Các nhóm tôn giáo thiểu số ở Việt Nam tiếp tục đối mặt với sự bức hại

Hôm thứ Tư, ngày 11 tháng 7, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã đưa ra một tuyên bố chỉ trích một quyết định của toà phúc thẩm của quốc gia này trong việc tiếp tục giam cầm ba nhà hoạt động nhân quyền với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Ba nhà hoạt động này không hoạt động nhằm lật đổ chế độ cộng sản ở Việt Nam, mà đúng hơn là họ đề cập đến nhiều vi phạm nhân quyền của chính phủ và nhiều chính sách khác, và chính vì thế mà họ đã bị cầm tù.

The American Spectator, ngày 12/7/2018
(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)

Việt Nam ngày nay không còn như một quốc gia khi chiếc trực thăng cuối cùng rời Sài Gòn. Trong khi Bắc Triều Tiên, một quốc gia châu Á từng là đối thủ của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh lạnh, còn chìm trong nghèo đói và hà khắc, thì Việt Nam thực sự phát triển, cả về kinh tế và tự do trong nhiều thập kỷ sau chiến tranh. Hà Nội đã có những tiến bộ trong lĩnh vực nhân quyền và tự do dân sự trong những năm gần đây, cố gắng tách mình khỏi con đường ác mộng ở những năm đầu của chế độ Cộng sản.

Điều thú vị là, hiến pháp của Việt Nam, giống như hiến pháp Hoa Kỳ, đảm bảo tự do tôn giáo, theo bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013. Trong khi cam kết này có vẻ tiến bộ trên giấy, thì trên thực tế là thiếu tự do tôn giáo.

Ảnh minh họa.

Phần lớn sự phân biệt đối xử trên diện rộng và bạo lực đối với các nhóm tôn giáo ở Việt Nam đến từ cả cấp tỉnh và địa phương. Trong khi chính quyền trung ương không phải là khắc nghiệt như nhiều cơ quan chính quyền ở địa phương, chúng thường xuyên bức hại các nhóm Phật giáo ly khai và những lãnh đạo tôn giáo bất đồng chính kiến.Một báo cáo được đưa ra bởi Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) nêu bật vấn đề đang diễn ra này.

Trong khi bạo lực tôn giáo không được thấy thường xuyên như ở Nigeria, chúng ta thấy lãnh đạo và tín đồ của nhiều nhóm tín ngưỡng ở Việt Nam thường xuyên bị quấy rối, cầm tù, và tra tấn bởi chính quyền địa phương và các nhóm hành động vì quyền lợi của chính phủ. Các nhóm chịu sự bức hại này bao gồm các tôn giáo địa phương như Cao Đài, nhiều nhóm Phật giáo, và một số nhóm Kitô giáo.

Năm 2017, Phật tử Hòa Hảo ở An Giang luôn bị quấy rối, bị quản thúc tại gia, và bị tấn công bởi lực lượng cảnh sát địa phương. Trong một trường hợp tương tự đang diễn ra, nhiều thành viên của nhóm tôn giáo và dân tộc Khmer Krom ở tỉnh Trà Vinh thường xuyên bị tịch thu tài sản và đền thờ của họ bị phá hủy.

Chính quyền thường xuyên phá huỷ nhà mồ của tín đồ của tôn giáo Dương Văn Mình, một tôn giáo kết hợp các yếu tố của Kitô giáo và thực hành Hmong truyền thống. Nhiều tín đồ bị bắt giữ và đánh đập khi họ cố gắng bảo vệ các địa điểm thiêng liêng này.

Người Thượng, một dân tộc sống ở vùng cao nguyên của Việt Nam, và đa số là Kitô hữu, cũng thường xuyên bị bức hại bởi nhà nước. Các thành viên của nhóm thường xuyên bị ngăn cản trong việc tổ chức các buổi lễ tôn giáo và bị quấy rối hoặc bị thẩm vấn bởi cảnh sát vì sự truyền giáo của họ. Họ bị xem như là một mối đe dọa cho chế độ cộng sản. Người Thượng cũng đã bị chính phủ tịch thu đất đai, và nhiều người đã xin tị nạn ở Campuchia và nhiều nơi khác để tránh bị đàn áp.

Ngoài những trường hợp kỳ thị này, chính phủ và những kẻ người ủng hộ chính phủ đã nhắm vào các thành viên của cộng đồng tôn giáo chỉ trích hành động của chính phủ. Vào tháng 10 năm 2017, một đám đông ủng hộ chính phủ đã quấy rối các linh mục Công giáo, những người chỉ trích phản ứng của chính phủ đối với một cuộc khủng hoảng môi trường do Formosa gây nên. Một nhóm tương tự cũng đã quấy rối một linh mục Công giáo khác sau khi ông đăng bài trên Facebook chỉ trích chính phủ.

Tất cả những trường hợp này được đưa vào báo cáo do USCIRF tổng hợp, đưa chính phủ Việt Nam vào đích ngắm. Đáp lại, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng “Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp lý và chính sách về tôn giáo và tín ngưỡng.”

Trong khi người phát ngôn chính xác trong việc nói rằng Việt Nam có tiến bộ trong tự do tôn giáo, cô ta lờ đi những đàn áp tôn giáo. Tại nhiều thời điểm, Hoa Kỳ chỉ trích Việt Nam một cách mạnh mẽ về những vi phạm về tự do tôn giáo.Từ năm 2004 đến năm 2006, Việt Nam bị liệt vào danh sách những nước cần quan tâm đặc biệt (Country of Particular Concern- CPC) về tự do tôn giáo. USCIRF đã đề nghị đưaViệt Nam vào danh sách này hàng năm kể từ 2002, nhưng chỉ trong hai năm Việt Nam bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa vào danh sách.

Sau khi Việt Nam bị đưa vào CPC, Hoa Kỳ và Việt Nam đã đưa ra một thỏa thuận có thể cải thiện tự do tín ngưỡng trong nước để Việt Nam có thể tránh bị đưavào danh sách đó. Và Hoa Kỳ đã đồng ý đưa Việt Nam ra khỏi danh sách sau hai năm sau khi Việt Nam thực hiện những thay đổi nhỏ để cải thiện tình hình. Trong thập kỷ qua, tiến bộ về tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn tiếp tục nhưng với tốc độ của một con ốc sên.

Trong khi chắc chắn đã có những cải tiến cho tự do tôn giáo ở Việt Nam, con người vẫn bị quấy rối, bị cầm tù, tấn công, và thậm chí bị giết vì niềm tin tôn giáo của họ. Một sự thúc đẩy từ Bộ Ngoại giao, chẳng hạn như đưaViệt Nam vào lại danh sách CPC, có thể đẩy nhanh quá trình thực hiện quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam.