Dân chủ của Campuchia đang bị phá vỡ

Đằng sau cuộc đàn áp đang gia tăng là gì?

Foreign Diplomat, ngày 14/9/2017

Vào những giờ đầu của ngày 4 tháng 9, ấn bản cuối cùng của tờ nhật báo tiếng Anh lâu đời nhất của Campuchia đã được đưa tới bạn đọc. The Campuchia Daily, được thành lập năm 1993, là một tờ báo gạo cội có uy tín đại diện phương tiện truyền thông độc lập còn nhỏ bé của đất nước. Đúng như khẩu hiệu của nó – “Tất cả tin tức, không sợ hãi hay thiên vị ” – tờ báo đã tạo dựng được tiếng tăm bằng những bài báo tỉ mỉ trên những vấn đề khó cho dù có kích thước khiêm tốn. Một tháng trước đó, chính phủ Campuchia của Thủ tướng Hun Sen đã thông báo rằng tờ báo phải trả một khoản thuế lên tới 6.3 triệu USD, và họ phải trả hoặc phải đóng cửa tờ báo. Ban biên tập của tờ báo không còn lựa chọn nào khác ngoài việc dừng xuất bản.

Ngày cuối cùng của tờ báo trùng với việc bắt giữ nhà lãnh đạo phe đối lập Campuchia, Kem Sokha – một sự kiện được lên trang bìa của số báo cuối cùng của tờ The Cambodia Daily. Bên dưới dòng tiêu đề quá khổ, “Đường tới chế độ độc tài” là một hình ảnh của Kem Sokha bị cảnh sát bắt trong đêm 2/9. Kem Sokha, người đứng đầu Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập, đã bị chuyển đến một nhà tù ở phía đông Campuchia. Ông đối mặt với án tù 15-30 năm với cáo buộc tội phản bội vì đã âm mưu cùng Hoa Kỳ lật đổ chính phủ Campuchia.

Chính quyền Hun Sen chưng ra bằng chứng là một video Kem Sokha nói chuyện tại Australia vào năm 2013, trong đó ông miêu tả các chuyên gia nước ngoài được Hoa Kỳ thuê để cố vấn cho ông về chiến lược thay đổi các nhà lãnh đạo. Theo chính quyền đương nhiệm, đây là bằng chứng về âm mưu nhằm thực hiện cuộc đảo chính. Chính quyền Hun Sen cũng tuyên bố điều tra nhiều nhà lãnh đạo khác của CNRP và đã gợi ý rằng đảng này có thể bị giải thể nếu đảng tiếp tục ủng hộ Sokha.

Việc đóng cửa tờ The Cambodia Daily và việc bắt giữ Kem Sokha là những bước chưa từng có đối với Hun Sen, người đã cai trị Campuchia bằng nhiều cách khác nhau kể từ năm 1985. Chắc chắn đàn áp từng đợt là một nét đặc trưng chính thức của đời sống chính trị ở Campuchia và đã xảy ra định kỳ trong thế kỷ qua, thường là trước các cuộc bầu cử. Nhưng việc đàn áp hiện tại – là năm thứ ba sau bầu cử – đang được định hình rõ ràng nhất kể từ đầu những năm 1990 và là nước đầu tiên tấn công một số tổ chức phương Tây không thể chạm tới trong nước.

Chiến dịch đàn áp này nổi bật với tinh thần chống Hoa Kỳ một cách rõ ràng. Trong năm qua, Campuchia đã rút khỏi Angkor Sentinel, một cuộc tập trận quân sự song phương hàng năm, và đuổi một tiểu đoàn kỹ thuật hải quân Hoa Kỳ đang xây dựng các phòng tắm và phòng giữ trẻ ở nông thôn Campuchia. Sau tuyên bố của tháng trước về âm mưu chống lại chính phủ Hoa Kỳ, chính quyền Hun Sen buộc các đài phát thanh địa phương không tiếp nhận các chương trình phát sóng từ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ và Á châu Tự do (đài Á châu Tự do đã đình chỉ các hoạt động ở Campuchia sau đó) và yêu cầu đóng cửa Viện Dân chủ Quốc gia (NDI), một tổ chức phi chính phủ vì dân chủ do Hoa Kỳ tài trợ, đã hoạt động tại Cam-pu-chia từ năm 1992.

Theo các nhà quan sát chính trị Campuchia, nguyên nhân gần đây của chiến dịch đàn áp của Hun Sen là cuộc bầu cử quốc gia được lên kế hoạch cho tháng 7 năm 2018. Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đang muốn tránh lặp lại cuộc bầu cử năm 2013, khi CNRP giành được nhiều ghế trong quốc hội nhờ vào sự bất mãn của dân chúng về vấn đề đất đai, tham nhũng, và sự hoạt động không hiệu quả của các cơ quan chính phủ. Nhưng hậu quả có thể nặng nề hơn, đó là việc xóa bỏ nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc tạo ra hệ thống dân chủ của Campuchia vào cuối cuộc chiến tranh lạnh.

