IFEX – Ngày Quốc Tế chấm dứt tình trạng tội ác không bị trừng phạt – INTERNATIONAL DAY TO END IMPUNITY

ideigame_532

Mỗi ngày, từ ngày 01-23 tháng 11, chúng tôi sẽ tiết lộ một cá nhân đã bị đe dọa, tấn công hoặc tệ hơn nữa vì đã bày tỏ chính kiến. Trong tất cả các trường hợp, thủ phạm vẫn được tự do. Hãy đọc câu chuyện của họ. Hãy hành động. Trợ giúp để chấm dứt tình trạng những hành vi tội ác đã không bị trừng phạt. 

Với mạng lưới bao gồm 90 thành viên hội đoàn độc lập khắp thế giới, IFEX (International Freedom of Expression Exchange network) đã tiến hành cuộc vận động “Ngày Quốc Tế chấm dứt tình trạng tội ác không bị trừng phạt”. Người Việt Nam được đề cập đến trong chiến dịch này là blogger Nguyễn Hoàng Vi
Nguyễn Hoàng Vi (Blogger, Việt Nam)
nguyen_hoang_vi-large-01

Trong mùa hè này, khi Nguyễn Hoàng Vi (bút danh An Đỗ Nguyên), 25 tuổi, dự một bữa tiệc sinh tổ chức cho các bạn bè blogger tại Tp. Hồ Chí Minh, một nhóm người được nghi ngờ là mật vụ của nhà nước đã đột nhập vào, chụp hình và nghe ngóng các cuộc đối thoại. Các blogger vẫn bình tĩnh – việc công an mật vụ giám sát các hoạt động của họ được xem là một chuyện bình thường.

Nhưng khi Nguyễn Hoàng Vi và bốn người khác rời buổi tiệc bằng xe hơi, họ đã bị bám theo bởi 8 an ninh, và đập vỡ hai cửa sổ phía sau của xe. Vi là người bị những thương tích nghiêm trọng nhất, với vết cắt trên cánh tay, chân và mặt.
Nguyễn Hoàng Vi tin rằng nhà nước cố tìm cách để bịt miệng cô kể từ khi cô bắt đầu viết blog nghiêm túc về các vấn đề xã hội, thu thập tin tức về các sự kiện chung như các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và một chiến dịch đàn áp tự do ngôn luận.
Khi bắt Vi nhằm ngăn cản việc cô đi thu thập thông tin về một cuộc biểu tình chống Trung Quốc vào tháng 6 năm 2011, an ninh đã đóng đô bên ngoài nhà của cô để theo dõi mỗi bước di chuyển của cô và con trai. Đến giờ họ vẫn chưa rời đi.
Vào tháng 10 năm 2011, an ninh theo dõi Vi đang lái xe gắn máy và đã gây ra tai nạn đối với cô làm cô mất bảy cái răng. Cô nói rằng cô không còn di chuyển bằng xe máy vì sợ một “tai nạn” khác sẽ xảy ra.
Nguyễn Hoàng Vi bị đuổi việc vào tháng 12 năm 2011 do áp lực từ các quan chức chính phủ. Vào tháng 4 năm 2012 khi trên đường sang Campuchia tìm kiếm việc làm, cô đã bị hải quan biên phòng chận lại và cáo buộc cô là “thành phần phản động”. Sau đó, họ đã tịch thu hộ chiếu của cô và cô không thể đi ra khỏi nước.
Không có một biến cố nào xảy ra đã được điều tra – có lẽ không có gì ngạc nhiên, nếu xem xét quá trình đàn áp các blogger của Việt Nam. Chỉ vào tháng Chín này, các nhà lãnh đạo của Việt Nam đã ra lệnh công an bắt giữ những người chịu trách nhiệm cho các blog chống chính phủ, và ba blogger đã bị kết án đến 12 năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước.
Hãy cùng đứng với Nguyễn Hoàng Vi và bảo vệ tự do ngôn luận.
Đặc biệt cảm ơn Liên Minh Báo chí Đông Nam Á (SEAPA), Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do(FJNV) và Danlambao góp phần cho chiến dịch hành động này.
Mời các bạn vào đây để ký bản ký tên của IFEX gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:http://daytoendimpunity.org/calendar/?action=19Bấm vào hình Nguyễn Hoàng Vi (số 18). Bấm Action.

