Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 13, từ ngày 25 đến 31/3/2019: Công an bắt cóc, tra khảo nhà hoạt động môi trường Cao Vĩnh Thịnh

 

Người Bảo vệ Nhân quyền| ngày 31/3/2019

Sáng sớm ngày 27/3, một nhóm sỹ quan an ninh của Bộ Công an đã bắt cóc nhà hoạt động môi trường Cao Vĩnh Thịnh khi chị đang trên đường đi làm. Nhóm bắt cóc này đã đưa chị về trụ sở cơ quan Cảnh sát Điều tra ở Hà Nội để tra khảo chị về những hoạt động bảo vệ môi trường. Chị bị tra vấn từ sáng đến tận 22 g mới được tự do, và công an vẫn không chịu trả laptop và điện thoại cho chị.

Công an thành phố Hải Phòng đã sách nhiễu gia đình và người thân của cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên khi chị cùng chồng là cựu tù chính trị Huỳnh Anh Tú và con gái 14 tháng tuổi trở về thăm nhà. Mật vụ canh gác gần nhà chị để theo dõi mọi hoạt động trong gia đình. Công an còn bám theo một số người thân của chị, và đe doạ sẽ can thiệp để đuổi việc một chị gái của Nhiên.

Bộ Công an nói rằng cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất, người bị mất tích ở Bangkok cuối tháng 1 sau khi ghi danh xin tỵ nạn, đang bị điều tra về sai phạm kinh tế trong bán tài sản của nhà nước. Tuy nhiên, bộ này không công bố tình trạng của ông Nhất kể cả khi gia đình ông được báo tin rằng ông này đang bị giam giữ ở T16 và gia đình đã đến đó để tiếp tế cho ông. Trong khi đó, nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục kêu gọi Việt Nam làm rõ tình trạng của ông Nhất, người không có ý định trở về Việt Nam tự nguyện sau khi tìm kiếm tỵ nạn chính trị.

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá đã ăn trở lại vào ngày 06/3 sau 12 ngày tuyệt thực để phản đối sự đối xử hà khắc của Trại giam An Điềm. 

Trong khi đó, tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng đang bị kỷ luật bằng cách không được gặp gia đình và gọi điện về nhà vì anh không chịu mặc áo của trại giam có dòng chữ “Phạm nhân” và không chịu bị còng, vì anh cho rằng anh chưa bị kết tội.

Giám thị Trại giam Ba Sao đe doạ sẽ giam riêng Phan Kim Khánh trong một phòng nếu anh không chịu dừng khiếu nại về việc chính quyền tỉnh Thái Nguyên không xem xét đơn kháng cáo của anh sau phiên toà ngày 27/10/2017. Từ giữa tháng 2, anh bị kỷ luật không cho gọi điện về gia đình và không được nhận thư.

Chính quyền tỉnh An Giang tìm mọi cách để ngăn cản tín đồ Hoà Hảo tụ tập vào ngày 30/3 để tưởng niệm Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, người bị Việt Minh ám sát năm 1947. 

Giáo dân thuộc giáo xứ Song Ngọc tuyên bố họ sẽ xuống đường biểu tình nếu nhà cầm quyền Việt Nam cho nhà thầu Trung cộng xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam vì lý do kinh tế và an ninh quốc phòng.

===== 25/3 ===== 

Việt Nam sẽ dùng Blockchain để kiểm soát dân chúng?

Truyền thông của chế độ toàn trị Việt Nam đang dọn đường cho việc nhà cầm quyền sử dụng trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence- AI) và Blockchain theo mô hình Trung cộng để nhằm kiểm soát tư tưởng của dân chúng.

Theo nhiều tờ báo lề đảng, trong Diễn đàn Internet Việt Nam 2019 (VIF19), ông Nguyễn Anh Tuấn – CEO Diễn đàn Toàn cầu Boston cómột buổi thuyếttrình về một xã hội trí tuệ nhân tạo, nơi mà các công dân được đánh giá bằng hệ thống thang điểm xã hội còn chính phủ tạo ra các chuẩn mực chung để dẫn dắt người dân.

Theođó, với Blockchain, có thể tạo ra một đồng tiền ảo từ hệ thống thang điểm xã hội. Những công dân tốt sẽ nhận được điểm từ hành động tốt của mình và dùng nó như một loại tiền tệ thanh toán các dịch vụ xã hội.