Dân chủ bên ngoài

Campuchia đã trở thành một nền dân chủ vào ngày 23/10/1991 với việc ký Hiệp định Hòa bình Paris, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài mười hai năm. Hiệp định đã cho phép thành lập Cơ quan Chuyển tiếp của Liên hợp quốc tại Campuchia (UNTAC), với nhiệm vụ gìn giữ hoà bình kéo dài 18 tháng, giải giáp và hạ bớt tiềm lực quân sự của bốn phe cánh của Campuchia (kể cả CPP), hồi hương hơn nửa triệu người tị nạn từ các trại tị nạn dọc theo biên giới Thái Lan, và tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng vào năm 1993 trong khi vẫn đảm nhận sự kiểm soát tạm thời của chính quyền dân sự.

Hiệp định Hòa bình Paris và UNTAC đã làm thay đổi Campuchia. Sau khi UNTAC được triển khai vào năm 1992, Phnom Penh, thủ phủ của một quốc gia xã hội chủ nghĩa nghèo khó, đã trở thành một không gian chính trị quốc tế có tính quốc tế cao, một tiền đồn nhiệt đới của nhà văn người Anh Alex de Waal gọi là “quốc tế nhân đạo”. UNTAC duy trì sự ổn định mong manh, cho phép đối thủ của CPP trong cuộc nội chiến thành lập các đảng chính trị. Hòa bình mới cũng cung cấp không gian cần thiết cho giới truyền thông Campuchia và xã hội dân sự phát triển.

Tuy nhiên, thỏa thuận hòa bình không phải là không có sai sót của nó. Khuôn khổ của hiệp ước đã được soạn thảo bởi 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, và không bị ảnh hưởng bởi các phe nhóm của Campuchia, mà sự phản đối của họ vẫn chưa được làm rõ. Hơn nữa, CPP của Hun Sen có lý do chính đáng để nghi ngờ thỏa thuận. Mặc dù tham gia vào cuộc lật đổ của Việt Nam vào tháng 1 năm 1979 đối với chế độ Khmer Đỏ, một chế độ đã tàn sát khoảng 1,7 triệu người Campuchia kể từ năm 1975, chính phủ mới của CPP bị phương Tây cô lập và cấm vận kinh tế.

Điều này dựa trên lý luận tàn nhẫn trong chiến tranh lạnh. Kể từ khi Phnom Penh được Việt Nam hỗ trợ, liên minh với Liên bang Xô viết, Hoa Kỳ và liên minh mới với Trung Quốc đã từ chối công nhận ngoại giao, thay vào đó đưa ra lý do chính đáng cho việc Khmer Đỏ chiếm đóng ghế của Campuchia tại LHQ cho đến năm 1991. Việc bị cô lập trong hơn một thập kỷ từ năm 1979 đến năm 1991 đã làm dấy lên những bất mãn và căng thẳng đối với phương Tây – một yếu tố tiếp tục ảnh hưởng đến hành vi của Hun Sen ngày nay.

Mặc dù không tin vào phương Tây, nhưng Hun Sen, người sống sót sau khi sinh ra từ rừng cây thuộc vùng nông thôn của Kampong Cham, không có lựa chọn nào khác ngoài ký kết Hiệp định Paris, chấp nhận sự tồn tại của các phe phái chính trị và các nhóm xã hội dân sự ra cạnh tranh. Nhưng ông ta không bao giờ chấp nhận tính hợp pháp của các tổ chức này, và ngay lập tức làm việc để giành quyền kiểm soát hệ thống dân chủ mới thông qua việc sử dụng sự bảo trợ chính trị và, khi cần thiết, bạo lực. Mặc dù ông ta đã chấp nhận sự có mặt của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, nhưng Hun Sen đã nhìn các tổ chức này và việc nước ngoài tài trợ như là một vi phạm chủ quyền của đất nước và một kênh thông qua đó các cường quốc nước ngoài thù địch có thể can thiệp vào các vấn đề Campuchia – giống như những gì họ đã làm trong những năm 1980. Trong một bài phát biểu năm 1995, ông ta đã vạch ra những lời phê bình của Tây phương về các hành động đàn áp của mình: “Hãy để tôi nói điều này với thế giới: Bạn có muốn giúp Campuchia hay không thì tùy thuộc vào bạn, nhưng đừng thảo luận về vấn đề Campuchia quá nhiều.” Trong cùng một bài phát biểu, Hun Sen đe dọa tổ chức các cuộc biểu tình bên ngoài các đại sứ quán phương Tây – một mối đe dọa mà ông ta cũng nahức lại tháng trước.

Theo luật của Hun Sen, Campuchia xen giữa các thời kỳ đàn áp, thường là thời gian cho các cuộc bầu cử, với thời kỳ “thư giãn”, được thiết kế để xoa dịu các chính phủ nước ngoài cung cấp viện trợ mà viện trợ thường gắn liền với yêu cầu về cải thiện quản trị và nhân quyền. Hun Sen luôn chú ý đến sự cân bằng. Thậm chí vào tháng 7 năm 1997, khi các lực lượng trung thành với Hun Sen đã tiến hành một chiến dịch tấn công đẫm máu nhằm vào đối tác liên minh của hoàng gia là Hoàng tử Norodom Ranariddh, Hun Sen vẫn để chế độ dân chủ. (Sau khi tổ chức một cuộc bầu cử mới vào năm 1998, CPP dễ dàng giành được, dòng chảy của viện trợ nước ngoài trở lại).

