Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 27, từ ngày 01 đến 07/7/2019: Luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải bị khởi tố về cáo buộc trốn thuế

 

 

Người Bảo vệ Nhân quyền| ngày 07/7/2019

 

Ngày 02/7, Cơ quan công an điều tra của tỉnh Khánh Hoà đã ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải và vợ ông là Ngô Tuyết Phương với cáo buộc trốn thuế trong một giao dịch bất động sản 3 năm trước đây.

Công an Khánh Hoà, với sự giúp sức của nhiều sỹ quan thuộc Bộ Công an, đã tiến hành khám xét nhà riêng của hai vợ chồng và văn phòng luật ở Hà Nội, nơi ông Hải làm trưởng đại đại diện còn vợ ông là giám đốc. Phía công an đã thu giữ nhiều giấy tờ và tiền mặt không liên quan đến vụ việc hai vợ chồng ông mua một mảnh đất ở thành phố Nha Trang từ một đôi vợ chồng ở đây. Phía công an cáo buộc vợ chồng ông đã giúp người bán trốn thuế bằng cách ghi giá trị giao dịch thấp hơn giá thị trường.

Công an còn ra quyết định cấm xuất cảnh và không được rời khỏi nơi cư trú đối với cả 4 người trong vụ việc. Sau đó, luật sư Hải tuyên bố tạm thời nghỉ ngơi không tham gia vào việc tư vấn luật.

Dườngnhư nhà cầm quyền Việt Nam đang tiến hành chiến dịch đàn áp tù nhân lương tâm trong nhiều trại giam trên cả nước bằng cách đối xử khắc nghiệt, giam giữ họ trong điều kiện hà khắc. Để đối phó, nhiều tù nhân lương tâm đã tiến hành tuyệt thực: Các ông Trương Minh Đức, Đào Quang Thực, Nguyễn Văn Túc và Trần Phi Dũng tuyệt thực từ ngày 10/6 tại Trại giam số 6 (Nghệ An) còn ông Nguyễn Trung Trực và ông Nguyễn Văn Điển cũng đang tuyệt thực tại Trại giam số 5 (Thanh Hoá).

Việt Nam đang giam giữ ít nhất 231 tù nhân lương tâm, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền. Ngoài 33 người đang bị giam giữ trong giai đoạn điều tra, 1 người được tại ngoại (Huỳnh Thục Vy) do đang nuôi con nhỏ, 1 người bị án chung thân (ông Phan Văn Thu) và một người không rõ án tù, thì 195 người còn lại đang thụ án với tổng mức án là 1.681 năm và 4 tháng. Họ đang phải sống trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt.

Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Xuân Nghĩa bị cấm tham dự một sự kiện văn hoá ở trụ sở của Hội Văn nghệ thành phố Hải Phòng, trong đó bạn ông Phạm Xuân Trường sẽ trao tặng hai bức tranh vẽ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và cố Thượng nghị sỹ John McCain. Công an đã đến nhà cảnh báo ông không được đi tham dự sự kiện trên tổ chức vào ngày 08/7.

Và nhiều tin đáng chú ý khác

===== 01/7 =====

ViệtNam đang giam giữ ít nhất 231 tù nhân lương tâm: DTD

Theo tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD), tính đến cuối tháng 6, chế độ độc tài toàn trị đang giam giữ ít nhất 231 tù nhân lương tâm trong điều kiện giam giữ hà khắc.

Trong số này, 197 người đã bị kết án từ 2 năm đến chung thân (trường hợp ông Phan Văn Thu, trưởng nhóm Ân đàn Đại đạo), và 34 người còn lại đang bị giam giữ trong thời gian điều tra.

Theo tội danh và cáo buộc: 50 người bị cáo buộc hoặc kết tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền theo Điều 79 của Bộ luật hình sự 1999 hoặc Điều 109 của Bộ luật hình sự 2015; 32 người bị cáo buộc/kết tội theo Điều 88 của Bộ luật hình sự 1999 hoặc Điều 117 của Bộ luật hình sự 2015; 54 người bị kết tội “phá hoại khối đoàn kết;” 9 người bị cáo buộc “gây rối an ninh;” 12 người bị cáo buộc/kết tội theo “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và đa số những người còn lại bị kết tội “gây rối trật tự công cộng” vì tham gia biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ngày 10-11/6/2019.

