HWR Kêu gọi Morrison đề cập vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm Việt Nam

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW lo ngại về hồ sơ nhân quyền của tệ hại với ít nhất 133 tù nhân chính trị.
The Guardians, ngày 22/8/2019
(Khánh Anh dịch)
Ông Scott Morrison đã bị thúc dục đề cập sự quan tâm về nhân quyền với chính phủ Việt Nam khi có chuyến công du chính thức đầu tiên trong tuần này, bao gồm cả trường hợp của công dân Úc Châu Văn Khảm hiện đang giam giữ kể từ hồi tháng Giêng.
Thủ tướng Úc tới Hà Nội vào chiều thứ năm để thảo luận về quan hệ đối tác chiến lược Úc và Việt Nam đã được ký kết với thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc năm 2018.
Các cuộc đàm phán tập trung vào thương mại và đầu tư, phía Úc muốn đề cập đến quan hệ đối tác chiến lược mạnh mẽ trước sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Hôm thứ Tư ông Morrison cho biết rằng Việt Nam là một trong số “các quốc gia có chủ quyền độc lập, tự do” ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mà Úc đang ưu tiên.
“Một trong những lý do tôi rất chú trọng đến mối quan hệ Ấn Độ-Thái Bình Dương của chúng tôi và một trong những lý do tôi sẽ đến Việt Nam vào ngày mai, đó là để mở rộng, củng cố và xây dựng các liên minh, các mối quan hệ tồn tại hiện có trên vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương của các quốc gia có chủ quyền độc lập tự do đang tìm cách trở thành chính mình ở khu vực này.”
Nhưng bà Elaine Pearson, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Úc, cho biết hầu hết người Việt Nam không phải là người tự do, và kêu gọi ông Morrison sử dụng chuyến thăm chính thức – chuyến thăm cấp thủ tướng độc lập đầu tiên kể từ năm 1994 – để đề cập hồ sơ nhân quyền tệ hại của Việt Nam.
“Họ là một quốc gia có chủ quyền độc lập, nhưng họ không được tự do lắm,” bà nói với Guardian Australia.
“Việt Nam vẫn không có cuộc bầu cử, đất nước vẫn bị đảng Cộng sản kiểm soát và những người chỉ trích chính quyền thường xuyên bị bắt giam, không có tự do báo chí, và không có tự do tôn giáo.”
“Đây không phải là một đất nước tự do đối với hầu hết công dân Việt Nam đang sống ở đó và tôi nghĩ chính phủ Morrison cần phải sáng suốt về điều này.”
Theo HWR, có ít nhất 133 tù nhân chính trị ở nước này đã bị bắt giam vì thực hiện các quyền cơ bản như tự do ngôn luận, tự do biểu lộ và tự do tôn giáo.
Những blogger nổi tiếng Trần Huỳnh Duy Thức và Trần Thị Nga, và các nhà hoạt động về quyền như Ngô Hào và Lê Đình Lượng nằm trong số này.
Công dân Úc Châu Văn Khảm đã bị giam giữ sáu tháng mà không được xét xử và không có luật sư chỉ vì ông đã gặp gỡ một thành viên của Hội Anh em Dân chủ – một tổ chức không hợp pháp.
Bà Pearson nói rằng tình hình đã trở nên tồi tệ hơn trong hai năm qua vì có ít áp lực hơn cho chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện tình trạng nhân quyền kể từ khi ông Donald Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đang kêu gọi chính phủ tập trung vào việc thả tù nhân chính trị và hạn chế quyền tự do ngôn luận, lập hội, hội họp, thông tin, tôn giáo và đi lại. Họ cũng lo ngại về luật an ninh mạng hà khắc đã có hiệu lực vào tháng 1 mặc dù nhận nhiều chỉ trích trong nước và quốc tế.
Cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm của Úc với Việt Nam dự kiến sẽ được tổ chức vào tuần tới, nhưng bà Pearson nói rằng vấn đề này không nên được chuyển thành “các cuộc đối thoại riêng tư giữa các quan chức”.