Theo ông Tuấn, mỗi công dân, mỗi quốc gia đều phải tôn trọng những chuẩn mực chung,bao gồm tư cách đạo đức xã hội, việc tôn trọng các giá trị luật pháp, các chuẩn mực chung của nhân loại tiến bộ mà Liên Hợp quốc đã ban hành.

Ông Tuấn cónhắc đếnmột hệ thống phân phối để “người công dân tốt”- nghĩa là nghe theo đảng và chính phủ,phải có một cuộc sống no đủ. Vànhư vậy, những người haychỉ trích chính phủ sẽ có đánh giá điểm xã hội kém vàsẽ không thể hưởng một số dịch vụ của xã hội.

Mô hình mà ông Tuấn nhắc đến trong bài thuyết trình rất giống với chương trình kiểm soát tư tưởng người dân của Trung cộng. Chính phủ Trung cộng đã lắp đặt hàng trăm triệu camera trên khắp cả nước để kiểm soát hơn 1,4 tỷ công dân, đánh giá mỗi người dựa trên “tín nhiệm xã hội.” Những người ở nhóm điểm thấp phía dưới có thể bị đẩy ra ngoài vòng xã hội, bằng những cách như cấm đi du lịch, cấm vay vốn hoặc làm các công việc thuộc chính phủ.

———————

Giới bất đồng chính kiến phản đối việc thuê Trung Cộng xây đường cao tốc Bắc-Nam

Hàng chục tổ chức xã hội dân sự độc lập và hàng trăm người hoạt động ở Việt Nam đã cùng ký vào một bức thư ngỏ gửi nhà cầm quyền phản đối việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam với sự trợ giúp của Trung cộng.

Lá thư ngỏ trên xuất hiện khi có tin Bộ Giao thông Vận tải đã làm việc với Công ty Thái Bình Dương của Trung cộng về khả năng cho công ty này xây dựng đường cao tốc Bắc Nam bằng vốn vay từ Trung cộng.

Theo nội dung lá thư ngỏ thì đường cao tốc Bắc- Nam chạy dọc mặt phía Đông của Việt Nam là dự án chiến lược, không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn liên quan chặt chẽ với an ninh quốc phòng, liên quan phòng thủ Biển Đông.

Lá thư cũng cho biết mọi công trình hợp tác với các nhà thầu đến từ Trung cộng từ trước đến nay đều đội vốn rất lớn, thi công dây dưa. Thủ đoạn của họ là bỏ thầu rẻ, thi công trì trệ, kết hợp với quan tham Việt Nam để đẩy giá lên. Trên thực tế, hầu hết các công trình có yếu tố Trung cộng đều có phẩm cấp thấp, kém an toàn khi thi công, khi vận hành và gây ô nhiễm trầm trọng môi trường. 

Theo thư ngỏ thì việc thuê nhà thầu đến từ Trung cộng là tiếp tay cho tham nhũng và dự án Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông cho bài học xương máu.

Trước tình trạng đó, ban soạn thảo thư ngỏ yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam tham vấn nhà thầu và chuyên gia từ Mỹ, Pháp, Nhật Bản để tìm ra phương án tối ưu cho dự án Đường cao tốc Bắc-Nam, và dứt khoát loại bỏ nhà thầu đến từ Trung cộng cũng như không vay vốn và nhận đầu tư từ Bắc Kinh.

Tính đến sáng 24/3, có 6 tổ chức xã hội dân sự và gần 300 cá nhân ký tên vào thư ngỏ.

———————

13 người biểu tình Bình Thuận phản đối Đặc khu Kinh tế bị bác bỏ kháng cáo

Ngày 25/3/2019, trong phiên phúc thẩm, Toà án cộng sản ở tỉnh Bình Thuận đã bác bỏ kháng cáo của 13 người bị xử án tù vì đã tham gia biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ở tỉnh này vào ngày 10/6/2018.

Những người này nằm trong số 30 người đã bị toà án cộng sản ở thành phố Phan Thiết kết án trong phiên sơ thẩm ngày 31/10/2018 với mức án tù từ 2 đến 3 năm với tội danh “gây rối trật tự công cộng.”

Theocáo trạng của Viện Kiểm sát tỉnh thì 13 bị cáo này biểu tình trong khoảng 17 g đến 24 g của ngày 10/6/2018 trước cổng trụ sở Uỷ ban tỉnh, gây mất trậ tự và hỗn loạn ở khu vực này.