13 người đang bị giam giữ mà không rõ cáo buộc hay tội danh là gì, và họ bị giam giữ quá thời hạn 4 tháng quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Họ vẫn bị biệt giam, và chưa được gặp người thân và luật sư.

20 trong số họ là phụ nữ. Duy nhất trường hợp Huỳnh Thục Vy đang được tại ngoại do đang nuôi con nhỏ. Cô bị kết án 33 tháng tù giam vì tội danh “xúc phạm quốc kỳ.”

Gần đây, nhà cầm quyền Việt Nam tăng cường trấn áp giới bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền và người hoạt động xã hội. Trong năm 2018, Việt Nam bắt giữ gần 30 nhà hoạt động và kết án 40 người với tổng mức án hơn 300 năm tù giam và 70 năm quản chế. Trong 6 tháng đầu năm 2019, khoảng 20 người hoạt động bị bắt giữ, và 9 người bị kết án với tổng mức án là 50 năm tù giam và 17 năm quản chế.

Riêng trong tháng 6, Việt Nam đã kết án 6 nhà hoạt động và công dân Hoa Kỳ Michael Minh Phương Nguyễn, và mức án cao nhất là 12 năm tù giam.

Tất cả 231 tù nhân lương tâm bị bắt giữ trong những vụ án nguỵ tạo, và 197 tù nhân lương tâm đang thi hành án tù đều bị kết án bằng những bản án nặng nề trong những phiên toà không tuân theo chuẩn mực quốc tế về một phiên toà công bằng.

Trong thời gian điều tra, tù nhân lương tâm bị hỏi cung liên tục, là đối tượng của tra tấn tinh thần và thể chất. Sau khi bị kết án, họ bị lưu đày đi xa gia đình, làm cho gia đình họ gặp khó khăn trong thăm nuôi.

Trong khi thi hành án, tù nhân lương tâm bị đối xử hà khắc trong những trại giam với điều kiện sống vô cùng nghiệt ngã, bị tra tấn về tinh thần, và nhiều người bị dánh đập bởi quản giáo hay tù hình sự được bảo kê bởi giám thị trại giam.

Họ còn bị buộc lao động khổ sai trong điều kiện tồi tệ về an toàn lao động.

Hiện có hàng chục tù nhân lương tâm đang tuyệt thực để phản đối trại giam đối xử vô nhân đạo, đặc biệt là ở Trại tù số 5 ở Thanh Hoá, Trại số 6 ở Nghệ An, Trại Ba Sao ở Hà Nam và Trại An Điềm ở Quảng Nam. Hiện sức khoẻ của các ông Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Túc, Đào Quang Thực, Trần Phi Dũng, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Văn Điển… đang ở tình thế hiểm nghèo sau nhiều tháng bị đày đoạ và nhiều ngày tuyệt thực.

Hàng chục tổ chức xã hội dân sự độc lập và hàng trăm người hoạt động và dân thường đã ký tên vào một thư ngỏ chung phản đối việc nhà cầm quyền Việt Nam đày đoạ tù nhân lương tâm và yêu cầu chế độ phải cải thiện điều kiện giam giữ cũng như trừng phạt những kẻ đánh đập, đối xử vô nhân đạo với tù nhân nói chung và tù nhân lương tâm nói riêng.

Quývị có thể xemDanhsách tù nhân lương tâm tại đây: /2019/07/04/viet-nam-dang-giam-giu-231-tu-nhan-luong-tam-dang-tren-duong/

——————–

TNLT Nguyễn Văn Điển sẽ tuyệt thực để phản đối bị ngược đãi

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Điển, người đang thụ án tù 6 năm 6 tháng tù giam tại Trại giam số 5 của Bộ công an cộng sản ở tỉnh Thanh Hoá, sẽ tuyệt thực để phản đối việc anh bị đối xử hà khắc tại trại giam này.

Ông Nguyễn Thái Văn, bố của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Điển cho biết trong cuộc gọi điện về nhà sáng nay, anh đã thông báo ý định tuyệt thực bắt đầu từ ngày 01/7. Tuy nhiên, anh chưa kịp nói nguyên nhân cụ thể cho gia đình thì cuộc gọi bị dừng.

Anh Nguyễn Văn Điển bị bắt vào đầu tháng 3 năm 2017 cùng với ông Vũ Quang Thuận với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật hình sự 1999 vì sản xuất và đăng tải nhiều video clip tuyên truyền kiến thức quyền con người và đa nguyên chính trị trên mạng xã hội Youtube và Facebook. Sau đó, anh bị kết án 6.5 năm tù còn ông Vũ Quang Thuận bị kết án 8 năm tù giam trong khi Trần Hoàng Phúc bị kết án 6 năm tù.

