Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần 43 từ 17/10 đến 23/10/2016: Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam cải tổ Bộ luật Hình sự để tôn trọng nhân quyền

Người Bảo vệ Nhân quyền, ngày 23710/2016

Ngày 18/10, Human Rights Watch (HRW) kêu gọi Việt Nam cải tổ Bộ luật Hình sự để thể hiện sự tôn trọng các quyền căn bản về tự do ngôn luận, tự do nhóm họp, tự do lập hội và tự do tôn giáo.

Lời kêu gọi của HRW được đưa ra hai ngày trước khi Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhóm họp lần thứ 2 và dự kiến trong khoảng thời gian một tháng sẽ thông qua nhiều dự luật quan trọng, bao gồm Bộ luật Hình sự sửa đổi và bổ sung.

Theo ông Brad Adams, giám đốc Ban Á Châu của Theo dõi Nhân quyền nói rằng, “Nhiều điều luật liên quan đến an ninh quốc gia trong luật Việt Nam được định danh một cách mơ hồ và thường được áp dụng tùy tiện để trừng phạt những người lên tiếng phê bình, các nhà hoạt động và blogger.” Theo ông Adams, quốc hội Việt Nam nên nhân cơ hội này “loại bỏ các điều luật đã góp phần tạo ra quá nhiều tù nhân chính trị, đồng thời đưa pháp luật Việt Nam vào quỹ đạo phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế”.

Cộng đồng quốc tế tiếp tục phê phán việc bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Ngày 17/10, Phóng viên Không Biên giới đã kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho cô Quỳnh, một người được biết đến qua những bài viết phản đối bất công, tham nhũng và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Bà cũng là người lên tiếng mạnh mẽ phản đối vụ việc Nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh xả thải gây thảm hoạ ô nhiễm môi trường biển dọc theo 4 tỉnh miền Trung Việt Nam kể từ đầu tháng tư vừa qua.

Hội đồng Liên tôn Việt Nam, gồm đại diện các đạo Cao Đài, Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, và Tin Lành, hôm qua ra kháng thư bác bỏ dự luật Tín ngưỡng- Tôn giáo mà theo kế hoạch sẽ được Quốc hội Việt Nam khóa 14 thông qua tại kỳ họp thứ hai hiện diễn ra ở Hà Nội. Theo hội đồng, luật này nhằm giúp chính phủ siết chặt tự do tôn giáo và do đó cần phải bị loại bỏ.

Và nhiều tin quan trọng khác
===== 17/10 =====
RSF kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger Mẹ Nấm

Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới hôm 17/10 ra thông cáo kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Đây là kêu gọi mới nhất của cộng đồng quốc tế đối với trường hợp bắt giữ blogger này.

Thông cáo của Phóng viên Không Biên giới nhắc lại việc blogger Mẹ Nấm bị bắt giữ ngày 10 tháng mười vừa qua với cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều luật 88 Bộ luật hình sự Việt Nam. Mức án cao nhất theo điều khoản này lên đến 20 năm tù giam.

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được biết đến qua những bài viết phản đối bất công, tham nhũng và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Bà cũng là người lên tiếng mạnh mẽ phản đối vụ việc Nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh xả thải gây thảm hoạ ô nhiễm môi trường biển dọc theo 4 tỉnh miền Trung Việt Nam kể từ đầu tháng tư vừa qua.

===== 18/10 =====
Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam cải tổ luật hình sự để tôn trọng nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) hôm 18/10 kêu gọi Việt Nam cải tổ luật hình sự để thể hiện sự tôn trọng các quyền căn bản về tự do ngôn luận, tự do nhóm họp, tự do lập hội và tự do tôn giáo.

Quốc hội Việt Nam đang cân nhắc Bộ luật Hình sự sửa đổi trong kỳ họp diễn ra từ ngày 20/10 đến ngày 19/11. Ngay trong tháng 10 này, một trong những điều luật đó vừa được áp dụng trong vụ bắt giữ blogger Mẹ Nấm, tức cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Ông Brad Adams, giám đốc Ban Á Châu của Theo dõi Nhân quyền nói rằng, “Nhiều điều luật liên quan đến an ninh quốc gia trong luật Việt Nam được định danh một cách mơ hồ và thường được áp dụng tùy tiện để trừng phạt những người lên tiếng phê bình, các nhà hoạt động và blogger.” Theo ông Adams, quốc hội Việt Nam nên nhân cơ hội này “loại bỏ các điều luật đã góp phần tạo ra quá nhiều tù nhân chính trị, đồng thời đưa pháp luật Việt Nam vào quỹ đạo phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế”.

