Kỳ 11: Ban Giám Thị Có Thái Độ Khinh Miệt Người Tù Chính Trị

“Ông định nghĩa cho tôi thế nào là “Phản Động?” có phải những người nói lên sự thật, nói lên chính kiến của mình rồi bị Chính Quyền bắt thì gọi là phản động không? Hay chính những người Bán đi tổ quốc, bán rẽ lương tâm mình, ăn bớt, tham ô hết của cải ngân sách quốc gia là những người phản động? Còn việc chúng tôi làm không sai. Ai sai hay đúng thì sau này lịch sử và người dân sẽ phán xét! Không biết chính các ông hay chúng tôi là những người phản động. Còn Ông nói chúng tôi là lũ con nít ranh à? Đã là con nít sao lại bị bắt vô đây nếu không phải chúng tôi đã trưởng thành.

nha-giam-1

CTNLT | 12/9/2014
Chu Mạnh Sơn

Khi tôi và anh Trần Hữu Đức ở được một thời gian ngắn. Hai anh em cũng bắt đầu làm quen với môi trường sống mới trong chốn lao tù này. Vì là thời gian đầu nên còn rất khó khăn, vất vả để vượt qua.

Cộng thêm vào đó là chế độ chính sách luôn bị cán bộ quản giáo bớt xén nên chúng tôi phải tranh đấu để đòi lại. Vì lúc đầu mới lên chưa có đồ dùng cá nhân nên phải mượn anh em trong buồng để dùng qua, và sau mấy ngày cũng không thấy trại giam phát những đồ dụng cụ bằng nhựa để sự dụng.

Tôi, anh Đức, anh Nguyễn Văn Thanh đã nhiều lần viết đơn kiến nghị, đơn khiếu nại gửi đến các cơ quản có thẩm quyền để giải quyết. Thế nhưng họ không một hồi âm và luôn bảo là: “Đơn của các anh thì cán bộ đang nghiên cứu để được giải quyết!” Chúng tôi cũng đã yêu cầu bộ phận Căng Tin bán các đồ dùng cá nhân bằng nhựa để chúng tôi mua về sử dụng. Thế nhưng, phía căng tin luôn bảo là không có bán và chưa được sự cho phép của Trại Giam.

Chúng tôi lại viết đơn lên phía trại giam và yêu cầu được giải quyết vấn đề. Sau đó một thời gian nghiên cứu đơn kiến nghị của chúng tôi thì cán bộ Hà Mạnh Thu (Trưởng Ban Giáo Dục Phân Trại Số 3 – trại giam Phú Sơn 4) ) vào lại còn coi thường anh em chúng tôi. Cán bộ Hà Mạnh Thu vào không giới thiệu Tên Tuổi, chức vụ, không treo bảng tên, còn xưng hô “Bọn mày” (ám chỉ những người anh em chúng tôi trong Tù), vào giải thích không rõ ràng những nội dung trong đơn mà chỉ nói qua loa là trại chưa có bán nên các anh phải tự xoay sở.

Thử hỏi ở trong Tù chúng tôi xoay sở ra sao khi căng tin không bán, trại giam không có phát. Ở xã hội thì chúng tôi còn được tự do đi lại để mua bán. Chứ trong này thì chúng tôi biết tính sao bây giờ. Nên chúng tôi lại quyết định viết đơn thi kiến nghị tiếp.

Chúng tôi không làm việc với những cán bộ cấp dưới và viết đơn kiến nghị gửi thẳng cho Ban Giám Thị trại giam Phú Sơn 4 và yêu cầu được gặp ông Trần Tấn Xuân (Giám Thị phân trại số 3) để làm việc. Và sau đó thì ông Xuân cũng đã chịu vào gặp để anh em chúng tôi trình bày vấn đề còn thắc mắc.

Khi gặp ông Xuân, chúng tôi trình bày lại sự việc như sau: “Chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu cán bộ trại giam phải phát những đồ dùng cá nhân như: khăn mặt, kem đánh răng, Thìa nhựa để ăn cơm, bát nhựa, chậu nhựa,… thế nhưng phía trại giam đã không đáp ứng. Chúng tôi cũng đã viết đơn lên bộ phận bán Căng Tin để yêu cầu bán bổ sung thêm những dụng có cá nhân bằng nhựa để chúng tôi mua về sử dụng. Tuy nhiên, phía bộ phận bán căng tin và trại giam đã không giải quyết vấn đề nêu trên của chúng tôi và chúng tôi yêu cầu Ban Giám Thị phải giải quyết để chúng tôi còn có cái sử dụng.” Thế nhưng, ông Xuân lại cho rằng: “trong chế độ của Trại Giam không có cấp cho các anh nên chúng tôi không phát.” Chúng tôi liền đáp lại rằng: “Nếu trong quy định không có phát thì chính trại giam cũng phải tạo điều kiện để chúng tôi mua những vật dụng thiết yếu để sử dụng. Không lẽ chúng tôi ăn bằng gì khi không có thìa? Bắt chúng tôi ăn bốc giống như thời tiền sử sao? Hay là bắt chúng tôi ăn Gặm giống như một con Chó vậy? Chẳng nhẻ chế độ này đối xử với Con người như vậy sao? Mà ở đây chúng tôi không xin gì của các Ông, hay Trại Giam, còn chúng tôi yêu cầu nếu trong chế độ không có phát thì phía trại giam phải bảo Căng Tin bán. Còn chúng tôi không xin, không ăn mày gì chế độ, hay các ông nên các ông cần phải đối xử tôn trọng với chúng tôi.”

Thế là ông Xuân liền nói chúng tôi rằng: “Đồ phản động bán nước, một lũ oắt con!” Nghe như vậy tôi liền vặn hỏi lại ông Xuân: “Ông định nghĩa cho tôi thế nào là “Phản Động?” có phải những người nói lên sự thật, nói lên chính kiến của mình rồi bị Chính Quyền bắt thì gọi là phản động không? Hay chính những người Bán đi tổ quốc, bán rẽ lương tâm mình, ăn bớt, tham ô hết của cải ngân sách quốc gia là những người phản động? Còn việc chúng tôi làm không sai. Ai sai hay đúng thì sau này lịch sử và người dân sẽ phán xét! Không biết chính các ông hay chúng tôi là những người phản động. Còn Ông nói chúng tôi là lũ con nít ranh à? Đã là con nít sao lại bị bắt vô đây nếu không phải chúng tôi đã trưởng thành. Nếu vậy thì chính quyền này đúng la một lũ ấu trĩ lại còn truy cứu trách nhiệm hình sự với Con Nít. Không phân biệt được đâu là người trưởng thành. Còn chúng tôi vì đã đủ nhận thức nhận thấy việc làm sai trái của chính quyền và lên tiếng nói nên mới bị bắt vô đây. Còn ông, ông lại nói chúng tôi là con nít ranh thì lại xúc phạm nhân phẩm của chúng tôi. Ông là người có học vấn nhưng không có trình độ, không có đạo đức và không xứng đáng để ngồi vào chức vụ này!”

Khi nghe chúng tôi đối đáp lại như vậy, ông Xuân thấy mình bị đuối lý nên không đứng lại tranh luận với chúng tôi nữa. Mà thay vào đó là những người đi theo ông Xuân đứng lại giải thích và xin chúng tôi thông cảm. Và cũng từ đây, ông Xuân và Ban Giám Thị rất ít khi đến Khu an ninh – phân trại số 3. Nếu có xuống thì cũng xuống lúc nữa đêm để tránh sự tiếp xúc với chúng tôi.

CTNLT CHU MẠNH SƠN