Cũng như nhiều tù nhân lương tâm khác, sau khi bị kết án với bản án nặng nề bởi một toà án không tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế về phiên toà công bằng về một tội danh nguỵ tạo, anh bị đưa đi đày ở Trại giam số 5, một nơi nổi tiếng về chế độ giam giữ hà khắc.

Để đối phó với việc đối xử vô nhân đạo và hạ nhục trong nhiều nhà tù trên khắp Việt Nam, tù nhân lương tâm chỉ có vũ khí duy nhất là tuyệt thực.

Từ ngày 10/6, nhiều tù nhân lương tâm, trong đó có các ông Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Túc, Đào Quang Thực và Trần Phi Dũng tuyệt thực trong Trại giam số 6 ở Nghệ An sau khi giám thị nhà tù tháo dỡ hết quạt điện trong phòng giam của họ trong điều kiện mùa hè nóng bức và gió Lào ở một khu vực miền núi của huyện Thanh Chương.

Nhiều nhà hoạt động và dân thường đã lên tiếng trong một bức thư ngỏ phản đối việc đối xử hà khắc đối với tù nhân lương tâm của chế độ cộng sản.

——————–

Chế độ toàn trị Việt Nam mở chiến dịch khủng bố TNLT?

Dường như nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang mở chiến dịch khủng bố tù nhân lương tâm, áp dụng nhiều biện pháp đối xử hà khắc với tù nhân lương tâm ở nhiều trại giam trên toàn quốc, đặc biệt là ba trại giam Ba Sao (tỉnh Hà Nam), Trại giam số 5 ở Thanh Hoá và Trại giam số 6 ở Nghệ An.

Tin mới nhận là dường như hai tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Trực và Nguyễn Văn Điển đang bị đày đoạ ở Trại giam số 5. Anh Điển, người đang thụ án tù 6,5 năm tuyên bố sẽ tuyệt thực từ ngày 01/7 trong khi anh Trực gọi điện về nhà nói rằng sức khoẻ của anh rất yếu. Điều gia đình lo lắng nhất là cuộc gọi hôm nay chỉ kéo dài mấy giây rồi tín hiệu bị mất. Anh Trực là cựu phát ngôn nhân của Hội Anh em Dân chủ, và đang thụ án tù 12 năm vì tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật hình sự. Chưa rõ hình thức đàn áp mà ban giám thị trại giam đang áp dụng đối với hai nhà hoạt động này.

Trong khi đó, một số tù nhân lương tâm ở Trại giam số 6, trong đó có các ông Trương Minh Đức, Đào Quang Thực, Nguyễn Văn Túc và Trần Phi Dũng đang tuyệt thực ở ngày thứ 22 trong khi họ đều mang trọng bệnh. Cả bốn ông đều bị kết án theo Điều 79. Họ bắt đầu tuyệt thực từ ngày 10/6 sau khi ban giám thị cho người tháo dỡ hết quạt điện trong phòng giam của họ, không cho họ sử dụng quạt trong điều kiện mùa hè oi bức trên 40 độ C ở Nghệ An.

Trong vài tháng gần đây, nhiều tù nhân lương tâm ở Trại giam Ba Sao như các ông Lê Đình Lượng, Nguyễn Văn Dũng, Phan Văn Khánh, và Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Bắc Truyển… ở Trại giam An Điềm đều bị đàn áp, đánh đập hoặc bị kỷ luật một cách độc đoán bởi ban giám thị.

Sau khi bắt bớ độc đoán nhiều nhà bất đồng chính kiến, người hoạt động nhân quyền và người hoạt động xã hội trong những vụ án nguỵ tạo rồi kết án họ bằng những phiên toà rừng rú với những bản án nặng nề, bộ công an cộng sản đã đưa họ đi đày ở những trại giam xa gia đình nhằm làm cho việc thăm nuôi khó khăn.

Trong trại giam, tù nhân lương tâm bị đối xử tàn bạo nhằm buộc họ phải nhận tội. Đa số họ giữ vững khí tiết và phản đối mọi hình thức đàn áp của công an.

Tù nhân ở Việt Nam còn bị buộc phải lao động trong môi trường độc hại và thiếu bảo hộ lao động cần thiết như xây dựng, bóc hạt điều, làm đồ chơi thủ công… và không được trả công lao động.

