CRD: Việt Nam cần phải trả tự do ngay lập tức cho Mẹ Nấm

Sáng ngày 10/10/2016, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt trong khi đang trên đường tới thăm một nhà bảo vệ quyền khác trong trại giam. Việc bị bắt giữ và biệt giam cô được xem như là hành động nhằm vào những hoạt động bảo vệ nhân quyền dũng cảm của cô ta.

Tuyên bố công khai của Người Bảo vệ Quyền Dân sự (Civil Rights Defenders- CRD) nhân 1 năm ngày Mẹ Nấm bị bắt

Ngày 10/10/2016, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người được biết đến  vớibút danh Mẹ Nấm, với cáo  buộctuyên truyền chống nhà nước. Ngày 29/6/2017, Mẹ  Nấmbị kết án 10 năm tù giam.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ưđợc biết đến từ năm 2006 với những hoạt động truyền thông xã hội tích cực chống lại nạn tham nhũng tràn lan của cán bộ chính quyền Vệit Nam, vi  phạm nhân quyền và chính sách đối ngoại tồi. Cô bị bắt và  bị xét xử với động cơ chính trị. CRD yêu cầu Chính phủ Việt Nam trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện  choNguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng  nhưchấm dứt đàn áp các blogger và phóng viên tự do theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.

Sáng ngày 10/10/2016, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt trong khi đang trên đường tới thăm một nhà bảo vệ quyền khác trong trại giam. Việc bị bắt giữ và biệt giam cô được xem như là hành động nhằm vào những hoạt động bảo vệ nhân quyền dũng cảm của cô ta.

Từ năm 2006, Mẹ Nấm đã viết blog về vi phạm nhân quyền và tham nhũng ở Việt Nam. Năm 2013, cô đã đồng sáng lập Mạng lưới Bloggers Việt Nam độc lập, hiện đang bị chặn ở Việt Nam. Cô đã điều tra và công bố rộng rãi thông tin về ô nhiễm môi trường, sức khoẻ cộng đồng, tra tấn, và đã chỉ trích chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trên các đảo tranh chấp ở Biển Đông.

Mẹ Nấm đã lập hồ sơ của 30 vụ trong đó nạn nhân bị công an tra tấn đến chết, và cảnh báo về thảm hoạ môi trường do Công ty Thép Việt Nam Formosa Hà Tĩnh, thuộc Công ty Formosa Group Plastic của Đài Loan,  xả chất thải độc hại vào bờ biển Việt Nam và tàn phá  môi trường biển, gây ảnh hưởng hàng ngàn người Việt Nam ở bốn tỉnh duyên hải.  Để nhằm trả thù những nỗ lực bảo vệ nhân quyền không mệt mỏi của mình, c ôđã thường xuyên bị chính quyền Việt Nam đàn áp, bắt giữ và đánh đập nhiều lần.

Kể từ khi bịt bắt vào tháng 10 năm ngoái, cô bị biệt giam cho tới ngày xét xử là ngày 20/6/2017, khi cô được phép gặp một trong những luật sư của cô. Chính phủ cũng có nhiều biện pháp sách nhiễu gia đình cô trong  nhiềutháng trước khi xét xử. Ngày 20/5/2017, hơn 50 nhân viên an ninh đã bao vây gia đình côh.

Vào ngày 29/6/2017, tòa án đã phán quyết mức án 10 năm tù giam theo đề nghị của công tố viên. Bản án quá nặng nề cộng với biệt giam nhiều này có thể ảnh hưởng cực kỳ xâú đến tình trạng sức khoẻ đang giảm sút của cô.

Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), mà Việt Nam là một nước đã ký, quy định rằng mọi người bị bắt hoặc giam đều có quyền được xét xử không chậm trễ  và không khuyến khích giam giữ trước xét xử. Mọi bị cáo đều có quyền lựa chọn luật sư và một tòa án tiến hành xem xét sự đúng đắn của việc bắt giữ. Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp ốquc, giám sát việc thực hiện ICCPR, cho rằng việc biệt giam trước xét xử  sẽ không đảm bảo phiên toà công bằng và tăng nguy cơ tra tấn. Vào tháng 4 năm 2017, Nhóm Công tác của Liên Hợp quốc về bắt giữ độc đoán đã phát hiện ra rằng việc bắt giữ Mẹ Nấm là độc đoán và kêu gọi phóng thích cô. Thay vào đó, Việt Nam khép cô vào Điều 88, một điều thường được sử dụng để làm câm lặng và bỏ tù các nhà chỉ trích nhà cầm quyền và các nhà bảo luật vệ nhân quyền chỉ vì  họthực hiện quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà.

Nhân dịp một năm kỷ niệm ngày Mẹ Nấm bị bắt giữ và giam giữ độc đoán, CRD kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do choc ô ngay lập tức và vô điều kiện, cũng như chấm dứt chiến  dịch đàn áp giới blogger và nhà báo công dân theo Điều 88 của Bộ luật hình sự. Là một tù nhân lương tâm, cô có quyền được chữa trị, bao gồm cả chăm sóc y tế cần thiết mà Việt Nam cần đảm bảo. Việt Nam nên sửa đổi hoặc bãi bỏ những phần của Bộ luật ìHnh sự  màkhông tuân thủ các nghĩa vụ của quốc  giatheo luật quốc tế.

Các nhà tài trợ, các đối tác thương mại của Việt Nam và đặc biệt là những người muốn mở rộng quan hệ với Việt Nam cũng nên gây áp lực  buộc chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và tất cả những người khác bị bắt giữ một cách độc đoán vì thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Nguồn: One Year After Arrest, Demand for Release of Vietnamese Human Rights Defender Me Nam