Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 37 từ ngày 09/9 đến 15/9/2019: Nhà bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang được giải Tự do Báo chí 2019 của RSF

 

Người Bảo vệ Nhân quyền| ngày 15/9/2019

 

Nhà bất đồng chính kiến, cây viết chính trị xuất sắc Phạm Đoan Trang là một trong 3 nhà báo thế giới được tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vinh danh giải thưởng Tự do Báo chí 2019 vì những đóng góp của họ cho tiến trình tự do báo chí trên toàn cầu.

Vì lý do an ninh, Phạm Đoan Trang không thể đến Berlin để nhận giải, và đồng nghiệp của cô, luật sư Trịnh Hữu Long, tổng biên tập và đồng sáng lập Luật Khoa tạp chí, đã thay mặt cô để nhận giải thưởng mang tên Tầm ảnh hường trong một buổi lễ tối 12/9.

Trongphúc trình hàng năm của mình, tổ chức Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) đã đưa Việt Nam vào danh sách 10 quốc gia kiểm duyệt báo chí khắt khe nhất thế giới, cùng với các nước như Bắc Hàn, Turkmenistan, Saudi Arabia, TrungCộng, Iran, Equatorial Guinea, Belarus, và Cuba. Ở các quốc gia này, nhà cầm quyền áp dụng chiến thuật thẳng tay như sách nhiễuvàbắt giữ độcđoán kết hợp với việctheo dõi một cách tinh vi và đưa vào diện xâm nhập mạng với mục tiêu dập tắt truyền thông độc lập.

CPJ cho biết Việt Nam cùng với Trung Cộng vàIran đã bỏ tù và sách nhiễu nhiềunhà báo cùng gia đình họcũng nhưcó những biện pháp giám sát mạng, kiểm duyệt Internetvàmạng xã hội.

Trong phiên toà sơ thẩm ngày 05/9, Toà án Nhân dân tỉnh Ninh Bình đã kết án Facebooker Lê Văn Sinh 5 năm tù giam về cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì đăng tải và chia sẻ nhiều bài viết trên mạng xã hội có nội dung “nói xấu” và “phỉ báng” chế độ cùng quan chức địa phương.

Ông là một trong 21 nhà hoạt động và bloggers bị kết án từ đầu năm đến nay với tổng số năm tù giam là 99 năm 6 tháng vì những bài viết và hành động ôn hoà nhằm cổ suý nhân quyền, dân chủ và chống tham nhũng.

Theo thống kê mới nhất của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, Việt Nam đang giam giữ 239 tù nhân lương tâm, 28 trong số họ đang bị giam giữ trong thời gian điều tra trong khi tình trạng của 3 người không rõ.

===== 09/9 =====

Facebooker Lê Văn Sinh bị kết án 5 năm tù giam vì cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”

Ngày 05/9/2019, Toà án Nhân dân tỉnh Ninh Bình đã kết án Facebooker Lê Văn Sinh bản án 5 năm tù giam về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.

Theo truyền thông địa phương, ông Sinh, 54 tuổi, sử dụng 2 tài khoản Facebook cá nhân Sinh Lê và Sinh Levansinh (Sinhle) để đăng tải và chia sẻ nhiều bài viết “bôi xấu” cán bộ huyện Hoa Lư và nhiều sở chuyên ngành của tỉnh Ninh Bình, và “xuyên tạc” chủ trương, đường lối và chính sách của nhà cầm quyền địa phương trong thời gian từ tháng Năm năm 2018 đến giữa tháng Hai năm 2019.

Cáo trạng cho biết ông Sinh đã viết 16 bài có nội dung nói xấu chế độ, xuyên tạc, chủ trương, đường lối của đảng Cộng sản, chính sách và pháp luật của nhà nước liên quan đến Luật An ninh mạng và dự thảo Luật Đặc khu Kinh tế, và chia sẻ 25 bài có “nội dung bịa đặt, nói xấu, áp đặt, quy chụp sai phạm đối với 14 lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, huyện Hoa Lư và lãnh đạo của nhiều phòng, ban của huyện Hoa Lư.

