Ca sỹ Mai Khôi được trao tặng Giải thưởng Quốc tế Havel 2018

1

Ca sỹ Mai Khôi

Human Rights Foundation, thông cáo báo chí

Oslo, ngày 27/5/2018

(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)

Tổ chức Quỹ Nhân quyền (Human Rights Foundation- HRF) hân hạnh thông báo người thứ ba trong số ba người được trao giải Giải thưởng Quốc tế Václav Havel năm 2018 là người bất đồng chính kiến sáng tạo, ngôi sao nhạc pop Việt Nam và người ủng hộ dân chủ Mai Khôi (ca sỹ Đỗ Nguyễn Mai Khôi- lời người dịch). HRF đã trì hoãn thông báo này vì sợ rằng chính phủ Việt Nam sẽ cấm Mai Khôi xuất cảnh vì những hoạt động ủng hộ dân chủ của cô. Mai Khôi sẽ được vinh danh trong buổi lễ Diễn đàn Tự do Oslo 2018 vào ngày thứ Tư (30/5) tại Nhà hát Latter, cùng với hai người đoạt giải 2018 khác, nhóm nhạc Belarus FreeTheatre và nhạc sĩ Emmanuel Jal người Nam Sudan, người từng bị ép buộc làm lính khi còn ở độ tuổi thiếu niên.

Mai Khôi là một nghệ sĩ dũng cảm, độc lập, người đang định hình tranh luận công chúng ở Việt Nam. Cô trở thành ngôi sao trong năm 2010 sau khi cô giành được giải thưởng cao nhất về sáng tác tại Việt Nam. Là một người nổi tiếng, Mai Khôi ủng hộ quyền phụ nữ, quyền của nhóm người thuộc thế giới thứ ba (người đồng tính, người chuyển giới) và chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ. Gần đây, cô trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận công khai sau khi tham dự cuộc bầu cử quốc hội năm 2016 với tư cách một ứng cử viên độc lập. Những hoạt động ủng hộ dân chủ của cô đã tạo ra một cuộc tranh luận trên toàn quốc về sự tham gia vào chính trị và cuối cùng dẫn đến một cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ khi đó là ông Barack Obamakhi ông sang thăm Việt Nam vào tháng Năm năm 2016. Kể từ khi tự ứng cử vào quốc hội, Mai Khôi đã bị sách nhiễu: nhiều buổi hòa nhạc của cô bị cảnh sát đột kích, cô bị chủ nhà đuổi hai lần, và bị cấm hát ở Việt Nam. Vào tháng 3 năm 2018, cô bị câu lưu tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) vì bị nghi ngờ “khủng bố” sau khi trở về từ một chuyến lưu diễn ở châu Âu.

Bất chấp những sách nhiễu đó, Mai vẫn tiếp tục tìm ra những cách sáng tạo để châm ngòi cho tranh luận về nghệ thuật, nhân quyền và dân chủ. Vào tháng 2 năm 2018, cô phát hành một album mới với tên “Mai Khôi Chém Gió- Bất đồng.” Trong một bài phê bình album, The Economist bình luận: “Nếu âm nhạc một mình có thể phá vỡ dây chuyền thì đây sẽ là loại âm nhạc đó.” Những hoạt động của Mai Khôi nhằm mục đích chống lại các cách tư duy độc đoán nhằm biện minh cho kiểm soát xã hội. Cô hiện là chủ đề của một bộ phim tài liệu dài được lên kế hoạch phát sóng trên kênh Netflix vào năm 2019. Các dự án sắp tới của cô bao gồm ra đời một cuốn tiểu thuyết đồ họa và một vở kịch về trải nghiệm của mình.

“Mai Khôi rất xuất sắc trong cam kết của mình đối với nhân quyền,” theo Thor Halvorssen, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Havel. “Thông qua âm nhạc và các hoạt động của mình, cô đã đặt các quyền tự do dân sự và dân chủ lên đầu trong tranh luận công chúng tại Việt Nam.”

Nhóm nhạc Belarus Free Theatre

Lễ trao giải Havel sẽ được phát sóng trực tiếp tại oslofreedomforum.com lúc 3:00 chiều (Giờ Oslo- GMT + 2) vào thứ Tư, 30/5. Nếu quý vị muốn tham dự buổi lễ ở Oslo, xin vui lòng gửi email đến info@oslofreedomforum.com. Theo dõi @HRF và @OsloFF để biết thông tin cập nhật. Nếu có đề nghị về truyền thông, vui lòng liên hệ với media@hrf.org.

Emmanuel Jal

Ba người đoạt giải thưởng Havel sẽ nhận được một biểu tượng “Nữ thần dân chủ,” bức tượng được sáng tạo bởi sinh viên Trung Quốc trong cuộc biểu tình Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989. Mỗi tác phẩm điêu khắc thể hiện tinh thần của sự sáng tạo thể hiện cuộc đấu tranh cho sự thật và vẻ đẹp chống lại cái xấu. Những người đoạt giải cũng sẽ chia sẻ một giải thưởng trị giá 350.000 curon Na Uy (hơn 42.000 USD- theo ước tính của người dịch).

HRF đã thành lập Giải thưởng Havel năm 2012 cùng với sự ủng hộ của Dagmar Havlová, góa phụ của nhà thơ, nhà viết kịch, và chính khách Václav Havel. Ông Havel là chủ tịch của HRF cho đến khi ông qua đời vào tháng 12 năm 2011. Giải thưởng tôn vinh những người đấutranh cho tự do và dân chủ với sự sáng tạo khi đối mặt với sự cai trị độc đoán. Những người đoạt giải trước đây bao gồm nghệ sĩ Trung Quốc Ai Weiwei, nhóm nhạc bất đồng người Nga Pussy Riot, nhà hoạt động thông tin Bắc Triều tiên Park Sang Hak, và Manal al-Sharif, người hoạtđộng về quyền phụ nữ ở Ả rập Xeut.

Nguồn: Human Rights Foundation