín được tổ chức tại một quán cà phê nhỏ – cảnh sát lục tất cả giấy tờ tuỳ thân của khán giả, và tiến hành đánh đập khán giả, tập trung đặc biệt vào các nhà hoạt động nhân quyền nổi bật là Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tín và Nguyễn Đại.

Ba người này nói rằng sau đó họ bị đưa đến các đồn cảnh sát và tra tấn, với Phạm Đoan Trang cuối cùng phải điều trị tại bệnh viện.

AI: chính quyền VN phải điều tra việc CA đối xử tàn nhẫn khán giả nghe nhạc

“Khi cuộc đàn áp xã hội dân sự của Việt Nam đạt đến điểm đánh đập và tra tấn người dân vì đi nghe các bài tình ca thì rõ ràng tình hình đã xấu đi đến mức đáng lo ngại. Tham dự một buổi hòa nhạc không phải là phạm tội, và mọi người không nên sống trong sợ hãi rằng họ đang có nguy cơ gặp nguy hiểm nếu họ đi nghe nhạc, ”ông Clare Algar, Giám đốc hoạt động toàn cầu của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói.

“Chính quyền Việt Nam phải điều tra ngay lập tức và độc lập những cáo buộc nghiêm trọng này vì nghĩa vụ của họ trong Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn”.

Phạm Đoan Trang, người mới có cuộc phỏng vấn báo chí chỉ trích đảng cầm quyền, nói rằng cô bị cảnh sát thả xuống tại một con đường mà cô không biết ở ngoại thành, ở nơi đó cô đã bị đánh đập thêm đến mức làm biến dạng khuôn mặt của cô. Cô hiện đang nằm điều trị tại bệnh viện.

Nguyễn Tín và Nguyễn Đài nói rằng họ bị bịt mắt và trùm đầu trước khi họ bị đưa đến đồn cảnh sát, sau đó bị đánh đập tàn nhẫn trước khi được thả ra.

Bối cảnh

Các nhân viên an ninh tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng sử dụng vũ lực quá mức và đối xử tệ với các nhà hoạt động gần đây. Vào tháng 6 năm 2018, nhiều người biểu tình đã cho biết rằng họ bị các nhân viên cảnh sát tra tấn sau khi tham dự một cuộc biểu tình phản đối luật Đặc khu và luật An ninh mạng.

Chính quyền Việt Nam vẫn còn đặc biệt nhạy cảm về di sản văn hóa của miền Nam Việt Nam trong thời kỳ trước tháng 4 năm 1975, ngay cả khi không có yếu tố chính trị công khai. Nguyễn Tín nổi tiếng ở Việt Nam khi hát những bài hát được viết trước thời kỳ này, và cũng bị cảnh sát giam giữ và tra tấn trong cuộc biểu tình hồi tháng Sáu.

Những tuyên bố mới nhất về tra tấn xảy ra ba tháng trước ngày kỷ niệm lần thứ năm Việt Nam trở thành thành viên của Công ước chống tra tấn và trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm khác, được coi là bằng chứng cho sự hội nhập tích cực của Việt Nam vào cộng đồng quốc tế.