Ông bị bắt giữ vào ngày 15/2 năm nay bởi lực lượng an ninh tỉnh Ninh Bình.

Đọc thêm thông tin tại đây: Facebooker bị tuyên án 5 năm tù vì nói xấu chế độ

===== 10/9 =====

CPJ: Việt Nam trong nhóm 10 quốc gia kiểm duyệt báo chí khắt khe nhất thế giới

Trong phúc trình hàng năm phát hành ngày 10/9, Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (Committee to Protect Journalists- CPJ) xếp Việt Nam vào trong nhóm 10 quốc gia kiểm duyệt báo chí khắt khe nhất thế giới.

Cùng trong nhóm này còn có Eritrea, Bắc Hàn, Turmenistan, Trung Cộng, Iran, Belarus và Cuba. Ở các quốc gia này, nhà cầm quyền áp dụng chiến thuật thẳng tay như sách nhiễu và bắt giữ độc đoán kết hợp với việc theo dõi một cách tinh vi và đưa vào diện xâm nhập mạng với mục tiêu dập tắt truyền thông độc lập.

CPJ cho biết Việt Nam cùng với Trung Cộng và Iran đã bỏ tù và sách nhiễu nhiều nhà báo cùng gia đình họ cũng như có những biện pháp giám sát mạng, kiểm duyệt Internet và mạng xã hội.

Trong phúc trình, CPJ nói việc kiểm duyệt báo chí tại Việt Nam được thông qua các chỉ thị từ chính phủ đến các biên tập viên các báo, đài, TV, bắt các chủ đề nào phải được nhắc đến và chủ đề nào phải bị lọa bỏ. Không có bất cứ một cơ quan báo chí nào độc lập khỏi nhà nước ở Việt Nam. Các phóng viên cơ quan báo chí thuộc Giáo hội Công giáo hoặc các hãng thông tấn ngoại quốcở Việt Nam bị theo dõi chặt chẽ và giới hạn hoạt động. Phóng viên nước ngoài có visa báo chí bị bắt phải thuê người của chính phủ để đi kèm khi tác nghiệp. CPJ có nhắc đến trường hợp của nhà báo-blogger Trương Duy Nhất, người dường như đã bị an ninh Việt Nam bắt cóc ở Thái Lan và đưa về Việt Nam hồi cuối tháng 1 vừa qua.

CPJ nói Luật An ninh mạng có những qui định tùy tiện và mơ hồ, giới hạn quyền tự do biểu đạt của người dân, cho phép giới chức chính quyền kiểm duyệt chặt chẽ hơn các nội dung trên mạng.

Bảng xếp hạng củaCPJ căn cứ vào những dữ liệu gồm các biện pháp giới hạn truyền thông tư nhân hay độc lập, luật hình sự về tội phỉ báng, những hạn chế về thông tin giả,biện pháp chặn các trang chủ, giám sát các phóng viên của cơ quan chức năng, qui định về cấp phép truyền thông và hoạt động xâm nhập phi pháp vào các trang web.

Trước đó, trong tháng Tư, tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã xếp Việt Nam thứ 176 trong tổng số 180 quốc gia về tự do báo chí.

===== 12/9 =====

Blogger Phạm Đoan Trang được RSF trao giải Tự do Báo chí 2019

Nhà bất đồng chính kiến và là nhà báo tự do Phạm Đoan Trang là một trong ba cá nhân được trao giải thưởng Tự do Báo chí 2019 Tổ chức Ký giả Không Biên giới (RSF).

Trong lễ trao giải ở Berlin tối 12/9, RSF đã công bố Phạm Đoan Trang được trao giải ở hạng mục Tầm ảnh hưởng. Cô đã vượt qua 3 ứng cử viên nặng ký khác để giành giải thưởng này.

Nhà báo Phạm Đoan Trang, 41 tuổi, không thể có mặt tại buổi trao giải ở Berlinvì cô đang phải ẩn mình tránh sự đàn áp của lực lượng an ninh Việt Nam. Nhà hoạt độngTrịnh Hữu Long, tổng biên tập và đồngsáng lập viên của Luật khoa tạp chí đã đến nhận giải thay chocô.