——————–

Người hoạt động không được hưởng đặc xá

Chế độ cộng sản Việt Nam sẽ không áp dụng đặc xá cho những người hoạt động chính trị hay nhân quyền bị kết án theo một trong các tội danh thuộc phần An ninh quốc gia của Bộ luật hình sự.

Theo luật Đặc xá mới sửa đổi có hiệu từ ngày 01/7, chế độ đặc xá cũng không được áp dụng cho những người bị kết án theo một trong nhiều tội danh khác như: hoạt động nhằm chống chính quyền, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp; tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; tội bạo loạn; tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; vàtội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật.

Một số tội danh khác trong nhiềuđiều khoản vềAn ninh quốc gia cũng sẽ không được đặc xá gồm: tuyêntruyền chống nhà nước, tội phá rối an ninh; tội chống phá cơ sở giam giữ; tội khủng bố hoặc một trong các tội quy định tại Chương các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh của Bộ luật Hình sự.

Chế độ cộng sản thường dùng các điều luật thuộcvềAn ninh Quốc gia để kết tội những nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền ôn hòa hoặc làm câmlặngnhững phản biện với chính phú trên mạng xã hội, và thường kết án họ bằng những bản án nặng nề qua những phiên toà không tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng.

Hầu hết các nhà hoạt động bị bắt trong những vụ án nguỵ tạo, họ bị biệt giam từ 4 tháng đến hơn 2 năm mà không được gặp luật sư trong những cuộc hỏi cung, và cũng không được thân nhân thăm viếng trong thời gian điều tra kéo dài đó.

Cộng sản Việt Nam có phóng thích một số tù nhân lương tâm như các ông Nguyễn Văn Hải, Đặng Xuân Diệu, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài và các cô như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Lê Thu Hà nhưng buộc họ phải sống lưu vong khi muốn được Hoa Kỳ hay một số chính phủ dân chủ khác nhân nhượng về kinh tế hay đầu tư.

==== 02/7 =====

Luật sự nhân quyền Trần Vũ Hải bị khởi tố về cáo buộc giúp Việt kiều trốn thuế

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải v à vợ ông là bà Ngô Tuyết Phương về cáobuộc giúp người khác trốn thuế.

Nguồn tin từ công an Khánh Hoà cho biết cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án trốn thuế liên quan đến ông Hải, luật sư thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, từ tháng 5.

9h sáng thứ Ba, cơ quan công an khám xét nơi làm việc của luật sư Hải tại tầng 3 tòa nhà số 87 Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Lúc 13h, lực lượng chức năng rời khỏi tòa nhà, mang theo nhiều thùng carton đã niêm phong.Những thùng tài liệu này được để vào 2 ôtô biển xanh 80A và 80B, là xe của bộ công an.

Cũng trong buổi sáng, nhà riêng của hai vợ chồng ông tại ngõ 11 Tô Ngọc Vân (Tây Hồ, Hà Nội) có nhiều công an mặc sắc phục ra vào. Hai đầu ngõ dẫn vào ngôi nhà này cũng được rào chắn, chỉ người trong khu vực mới được ra vào. Đến 11h, công an rút khỏi căn nhà này.

Sau buổi khám xét, luật sư Hải vẫn ở lại nơi làm việc. Ông tốcáo công an đã thu giữ nhiều giấy tờ không liên quan đến vụ án, và nhiều tiền mặt. Ông cũng yêu cầu phía công an trả lại những tư liệu này và tiền của khách hàng.

Theo luật sư Ngô Anh Tuấn thì phía công an cho rằng vợ chồng ông đã ký vào những giấy tờ mua bán nhà đất tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà với một người Việt kiều. Theo cơ quan này, việc ký vào các giấy tờ này đã đã giúp người bán trốn thuế với số tiền là 276 triệu đồng. Ông đã giải trình với cơ quan điều tra nhưng sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Người được coi là trốn thuế đã yêu cầu nộp thuế nhưng chưa được chấp nhận. Tuy nhiên, cơ quan điều tra công an tỉnh Khánh Hoà vẫn ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với vợ chồng ông về hành vi được coi là giúp sức trốn thuế cho người bán.

Ông Hải là luật sư của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, người đàn ông được cho là giàu nhất Việt Nam, và cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất, người bị mật vụ bắt cóc từ Thái Lan vào cuối tháng 1 và đang bị giam giữ để điều tra về cáo buộc “lợi dụng chức vụ quyền hạn.”