Xin nhắc lại, hàng chục nghìn người từ nhiều tầng lớp xã hội đã đổ ra đường vào ngày 10/6/2018 ở nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Nha Trang, Đồng Nai… để phản đối nhà cầm quyền Việt Nam định thông qua hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng. Dự luật thứ nhất mang lại nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài, mà nhiều người nghĩ họ đến từ Trung cộng, trong khi dự luật còn lại nhằm đàn áp giới bất đồng chính kiến trên không gian mạng.

Để đối phó lại, nhà cầm quyền cộng sản ở các địa phương trên đã giải tán biểu tình bằng bạo lực, bắt giữ hàng trăm người biểu tình với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” và “chống người thi hành công vụ.”

Khoảng 100 người biểu tình đã bị kết án và người có mức án cao nhất là 54 tháng tù giam. Nhà cầm quyền ở một số địa phương tiếp tục kết án nhiều người khác. Ngày 07/3, toà án cộng sản huyện Tuy Phong của tỉnh Bình Thuận đã kết án 15 người biểu tình với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” vì đã tham gia biểu tình ở thị trấn Phan Rí Cửa vào ngày 10/6/2018.

——————–

Công an Việt Nam nói ông Trương Duy Nhất có liên quan đến vụ án Vũ “nhôm”

Bộ Công an Việt Nam nói rằng cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất có liên quan đến vụ án “lợi dụng chức vụ quyền hạn” của Phan Văn Anh Vũ tứcVũ “nhôm.”

Trong buổi họp báo tại Hà Nội ngày 25/3, Trung tướng Trần Văn Vệ, chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra củaBộ Công ancho biết vào thời điểm là trưởng đại diện của báo Đại Đoàn Kết ở thànhphốĐà Nẵng, ông Nhất đã lợi dụng giấy tờ của báo này để mua nhà đất không qua đấu giá, gây thất thoát lãng phí. 

TướngVệ nói hiện vụ việc đang trong quá trình điều tra nên chưa thể cung cấp thông tin cụ thể.Ông này cũng không nói tình trạng hiện nay của ông Nhất ra sao trong khi tuần trước gia đình ông Nhất đã được gửi thức ăn và một số vật dụng sinh hoạt cho ông tại Trại giam T16 nằm ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Đây là lần đầu tiên mà nhà cầm quyền ở Việt Nam nói về ông Nhất, gần hai tháng sau khi ông được cho là bị mất tích ở Bangkok. Nhiều nguồn tin nói rằng ông bị mật vụ Việt Nam bắt cóc và đưa về Việt Nam chỉ một ngày sau khi ông đến Văn phòng đại diện của Cao uỷ Liên Hợp quốc về Người tỵ nạn ở thủ đô của Thái lan để ghi danh xin tỵ nạn chính trị.

Con gái ông khẳng định ông không tự nguyện trở về Việt Nam.

Ngay sau khi có tin ông Nhất đang bị giam giữ ở Việt Nam, nhiều tổ chức quốc tế như Ký giả Không Biên giới (RSF), Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) và Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã hối thúc nhà cầm quyền Việt Nam làm rõ tình trạng của ông. CPJ còn kêu gọi Hà Nội trả tự do cho ông.

===== 26/3 =====

Blogger Lê Anh Hùng bị kỷ luật trong trại tạm giam

Nhà hoạt động Lê Anh Hùng, người đang bị tạm giam vì cáo buộc “lợi dụng quyền từ do dân chủ,” đang bị kỷ luật trong trại giam vì anh không chấp nhận đeo còng và mặc áo phạm nhân.

Theo bà Niệm, mẹ của anh thì giám thị Trại tạm giam số 2 của Công an thành phố Hà Nội (huyện Thường Tín) áp dụng hình thức kỷ luật là không được gặp mặt thân nhân đối với blogger Lê Anh Hùng, người không chấp nhận bị đối xử như một phạm nhân khi chưa bị kết tội bởi toà án.

Theo quy định của luật pháp Việt Nam thì người bị giam giữ trong quá trình điều tra được phép gặp mặt thân nhân 2 lần trong 1 tháng.

Blogger Lê Anh Hùngbị bắt ngày 05/8/2018 với cáo buộc theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015 vì nhiều bài viết, đơn thư tố cáo ban lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, trong đó có tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và bí thư thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải, về tham nhũng và cấu kết với Trung cộng để bán rẻ đất đai của Việt Nam.

Ngoài việc tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung cộng và vi phạm nhân quyền của Hà Nội, Lê Anh Hùng có nhiều bài viết, dịch thuật đăng trên đài Tự do Á châu (RFA), đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và Việt Nam Thời báo của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.

