Nhiều cuộc biểu tình hàng loạt nổ ra ở Việt Nam lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ

VIETNAM-POLITICS-LAND-RIGHTS-PROTEST

Biểu tình ở Sài Gòn ngày 10/6

 

Vũ Quốc Ngữ, Waging NonViolence, ngày 22/6/2018

 

Hiện tượng biểu tình đồng loạt giống chiến dịch “Mùa xuân Ả Rập” đã xuất hiện ở Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng, cựu đảng viên và hiện là Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Viêtn Nam, nói sau khi chứng kiến những cuộc biểu tình trong vài tuần gần đây trên khắp đất nước, hiện tượng lớn nhất ở đất nước trong nhiều năm qua.

Vào hai ngày cuối tuần (09-10/6), hàng chục ngàn người Việt Nam đã tràn ra nhiều đường phố ở nhiều thành phố để phản đối hai dự luật Đặc khu kinh tế và An ninh mạng. Các cuộc biểu tình này bắt đầu với sự tham gia của khoảng 50.000 công nhân từ nhà máy sản xuất giày Pouchen tại khu công nghiệp Tân Tạo, thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế thươngmại lớn nhất ở Việt Nam.

Hàng ngàn người tụ tập ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang và nhiều thành phố khác vào ngày Chủ nhật, hô vang khẩu hiệu và mang theo các biểu ngữ có nội dung “Nói không với Đặc khu kinh tế,” “Không cho Trung Quốc thuê đất dù chỉ một ngày” và “Luật an ninh muốn khoá mồm dân.”

Các cuộc biểu tình cho thấy sự bất mãn phổ biến rộng rãi trong dân chúng về tình trạng tham nhũng một cách có hệ thống, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và quy mô lớn, bất bình đẳng xã hội sâu sắc và phản ứng yếu ớt của chính phủ đối với hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông giàu tài nguyên.

Trong một bài báo đăngtrên trang mạng của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng cho biết các cuộc biểu tình này là lần đầu tiên kể từ năm 1975 đã thể hiện một hành động phản kháng trực tiếp đối với nhà cầm quyền.

Các cuộc biểu tình diễn ra một tuần sau khi Quốc hội, cơ quan lập pháp cao nhất của đất nước, đã công bố kế hoạch thảo luận và bỏ phiếu về hai dự luật vào các ngày 12/6 và 15/6, như một phần của phiên họp kéo dài một tháng, bắt đầu vào ngày 20/5.

Nhiều lời kêu gọi trên các mạng xã hội như Facebook và Twitter thúc giục người dân xuống đường biểu tình phản đối hai dự luật trên. Hơn 60 triệu người Việt Nam sử dụng Internet và Facebook – với hơn 40 triệu tài khoản ở Việt Nam – là mạng xã hội phổ biến nhất trong cả nước.

Lực lượng an ninh của Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để đối phó với lời kêu gọi biểu tình ôn hoà. Nhà chức trách các địa phương đã đưa mật vụ và dân phòng đến canh cửa nhà riêng của người hoạt động tại địa phương đó nhằm ngăn cản họ tham gia biểu tình. Nhiều nhà hoạt động cho biết họ đã phải rời khỏi nhà của họ trong tuầnvà lánh đi nơi khác để tránh bị lực lượng an ninh giam cầm trong nhà riêng của mình.

Vào ngày 10/6, một số lượng lớn cảnh sát, dân quân và côn đồ đã được triển khai để ngăn chặn các cuộc biểu tình, giam giữ hàng trăm người biểu tình và đánh đập họ. Trong khi cảnh sát đã thành công trong việc khống chế các cuộc biểu tình nhỏ tại Hà Nội trước buổi trưa, thì các cuộc biểu tình ở thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang, vẫn được tiếp tục và thậm chí có nơi tiếp diến trong ngày thứ Hai. Công an ở thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng thiết bị âm thanh tầm xa (LRADs) đểgiải tán biểu tình. Đây là một loại khí tài nhập khẩu từ Hoa Kỳ để trang bị cho tàu tuần tra của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, tạo ra âm thanh chói tai có thể gây đau đớn và điếc cho đối tượng bị đàn áp.

Tại Phan Thiết và Phan Rí của tỉnh Bình Thuận, cảnh sát đã sử dụng khí ngạt, lựu đạn khói và vòi rồng để đối phó với người dân địa phương. Sau khi một người biểu tình bị cảnh sát đánh bất tỉnh, những người biểu tình tấn công lực lượng cảnh sát cơ động bằng đá và gạch, và chiếm đóng các tòa nhà chính phủ. Lực lượng cảnh sát cơ động bị buộc phải đầu hàng, cởi bỏ quân phục và trang thiết bị để về nhà. Tuy nhiên, chính phủ điều động lực lượng an ninh từ ngoài Hà Nội vào và nơi khác đến để lấy lại sự kiểm soát hoàn toàn vào sáng ngày 12/6.

Cảnh sát đã bắt giữ hơn 500 người biểu tình, theo truyền thông nhà nước và thông tin bị rò rỉ từ cảnh sát. Những người biểu tình bị thẩm vấn trong nhiều giờ. Trong thời gian bị giam giữ, họ bị đánh đập và điện thoại di động và đồ đạc khác bị tịch thu. Cảnh sát trả tự do cho nhiều người nhưng còn giữ hàng chục người khác, đe dọa truy tố họ với những cáo buộc gây rối an ninh, gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ.

