Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 24 từ ngày 8/6 đến 14/6/2020: Chế độ Cộng sản bắt giữ thành viên thứ ba của HNBĐLVN trong nỗ lực xóa bỏ báo chí tự do

 

Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 14/6/2020

 

Trong một nỗ lực để triệt phá tổ chức không đăng ký Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (HBĐLVN) và xoá bỏ báo chí tự do nhằm kiểm soát hoàn toàn truyền thông trước Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng an ninh đã bắt giữ thành viên thứ ba của HNBĐLVN có tên là Lê Hữu Minh Tuấn với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.

Vào ngày 12/6, lực lượng an ninh thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giữ ông Tuấn, người thường sử dụng bút danh Lê Tuấn trong nhiều bài viết về các vấn đề của đất nước, và đưa ông đến trại tạm giam Chí Hoà, nơi Chủ tịch của HNBĐLVN, Tiến sĩ Phạm Chí và Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thủy đang bị giam giữ để điều tra về cùng một cáo buộc theo Điều 117. Tiến sỹ Dũng đã bị bắt vào tháng 11 năm 2019 và người phó của ông đã bị bắt giữ tháng trước.

Công an thành phố HCM có thể sẽ bắt thêm nhiều thành viên của HNBĐLVN trong những tuần tới vì nhà cầm quyềnmuốn làm cho vụ việc lớn hơn để xóa sổ báo chí tự do ở Việt Nam vốn đã tồi tệ trong nhiều năm qua. Theo Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), tại thời điểm cuối năm 2019, Hà Nội đang giam giữ 12 nhà báo trong song sắt vì các hoạt động báo chí của họ trong khi Phóng viên Không Biên giới (RSF) đã xếp Việt Nam ở nhóm cuối của bảng xếp hạng chỉ số báo chí tự do hàng năm trong nhiều năm gần đây.

Từ đầu năm cho đến nay, Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 41 nhà hoạt động, chín người trong số họ vì những bài viết của họ. Việt Nam cũng là một trong những nhà tù lớn nhất của các tù nhân lương tâm ở Đông Nam Á, với khoảng 280 nhà hoạt động bị giam giữ sau song sắt.

Tuần này, Sở Công an Hà Nội đã công bố kết luận điều tra về vụ thảm sát Đồng Tâm, trong đó Bộ Công an và công an thủ đô đã triển khai hàng ngàn cảnh sát chống bạo động tấn công làng Hoành, xã Đông Tâm, huyện Hoài Đức vào sángsớm ngày 09/1. Trong cuộc tấn công, cảnh sát đã giết chết thủ lĩnh tinh thần địa phương 84 tuổi Lê Đình Kinh và bắt giữ gần 30 dân oan. Cảnh sát cho biết ba sĩ quan cảnh sát đã bị đốt cháy trong vụ thảm sát và đổ lỗi cho người dân địa phương về cái chết của 3 người này mặc dù chính quyền vẫn chưa đưa ra hình ảnh và tài liệu cần thiết về cái chết của họ.

Trong kết luận điều tra, cảnh sát Hà Nội đề nghị truy tố 25 dân oan, trong đó có hai con trai, một con gái nuôi và hai cháu của cụ Kình, với cáo buộc sát hại ba sĩ quan cảnh sát. Còn lại bốn người dân oan bị đề nghị truy tố về cáo buộc “chống lại người thi hành công vụ.” Dường như sau khi giết chết đảng viên cộng sản lão thành Kình một cách tàn bạo và đánh đập vợ và các con trai của ông, chế độ cộng sản sẵn sàng áp đặt những bản án hà khắc đối với những người khiếu kiện đất đai đã thách thức quyền lực của cộng sản bằng cách phản đối việc chiếm đất của chúng vốn đã và đangxảy ra trên toàn quốc.

Gia đình của nhà hoạt động chính trị Châu Văn Khảm, một người Úc gốc Việt đang thụ án 12 năm tù ở Việt Nam, không có thông tin gì về ông ta trong bốn tháng qua. Nỗ lực của gia đình để đến thăm ông trong tù đã bị từ chối trong khi cơ quan ngoại giao Úc tại Việt Nam cũng không được phép liên lạc với ông. Ông Khảm, 70 tuổi, bị kết tội khủng bố chỉ vì ông là thành viên của đảng Việt Tân có trụ sở tại California, một tổ chức đấu tranh về nhân quyền và dân chủ choViệt Nam bị chế độ cộng sản Việt Nam gán mác khủng bố.