Ông Hải là một trong số ít luật sư tham dự vào nhiều phiên toà xử người bất đồng chính kiến. Ông từng bào chữa cho luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Cù Huy Hà Vũ, và vụ vườn rau Lộc Hưng.

Luật sư Hải sinh năm 1962. Trước đó vào năm 2015, ông từng bị cônganHà Nội triệu tập làm việc vì liên quan tới đơn của 28 hộ dân tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên tố cáo ônglợi dụng chiêu bài hỗ trợ pháp lý trong việc khiếu nại liên quan đến đất đai để nhận 84 triệu đồng.

=====

TNLT Nguyễn Trung Trực đang tuyệt thực ngày thứ 16

Tù nhân lương tâm, cựu phát ngôn nhân của Hội Anh em Dân chủ Nguyễn Trung Trực đang tuyệt thực ở ngày thứ 16 với sức khoẻ vô cùng xấu.

Theo gia đình, ngày 02/7, gia đình đã đến thăm ông tại Trại giam số 5 của Bộ công an ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Ông đi không vững và được dìu bởi một người tù khác đến chỗ gặp người thân.

Nhiềusỹ quan công an theo dõi cuộc nói chuyện của họ: người ghi âm, người quay video tư liệu, người viết biên bản, ngườithì theo dõi nội dung.

Ông Trực, sinh năm 1974, cho biết ông bắt đầu tuyệt thực từ ngày 18/6. Ngày 30/6, sau khi thực hiện cuộc gọi vài chục giây về cho gia đình, ông bị ngất và chỉ tỉnh sau khi được truyền 2 lọ nước. Giọng nói của ông rất yếu, vàcuộc nói chuyện kết thúc sớm vì ông quá mệt.

Ông cho gia đình biết sẽ tiếp tục tuyệt thực dể phản đối sự ngược đãi và hà hiếp các tù nhân lương tâm, chính trị ở các trại giam; đồng thời phản đối bản án bất công dành cho ông và hết thảy những người đấu tranh ôn hoà cho công lý và hoà bình đang bị giới cầm quyền giam cầm.

Ông Trực bị bắt ngày 04/8/2018 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” và sau đó bị kết án 12 năm tù giam.

Với tư cách là phát ngôn nhân của Hội Anh em Dân chủ và trưởng nhóm miền Trung, ông đấu tranh nhằm xoá bỏ sự độc quyền chính trị của đảng cộng sản để xây dựng chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng, tam quyền phân lập. Ông từng hỗ trợ ngư dân ở Quảng Bình phản đối nhà máy thép Formosa.

Chế độ cộng sản đã và đang thực hiện chính sách đối xử hà khắc, vô nhân đạo với tù nhân lương tâm, những người đang bị giam giữ tại các trại tạm giam và trại tù trên khắp cả nước.

Hiện có khoảng 10 tù nhân lương tâm đang tuyệt thực để phản đối sự đàn áp trong nhà tù, và sức khoẻ của họ đang ở tình thế hiểm nghèo.

Hàng trăm nhà hoạt động đang thực hiện chiến dịch tố cáo chính sách đày đoạ tù nhân lương tâm, kêu gọi cộng đồng trong nước và quốc tế quan tâm đến họ.

===== 03/7 =====

 

Vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải bị cấm xuất cảnh

Theo thông tin của Bộ công an cộng sản, nhà cầm quyền tỉnh Khánh Hoà đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải và Ngô Tuyết Phương, và áp dụng các biện pháp ngăn chặn “tạm hoãn xuất cảnh”và“cấm đi khỏi nơi cư trú”đối với cả hai người.

Công an Khánh Hoà cũng áp dụng biện pháp hạn chế đi lại như trên đối với Nguyễn Thị Ngọc Hạnhvà Ngô Văn Lắmở Khánh Hoà vì liên quan đến vụ án trốn thuế, cụ thể là hai người này bán một mảnh đất cho vợ chồng luật sư Hải với giá thấp hơn giá thị trường, dẫn đến hai người bán không phải nộp thuế cao hơn, với số tiền chênh lệnh khoảng 276 triệu đồng.

