Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 18 từ ngày 30/4 đến 06/5/2018: Tù nhân lương tâm Trần Anh Kim bị bệnh nặng trong tù

DTD logo

 

Người Bảo vệ Nhân quyền| ngày 06/5/2018

Tù nhân lương tâm Trần Anh Kim, người đang thụ án tù 13 năm tại Trại giam số 5 ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá, đang bị bệnh hiểm nghèo và cần được điều trị kịp thời.

Ông Kim, 69 tuổi, bị viêm tiền liệt tuyến và đau đầu do những vết thương trong chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc. Ông cũng bị rụng gần hết răng, chỉ còn vài chiếc răng cửa.

Ông bị bắt vào tháng 9 năm 2016 và bị kết tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999. Cùng bị kết tội với ông là nhà hoạt động Lê Thanh Tùng, với mức án 12 năm tù giam và 4 năm quản chế.

Nhà hoạt động môi trường và công đoàn độc lập Hoàng Đức Bình mới được phép gặp thân nhân sau một năm kể từ ngày bị bắt vào giữa tháng Năm năm 2017. Anh bị Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An kết tội “chống người thi hành công vụ” theo Điều 330 và “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015 vì đã giúp giáo dân, những người bị ảnh hưởng bởi vụ xả thải của Formosa đi tìm công lý.

Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD) cùng với BPSOS và VOICE và 7 tổ chức dân sự khác tham gia vào việc làm báo cáo về tình hình thực hiện Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) nhân dịp xem xét tình hình thực hiện của Chính phủ Việt Nam về lĩnh vực này.

Chính quyền Việt Nam đang tiếp tục đàn áp người Thượng theo đạo Tin lành ở khu vực Tây Nguyên, theo báo cáo dày 25 trang của tổ chức Nhân quyền cho người Thượng (Human Rights for Montarnargs Organization) và Nhóm Vận Động Bãi Bỏ Tra Tấn tại Việt Nam (CAT-VN).

ViệnKiểm sát Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định gia hạn điều tra về cáo buộc “lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của BLHS 1999 đối với nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh từ ngày 13/4 đến 13/5. Ông Vịnh bị bắt cùng với một số nhà hoạt động khác, trong đó có Nguyễn Văn Đức Độ trong năm 2016 vì có liên quan đến tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết, một tổ chức nhằm xoá bỏ độc tài chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.

===== 30/4 =====

NgườiBảo vệ Nhân quyền tham gia góp ývề cuộc kiểm điểm nhân quyền đối với Việt Nam

NgườiBảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD) cùng với BPSOS, VOICE và 7 tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài nước gửi báo cáo đến Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp quốc trước cuộc kiểm điểm định kỳ khóa 123 đối với Việt Nam về thực thi Công ước Quốc tế vê Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) dự kiến diễn ra từ ngày 2 đến 27/7 năm nay.

Trong nghị trình buổi họp tháng 7 này, Uỷ ban Nhân quyền LHQ sẽ lập danh sách các vấn đề của Việt Nam, dựa theo báo cáo của 2 phía, là chính quyền Việt Nam và các tổ chức nhân quyền quốc tế và tổ chức XHDS ở Việt Nam.

Phía chính quyền Việt Nam hôm 22/12/2017 đã gửi bản báo cáo củamình cho uỷban này.

Việt Nam ký công ước ICCPR vào 1982. Theo nguyên tắc khoảng 5 đến 6 năm thì thực hiện việc kiểm điểm thực thi 1 lần. Lần chót Việt Nam tham dự cuộc kiểm kiểm vào năm 2002. Việt Nam đã không nộp báo cáo thứ ba đáng ra phải nộp vào năm 2004.

Việt Nam sẽ tham gia cuộc kiểm điểm về thực thi Công ư ớc LHQ về Chống Tra Tấn, và vào năm 2019 sẽ thực hiện kiểm điểm định kỳ phổ quát.

===== 03/5 =====

Tù nhân chính trị Trần Anh Kim bị bệnh hiểm nghèo

Tù nhân lương tâm Trần Anh Kim, người đang thụ án tù 13 năm tại Trại giam số 5 huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá, đang bị một số bệnh hiểm nghèo.

Ngoài việc bị đau đầu do những vết thương trong cuộc chiến vệ quốc chống quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc năm 1979, ông Kim bị viêm tuyến tiền liệt.

Ông cũng bị rụng gần hết răng, chỉ còn mấy răng cửa. Do vậy, ông gặp nhiều khó khăn trong ăn uống.

Tháng Ba, ông được đưa đi chữa trị ở Bệnh viện Đa khoa Thanh Hoá rồi chuyển đến Bệnh viện 198 của Bộ Công an ở Hà Nội để điều trị trong hơn 20 ngày. Tuy nhiên, tình trạng sức khoẻ của ông không được cải thiện nhiều.

Ông rất muốn được cấy răng giả để ăn được tốt hơn.

Vợ ông, bà Nguyễn Thị Thơm, rất lo cho sức khoẻ của chồng. Bà nghĩ rằng ông khó có thể có đủ sức khoẻ để thụ hết án tù. Năm nay ông đã 69 tuổi.

