Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 36, từ ngày 03 đến 09/9/2018: Nhiều nhà hoạt động bị mất tích trong dịp Quốc khánh

DTD logo

 

Người Bảo vệ Nhân quyền| ngày 09/9/2018

 

Nhiều nhà hoạt động và Facebookers vẫn bị mất tích trong dịp Quốc khánh vừa qua, trong đó có ông Ngô Văn Dũng từ Dak Lak, cô Đoàn Thị Hồng (nick Facebook là Xuân Hồng), ông Phạm Minh Trí (nick Facebook là Phạm Vũ Phong), ông Đỗ Thế Hoà (nick Facebook là Bang Lĩnh), Ngo Hoang Chuc (nick Facebook là Hoàng Chức), Lê Vĩnh Thạch, cô Kim Hoàn, Trần Thanh Phương and Nguyễn Chí Vừng.

Trong thời gian từ cuối tháng 8 đến tuần đầu tháng 9, lực lượng an ninh được cho là đã bắt giữ khoảng 90 nhà hoạt động và người biểu tình, bao gồm 31 người biểu tình phản đối nhà máy xử lý rác ở Quảng Ngãi. Công an đã trả tự do cho đa số những người bị bắt nhưng có khoảng 1 chục người vẫn còn bị giam giữ. Điều quan ngại là công an không thông báo về tình trạng bắt giữ cho gia đình họ, buộc họ phải chạy tới chạy lui để kiếm tìm thông tin về người thân của mình mà không có kết quả.

Ngày 04/9, thầy giáo vật lý Trần Hữu Đạo bị ba mật vụ bắt cóc khi trên đường đi dạy học ở Trường Trung học Thị xã Thái Hoà. Ba tên đã bắt cóc anh và đưa lên một chiếc taxi rồi đem đến một khu vực hẻo lánh để đánh đập anh. Sau khi đánh đập chừng 10 phút, ba tên lấy điện thoại của anh để phá huỷ rồi chạy khỏi hiện trường.

Chính quyền tỉnh Bến Tre đã thông báo việc giam giữ công dân Nguyễn Ngọc Anh để điều tra về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015. Anh là một kỹ sư thuỷ sản, có nhiều bài viết và chia sẻ trên Facebook về nhân quyền và dân chủ. Anh sẽ bị biệt giam ít nhất 4 tháng, và đối diện với mức án cao nhất là 12 năm tù nếu bị kết tội.

Toà án Nhân dân thị xã Từ Sơn sẽ tổ chức phiên xử sơ thẩm đối với Đỗ Công Đương, một người chống tham nhũng và là nhà báo tự do, với cáo buộc “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của BLHS 2015 vào ngày 17/9. Ông Đương bị bắt đầu tháng 1 năm nay khi đang quay phim một vụ cưỡng chế đất ở địa phương, và bị hai cáo buộc. Phiên toà xét xử ông với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 sẽ được tổ chức vào tháng 10 bởi Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

Toà án Nhân dân tỉnh Hoà Bình sẽ tổ chức phiên toà sơ thẩm vào ngày 19/9 để xét xử nhà giáo về hưu Đào Quang Thực với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của BLHS1999. Ông Thực bị bắt ngày 05/10/2017, và bị tra tấn, bỏ đói trong thời gian điều tra.

Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sẽ xét xử nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh vào tháng 11, cũng với cáo buộc theo Điều 79 của BLHS 1999.

Ông Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án tù 16 năm tại Trại giam số 6 (Nghệ An), vẫn tiếp tục tuyệt thực. Ông bắt đầu tuyệt thực từ ngày 14/8 để phản đối nhà tù ép buộc ông phải nhận tội để được khoan hồng. Tình hình sức khoẻ của ông rất đáng lo ngại và là mối quan tâm của gia đình ông và giới bất đồng chính kiến.

===== 04/9 ======

Kỹ sư thuỷ sản Nguyễn Ngọc Ánh bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”

Ngày 04/9, công an tỉnh Bến Tre ra thông báo về việc khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống phá nhà nước” theo Điều 117 của Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Theo đó, ông Ánh, 38 tuổi, sẽ bị giam giữ ít nhất 4 tháng mà không được gặp gia đình và luật sư. Gia đình chỉ có thể cung cấp thực phẩm và đồ dùng thiết yếu cho ông tại trại tạm giam của Công an tỉnh.

Ông Ánh, người tốt nghiệp Đại học Thuỷ sản Nha Trang, và có đầm nuôi tôm ở Bến Tre, đã bị bắt giữ vào ngày 30/8.

Theo công an địa phương, từ ngày 31/3 đến 14/8, ông Ánh đã lập hai tài khoản Facebook để chia sẻ, đăng tải các livestream với nội dung “tuyên truyền chống phá đảng, nhà nước.” Ngoài ra, ông Ánh còn bị cho là đã kêu gọi, xúi giục người dân biểu tình, phá hoại trong tháng 6 và dịp quốc khánh 2/9.

Theo cựu tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương, Phó Chủ tịch phong trào Lao Động Việt, người có nhiều live streams với ông Ánh trong hai tháng gần đây, thì ông Ánh thường nói về tình hình Việt Nam và những khó khăn của người lao động.