Vào ngày 10/6, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố báo cáo về tự do tôn giáo thế giới vào năm 2019, trong đó Hoa Kỳ nói Việt Nam tiếp tục đàn áp tự do tôn giáo, đặc biệt là đàn áp chống lại các nhóm tôn giáo chưa đăng ký. Hàng trăm tín đồ của các nhóm tôn giáo không đăng ký đã bị quấy rối, bắt giữ, đánh đập, bị tịch thu tài sản và không được thực hành các nghi thức tôn giáo.

===== 08/6 =====

Kiểm duyệt truyền thông và đàn áp trực tuyến làm lu mờ thành công của cộng sản Việt Nam trong đối phó với Covid-19

Theo tổ chức nhân quyền Project88, sự thành công của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong đối phó với đại dịch Covid-19 bị lu mờ bởi sự kiểm duyệt truyền thông hà khắc và đàn áp trực tuyến nhằm kiểm soát thông tin liên quan đến đại dịch này.

Khác với các quốc gia khác, cộng sản Việt Nam đã thành công trong khống chế sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, với số người bị nhiễm chỉ vào khoảng 300 và không có người nào bị chết, theo thống kê của Bộ Y tế.

Ngay sau khi dịch bệnh bùng nổ, nhà cầm quyền  cộng sản Việt Nam đã hạn chế đưa thông tin về dịch bệnh đồng thời áp dụng nhiều biện pháp để khống chế truyền thông, đặc biệt mạng xã hội như Facebook. Theo truyền thông nhà nước, cho tới cuối tháng 3, đã có hơn 700 Facebooker bị triệu tập lên đồn công an để tra khảo về bài viết của họ trong đó họ thể hiện sự lo ngại về dịch bệnh hoặc đưa thông tin về tình hình dịch bệnh tại địa phương. Họ bị yêu cầu xoá các bài viết này, và đa phần trong số họ bị phạt hành chính với mức phạt khá lớn so với mức thu nhập trung bình.

Bên cạnh đó, cộng sản Việt Nam còn bỏ tù một số Facebooker như Mã Phùng Ngọc Phú ở Cần Thơ, Phạm Văn Hải ở Thái Nguyên hay Đinh Thị Thu Thuỷ với cáo buộc như “lợi dụng quyền tự do dân chủ” hay “tuyên truyền chống nhà nước.”

Một số quốc gia khác như Đài Loan hay Nam Hàn cũng thành công trong khống chế đại dịch Covid-19 với số người nhiễm và tử vong thấp, nhưng chính phủ của họ minh bạch thông tin và không đàn áp dân chúng để đạt được thành tích trên. Còn ở Việt Nam, tăng cường kiểm duyệt thông tin và đàn áp trực tuyến cho thấy chế độ cộng sản Ba Đình đã sử dụng đại dịch để bình thường hoá các hoạt động của một nhà nước cảnh sát.

===== 09/6 =====

TNLT Châu Văn Khảm mất liên lạc với gia đình và cơ quan ngoại giao Úc

Từ hơn 4 tháng nay, gia đình và đại diện ngoại giao Úc đã không nhận được thông tin về ông Châu Văn Khảm, tù nhân lương tâm gốc Việt quốc tịch Úc đang thụ án tù 12 năm tại Việt Nam.

Việc mất liên lạc này trùng với thời gian dịch Covid-19 hoành hành tại Việt Nam và nhà cầm quyền cộng sản hạn chế việc thăm viếng tù nhân trong các trại tạm giam và trại giam trên khắp cả nước. Phía công an nại lý do sợ lây nhiễm coronavirus trong các cơ sở giam giữ.

Tuy nhiên, hầu hết các tù nhân lương tâm khác đều được gọi điện về gia đình, và trong thời gian gần đây, thân nhân của họ đã được gặp lại họ hoặc ít nhất là cũng được gửi quà vào trại giam.

Riêng trường hợp ông Khảm thì khác. Đầu tháng 5, thân nhân của ông đến trại giam thì được thông báo ông đã bị chuyển đi nơi khác. Các cuộc thăm gặp với đại diện lãnh sự quán Úc với ông Khảm trong 5 tháng qua đều bị huỷ, trong khi cuộc gặp theo lịch vào tháng 6 vẫn đang phải chờ duyệt.

Gia đình ông rất lo lắng cho sức khoẻ của ông, người đang mắc nhiều bệnh nặng như cao huyết áp, mỡ máu, sỏi thận, và cườm mắt.

Cuối tháng 5 vừa qua, Dân biểu Quốc hội Liên bang Úc Chris Hayes đã gửi thư đến Ngoại trưởng Úc Marise Payne, Thượng viện và Quốc hội Úc, bày tỏ lo lắng về tình trạng mất liên lạc của ông Châu Văn Khảm trong các tháng qua.

