Có hy vọng nào cho người lao động Việt Nam?

“Hiện tại công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm việc cho Đảng. Thay vì bảo vệ quyền lợi của người lao động, họ lại đứng về phía người sử dụng lao động để bảo vệ quyền lợi của giới chủ,” theo ông Vũ Quốc Ngữ, giám đốc của tổ chức ​​Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders)

 

Eric San Juan, Equal Times,  tháng 2 năm 2020 (Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)

 

Tháng 11 năm ngoái, Quốc hội Việt Nam đã đưa ra một quyết định được chờ đợi từ lâu đối với một yêu cầu đến từ cả trong và ngoài nước: cho phép thành lập tổ chức đại diện người lao động cấp doanh nghiệp từ năm 2021. Biện phápnày, một trong nhiều cải cải cách của Bộ luật Lao động, đi kèm với hai thay đổi khác: tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 đối với nam và 60 đối với nữ (Hiện tại là 60 và 58 tương ứng) để chống lại sự già hóa của dân số; và số giờ làm việc trong tuần vẫn cố định ở mức 48 giờ, mặc dù một số quan chức đang kêu gọi giảm xuống còn 40.

Các tổ chức đại diện người lao động không phải là công đoàn, mặc dù đã được nhìn nhận một cách rộng rãi như thế trong phiên bản trước của bài viết này. Không giống như các công đoàn, các tổ chức đại diện công nhân không thể phát triển (ở cấp độ khu vực hoặc toàn quốc) ngoài công ty mà họ hoạt động; hoạt động của nó được giới hạn cho các doanh nghiệp. Liên quan đến tài chính, không giống như những gì xảy ra với các công đoàn hiện nay ở Việt Nam, nguồn tài chính của các tổ chức này đến từ sự đóng góp của công nhân, không có tài trợ của công ty hoặc nhà nước, theo Joe Buckley, nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Phương Đông và châu Phi (SOAS) thuộc Đại học Tổng hợp London.

Mặc dù vẫn còn phải xem nó sẽ được thực thi như thế nào, việc tạo ra một hệ thống đại diện công nhân kép vẫn là một cột mốc quan trọng ở Việt Nam nơi Đảng Cộng sản nắm quyền từ năm 1975 và kìm hãm mọi nỗ lực của xã hội dân sự trong khi tự do ngôn luận ngày càng bị hạn chế. Các công đoàn đã tồn tại ở Việt Nam, nhưng tất cả đều thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN), một cơ quan thành lập bởi Đảng Cộng sản và do đó không thích hỗ trợ các hành động gây khó chịu cho chính phủ.

“Hiện tại công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm việc cho Đảng. Thay vì bảo vệ quyền lợi của người lao động, họ lại đứng về phía người sử dụng lao động để bảo vệ quyền lợi của giới chủ,” theo ông Vũ Quốc Ngữ, giám đốc của tổ chức ​​Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders)

Việc đất nước mở cửa thương mại dần dần trong 25 năm qua khiến một số nhà hoạt động tin rằng họ có thể thành lập các công đoàn độc lập, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006, nhưng chế độ cộng sản cho thấy vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận điều đó. Những nỗ lực đáng chú ý nhất là của Công đoàn Độc lập Việt Nam năm 2006 dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Khắc Toàn, và Hiệp hội Đoàn kết Công nông, được tạo ra trong cùng năm bởi Đỗ Thành Công. Cả hai nhóm đã bị xoá bỏ trong vòng vài tháng sau khi thành lập và các nhà lãnh đạo của họ đã bị cầm tù, bị buộc tội tuyên truyền chống lại nhà nước.

Áp lực kép

Vậy điều gì đã thay đổi để khiến Việt Nam đồng ý chấp nhận một số hình thức độc lập đại diện cho người lao động? Theo hầu hết các nhà phân tích, đó là sự kết hợp của áp lực bên trong và bên ngoài. Trong nước, bất chấp luật pháp mới chống lại quyền tự do ngôn luận, những tiếng nói bất đồng đã khiến họ ngày càng được nghe thấy nhiều hơn, đặc biệt là kể từ khi sự phát triển của các mạng xã hội như Facebook. Những quan điểm bất đồng này, dù vẫn dẫn đến việc tống giam hàng chục nhà hoạt động vào tù, làm cho công nhân ngày càng táo bạo trong nhiều năm gần đây, đẩy mạnh số vụ đình công vốn bị gọi là “tự phát” hoặc không được sự ủng hộ của nhà nước, đặc biệt là ở các công ty nước ngoài (Hàn Quốc , Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản), theo dữ liệu của chính phủ.

Luật pháp Việt Nam đã cho phép đình công từ năm 1994, nhưng sự chậm chạp của các thủ tục hành chính quan liêu và sự thất bại của công đoàn nhà nước để hành động đã khiến công nhân lựa chọn đình công bên ngoài luật pháp. Một trong những vụ nổi tiếng nhất diễn ra vào năm ngoái, khi hàng ngàn công nhân biểu tình trong nhiều ngày bên ngoài một nhà máy và chặn đường ở một tỉnh gần thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất nước. Những phong trào như vậy một phần là do thiếu cơ chế thương lượng tập thể, sự thiếu sót mà theo Giáo sư Nguyễn Đức Lộc, thuộc Viện Nghiên cứu Xã hội Hồ Chí Minh, sẽ được khắc phục với sự tồn tại của các tổ chức công đoàn độc lập.

“Nhà nước sẽ cho phép người lao động tự tổ chức và cử người đại diện của mình,” ông nói với Equal Times. Ngoài ra, theo giáo sư này, sự xuất hiện của các nhóm mới này sẽ có tác động mạnh mẽ đến những người lao động tự làm chủ, cho đến nay hoàn toàn không được bảo vệ. “Họ không có tư cách pháp nhân,” ông giải thích rằng các tổ chức công nhân độc lập có thể là chìa khóa để bảo vệ họ.