Nhà cầm quyền ở Hà Nội vẫn chưa công bố kế hoạch xử anh Lê Anh Hùng cho dù đã giam giữ anh gần 9 tháng.

Nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Ân xá Quốc tế, coi Lê Anh Hùng là từ nhân lương tâm.

——————–

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá đã ăn trở lại sau 12 ngày tuyệt thực 

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá, người đang thụ án tù 7 năm tại Trại giam An Điềm (tỉnh Quảng Nam, đã ăn trở lại sau khi tuyệt thực trong 12 ngày.

Theo thư gửi cho gia đình, Hoá đã dừng tuyệt thực vào ngày 06/3. Trước đó, anh tuyệt thực để phản đối việc mình bị áp bức trong trại giam. Gia đình cho biết thêm là sức khoẻ của anh đã trở lại bình thường.

Theo gia đình thì anh vẫn chưa được trại giam cho gọi điện về gia đình như tiêu chuẩn cho tù nhân.

Trong bức thư gửi gia đình vào ngày 06/3, Hoá có nói rằng bà Jessica Farmers, cán bộ của Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, đã đến thăm anh trong trại giam. 

Anh Hóa sinh năm 1995 tại Hà Tĩnh. Trước khi bị bắt anh là phóng viên quay video của đài Á Châu Tự do (RFA), chuyên phản ánh thông tin về đời sống người dân vùng bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh gây ra.

Anh bị nhà cầm quyền Hà Tĩnh bắt giữ vào ngày 11/1/2017 trong khi đang ghi lại cuộc biểu tình của người dân trước tòa án huyện Kỳ Anh. Sau đó, anh bị kết án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế, với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.

Kể từ khi Hoá bị bắt giữ tới nay, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích bản án mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tuyên, và hối thúc Hà Nội trả tự do cho anh ngay lập tức và vô điều kiện.

Freedom Now, một tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ, đề cử Hoá cho giải thưởng Tự do Báo chí Thế giới Guillermo Cano (The UNESCO/Guillermo Cano World Press Freedom Prize), một giải thưởng hàng năm của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) cho cá nhân và tổ chức có những đóng góp đặc biệt để bảo vệ và cổ suý tự do báo chí trên thế giới, đặc biệt ở những nơi nguy hiểm.

===== 27/3 ===== 

Nhà hoạt động môi trường Cao Vĩnh Thịnh bị câu lưu, thẩm vấn

 Nhà hoạt động môi trường Cao Vĩnh Thịnh bị bắt cóc bởi mật vụ và sau đó bị đưa về đồn công an để thẩm vấn trong nhiều giờ trong ngày 27/3.

Cô Thịnh, một thành viên chủ chốt của nhóm Green Trees, bị một nhóm mật vụ bắt khi cô đang trên đường từ nhà tới cửa hàng của cô ở Hà Nội. Sau đó, chúng đưa cô cùng máy tính, điện thoại về trụ sở cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an ở phố Nguyễn Gia Thiều, quận Hoàn Kiếm.

Tại đây, công an tra khảo cô về các hoạt động dân sự và bảo vệ môi trường mà họ coi là những hoạt động chống phá chế độ cộng sản.

Công an cũng sử dụng thiết bị công nghệ cao để tìm cách lấy dữ liệu trong máy tính và điện thoại của cô sau khi cô từ chối cung cấp mật khẩu.

Tới khoảng 22 giờ cùng ngày, công an buộc phải trả tự do cho cô nhưng vẫn giữ lại máy tính và điện thoại của cô.

Cô Thịnh, sinh năm 1988, là gương mặt nổi bật trong phong trào bảo vệ cây xanh ở Hà Nội năm 2015.Cô cùng một số thành viên khác của Green Treesviết bản báo cáo “Tổng quan thảm họa môi trường biển Việt Nam” 2016 nói về thảm họa do Formosa gây ra ở miền Trung, và làm bộ phim tài liệu đầu tiên về xã hội dân sự ở Việt Nammang tên Đừng sợ.

Sau khi báo cáo về thảm hoạ Formosa được công bố vào tháng 10 năm 2016, cô Thịnh cùng hai thành viên khác của nhóm Green Treesbị đưa vào danh sách cấm nhập cảnh vào Đài Loan.

Thịnh mới mở một cửa hàng Zero Waste Hà Nội, chuyên bán đồ thân thiện với môi trường.