Ông Khảm bị bắt giữ vào đầu năm 2019 và sau đó bị tuyên án 12 năm tù với tội danh khủng bố chỉ vì ông là thành viên của đảng Việt Tân. Các tổ chức nhân quyền quốc tế đều cho rằng việc bắt giữ và kết án ông là không có căn cứ và mangtính chính trị.

===== 10/6 =====

Chính phủ Úc tiếp tục tìm cách tiếp cận tù nhân chính trị Châu Văn Khảm

Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc tiếp tục tìm cách tiếp cận công dân Châu Văn Khảm, 70 tuổi, người hiện đang phải thụ án 12 năm tù tại Việt Nam vì tội danh nguỵ tạo “khủng bố” mà lực lượng an ninh cộng sản tạo ra.

Trả lời đài Châu Á Tự do (RFA), phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc cho biết cơ quan ngoại giao của Úc ở Việt Nam đang thực hiện các nỗ lực này đồng thời vẫn hỗ trợ lãnh sự cho gia đình ông này theo đúng qui định.

Trước đây vài ngày, RFA đưa tin thân nhân và luật sư của ông Khảm bày tỏ sự lo ngại suốt cả tháng qua không nhận được điện thoại và không được thăm gặp ông trong nhà tù ở Việt Nam. The Guardian cũng đưa tin các cuộc thăm gặp của  đại diện lãnh sự quán Úc với ông Khảm từ tháng 1 đến tháng 5 vừa qua đều bị huỷ, trong khi cuộc gặp theo lịch vào tháng 6 vẫn đang phải chờ duyệt.

Gia đình ông Khảm cho RFA biết họ rất lo lắng về tình trạng sức khoẻ của ông vì ông này cao tuổi và đang mắc nhiều chứng bệnh gồm cao huyết áp, mỡ máu, sỏi thận, và cườm mắt.

Ông Khảm bị an ninh Việt Nam bắt giữ vào tháng 1 năm 2019 cùng với hai ông Nguyễn Văn Viễn  và Trần Văn Quyền. Cả ba bị kết án tù từ 10 năm đến 12 năm tù trong phiên toà không tuân theo chuẩn mực quốc tế về phiên toà công bằng vào tháng 11 năm ngoái.

Ông Khảm là đảng viên Việt Tân, một tổ chức chính trị của người Việt có trụ sở ở California, Hoa Kỳ. Chế độ cộng sản Việt Nam xếp Việt Tân vào danh sách khủng bố và bỏ tù nhiều thành viên của tổ chức.

===== 11/6 =====

Hoa Kỳ tiếp tục chỉ trích Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục chỉ trích nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội đàn áp tự do tôn giáo trong năm 2019 cho dùHiến pháp Việt Nam quy định tôn trọng quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của người dân.

Trong báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế được công bố vào sáng ngày 10/6, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ trích chế độ cộng sản Việt Nam tìm cách đàn áp tự do tôn giáo, đặc biệt nhắm vào các nhóm tôn giáo không được chính quyền thừa nhận, dưới nhiều hình thức như sách nhiễu, đánh đập, bắt giữ, truy tố, theo dõi, cấm đi lại hoặc tịch thu tài sản và đất đai của người thực hành quyền tự do tôn giáo.

Theo báo cáo, việc sách nhiễu và đàn áp tôn giáo diễn ra ở một địa phương như: Cao nguyên Trung phần, vùng người theo đạo Thiên chúa của người H’mong ở vùng núi phía Bắc, và những tỉnh có nhiều người theo Tin lành và Công giáonhư Nghệ An và Tuyên Quang.

Cụ thể, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã khiến khoảng từ 250 đến 300 người Thượng ở Tây Nguyên phải chạy lánh nạn sang Campuchia và Thái Lan kể từ năm 2017 trở lại đây, theo thống kê của Chính phủ Mỹ.

Báo cáo cũng nêu trường hợp giảng viên cao đẳng Nguyễn Năng Tĩnh thuộc Giáo phận Vinh bị kết án 11 năm tù giamchỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận, và nhiều người thuộc các nhóm tôn giáo độc lập như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Cao Đài và Hoà Hảo cũng bị đàn áp.

Theo thống kê trong báo cáo, hiện Việt Nam có khoảng hơn 97 triệu dân với khoảng 26,4% dân số là những người đang thực hành các hoạt động tín ngưỡng được đăng ký. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ước tính 90% dân số Việt Nam theo một đức tin truyền thống nào đó bao gồm cả dạng được đăng ký với nhà nước và dạng không đăng ký.