Thông tin bổ sung:

Khởi tố ông Nguyễn Ngọc Ánh vì “Tuyên truyền chống nhà nước”

——————–

Thầy giáo trung học Trần Hữu Đạo bị mật vụ bắt cóc, đánh đập

Vào lúc 8.36 sáng 04/9, thầy giáo Trần Hữu Đạo bị mật vụ bắt cóc khi anh đang trên đường đi dạy học tại Trường Trung học Thị xã Thái Hoà.

Ba tên mật vụ đi trên một xe taxi của hãng Mai Linh, khống chế anh và đưa anh vào chiếc xe để đánh đập.

Khi xe đi tới một khu vực hoang vắng cách thị xã khoảng 5 km, chúng dừng xe và đưa anh vào một bãi đất lầy để thay nhau đánh đập anh.

Khoảng 10 phút, sau khi đã đạp anh xuống một vũng bùn, bọn bắt cóc phá huỷ chiếc điện thoại của anh và chạy khỏi hiện trường.

Phải mất một lúc lâu thầy giáo Đạo mới tỉnh, và lần đường đến nhà dân gần đó xin hỗ trợ về trường.

Anh Đạo cho Người Bảo vệ Nhân quyền biết rằng những kẻ bắt cóc và đánh đập anh là mật vụ vì chúng tỏ ra khá chuyên nghiệp.

Anh là người thường xuyên chia sẻ nhiều bài viết trên Facebook về tình hình đất nước.

=====

Facebooker Huỳnh Trương Ca bị bắt vì những bài viết trên mạng

Ông Huỳnh Trương Ca, một công dân 47 tuổi của tỉnh Đồng Tháp, đã bị bắt vì những bài viết, video trên mạng xã hội nói về thực trạng xã hội Việt Nam.

Ông bị bắt khi đang trên đường từ Tiền Giang lên thành phố Hồ Chí Minh ngày 04/9.

Công an chưa công bố ông bị cáo buộc gì. Ông có thể bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 hay “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của BLHS 2015.

Theo công an, ông Huỳnh Trương Ca là thành viên nhen nhóm của tổ chức có danh xưng là “Hiến Pháp” nhưng không nói rõ mục tiêu hoạt động của tổ chức này.

Thông tin bổ sung: Thêm 1 Facebooker bị bắt vì “chống phá đảng và nhà nước”

===== 07/9 =====

Nhiều Facebooker bị mất tích trong dịp Quốc khánh

Nhiều nhà hoạt động và Facebookers vẫn bị mất tích trong dịp Quốc khánh vừa qua, trong đó có ông Ngô Văn Dũng từ Dak Lak, cô Đoàn Thị Hồng (nick Facebook là Xuân Hồng), ông Phạm Minh Trí (nick Facebook là Phạm Vũ Phong), ông Đỗ Thế Hoà (nick Facebook là Bang Lĩnh), Ngo Hoang Chuc (nick Facebook là Hoàng Chức), Lê Vĩnh Thạch, cô Kim Hoàn, Trần Thanh Phương and Nguyễn Chí Vừng.

Trong thời gian từ cuối tháng 8 đến tuần đầu tháng 9, lực lượng an ninh được cho là đã bắt giữ khoảng 90 nhà hoạt động và người biểu tình, bao gồm 31 người biểu tình phản đối nhà máy xử lý rác ở Quảng Ngãi. Công an đã trả tự do cho đa số những người bị bắt nhưng có khoảng 1 chục người vẫn còn bị giam giữ.

Điều quan ngại là công an không thông báo về tình trạng bắt giữ cho gia đình họ, buộc họ phải chạy tới chạy lui để kiếm tìm thông tin về người thân của mình mà không có kết quả.

Thông tin chi tiết:

Hàng loạt Facebooker Việt Nam bị mất tích trước và sau 2-9

==== 08/9 =====

Lịch xử một số nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền

Trong hai tuần tới, chính quyền Việt Nam sẽ đưa một số nhà hoạt động ra xét xử:

Ngày 12/9, Toà án Nhân dân tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức phiên toà sơ thẩm đối với Nguyễn Trung Trực, phát ngôn nhân của Hội Anh em Dân chủ, với cáo buộc “hoạt đồng nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của BLHS 1999.

Ngày 14/9, Toà án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội sẽ tổ chức phiên phúc thẩm đối với ông Nguyễn Văn Túc, nguyên chủ tịch Hội Anh em Dân chủ, cũng với cáo buộc theo Điều 79. Ông Túc bị Toà án Nhân dân tỉnh Thái Bình kết án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế trong phiên sơ thẩm vào ngày 10/4/2018.

Ngày 19/9, Toà án Nhân dân tỉnh Hoà Bình sẽ xét sử sơ thẩm thầy giáo về hưu Đào Quang Thực, với cáo buộc theo Điều 79.

Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có kế hoạch đem nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh ra xét xử theo Điều 79 vào tháng 11.

=========================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc Bản tin Anh ngữ tại đây