Trước đó, trong ngày 02/7, công an Khánh Hoà, với sự trợ giúp của nhiều sỹ quan công an thuộc Bộ công an, đã tiến hành khám xét văn phòng luật sư ở Hà Nội mà bà Phương làm giám đốc và ông Hải làm trưởng đại diện văn phòng. Theo ông Hải, công an đã tịch thu nhiều giấy tờ và tiền mặt không liên quan đến giao dịch bất động sản nói trên.

Được biết, bên cạnh việc tham gia bào chữa cho dân oan ở Đồng Tâm, Văn Giang và mới đây là Lộc Hưng cùng nhiều nhà hoạt động khác, ông Hải còn làm đại diện pháp lý cho tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng, Công ty Nhật Cường có liên quan đến chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, và cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất, người bị bắt cóc ở Bangkok cuối tháng 1 và hiện đang bị giam ở Hà Nội để điều tra về cáo buộc “lợi dụng chức vụ quyền hạn.”

Bình luận về vụ khởi tố hai vợ chồng luật sư Hải, cựu tù nhân lương tâm Phạm Viết Đào nói rằng “Việc giao dịch mua bán này đã được kê khai với cơ quan thuế Khánh Hòa: bên bán đã nộp thuế có hóa đơn chứng từ và có công chứng; họ đã làm đầy đủ nghĩa vụ của các pháp nhân mua bán nhà đất; do đó không thể quy kết cho các đối tượng mua bán này phạm tội trốn thuế…”

Ông Đào cũng cho rằng ông Hải và bà Phương đứng trên tư cách cá nhân để mua nhà thì công an không thể khám xét văn phòng luật của hai người.

Một số nhà bình luận cũng nói rằng việc khởi tố có thể nhằm mục đích tước thẻ hàng nghề hoặc tạm dừng việc hành nghề của ông Hải, khiến ông không thể tham gia với tư cách luật sư trong một số vụ án, kể cả vụ án của ông Nhất.

Giới luật sư là điểm nhắm của chế độ Việt Nam. Nhiều luật sự nhân quyền như Lê Quốc Quân và Cù Huy Hà Vũ đã bị bắt với những cáo buộc trốn thuế hay tội danh nguỵ tạo.

——————–

Luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải tuyên bố sẽ nghỉ ngơi sau khi bị khởi tố

Luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải tuyên bố sẽ tạm nghỉ ngơi, rời xa công việc tư vấn pháp luật một ngày sau khi nhà cầm quyền Việt Nam khởi tố bị can đối với vợ chồng ông và hạn chế đi lại cũng như cấm xuất cảnh vì có liên quan đến một vụ cáo buộc trốn thuế.

Trên trang Facebook cá nhân Vu Hai Tran, ông nói sẽ dành thời gian chủ yếu cho gia đình, đọc sách, và giải quyết những vướng mắc liên quan đến sự kiện haivợ chồng ông bịkhởi tố. Ông trấn an rằng đội ngũ nhân viên và đồng nghiệp củaông sẽ bảo đảm cácdịch vụ pháp lý với các khách hàng và những người đã ủy nhiệm cho ông. Ông cam kết khi cần ông cũng sẽ là cố vấn cho các khách hàng và các nhân viên, đồng nghiệp để giải quyết những công việc đó.

Ông cảm ơn vợ mình và nhân viên của văn phòng luật nơi ông là trưởng đại diện, và đồng nghiệp cũng như nhiều người hoạt động và dân thường đã ủng hộ ông trong sự việc vừa qua.

Ông cho biết ông đã hành nghề luật sư được 25 năm, khẳng định rằng mình đã làm được rất nhiều việc cho xã hội, cho gia đình và cho nghề luật sư. Mấy năm gần đây, với tư cách một luật sư cũng như một nhà hoạt động, ông tham gia nhiềuvụ án rất phức tạp, khó khăn và đầy áp lực, như giúp dân oan Văn Giang, Thủ Thiêm, Đồng Tâm, nhóm cựu giáo viên Hải Phòng… và gần đây nhất là vườn rau Lộc Hưng hay giúp cho những doanh nghiệp vượt qua những tranh chấp, khủng hoảng.

Thêmvào nữa, ông còn có hàng chục bài viết trên Facebook liên quan đến các vấn đề pháp lý, xã hội.

Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng các đồng nghiệp và đoàn thể luật sư sẽ tiếp tục bên cạnh, hỗ trợ gia đình tôi và các nhân viên của tôi trong thời gian tới.

Nhiều nhà quan sát cho rằng việc khởi tố vợ chồng ông vì lý do chính trị.