Tất cả những điều này đã mang lại nền dân chủ hời hợt ở Campuchia. Quốc gia này tổ chức các cuộc bầu cử cạnh tranh, nhưng kết quả của bầu cử đã được sắp đặt trước bởi sự sợ hãi, đe dọa, và ép bỏ phiếu cho CPP. Các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự hoạt động với một số hạn chế nhất định, và các tờ báo ngoại ngữ như tờ The Cambodia Daily được xuất bản tự do, nhưng các hoạt động của họ đã bị cách ly khỏi các lợi ích chính trị. (Các phương tiện truyền thông Khmer trong thời gian đó đã bị làm câm lặng một cách hiệu quả và chịu sự kiểm soát của CPP). Dưới thời Hun Sen, những quyền tự do này không phải là vấn đề quyền lợi mà là một sự ban ân tạm thời do những người cầm quyền nắm giữ. Các sự kiện gần đây cho thấy sự ban ân này hiện đang bị thu hồi. Mặc dù việc trấn áp có thể xảy ra ở một thời điểm nào đó, việc đóng cửa tờ The Cambodia Daily và việc dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát NDI-hai thành tố quan trọng của phương Tây về xã hội dân sự Cam-pu-chia từ năm 1992- là một hành động tàn bạo xóa đi di sản của UNTAC và thử nghiệm dân chủ thử nghiệm tại Campuchia.

Một thế lực ủng hộ mới

Thế lực ủng hộ mới của Hun Sen là Trung Quốc, với sự gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh lên chính quyền của CPP. Trong 15 năm qua, Bắc Kinh đã trở thành người bạn và người bảo trợ nước ngoài của Hun Sen. Để đổi lấy sự ủng hộ của Campuchia đối với các mục tiêu chiến lược của mình ở Đông Nam Á, bao gồm các yêu sách của họ ở Biển Đông, Trung Quốc đã cho vay và đầu tư hơn 2 tỷ đô la, để xây dựng đường cao tốc, cầu và đập thủy điện.

Các khoản cho vay và đầu tư của Trung Quốc đã làm cho Campuchia ít phụ thuộc vào viện trợ của các chính phủ phương Tây và đã đưa cho Hun Sen một bàn tay tự do cuối cùng để vứt bỏ dân chủ và thực hiện các hoạt động chống lại các tổ chức khác, như tờ Cambodia Daily mà ông ta chưa từng có thiện cảm. (Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản hồi việc bắt giữ Kem Sokha bằng cách nói rằng Bắc Kinh ủng hộ “nỗ lực của chính phủ Campuchia trong việc duy trì ổn định và an ninh quốc gia”).

Một khía cạnh khác của sự ngả về phía Trung Quốc là chính sách này cho phép Hun Sen thỏa mãn sự oán giận của ông ta rằng Campuchia bị chỉ trích thường xuyên hơn các nước láng giềng, những nước được coi là quan trọng hơn đối với các lợi ích của Hoa Kỳ, như Thái Lan và Việt Nam. Đây cũng là một di sản của UNTAC, tạo ra một tiêu chuẩn cao cho Campuchia và tạo ra không gian cho các nhà báo nước ngoài và nhân viên nhân quyền hoạt động. Một Campuchia nhỏ bé cũng làm cho chính sách của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng nặng nề bởi những vận động chống Hun Sen ở Quốc hội Hoa Kỳ, một thể chế kêu gọi cắt viện trợ để phản đối vi phạm nhân quyền, thậm chí kêu gọi thay đổi chế độ.

Kết quả là ngay cả khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump thân thiện hơn với các nhà tự trị như Thủ tướng Prayuth Chan-ocha của Thái Lan và Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines, Hun Sen vẫn xa lạ tại Washington. Theo quan điểm của Phnom Penh, đây dường như là một ví dụ khác về các tiêu chuẩn kép của Hoa Kỳ, và nó đã khiến Hun Sen tin rằng phe đối lập ủng hộ Mỹ đang âm mưu lật đổ ông ta. Một trong những lý do Trung Quốc đã có những ảnh hưởng ở Campuchia là sẵn sàng đưa cho Hun Sen cái mà ông ta khao khát trong suốt sự nghiệp của mình: tính hợp pháp và địa vị bình đẳng của chính ông ta.

Sự mỉa mai về thay đổi của Campuchia là ngay cả khi thí nghiệm dân chủ của quốc gia kết thúc, áp lực thay đổi đang được xây dựng. Cuộc bầu cử năm 2013 đi kèm với nhiều cuộc biểu tình lớn ủng hộ CNRP bởi những người đã mệt mỏi với những mức độ tham nhũng và bè cánh dưới sự cai trị của Hun Sen. Nhà lãnh đạo Campuchia có thể vứt bỏ những ảnh hưởng không mong muốn của phương Tây, nhưng những mâu thuẫn trong thể chế độc tài của ông ta vẫn còn.

Cambodia’s Crumbling Democracy