Theo nhiều nhà phân tích, ngoài yếu tố trong nước, quy định mới cũng là kết quả của việc Việt Nam mở cửa cho nền kinh tế quốc tế. Ủy quyền cho các công đoàn độc lập là một phần cơ bản của các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), một điều kiện cuối cùng đã bị suy yếu do Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước đó (được đàm phán bởi 12 quốc gia ).

Hiệp định lớn cuối cùng mà Việt Nam ký kết là Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA), được Nghị viện châu Âu phê chuẩn ngày 12 tháng 2, bao gồm một phần về phát triển bền vững với cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người . Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hoan nghênh vì nó tạo ra môi trường pháp lý cần thiết cho việc làm ở Việt Nam hiện đại và cho các mối quan hệ công nghiệp.

Sự hoài nghi

Tuy nhiên, nhiều nhà bình luận phê bình cho rằng EVFTA với EU quá mơ hồ và nhấn mạnh việc thiếu các biện pháp trừng phạt trong trường hợp Việt Nam không thực hiện các cam kết về quyền con người và lao động. Ngoài ra, họ nghi ngờ rằng chính phủ sẽ thực sự cho phép các công đoàn tự do tại Việt Nam. “Trừ khi muốn thực hiện những cải cách chính trị sâu rộng, Đảng Cộng sản sẽ không cho phép thành lập các công đoàn độc lập vì e ngại đe dọa đến sự độc quyền chính trị của mình,” theo ông Vũ Quốc Ngữ từ tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền. Cũng có quan điểm tương tự, Claudio Francavilla, một chuyên gia đại diện tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) ở Brussels, chỉ ra rằng Bộ luật Hình sự của Việt Nam sẽ tiếp tục hạn chế quyền tự do lập hội ngay cả khi các tổ chức công nhân độc lập được ủy quyền. “Bộ luật Hình sự hình sự hoá các hoạt động phản biện ôn hoà. Bạn có thể thành lập một công đoàn với một số loại hoạt động, nhưng bạn có thể vào tù vì chỉ trích một luật,” ông nói.

Mặc dù Việt Nam đã phê chuẩn Công ước ILO 98 về thương lượng tập thể và cam kết thực hiện các nỗ lực của mình, tuân thủ Công ước 105 về việc bãi bỏ lao động cưỡng bức và Công ước 87- bảo vệ quyền tự do lập hội, đến năm 2023, cả hai đều chưa được phê chuẩn và Francavilla nhấn mạnh thiếu sự đảm bảo.

“Thời hạn tự áp đặt vào năm 2023 cho chính phủ thời gian để tăng cường kiểm soát đối với [đại diện công nhân] độc lập và cũng có thể hoãn thực hiện vô thời hạn mà không vi phạm FTA. Ngoài ra, một số điều của Bộ luật Hình sự khiến cho người lao động không thể hưởng các quyền có trong các công ước của ILO,” ông nói thêm.

Liên đoàn Công đoàn Quốc tế (ITUC) nhấn mạnh rằng trong khi cải cách bộ luật lao động là một nửa bước hướng tới tự do lập hội mà có thể tạo không gian cho công nhân và tổ chức độc lập, thì các công đoàn độc lập sẽ không có khả năng tồn tại cho đến khi Công ước ILO 87 được phê chuẩn. Đây là lý do tại sao Liên minh Công đoàn Châu Âu (ETUC) yêu cầu Nghị viện Châu Âu không phê duyệt FTA với Việt Nam cho đến khi Việt Nam phê chuẩn, hoặc xác định lộ trình ràng buộc để phê chuẩn [Công ước].

Mặt khác, một tác động không mong muốn của các cải cách lao động hiện nay, theo ý kiến ​​của Buckley, là nó có thể phục vụ để cản trở hoạt động lao động ở cơ sở. “Tôi nghĩ rằng các cuộc đình công tự phát là một cách rất hiệu quả để người lao động nghe thấy tiếng nói của họ. Họ đã có những thành tựu đáng kể, như: yêu cầu ngay lập tức được đáp ứng ở nơi làm việc; tăng lương thường theo kịp tốc độ tăng năng suất; buộc cải cách quan hệ công đoàn và công nghiệp; đảo ngược một sự thay đổi lớn đối với luật bảo hiểm xã hội năm 2015. Quan điểm của tôi là tự do cải cách hiệp hội hiện nay có thể làm suy giảm hoạt động đấu tranh hiệu quả hiện tại thay vì mang đến một tia hy vọng.”

Một trong những tiếng nói hoài nghi nhất về khả năng tự do lập hội trong tương lai và hiệp định thương mại với EU là của Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, một nhóm đấu tranh cho tự do ngôn luận trong nước. Ông Dũng vẫn ở tù kể từ khi bị bắt hồi tháng 11 năm ngoái, vài ngày sau khi gửi một bức thư ngỏ tới Quốc hội Châu Âu để đề nghị không thông qua EVFTA để buộc Việt Nam cải thiện quyền con người và lao động. Trong thư của mình, ông Dũng nói rằng Bộ luật Lao động mới không mở ra cánh cửa cho các công đoàn độc lập mà là tạo ra một quy trình phức tạp cho những người muốn thành lập công đoàn phi nhà nước. Một trong những lý do tại sao Đảng Cộng sản không muốn cho phép tự do lập hội: nhà cầm quyền Việt Nam coi các đoàn thể độc lập là các tổ chức phản động là vì ký ức về Công đoàn Đoàn kết của Ba Lan, tổ chức đóng vai trò quyết định trong sự sụp đổ của hệ thống cộng sản ở Đông Âu năm 1989.