Ngài Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt NamRe: Về việc tấn công và bắt giữ những blogger Việt Nam18 Tháng 11 năm 2012Kính gửi Thủ tướng Chính phủ,

Trong khi ghi nhận Ngày Quốc tế chấm dứt tình trạng tội ác không bị trừng phạt vào ngày 23 tháng 11, chúng tôi gửi thư đến ngài để bày tỏ mối quan tâm của chúng tôi về các cuộc tấn công – mà không bị trừng phạt – nhắm vào các blogger của Việt Nam, đặc biệt là những người viết và thông tin các vấn đề xã hội, chính trị.

Những cuộc tấn công – bao gồm các mối đe dọa, chửi mắng, bị giam giữ mà không có án lệnh, cũng như việc hành hung thân thể đã được thực hiện bởi những người được xem là mật vụ của nhà nước hay các nhân viên an ninh. Blogger Nguyễn Hoàng Vi đã là nạn nhân của các cuộc tấn công và quấy rối ít nhất bốn lần, bao gồm một sự cố trong mùa hè này khi cô và các blogger khác đã bị tấn công sau một buổi tiệc sinh nhật. Ngoài ra, vào tháng 10 năm 2011, Nguyễn Hoàng Vi đã bị một an ninh nhà nước bám theo xe gắn máy của cô, người mà cô cho rằng đã gây ra tai nạn, làm cô bị thương nặng và mất bảy cái răng. Vào tháng mười hai, cô bị mất việc làm và bị ngăn chặn đi du lịch từ tháng Tư năm 2012.

Điều này đã tạo ra bầu không khí đe dọa, và nó là điều đáng báo động khi mà không có cuộc điều tra nào được tiến hành đối với những hành động trái pháp luật này.

Chúng tôi tiếp tục lo ngại về một công văn được công bố vào tháng Chín năm 2012, ra lệnh công an điều tra và bắt giữ những người chịu trách nhiệm các trang web Danlambao, Quanlambao, và Biendong. Sau đó, vào ngày 24 tháng 9 năm 2012, chúng tôi rất quan tâm lưu ý việc blogger Nguyễn Văn Hải (hay còn gọi là “Điếu Cày), Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải (hay còn gọi là” Anh Ba Sài Gòn) đã bị kết án vì các bài viết trên blog về các vấn đề khác nhau và bị kết án tù nặng nề. Chúng tôi lo ngại rằng những hạn chế này sẽ tiếp tục khuyến khích những kẻ đã tấn công các blogger. Hơn nữa, những kết án này đã gửi một lời đe doạ và tác dụng lạnh người đối với những người công khai bày tỏ suy nghĩ của họ, thông qua blog hay các phương tiện khác.

Thể hiện quan điểm ​​và giữ một lập trường về các vấn đề lợi ích công cộng, như các blogger đã làm, là những quyền phổ quát của con người – được bảo vệ theo Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), mà Việt Nam đã phê chuẩn vào năm 1982.

Dựa vào những điểm nêu trên, chúng tôi kêu gọi ngài Thủ tướng chấm dứt tình trạng không trừng phạt đối với các nhân viên an ninh của nhà nước đã đe dọa, quấy rối và tấn công các blogger -những người chỉ đơn thuần thực hiện các quyền con người của họ là bảo lưu bất kỳ ý kiến ​​nào và biểu hiện chúng một cách công khai. Chúng tôi yêu cầu thêm với ngài về việc điều tra các cuộc tấn công cũng như chiều hướng bắt giam các blogger khi họ thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách ôn hoà, chấm dứt việc ngăn chặn các blog được công chúng quan tâm, dỡ bỏ lệnh cấm du lịch đối với Nguyễn Hoàng Vi, và cho phép cô ấy cũng như những người khác vốn không có một lý do pháp lý nào ngăn chặn việc tự do đi lại của họ.

[subscribe2]