Ông Nguyễn Tường Thuỵ, phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, kêu gọi cộng đồng quốc tế và trong nước quan tâm đến trường hợp của ông Kim, gây sức ép để chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông.

Đọc thêm: Hãy quan tâm bản án 13 năm tù của người cựu chiến binh già Trần Anh Kim

===== 04/5 =====

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình được gặp thân nhân sau 1 năm bị bắt giữ

Nhà hoạt động nhân quyền, công đoàn độc lập Hoàng Đức Bình được phép gặp gia đình lần đầu tiên kể từ khi bị bắt giữ vào ngày 15/5/2017.

Theo gia đình, tinh thần và sức khoẻ của nhà hoạt động Hoàng Đức Bình tương đối tốt. Anh gửi lời cảm ơn đến cộng đồng quốc tế và trong nước về sự ủng hộ dành cho anh.

Hoàng Đức Bình, phó chủ tịch của Phong trào Lao động Việt, bị bắt cóc và sau đó bị cáo buộc chống người thi hành công vụ” theo Điều 330 và “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015 vì đã giúp giáo dân, những người bị ảnh hưởng bởi vụ xả thải của Formosa đi tìm công lý.

Anh bị Toà án Nhân dân huyện Diễn Châu kết án 14 năm tù giam trong một phiên toà bất công ngày 06/2/2017. Ngày 24/4, Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An bác bỏ kháng cáo và y án.

Trong thời gian giam giữ trước xử án, anh bị giam chung với tử tù và bị chúng đánh. Gia đình không được gặp mà chỉ được gửi đồ ăn 3 lần một tháng với giá trị không vượt quá 50,000 đồng cho mỗi lần tiếp tế.

===== 05/5 =====

Việt Nam tiếp tục đàn áp người Thượng Tây Nguyên theo đạo Thiên Chúa

Cơ quan chức năng Việt Nam tiếp tục bách hại nặng nề những tín đồ Thiên Chúa Giáo người sắc tộc thiểu số bản địa ở Tây Nguyên- Montagnards.

Kết luận này được nêu ra trong bản phúc trình dài 25 trang được công bố vào ngày 3 tháng năm do Tổ chức Nhân Quyền Montagnards (MHRO) và Nhóm Vận động Bãi bỏ Tra tấn tại Việt Nam (CAT-VN).

Theo Giám đốc Điều hành của Tổ Chức Nhân Quyền Montagnards thì những người sắc tộc thiểu số Tây Nguyên thuộc nhóm đối tượng mà cơ quan chức năng Việt Nam nhắm đến. Nhóm này bị đối xử như kẻ thù ngay tại quê nhà của họ.

Trong trường hợp những người này muốn thực hành tôn giáo của họ một cách độc lập hoặc chống lại biện pháp cưỡng chế đất đai, thì họ bị kết tội ‘làm gián điệp’ hay ‘muốn lật đổ chính quyền’.

Bộ Công an cũng theo dõi việc sử dụng Internet của người Thượng nhằm ngăn chặn người sắc tộc thiểu số Tây Nguyên tiếp cận hoặc chia sẻ những tài liệu bị cho là ‘chống chính quyền’ trên mạng.

Thống kê cho thấy có ít nhất 60 người sắc tộc thiểu số Tây Nguyên đang phải thụ án tù mà mức cao nhất lên đến 17 năm chỉ vì họ thực thi quyền biểu tỏ chính kiến độc lập một cách ôn hòa và thờ phượng độc lập.

Do bị truy bức, nhiều người sắc tộc thiểu số Tây Nguyên phải trốn chạy sang Cam pu chia và Thái Lan để tìm quy chế tỵ nạn.

Hai tổ chức đồng công bố phúc trình như vừa nêu kêu gọi Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt (Country of Particular Concern) vì những vi phạm quyền tự do tôn giáo một cách có hệ thống, nặng nề và tiếp diễn.

===== 06/5 =====

Gia hạn điều tra đối với nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh

Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định gia hạn thời gian điều tra đối với nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh từ ngày 13/4 đến 13/5/2017.

Quyết định này được đưa ra sau khi Toà án Nhân dân thành phố trả lại hồ sơ của vụ án, yêu cầu Công an thành phố bổ sung chứng cứ trong vụ án mà ông Vịnh và một số bạn bè, trong đó có ông Nguyễn Văn Đức Độ, bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của BLHS 1999.

Việc bắt giữ ông Vịnh và một số nhà hoạt động được cho là có liên quan đến tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết, một tổ chức do ông Vịnh thành lập vào giữa tháng 7 năm 2016.

Ông Vịnh bị bắt ngày 06/11/2016, vài ngày sau khi ông tuyên bố rời khỏi tổ chức trên, một tổ chức tuyên bố hoạt động nhằm chấm dứt độc quyền chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Vịnh đã bị đánh đập trước mặt vợ và ba con trước khi công an công bố lệnh bắt và khám nhà.

==========================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc Bản tin Anh ngữ tại đây