===== 28/3 =====

Nhà cầm quyền Hải Phòng bố ráp gia đình cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên

Nhà cầm quyền Hải Phòng đã đưa mật vụ đến bố ráp gia đình cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên khi vợ chồng cô trở về thăm gia đình ở phường Đông Hải 1, quận Hải An.

Theo chị Nghiên, kể từ khi chị, chồng, con gái và người bạn, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Tường Thitừ Sài Gòn về đến Hải Phòng nơi chị sinh sống cùng mẹ và các anh chị trước khi lấy chồng, nhà cầm quyền địa phương đã đưa người tới sách nhiễu cả nhà bố mẹ đẻ (đã mất) và canh gác nhà riêng của các anh chị.

Sáng ngày 26/3, công an Hải Phòng đã bắt cóc anh Thi khi anh này đứng hút thuốc ngoài cổng rồi đưa anh đến trụ sở công an phường để thẩm vấn trong hai giờ. Sau khi buộc phải trả tự do cho anh Thi, công an trong trang phục dân sự đã canh gác nhà bố mẹ cô Nghiên và nơi ở của anh trai và hai chị gái của cô. Công an cũng canh gác cả nhà riêng của người cháu gái của Nghiên.

Cô Nghiên nói công an cũng đe doạ một trong số chị gái của cô, nói rằng sẽ ép chủ lao động đuổi việc người chị này.

Dosự khủng bố của công an Hải Phòng, gia đình của cô Nghiên hết sức lo lắng và sợ hãi còn anh Thi quyết định trở về Sài Gòn sớm hơn dự định.

Phạm Thanh Nghiên từng bị án tù 4 năm vì biểu tình chống Trung cộng và giúp đỡ bà con ngư dân bị Trung cộng bắn giết ở Biển Đông. Cô lấy chồng là Huỳnh Anh Tú, một cựu tù chính trị.

Đầu tháng 1, nhà cầm quyền ở Sài Gòn đã đập phá nhà riêng của vợ chồng cô ở khu vườn rau Lộc Hưng, buộc gia đình cô phải di chuyển nhiều nơi để tìm chỗ thuê.

===== 30/3 =====

An Giang đàn áp tín đồ Hoà Hảo trong Đại lễ giỗ Đức Giáo chủ

Nhà cầm quyền tỉnh An Giang đã xua công an, dân phòng và mật vụ đàn áp tín đồ Phật giáo Hoà Hảo, ngăn chặn họ tụ tập để kỷ niệm Đại lễ ngày Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ vắng mặt (ngày 25/2 Âm lịch tức ngày 30/3 Dương lịch).

Theo ông Nguyễn Văn Cường, một chức sắc cao cấp của Ban Trị sự Trung ương của Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo thuần tuý (GHPGHHTT), từ ngày 28/3, mật vụ đã theo dõi nhà riêng của các chức sắc của tổ chức này trong khi công an và dân phòng được điều động đến đóng chốt chặn hai đầu đường dẫn đến điểm lễ chính tại xã Long Giang, huyện Chợ Mới.

Công an kiểm soát chặt chẽ các bến phà gần đó và không cho người từ địa phương khác đến. Tại địa điểm hành lễ, chỉ người trong gia đình ông Tám Hiền là tự do đi lại còn người khác, kể cả người dân địa phương, cũng bị ngăn không cho vào.

Trước đó, vào ngày 26/3/2019, công an ở nhiều địa phương đã gởi “giấy mời” để triệu tập nhiều chức sắc cao cấp của Ban Trị sự Trung ương như ông Lê Văn Sóc, Bùi Văn Luốt ở tỉnh Vĩnh Long và ông Nguyễn Văn Thơ ở Đồng Tháp đến đồn công an trong ngày 27/3 và thông báo rằng họ sẽ không được đi dự Đại lễ ở An Giang, và không được treo cờ giáo hội cũng như băng rôn nói về ngày Đại lễ.

Phật giáo Hoà Hảo có hai nhánh, một nhánh chính thống là GHPGHHTT và Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo do nhà cầm quyền lập ra từ năm 1997 nhằm kiểm soát tín đồ của đạo này.

Trong khi hạch sách nhánh độc lập, nhà cầm quyền Việt Nam tạo nhiều điều kiện cho nhánh quốc doanh hoạt động và phát triển. Ở nhiều nơi, nhánh quốc doanh lấn chiếm cơ sở của nhánh độc lập và còn đánh đập tín đồ của nhánh này.

