Việt Nam: Dự luật An ninh Mạng đe dọa tự do trực tuyến

Dự luật An ninh Mạng của Việt Nam sẽ mang lại quyền lực vô biên cho lực lực công an để hạn chế không gian an toàn cuối cùng của tự do ngôn luận trong nước, nếu dự luật này được Quốc hội Việt Nam thông qua vào thứ Ba tới đây, Ân xá Quốc tế nói.

 

Ân xá Quốc tế, ngày 09/6/2018

(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)

Luật này sẽ đưa quyền hạn mới cho các cơ quan chức năng của Việt Nam, cho phép các cơ quan này buộc các công ty công nghệ phải cung cấp lượng lớn dữ liệu, bao hàm cả thông tin cá nhân của người dùng Internet, và kiểm duyệt các bài đăng của người dùng. Ân xá Quốc tế đã viết thư cho người đứng đầu các công ty Apple, Facebook, Google, Microsoft và Samsung để nói lên những quan ngại và thúc giục các công ty này gây áp lực lên Chính phủ Việt Nam.

“Nếu luật này được thông qua, Chính phủ Việt Nam sẽ được trao quyền giám sát mọi thứ mà người dân nói trên mạng xã hội. Trao quyền cho chính phủ để buộc các công ty công nghệ cung cấp thông tin các nhân của người dùng sẽ biến các công ty này thành những cơ quan giám sát cho chính phủ,” theo ông Clare Algar, Giám đốc Các Chương trình Toàn cầu của Ân xá Quốc tế.

Ảnh minh họa.

“Internet là không gian còn lại cuối cùng mà công dân Việt Nam có thể bày tỏ ý kiến ​​của mình với một mức độ tự do tương đối. Luật này sẽ chấm dứt điều đó. Chúng tôi kêu gọi các đại biểu quốc hội bỏ phiếu chống lại dự luật mang tính kìm nén nặng nề này và kêu gọi các công ty công nghệ thách thức đề xuất nguy hiểm này.”

Nhiều điều khoản trong dự luật được được viết một cách mơ hồ, cho phép các nhà chức trách áp dụng một cách độc đoán. Ân xá Quốc tế đặc biệt quan ngại rằng các quy định tại Điều 8 và Điều 15 của dự luật có thể dẫn đến việc người dân bị buộc tội một cách mơ hồ và độc đoán chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ, chẳng hạn như “phủ nhận thành tích cách mạng” hoặc “đưa thông tin gây nhầm lẫn gây xáo trộn trong nhân dân.”

Theo dự luật, công ty công nghệ cũng đối mặt với hình phạt nặng nề nếu họ không cung cấp thông tin khi được yêu cầu. Dự luật không đưa ra quy định về cách chính quyền sẽ sử dụng dữ liệu cung cấp bởi các công ty công nghệ.

Thông tin bổ sung

Ân xá Quốc tế đã viết thư cho các giám đốc điều hành của Apple, Facebook, Google và Microsoft và chủ tịch của Samsung.

Việt Nam tiếp tục là một trong những nước kìm hãm nhất trong khu vực châu Á, với những hạn chế độc đoán về quyền tự do ngôn luận, lập hội và tụ tập ôn hoà, và chính quyền đang thực hiện chiến dịch đàn áp liên tục chống lại giới hoạt động và nhân quyền.

Hiện tại, 60 triệu người dùng Internet của đất nước có thể thể hiện chính kiến với mức độ tự do trực tuyến tương đối cao, mặc dù các nhà chức trách đàn áp khốc liệt chống lại những người hoạt động về quyền con người. Chính quyền Việt Nam đã bắt giữ khoảng 30 người vào năm 2017 vì họ sử dụng Internet để thúc đẩy nhân quyề