Theo các chuyên gia pháp lý, dự luật về an ninh mạng sẽ cung cấp các quyền hạn mới cho lực lượng công an, cho phép họ ép buộc các công ty công nghệ cung cấp dữ liệu cá nhân của người dùng, và kiểm duyệt các bài đăng của người dùng Internet. Theo các nhà hoạt động, luật này nhằm mục đích làm im lặng các nhà phê bình chính phủ và có thể dẫn đến buộc tội hình sự người dùng Internet chỉ vì thực thi quyền cơ bản của họ đối với quyền tự do ngôn luận. Kết quả là, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) và Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã kêu gọi Hà Nội không phê duyệt dự luật. Hoa Kỳ và Canada cũng thúc giục Việt Nam trì hoãn việc bỏ phiếu về dự luật này cho đến khi đảm bảo nó phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Trong khi đó, với dự luật về Đặc khu kinh tế, chính phủ cộng sản Việt Nam muốn thành lập ba đặc khu kinh tế đặc biệt- Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong – tại các địa điểm chiến lược, nơi các nhà đầu tư nước ngoài được phép thuê đất trong 99 năm. Các nhà hoạt động nghi ngờ rằng dự luật này là bước đầu tiên để cho phép các nhà đầu tư Trung Quốc có được đất đai và mang công nhân Trung Quốc chưa qua đào tạo đến các địa điểm này.

Nhiều nhà kinh tế cấp cao, trong đó có chuyên gia kinh tế kỳ cựu Phạm Chi Lan, nói rằng Việt Nam – đã ký một số hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và nhiều nước khác – không cần thiết lập thêm đặc khu kinh tế để thu hút đầu tư nước ngoài mà chỉ cần thực thi nghiêm túc các điều khoản có trong các hiệp định tự do thương mại đã ký kết.

Ngoài các vấn đề an ninh quốc gia – với tiềm năng đầu tư từ Trung Quốc – các đặc khu kinh tế này sẽ cho phép các công ty ở những nơi này trả thấp hơn hoặc không phải trả thuế trong nhiều năm, tạo ra bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, theo doanh nhân Lê Hoài Anh.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài Á Châu, nhà văn Nguyên Ngọc nói “Tôi quyết định tham gia phản đối vì dự luật Đặc khu kinh tế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, còn dự luật An ninh mạng sẽ tiêu diệt quyền tự do ngôn luận của người dân. Điều này sẽ dẫn đến một quốc gia thiếu sự sáng tạo. Việt Nam sẽ bị đưa về quá khứ, trong khi chúng ta cần tiến tới tương lai.”

Để đối phó với áp lực của công chúng, quốc hội và chính phủ cho biết họ sẽ trì hoãn việc thảo luận và phê duyệt dự luật Đặc khu kinh tế cho phiên họp tiếp theo của quốc hội dự kiến ​​vào tháng Mười. Luật An ninh mạng đã được quốc hội thông qua vào ngày 12/6, và luật sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Bất chấp sự đàn áp khốc liệt của chính phủ, các cuộc biểu tình xem chừng vẫn sẽ nổ ra để chống lại việcthông qua luật An ninh mạng và kế hoạch của quốc hội tiếp tục làm việc trên dự luật đặc biệt trong tháng 10.

Mối quan ngại về dự luật Đặc khu kinh tế là sự ảnh hưởng đến chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Việt Nam và Trung Quốc có một lịch sử lâu dài về tranh chấp. Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam nhiều lần trong suốt chiều dài lịch sử. Lần cuối cùng là Bắc Kinh đã xua 60,000 quân để tấn công sáu tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam trong mùa xuân 1979, giết chết hàng chục nghìn chiến sỹ và dân thường cũng như tàn phá hết hạ tầng cơ sở ở những địa phương này.

Năm 1988, Trung Quốc cũng xâm chiếm một số đảo và rạn san hô ở quần đảo Trường Sa do Việt Nam kiểm soát. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã biến các rạn san hô và hòn đảo này thành các cấu trúc nhân tạo và triển khai các tên lửa hiện đại và các thiết bị quân sự khác trong nỗ lực biến Biển Đông thành ao nhà của mình.

Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, để duy trì quyền lực của mình trong nước, coi Trung Quốc là đồng minh chính trị gần gũi nhất. Chính quyền cộng sản ở Hà Nội chỉ phản đối bằng lời nói những vi phạm của Trung Quốc thay vì thực hiện những hành động mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như kiện lên tòa án quốc tế, như Philippines đã làm.

Hà Nội đã đàn áp một cách có hệ thống các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bức hại các nhà hoạt động chống Trung Quốc. Nhiều người trong số họ đã bị kết án vớinhững bản án nặng nề trong những vụ án có động cơ chính trị.

Tuy nhiên, đàn áp chỉ có thể làm tăng số người bất đồng với chính phủ. Khi ngày càng nhiều người bình thường trở nên quan tâm đến chính trị, chính phủ Việt Nam cần thực hiện các cải cách chính trị quyết liệt để cho phép bầu cử tự do, và phải tôn trọng nhân quyền cũngnhư cần hoạt động để giải quyết sự bất mãn xã hội. Chính phủ nên sử dụng đối thoại, trong khi các tổ chức xã hội dân sự địa phương có thể hòa giải giữa những người biểu tình và chính phủ. Nếu các nhà lãnh đạo hiện nay tiếp tục dựa vào bạo lực để quyết giữ chế độ độc đảng thì những bất bình của người dân sẽ không được giải quyết và quốc gia có thể rơi vào cuộc nội chiến.

“Chính quyền cần phải quan tâm đến những gì mà người dân của mình quan tâm,” theo ông Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.