Tuyên bố của tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng chỉ ra rằng, vào tháng 11 năm 2015, quốc hội Việt Nam đã một lần sửa đổi Bộ luật Hình sự. Đáng lẽ phải loại bỏ các điều khoản đi ngược lại với các tiêu chuẩn về nhân quyền, các nhà lập pháp Việt Nam lại đưa thêm những nội dung khắc nghiệt hơn, ví dụ như, “người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 1 đến 5 năm…”. Nhận định về điều kiện trong luật quái đản này, ông Brad Adams nói rằng, “Áp dụng các điều luật mơ hồ để bỏ tù các nhà hoạt động và nhà chỉ trích ôn hòa đã đủ tệ rồi, nhưng bỏ tù một người đến 5 năm chỉ vì chính quyền có thể tùy tiện kết luận là người đó ‘chuẩn bị’ phê phán chính quyền thì còn tồi tệ hơn…”.
Việt Nam: Cần cải tổ luật hình sự hướng tới tôn trọng nhân quyền
Vietnam: Reform Criminal Law to Respect Rights
===== October 21 =====
Hội đồng Liên tôn bác dự luật tôn giáo

RFA: Hội đồng Liên tôn Việt Nam, gồm đại diện các đạo Cao Đài, Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, và Tin Lành, hôm qua ra kháng thư bác bỏ dự luật Tín ngưỡng- Tôn giáo mà theo kế hoạch sẽ được Quốc hội Việt Nam khóa 14 thông qua tại kỳ họp thứ hai hiện diễn ra ở Hà Nội.

Kháng thư do 27 vị chức sắc của 4 tôn giáo vừa nêu ký tên nói rõ ‘mọi giáo hội đều là những tổ chức xã hội dân sự độc lập và mọi tín đồ đều là những công dân bình đẳng. Họ có quyền và nghĩa vụ như mọi tổ chức và mọi công dân khác. Những quyền và nghĩa vụ này được xác định trong hiến pháp và các văn bản dưới luật hình thành theo tinh thần tự do dân chủ, phù hợp với các Công ước Quốc tế về Nhân quyền.’
Những vị chức sắc tôn giáo ký tên vào kháng thư cho rằng một luật riêng cho các giáo hội cà các tín đồ là không cần thiết.

Chánh trị sự Hứa Phi, chức sắc của đạo Cao Đài, ký tên vào kháng thư có ý kiến:
“Từ trước đến nay chính quyền Việt Nam ra rất nhiều văn bản- các dự luật, nghị định… Mà cứ mỗi lần ra là xiết chặt thêm tôn giáo nữa. Tôi nghĩ sắp tới nếu nhà cầm quyền Việt Nam thông qua dự luật về tôn giáo thì cũng thêm phần đàn áp các tôn giáo theo cơ chế xin- cho; áp đặt toàn bộ sự cai trị của người cộng sản lên tôn giáo.”

Tuy ký vào kháng thư bác bỏ dự thảo luật tín ngưỡng- tôn giáo; nhưng hòa thượng Thích Không Tánh, thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tỏ ra không mấy hy vọng ý kiến được cơ quan chức năng lắng nghe. Ông phát biểu:

“Với tấm lòng, hoài bão chúng ta cũng lên tiếng nhằm mục đích đánh động dư luận có thêm một số nhận thức, còn sự thực không hy vọng gì nhà nước này để tâm tới.”

Kháng thư của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam: BÁC BỎ HOÀN TOÀN LUẬT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO
===== 22/10 =====
Côn an phá tượng Đức Mẹ, tấn công giáo dân Đông Yên Hà Tĩnh

SBTN: Vào lúc 17 giờ chiều ngày 22 tháng 10 năm 2016, công an, cảnh sát cơ động đã xảy ra ẩu đả với bà con giáo dân xứ Đông Yên ở phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, tĩnh Hà Tĩnh, làm nhiều người bị thương nặng.

Theo thông tin từ một nguồn tin địa phương cho biết: “Chiều nay, bà con giáo dân đã cùng nhau dựng một bệ tượng để làm nơi cung nghinh tượng Đức Mẹ Maria trong khu vực giáo họ. Nhà cầm quyền CSVN đã huy động lực lượng công an, cảnh sát cơ động, an ninh mặc sắc phục – thường phục, dân phòng và xe cẩu đến để đánh đập người dân, phá huỷ bệ tượng”.

Một nguồn tin khác cho biết: “Công an xã Kỳ Phương và công an mặc thường phục vô cớ ném đá vào hai nhà dân trước cổng nhà thờ Đông Yên làm hư hại hai cái nhà, và hai người bị thương. Trong đó, thầy Cường giúp xứ Đông Yên cũng bị đánh. Khi dân tập trung ra thì công an lên xe chạy, một số mặc thường phục thì lên xe 7 chỗ chạy…”

Được biết, bà con ở một xóm tại khu tái định cư Đông Yên mới đã quyên góp và dựng một tượng đài Đức Mẹ tại xóm, để cho những người già không thể đi lễ nhà thờ thì ra đó đọc kinh. Sau khi xây dựng phần trụ của trượng đài, thì sáng nay ngày 22/10/2016, lực lượng công an đã cho người vào dọa nạt người dân tại xóm đó. Khoảng 16 giờ chiều, công an sắc phục, thường phục cũng như côn đồ khoảng 200 người, đã kéo vào đập phá trụ của tượng đài Đức Mẹ.

Khi người dân thấy sự việc thì một vài người là phụ nữ và người già đi ra phản đối. Lực lượng côn an đã dùng đá ném những người dân đó. Kết quả là có một người phụ nữ bị lực lượng công an, côn đồ ném đá vào và bị đổ máu. Một ông cụ bị xe của lực lượng công an xô vào chân đổ máu.

Sau đó, hàng ngàn giáo dân đã tập trung ra và chống trả lại, đẩy lùi trước sự tấn công của lực lượng nhà cầm quyền. Hiện tại, lực lượng công an, cảnh sát cơ động đã rút lui cố thủ phía bên kia cầu Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh.