Bị bắt giam, bị đe dọa, người hoạt động nhân quyền ở Châu Á đang gặp nguy hiểm

Security Council meeting - DPKR

Ông Andrew Gilmour, trợ lý Tổng Thư ký LHQ về nhân quyền
Security Council meeting – DPKR

 

Từ Philippines đến Campuchia và Myanmar, xã hội dân sự – và những người bảo vệ nó – đang bị đàn áp, theo ông Andrew Gilmourtrợ lý Tổng Thư ký LHQ về nhân quyền

Andrew Gilmour, The Guardians, ngày 18/5/2018

(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)

 

Vào tháng Hai, hàng trăm người Philippines tham gia vào tiến trình hòa bình, người hoạt động môi trường và người bảo vệ nhân quyền đã bị chính phủ của họ coi là “những kẻ khủng bố.” Sự an toàn của các cá nhân này đang bị đe dọa, và một số người đã phải trốn khỏi Philippines.

Chuyên gia độc lập của Liên Hợp quốc (LHQ) về quyền lợi của người dân bản địa – Victoria Tauli-Corpuz – nằm trong danh sách này. Vụ việc này tiếp theo sự kiện đáng xấu hổ mấy tháng trước đây, khi Tổng thống Philippines Rodrigo Dutertetuyên bố muốn tát bà Agnès Callamard, một chuyên gia độc lập khác của Liên Hợp quốc về các vụ hành quyết ngoài khuôn khổ pháp lý. Vị tổng thống này còn nói rằng muốn ném các quan chức nhân quyền LHQ khác cho cá sấu. Uỷ ban nhân quyền quốc gia của Philippines bị đe doạ sẽ bị cắt bỏ hết ngân sách trong khi cựu chủ tịch của cơ quan này đang bị giam cầm vì những hoạt động cổ suý nhân quyền của mình.

Ngay cả ở mức độ cực đoan, những mối đe dọa như vậy đối với hàng trăm đại diện xã hội dân sự, người bảo vệ nhân quyền, và việc các chuyên gia LHQ bịcoi là”khủng bố” ở Philippines là nhữngtriệu chứng về xu hướng đáng lo ngại trong khu vực.

Nếu các chính phủ trong khu vực có thể nhắm mục tiêu những người bảo vệ nhân quyền nổi tiếng và những người liên quan đến LHQ mà không bị trừng phạt, thông điệp nào cho những kẻ vi phạm khác ở cấp cộng đồng không có khả năng bị tố cáo? Điều này có thể làm gia tăng nỗi sợ hãi đối với những người tìm kiếm sự bảo vệ của Liên Hợp quốc và các nhà hoạt động nhân quyền.

Giới hoạt động nhân quyền trên thế giới ngày càng bị đe dọa, tấn công và bị buộc câm lặng. Thông điệp rõ ràng. Không nhà hoạt động nào được miễn trừ khỏi sự đàn áp và nhiều người hoạt động nhân quyền trên toàn khu vực sẽ không thể hoạt động một cách tự do mà không sợ bị trả thù.

Trong cuộc chạy đua trong cuộc bầu cử quốc gia năm 2018 tại Campuchia, chính phủ cầm quyền đã đàn áp đối lập, phương tiện truyền thông độc lập và xã hội dân sự. Vào tháng 2, chính phủ Campuchia công khai nhắm vào các nhà bảo vệ nhân quyền, bao gồm các cơ quan giám sát bầu cử, các nhóm đã giám sát các cuộc bầu cử cấp xã năm 2017, và các nhà hoạt động về quyền đất đai bị cáo buộc ủng hộ một “cuộc cách mạng” có sự ủng hộ của nước ngoài nhằm lật đổ chính phủ.

Khi người hoạt động nhân quyền bị đàn áp ở nhiều góc độ khác nhau, đã có một số cá nhân gặp khó khăn – phải đối mặt với sự đe dọa hoặc trả thù – sau khi chia sẻ thông tin với LHQ hoặc tham gia vào một hoạt động của LHQ.

Tại Myanmar, có những báo cáo về sự trả thù bạo lực của Tatmadaw, một lực lượng vũ trang, chống lại những dân thường đã gặp Yanghee Lee, chuyên gia độc lập của LHQ về Myanmar, sau chuyến thăm của bà tới bang Rakhine. Sự đàn áp bao gồm giết người, đánh đập và hiếp dâm. Lee nhận được thông tin đáng tin cậy rằng Tatmadaw đã tấn công một ngôi làng ở Rakhine vài ngày sau chuyến thăm của bà tại đây, như một biện pháp chống lại cộng đồng vì đã nói chuyện với bà trong chuyến thăm làng vào năm 2017. Tatmadaw đã tập hợp những người đàn ông và phụ nữ trong làng lại, ngược đãi, đánh đập và tấn công họ.