===== 04/7 =====

Nhiều tù nhân lương tâm tiếp tục tuyệt thực trong trại giam ở Việt Nam

Hơn 10 tù nhân lương tâm tiếp tục tuyệt thực trong Trại giam số  5 và Trại giam số 6 của Bộ công an cộng sản vì nhà cầm quyền không chịu lùi bước để cải thiện tình trạng giam giữ hà khắc.

Trong Trại giam số 6 ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, các tù nhân lương tâm Trương Minh Đức, Đào Quang Thực, Nguyễn Văn Túc, Trần Phi Dũng và một số người khác vẫn nhịn ăn ngày thứ 27 để phản đối việc giám thị trại giam cho tháo dỡ hết quạt điện trong phòng giam của họ trong điều kiện thời tiết mùa hè nóng nực ở miền Trung.

Các tù nhân lương tâm này tuyệt thực từ ngày 10/6 trong khi đang mắc nhiều bệnh về tim mạch và huyết áp cao.

Tại Trại giam số 5 (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá), cựu phát ngôn nhân Nguyễn Trung Trực đã nhịn ăn từ ngày 18/6. Sức khoẻ của ông đã ở tình trạng rất xấu vào ngày 02/7 khi gia đình thăm ông tại trại giam. Vì sức khoẻ yếu, ông không thể nói chuyện lâu với gia đình và yêu cầu cắt ngang cuộc nói chuyện với người thân.

Cũng trong trại giam này, tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Điển tuyên bố bắt đầu tuyệt thực từ ngày 30/6.

Cả ông Điển và ông Trực đều tuyệt thực để phản đối việc đối xử hà khắc của trại giam đối với hai ông và nhiều nhà hoạt động khác đang bị giam cầm tại đây.

Trên mạng xã hội Facebook, các nhà hoạt động tiếp tục kêu gọi ký kiến nghị thư đến nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu chấm dứt đối xử bạo ngược đối với tù nhân lương tâm. Đã có hơn 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập và gần 1.000 người ký tên vào kiến nghị thư này.

===== 05/7 =====

Một bị can tổn thương nội tạng, công an phủ nhận đánh đập

Bị can Trần Văn Hiền, người đang bị tạm giam để điều tra về cáo buộc Cố ý gây thương tích, đã bị tổn thương nhiềucơ quan nội tạngcho dù anh hoàn toàn khoẻ mạnh trước đó hai ngày.

Chiều tối ngày 04/7, anh Hiền được phía Trại tạm giam Hòa Sơnđưa vào Bệnh viện Đà Nẵngđể cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Phía bệnh việnkết luận Hiền bị bệnh tiểu đường, tiên lượng xấu.Giám đốc bệnh viện Lê Đức Nhânkhẳng định anh bị tổn thương đa cơ quan nội tạng, không có dấu vết tác động ngoại lực, đầu không chảy máu.

Ngoàitiểu đường, phía bệnh viện còn nói anh Hiền bị viêm dạ dày cấp. Bệnh nhân còn có các biến chứng như nhiễm toan xeton, suy đa phủ tạng… Rạngsáng ngày 05/7,bệnh nhân bị hôn mê sâu, đồng tử giãn, suy hô hấp nên phải thở bằng máy.

Nhận được tin, hàng chục người là họ hàngcủa anh Hiền kéo đến bệnh viện để đòi được cung cấp thông tin chính xác về bệnh tình của anh và nguyên nhân. Họ nghi ngờ anh bị đánh đập bởi công an trại giam. Đối phó lại, công an Đà Nẵng điều động hàng chục cảnh sát đến bệnh viện để trấn áp gia đình bệnh nhân.

Bố của bị can, ông Trần Văn Thêm cho biết anh hoàn toàn mạnh khoẻ vào ngày 03/7 khi gia đình đến thăm anh tại trại tạm giam. Anh bị bắt ngày 25/3 và phiên toà dự kiến vào ngày 10/7.

Giám đốc công an Đà Nẵng nói vết bầm trên ngực bệnh nhân là do các bác sĩ sử dụng biện pháp ép tim khi cấp cứu. Ôngnày bổ sung rằng cơ quan chức năng đang xác minh vụ việc để có câu trả lời thỏa đáng cho công luận và người nhà bệnh nhân.

Tra tấn hiện diện mang tính hệ thống ở Việt Nam, theo báo cáo của tổ chức Quan sát Nhân quyền (HRW) kể cả khi Việt Nam đã ký Công ước Quốc tế chống Tra tấn năm 2014.