===== 12/6 =====

Cộng sản Việt Nam bắt giữ thêm một nhà báo tự do trong nỗ lực triệt phá Hội Nhà báo Độc lập

Vào thứ Sáu ngày 12/6, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt giữ thêm nhà báo độc lập Lê Hữu Minh Tuấn (31 tuổi), thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam trong nỗ lực triệt phá tổ chức này và tăng cường kiểm soát truyền thông trước đại hội của đảng cộng sản cầm quyền dự kiến vào tháng 1 năm tới.

Theo thông tin mà gia đình ông Tuấn cung cấp cho một số nhà hoạt động thì công an thành phố Sài Gòn thực hiện lệnh bắt, khám nhà và đưa ông Tuấn về giam tại khám Chí Hoà, nơi Chủ tịch Phạm Chí Dũng và Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thuỵ của hội đang bị giam giữ để điều tra về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật hình sự, với mức án từ 7 đến 12 năm tù giam nếu bị kết tội.

Hiện chưa rõ ông Tuấn bị cáo buộc gì, nhưng theo gia đình thì ông bị bắt giữ vì có liên quan đến Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.

Việc công an Sài Gòn bắt giữ ông có khả năng nhằm mở rộng vụ án đàn áp các nhà báo độc lập và triệt phá các tổ chức xã hội dân sự độc lập nhằm đảm bảo sự cai trị độc tài của đảng cộng sản.

Từ đầu năm tới nay, chế độ cộng sản đã bắt giữ 12 người hoạt động, 9 trong số đó bị bắt vì các bài viết ôn hoà cổ suý dân chủ đa nguyên và tôn trọng nhân quyền.

Theo Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về số nhà báo bị cầm tù vì các hoạt động chuyên môn của họ, với 12 nhà báo bị giam trong song sắt tại thời điểm cuối năm ngoái.

Còn theo Phóng viên Không Biên giới (RSF), Việt Nam bị xếp hạng gần cuối trong bảng xếp hạng về chỉ số tự do báo chí của tổ chức này trong nhiều năm gần đây.

———————

29 dân oan Đồng Tâm bị đề nghị truy tố trong vụ thảm sát đầu năm

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã kết thúc điều tra và quyết định truy tố 29 dân oan ở xã Đồng Tâm sau 5 tháng bắt giữ và biệt giam họ kể từ vụ thảm sát vào làng Hoành vào ngày 09/1.

Vào thứ Sáu ngày 12/6, các luật sư của 29 dân oan đã nhận được bản kết luận điều tra dài 47 trang của Công an thành phố Hà Nội. Theo đó, người dân làng Hoành “đã có sự chuẩn bị từ trước từ việc tập hợp lực lượng, đóng góp tiền mua vũ khí, họp bàn phân công nhiệm vụ cụ thể từng đối tượng. Khi thấy lực lượng công an, các đối tượng chủ động dùng vũ khí tấn công quyết liệt nằm sát thương, tiêu diệt lực lượng thi hành nhiệm vụ.”

Công an nói cụ Lê Đình Kình tử vong trong lúc hàng nghìn công an tấn công vào tư gia của cụ vào rạng sáng ngày 9/1 là bởi  “mất máu tối cấp do tổn thương phổi, thủng quai động mạch chủ hậu quả của 2 vết thương do đạn bắn.”

Kết luận cũng cho biết 3 sỹ quan công an tử vong dưới hố kỹ thuật là do “ngạt khí và cháy than hóa toàn thân do tác dụng của nhiệt độ cao.” 25 dân oan Đồng Tâm bị đề nghị truy tố về tội danh “giết người” vì gây ra cái chết của 3 sỹ quan công an bằng cách liên tục đổ xăng thiêu sống chúng. Bốn người còn lại bị đề nghị truy tố theo tội danh “Chống người thi hành công vụ.”

Trong số những người bị đề nghị truy tố về tội danh “giết người” có hai con trai, con nuôi và hai cháu trai của cụ Kình và những người thân thiết của cụ, một đảng viên lâu năm và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống cai trị của đảng cộng sản tại xã Đồng Tâm.

Kết luận điều tra có nhiều điểm không rõ ràng, đặc biệt là cái chết của 3 sỹ quan công an trong vụ tấn công vì không có biên bản giám định ADN và cũng không có thi hài của họ.

Đọc thêm: 29 người dân Đồng Tâm bị đề nghị truy tố khi Công an Hà Nội ra kết luận điều tra

====================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây

 

 

=====