Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ có lợi gì khi sốt sắng luật Đặc khu?

Ngay cả khi chính Kiên Giang đề nghị dựng dự luật hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế) vào tháng 8 năm 2019, chỉ một tháng sau đó lại là Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo chính quyền địa phương này lập mới quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc thành đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt theo văn bản số 739, tháng 6/2018 của Thủ tướng.

 

Thường Sơn, Việt Nam Thời báo, ngày 25/9/2019

 

Vì sao Thủ tướng Phúc quá sốt sắng khi thúc đẩy ‘luật bán nước’ (một tục danh mà dân gian đặc tả về dự luậtt Đặc khu)?

Kể từ thời ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tiến một bước dài đến phong cách đa ngôn ngữ và ‘đa nhân cách’ trong hệ thống từ điển tiếng Việt và hồ sơ phân tâm học – bằng vào những gì ông ta bộc lộ liên quan đến cuộc chiến Dự luật đặc khu.

Ngay sau khi dự luật đặc khu được công bố vào tháng 5 năm 2018, rất nhiều người dân và trí thức đã dậy lên một làn sóng phản kháng phẫn nộ, so sánh Dự luật về đặc khu kinh tế với hình thức nhượng địa mà chỉ đất nước nào nghèo đói lạc hậu mới cần đến, mặt khác họ cảnh báo nó có thể bị nước láng giềng Trung Quốc lợi dụng để di dân.

Chỉ đến khi không khí và tâm trạng bức xúc của dân chúng lên cao độ, Thủ tướng Phúc mới lộ hình để thanh minh: ‘Giao đất 99 năm không phải mấu chốt của luật đặc khu”.

Nhưng khi không khí bức xúc của dân chúng và trí thức không còn là mỉa mai hay chỉ trích đối với dự luật đặc khu mà đã bùng nổ thành rất nhiều văn thư, bài viết phản bác và phản kháng, đồng thời manh nha một làn sóng biểu tình phản đối dự luật này, ông Phúc lại ‘tự diễn biến’ khi tự thay đổi quan điểm trước đó của mình sang ‘Sẽ điều chỉnh cho thuê đất đặc khu xuống dưới 99 năm’.

‘Một dân tộc yêu nước như thế thì không lo gì mất nước’ – Thủ tướng Phúc không quên thòng.

‘Bản lĩnh Nguyễn Xuân Phúc’ đã bộc lộ và chứng nghiệm như thế!

Việc lần đầu tiên Thủ tướng Phúc nhắc đến từ ‘dân’ lại giống như một sự xúc phạm tột cùng đến Hiến pháp.

Bởi là người đại diện cho một chế độ được xem là ‘chính danh’ và cho một đảng chưa có luật về đảng mà do đó hoàn toàn có thể bị xem là ‘hoạt động ngoài vòng pháp luật’, Nguyễn Xuân Phúc hay những quan chức trong đảng của ông ta đã không thèm đếm xỉa đến quan điểm, ý kiến và tinh thần dân tộc, ý chí thoát Trung của hàng chục triệu người dân khi âm thầm xây dựng dự thảo Luật đặc khu mà không hề trưng cầu ý dân.

Cho tới nay, dự thảo luật Đặc khu vẫn bị phản ứng dữ dội về nhiều điều khoản rất bất lợi – có thể vẫn chưa được chỉnh sửa một cách cầu thị thật sự, mà thậm chí chỉ được gia cố hết sức sơ sài và mang tính đối phó mà vẫn giữ nguyên quan điểm và quy định chi tiết về ‘cho thuê đất đến 99 năm’ hoặc gần như thế; ‘kiến tạo’ những điều kiện cực kỳ dễ dãi để người Trung Quốc có thể ồ ạt di cư vào các đặc khu, đặc biệt là đặc khu kinh tế Vân Đồn ở Quảng Ninh, một khi luật Đặc khu đực chính thức thông qua; vẫn giữ nguyên quyền tài phán nếu có tranh chấp và xử lý người di cư hoặc doanh nghiệp của Trung Quốc không thuộc về Việt Nam mà thuộc về ‘quốc tế’; vẫn không có những điều kiện chặt chẽ để loại trừ tương lai các đặc khu, nhất là đặc khu Vân Đồn, sẽ trở thành bãi thải công nghiệp khổng lồ của rác từ Trung Quốc đổ vào; và vẫn không có quy định chặt chẽ để lại trừ tương lai một số doanh nghiệp cá mập Việt Nam (chẳng hạn như Tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết – nhân vật không biết là tỷ phú đô la thực hay giả) trở thành con nợ khổng lồ khi sẵn sàng đi vay của các ngân hàng Trung Quốc để đầu tư vào đặc khu nhưng lại không thể bảo đảm năng lực thanh toán, để cũng như nhiều phi vụ vay ODA nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam đẩy toàn bộ hậu quả mất khả năng thanh toán cho chính phủ…

Trên sân khấu luật Đặc khu vào lúc này chỉ còn duy nhất ‘diễn viên’ Nguyễn Xuân Phúc – cũng là một trong những ứng cử viên sáng giá cho cái ghế tổng bí thư đảng tại đại hội 13, nếu Nguyễn Phú Trọng ‘sức cùng lực kiệt’.

Dư luận đang bật lên một nghi ngờ rất lớn: sau ‘luật riêng’ của Phạm Minh Chính và Nguyễn Thị Kim Ngân, vai trò của Nguyễn Xuân Phúc có thể được hiểu ra sao? Liệu ông Phúc có lợi ích gì trong các phi vụ đầu cơ tài chính và chính trị của ‘luật bán nước’?