Hàng năm, tín đồ GHPGHHTT kỷ niệm ngày mất của người sáng lập đạo là ông Huỳnh Phú Sổ, người bị Việt Cộng ám sát năm 1947, và năm nào cũng vậy, họ bị ngăn cấm, sách nhiễu bởi nhà cầm quyền địa phương.

===== 31/3 ===== 

Tù nhân lương tâm Phan Kim Khánh bị đe doạ trong trại giam Ba Sao

Ban giám thị trại giam Ba Sao ở tỉnh Hà Nam đe doạ tù nhân lương tâm Phan Kim Khánh, người đang thụ án tù 6 năm về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.

Theo gia đình, giám thị trại giam gây khó dễ cho anh trong việc sinh hoạt, không cho anh gọi điện về cho gia đình, và không được nhận thư. Giám thị còn đe doạ nếu anh không nghe lời thì chúng sẽ chuyển anh sang một phòng riêng biệt.

Sự việc bắt đầu từ đầu tháng 2 khi Khánh làm đơn khiếu nại việc Toà án cộng sản tỉnh Thái Nguyên không xem xét đơn kháng án của anh sau khi kết tội anh ở phiên sơ thẩm ngày 25/10/2017.

Khánh nói với gia đình rằng anh có thể bị tước một số quyền của tù nhân trong thời gian tới, và có thể gia đình không được gặp anh. Nếu anh không liên lạc hoặc được gặp gia đình thì đồng nghĩa với việc anh đang trong tình trạng nguy hiểm.

Trong tuần, sinh viên luật Trương Thị Hà từ Sài Gòn có phàn nàn rằng thư cô gửi cho Khánh bị trả lại.

Phan Kim Khánh, sinh năm 1983, bị bắt ngày 21/3/2017 vì những bài viết chống tham nhũng và cổ suý dân chủ đăng trên mạng xã hội. Sau khi bị kết án 6 năm tù giam trong phiên toà sơ thẩm, anh đã nộp đơn kháng cáo nhưng không được xem xét.

Anh là một hơn 250 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại Việt Nam, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders).

——————–

Giáo dân Song Ngọc sẽ xuống đường nếu Trung Quốc được chọn làm đường cao tốc Bắc-Nam

Linh mục Nguyễn Đình Thục và các giáo dân thuộc giáo xứ Song Ngọc (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) tuyên bố rằng họ sẽ xuống đường biểu tình nếu nhà cầm quyền Việt Nam lựa chọn nhà thầu đến từ Trung cộng để xây dựng dự an đường cao tốc Bắc Nam.

Sáng Chúa nhật ngày 31/3, tất cả giáo dân của giáo xứ đã tụ tập tại nhà thờ để làm lễ và sau đó tổ chức cuộc biểu tình trong khuôn viên của nhà thờ với những khẩu hiệu như “Không ai được thờ ơ với vận nước” và “Nếu chính phủ tự ý để nhà thầu Trung QUốc làm đường cao tốc Bắc-Nam, chúng tôi sẽ xuống đường phản đối.”

Trên trang Facebook Người Song Ngọc, linh mục Nguyễn Đình Thục cho biết giáo xứ Song Ngọc hoàn toàn ủng hộ “Bản tuyên bố về dự án đường cao tốc Bắc Nam”được ký bởi hàng chục tổ chức xã hội dân sự và hàng trăm cá nhân với nội dung phản đối việc cho nhà thầu Trung cộng xây dựng công trình quan trọng về kinh tế-quốc phòng.

Tuyên bố của giáo xứ Song Ngọc cũng là sự ủng hộ đối với một số nhân sỹ trí thức, những người trong tuần có phát biểu trên mạng xã hội rằng họ sẽ tuần hành để phản đối nếu nhà cầm quyền cộng sản làm ngơ an ninh quốc gia và để cho nhà thầu Trung cộng làm dự án này.

Song Ngọc là một giáo xứ nơi người dân thường xuyên bị đàn áp, sách nhiễu bởi nhà cầm quyền địa phương và nhóm Cờ Đỏ, một nhóm khủng bố được sự trợ giúp của chính quyền nhằm chia rẽ bà con giáo dân và những người dân khác. Tuy nhiên, linh mục và giáo dân nơi đây có tinh thần đấu tranh rất cao để cổ suý nhân quyền và dân chủ, và bảo vệ chủ quyền của tổ quốc.

===========================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây: https://www.vietnamhumanrightsdefenders.net/2019/03/31/vietnam-human-rights-defenders-weekly-report-for-march-25-31-2019-environmentalist-cao-vinh-thinh-kidnapped-interrogated-by-police/