Trong đoạn video ngắn được RSF chiếu tại buổi trao giải, Phạm Đoan Trang nói về bópnghẹt tự do báo chí ở Việt Nam vàviệc nhiều nhà báo bị giam cầm, sách nhiễu và đàn áp. Cô cũng nói rằng nhiều nhà báo không hề lo sợ, tiếp tục dấn thân để đấu tranh vì tự do báo chí.

Phạm Đoan Trang là một trong sáng lập viên của tạp chí nhân quyền Luật Khoa tạp chí, từng bị đánh đập, sách nhiễu và giam cầm bởi chế độ toàn trị Việt Nam vì các hoạt động cổ súy nhân quyền một cách ôn hòa. Cô bị mật vụ đánh gẫy chân trong một vụ đàn áp.

Bêncạnhnhiều bài báo về dân chủ, nhân quyền và môi trường, cô là tác giả nhiều cuốn sách như Chính Trị Bình Dân, Cẩm Nang Nuôi Tù và Phản Kháng Phi Bạo Lực, và tham gia sản xuất phim về môi trường Đừng Sợ. Chính vì những cuốn sách này mà cô đang bị lực lượng an ninh Việt Nam truy lùng.Cô được coi là một trong những nhà bất đồng chính kiến hàng đầu hiện nay còn ở lại Việt Nam.

Ra đời từ 27 năm trước, giải Tự do Báo chí nhằm vinh danh những nhàbáokhông chịu im lặng, bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt nhất và đe dọa tới tính mạng, thân thể. Năm nay, nhà báo Caroline Muscattừ Malta được trao giải Tính hoạt động độc lập còn Eman al-Nafjan từ Saudi Arabia được giải Sự can đảm.

===== 13/9 =====

Hà Nội điều động 6,000 quân diễn tập chống biểu tình

Nhà cầm quyền thủ đô Hà Nội đã sử dụng 6,000 công an và một số đơn vị liên quan cùng nhiều khí tài hiện đại để thực hiện một cuộc diễn tập chống biểu tình ở hai quận Cầu Giấy và Từ Liêm trong sáng 13/9.

Báo Pháp luật Việt Nam dẫn lời Trung tướng Đoàn Duy Khương, giám đốc công an Hà Nội, thì cuộc diễn tập này nhằm đối phó với tình trạng bất mãn của dân chúng, khi việc tụ tập đông người, tuần hành, biểu tình trái pháp luật ở Hà Nội nói riêng, và cả nước nói chung diễn biến phức tạp cả về quy mô và tính chất.

Diễn tập bao gồm thực binh xử trí tình huống giải tán đám đông biểu tình, gây rối an ninh trật tự, tấn công đối tượng khủng bố, giải cứu con tin, và khắc phục hậu quả.

Diễn tập nhằm “răn đe, phòng ngừa âm mưu chống phá của các thế lực thù địch… chống diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ… thất bại âm mưu thủ đoạn phá hoại của thế lực thù địch và các loại tội phạm.”

Đây là cuộc diễn tập quy mô lớn thứ 2 chỉ trong vòng ít tuần ở Hà Nội. Cuối tháng trước, hàng nghìn cảnh sát và dân phòng đã thực hiện cuộc diễn tập tương tự kéo dài nhiều ngày ở khu vực sân vận động quốc gia Mỹ Đình.

Một số người bình luận cho rằng lực lượng vũ trang ở Hà Nội bày ra để moi tiền ngân sách. Một số khác cho rằng nhà cầm quyền ở Hà Nội lo sợ biểu tình quy mô lớn như ở Hongkong để phản đối thái độ nhu nhược của chế độ đối với sự xâm lăng của Trung Cộng ở Biển Đông, cũng như tình trạng tham nhũng, ô nhiễm môi trường, sự xuống cấp trong giáo dục, suy đồi đạo đức…

===============

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây