Người Bảo vệ Quyền Dân sự: Việt Nam nên hợp tác với các cơ chế nhân quyền của Liên Hợp quốc

VNM-UN-in-numbers

Ngoài việc sử dụng luật pháp hà khắc để bịt miệng người bất đồng chính kiến, việc sách nhiễu, tấn công và đe dọa các nhà hoạt động và các thành viên gia đình của họ đã được ghi nhận, bao gồm nhiều cuộc tấn công bạo lực của nhân viên cảnh sát hoặc nhân viên công lực mặc thường phục. Năm ngoái, ít nhất 70 nhà hoạt động và các thành viên gia đình của họ là mục tiêu của những cuộc tấn công bạo lực như vậy.

Dịch bởi Vũ Quốc Ngữ

Civil Rights Defenders | 01-03-2016

Sự hạn chế tùy tiện về quyền dân sự và chính trị ở Việt Nam đang diễn ra, mặc dù quốc gia này là thành viên của nhiều công ước nhân quyền quốc tế, bao gồm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Sau kỳ xem xét cuối cùng của ICCPR đối với Việt Nam trong năm 2002, Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ lo ngại rằng tình trạng các quyền con người được bảo vệ theo hiệp ước vẫn là “không rõ ràng” theo luật trong nước và “rằng theo luật Việt Nam thì quyền theo công ước phải được giải thích theo một cách mà có thể thỏa hiệp được hưởng các quyền của mọi cá nhân.” Báo cáo ICCPR tiếp theo của Việt Nam đã quá hạn từ tháng 8 năm 2004.

Stockholm, ngày 01 tháng 3 năm 2016: Tuần này sẽ diễn ra phiên thứ 31 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ. Việt Nam đang trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ ba năm với tư cách là một thành viên của hội đồng. Tuy nhiên, sự hợp tác của Việt Nam với các cơ chế nhân quyền của Liên Hợp quốc vẫn còn rất yếu.

Sự hạn chế tùy tiện về quyền dân sự và chính trị ở Việt Nam đang diễn ra, mặc dù quốc gia này là thành viên của nhiều công ước nhân quyền quốc tế, bao gồm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Sau kỳ xem xét cuối cùng của ICCPR đối với Việt Nam trong năm 2002, Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ lo ngại rằng tình trạng các quyền con người được bảo vệ theo hiệp ước vẫn là “không rõ ràng” theo luật trong nước và “rằng theo luật Việt Nam thì quyền theo công ước phải được giải thích theo một cách mà có thể thỏa hiệp được hưởng các quyền của mọi cá nhân.” Báo cáo ICCPR tiếp theo của Việt Nam đã quá hạn từ tháng 8 năm 2004.

Ngoài việc sử dụng luật pháp hà khắc để bịt miệng người bất đồng chính kiến, việc sách nhiễu, tấn công và đe dọa các nhà hoạt động và các thành viên gia đình của họ đã được ghi nhận, bao gồm nhiều cuộc tấn công bạo lực của nhân viên cảnh sát hoặc nhân viên công lực mặc thường phục. Năm ngoái, ít nhất 70 nhà hoạt động và các thành viên gia đình của họ là mục tiêu của những cuộc tấn công bạo lực như vậy.

Kể từ năm 2002, chín chuyên gia nhân quyền LHQ độc lập, còn được gọi là Báo cáo viên đặc biệt, đã yêu cầu đến thăm Việt Nam, nhưng vẫn chưa nhận được sự đồng ý của chính quyền.

Việt Nam cần tạo điều kiện thăm viếng của Báo cáo viên đặc biệt và nộp báo cáo cho các cơ quan hiệp ước của Liên Hợp quốc không chậm trễ. Thay vì đe dọa những người hợp tác hoặc tìm cách hợp tác với các cơ chế của Liên Hợp quốc, Việt Nam nên tiến hành tham vấn toàn diện và có ý nghĩa với các nhóm xã hội dân sự độc lập và người bảo vệ nhân quyền trong việc chuẩn bị các báo cáo nhân quyền của Liên Hợp quốc và tạo ra một môi trường an toàn và thuận lợi cho họ trong việc theo dõi và đóng góp vào việc thực hiện các khuyến nghị của Liên Hợp quốc.

Nguồn: Người Bảo vệ Quyền Dân sự – Civil Rights Defenders