Cáo buộc thô bạo về việc khơi dậy chủ nghĩa khủng bố là một lý do phổ biến mà chúng tôi nghe từ nhiều chính phủ để bảo vệ việc đàn áp nhắm mục tiêu là các đối tác xã hội dân sự quan trọng của LHQ. Chúng tôi có báo cáo về vô số trường hợp những người hoạt động nhân quyền bị buộc tội khủng bố, hợp tác với các thực thể nước ngoài, hoặc bị cáo buộc gây tổn hại đến danh tiếng của lãnh đạo nhà nước hoặc an ninh của quốc gia.

Gần đây tôi đã gặp một nhóm nhiều người bảo vệ nhân quyền từ khắp Đông Nam và Nam Á và được nghe về trải nghiệm của họ, mà trong một số trường hợp đã trở nên tồi tệ hơn bằng cách nói ra hoặc nếu họ chia sẻ thông tin với LHQ. Những câu chuyện về sự trả thù này là phổ biến – họ đã bị buộc tội phỉ báng nhà nước và tuyên truyền thông tin sai sự thật. Họ đang ngày càng bị đe dọa và nhắm mục tiêu chỉ vì hoạt động cổ suý nhân quyền của mình, và một số nhà hoạt động còn bị vu cho là hoạt động khủng bố. Ngoài ra có người hoạt động còn bị cáo buộc nghiện ma túy hoặc tâm thần.

Một số người hoạt động vì tự do tôn giáo đã bị gọi là “chống Hồi giáo,” họ và gia đình của họ bị đe dọa hoặc quấy rối.

Một số chính phủ cảm thấy bị đe dọa bởi mọi người bất đồng chính kiến. Các chính phủ này coi mối quan tâm về nhân quyền là “can thiệp bên ngoài bất hợp pháp” về các vấn đề nội bộ của họ; hoặc như một nỗ lực để lật đổ chế độ; hoặc như một nỗ lực để áp đặt các giá trị xa lạ của “phương Tây.”

Phản đối một số dự án phát triển kinh tế và đầu tư bị coi là kích động đặc biệt. Sản xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp khai thác và các sáng kiến ​​năng lượng quy mô lớn, bao gồm những dự án có thu hồi đất của người dân địa phương, thường bị phản đối dữ dội.

Các nhà hoạt động về quyền của phụ nữ và những người ủng hộ các quyền của những người đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, chuyển giới và liên giới dường như cũng bị nhắm mục tiêu. Nhiều người bị tẩy chay bởi cộng đồng của họ, bị ruồng bỏ hoặc bị coi là vô đạo đức. Bạo lực tình dục là một phần của xu hướng này, bao gồm cả các mối đe dọa hãm hiếp.

Người hoạt động xã hội dân sự trong khu vực phải đối mặt với các hạn chế về visa, bị tịch thu hộ chiếu, bị cấm đi lại và điều tra và giam giữ bởi cảnh sát một cách tuỳ tiện. Phong trào của các nhà hoạt động bị cản trở và tương tác của họ với những người ở nước ngoài bị hạn chế. Họ đang phải đối mặt với việc bị phạt hành chính và trừng phạt pháp lý cho hoạt động của họ theo các điều luật được áp dụng một cách có chọn lọc, hoặc các biện pháp phá hoại tính hợp pháp của họ hoặc khả năng nhận tài trợ để tồn tại.

Trong một số trường hợp cực đoan nhất, giam giữ độc đoán, từ chối điều trị y tế, bị giết mà không được xét xử và thủ tiêu là những điều mà người hoạt động nhân quyền phải đối mặt.

Mặc dù những gì họ đang phải đối mặt, sức mạnh và khả năng phục hồi của nhiều người trong số nhữngngười bảo vệ nhân quyền mà chúng tôi được biết, rất mạnh mẽ, và chúng tôi nợ họ vì những nỗ lực hoạt động của họ. Có rất nhiều quốc gia nơi hoạt động xã hội dân sự vẫn còn sôi động, và chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với họ.

Các chính phủ lo ngại về giới bất đồng chính kiến nên thấy việc thể hiện ý tưởng mới như một cơ hội cho đối thoại. Đồng thời, các hành vi vi phạm nhân quyền của các cá nhân, tổ chức không thuộc nhà nước phải bị coi là nghiêm trọngnhư vi phạm của nhân viên chính phủ. Cộng đồng quốc tế phải tiếp tục chú ý đến những xu hướng đáng lo ngại này.

Năm nay đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Điều nàyquan trọng đối với cộng đồng nhân quyền tập thể, và thành viên của Liên Hợp Quốc nói chung, để kêu gọi việc thực thi văn bản này một cách hiệu quả. Tuyên bố là tài liệu được dịch nhiều nhất trên thế giới, có sẵn bằng hơn 500 ngôn ngữ, và nó có giá trị ngày hôm nay như nó đã được công bố vào ngày đó.

Thực tế là ngày càng nhiều chính phủ (tất cả đều đã ký kết tuyên ngôn nhân quyền) đe doạ và trả thù nhằm vào thành viên của xã hội dân sự mà “tội” của họ là hợp tác với LHQ.

Chúng tôi đang xem xét những cáo buộc này một cách nghiêm túc và giải quyết các vụ việc trả thù thực hiện bởi chính phủ. Xã hội dân sự phải được lắng nghe – vì lợi ích của tất cả chúng ta.