Mỗi năm có hàng chục bị can và tù nhân bị chết không rõ nguyên nhân. Phía công an nói đa số chết vì bệnh lý hay tự tử trong khi gia đình của họ cho rằng tra tấn là nguyên nhân chính.

===== 06/7 =====

Lê Tấn Hùng, kẻ chỉ đạo dân quân đàn áp biểu tình ngày 10/6/2018

Lê Tấn Hùng, kẻ chỉ huy thanh niên xung phong đàn áp người biểu tình ngày 10/6/2018 ở Sài Gòn đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.”

Theo báo lề đảng, cơ quan cảnh sát điều tra củaBộ công an cộngsản vừa bắt tạm giam ông Hùng, nguyên tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn – TNHH một thành viên (gọi tắt là SAGRI)và di lý trong ngày 06/7/2019 ra giam giữ tại Trại tạm giam B14 của Bộ Công an. Hùng là em trai của Lê Thanh Hải, người từng là uỷ viên bộ chính trị và bí thư thành uỷ Sài Gòn của đảng cộng sản cầm quyền.

Theothanh tra của Sài Gòn, trong thời kỳ ông Hùng lãnh đạ, SAGRI đã dùng gần 8 tỷ đồng để thuê mặt bằng 123 Trương Định, Quận 3 làm văn phòng làm việc của Tổng Công ty và các công ty thành viên chưa đúng với quy định. Tổng công ty này và các đơn vị thành viên đang quản lý và sử dụng 46 mặt bằng, nhà đất với hơn 1.900 ha; trong đó, có 11 mặt bằng, nhà đất được hợp tác kinh doanh khai thác, giữ hộ hàng hóa nhưng thực chất là cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ diện tích.

SAGRI được thành phố giao quản lý nhiều quỹ đất nhưng sử dụng, khai thác không hiệu quả, dẫn đến việc thay đổi chủ đầu tư dự án, tự ý cho thuê đất sai quy định, không báo cáo uỷban của thành phố.

Không chỉ buông lỏng, sai phạm trong quản lý đất công, ông Hùng còn ký khống, chi khống 13 tỷ đồng cho hàng chục cán bộ, người lao động của SAGRI học tập ở nước ngoài.

Theo nhiều nhà hoạt động, dưới sự chỉ đạo của Hùng, hàng nghìn thanh niên xung phong đã hỗ trợ lực lượng an ninh cộng sản để bắt giữ và đánh đập hàng trăm người biểu tình ôn hoà ở Sài Gòn ngày 10/6/2018 chống lại hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng.

===== 07/7 =====

Cựu TNLT Nguyễn Xuân Nghĩa bị ngăn chặn không được dự buổi tặng tranh cho Đại Sứ quán Hoa Kỳ

Nhà cầm quyền Hải Phòng cảnh báo cựu tù nhân lương tâm, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa không được đến tham dự buổi trao tặng hai bức tranh của bạn ông cho Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam vào ngày 08/7.

Theo ông Nghĩa, ngay sau khi có thông tin bạn ông nghệ nhân Phạm Xuân Trường sẽ tặng cho Toà Đại sứ hai bức tranh trong một buổi lễ tại trụ sở của Hội Văn nghệ Hải Phòng vào ngày thứ Hai tuần tới, công an thành phố đã đến nhà ông và đưa ra lời cảnh báo ông không được đi tham dự sự kiện này.

Ông Nghĩa nói ông đành phải ở nhà xem buổi lễ qua truyền hình trực tiếp trên Facebook. Ông dự đoán mật vụ sẽ canh gác nhà ông trong ngày 08/7.

Nghệ nhân Phạm Xuân Trường sẽ trao tặng Toà Đại sứ Hoa Kỳ hai bức tranh: một bức là chân dung của cố Thượng nghị sỹ John McCain, người từng là tù binh chiến tranh, bị bắt và giam giữ ở Hoả Lò, bức kia là phóng tác cuộc gặp thượng đỉnh Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-in ở Hà Nội.

Ông Nghĩa là một thành viên của Khối 8406. Năm 2009 ông bị kết án 6 năm tù giam và 3 năm quản chế về tội gọi là “tuyên truyền chống chính quyền” theo Điều 88 của Bộ luật hình sự 1999. Hiện ông vẫn bị theo dõi chặt chẽ bởi nhà cầm quyền thành phố Hải Phòng.

====================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây