RSF: BLOGGER TRƯƠNG DUY NHẤT BỊ NHẬN ÁN 2 NĂM

rsf

Hành vi đàn áp âm thầm và thiển cận của chính phủ phải chấm dứt. Chúng tôi yêu cầu thả Nhất và tất cả các blogger bị giam giữ khác, những người bị kết tội chỉ vì thúc đẩy tự do thông tin tại Việt Nam.

truong duy nhat

Bản dịch của [rollinglinks]Trang Thiên Long [/rollinglinks]
(Defend The Defenders)

Phóng viên Không biên giới | ngày 4.3.201

Trương Duy Nhất, một blogger trú ngụ tại thành phố miền trung Đà Nẵng bị giam giữ từ tháng 5 năm 2013, hôm nay đã bị kết án hai năm tù về tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước và quyền lợi chính đáng và lợi ích của tổ chức và công dân.”

“Chúng tôi lấy làm bất bình bởi cuộc đàn áp liên tục các blogger,” Benjamin Ismail, người đứng đầu khu vực Châu Á -Thái Bình Dương của Phóng viên Không Biên giới nói. “Cũng giống như Lê Quốc Quân đã bị tuyên y án cách đây hai tuần, blogger Nhất bị giam cầm vì đòi cái quyền cho người dân VN được bày tỏ thông tin khác với các thông tin được cung cấp bởi bộ máy tuyên truyền của nhà nước.

“Hành vi đàn áp âm thầm và thiển cận của chính phủ phải chấm dứt. Chúng tôi yêu cầu thả Nhất và tất cả các blogger bị giam giữ khác, những người bị kết tội chỉ vì thúc đẩy tự do thông tin tại Việt Nam.

Ông Nhất, khăng khăng nói mình vô tội trong suốt phiên tòa xét xử tại Đà Nẵng, đã bị kết án theo Điều 258 Bộ luật hình sự, có thể bị một bản án tối đa ba năm tù giam. Mặc dù ông thừa nhận đăng nội dung chỉ trích chính quyền, ông phủ nhận rằng điều này vi phạm bất kỳ luật pháp nào. Agence France-Presse đã không được phép tham dự phiên tòa.

Cảnh sát đã bắt blogger Nhất tại Đà Nẵng vào ngày 26 tháng 5 năm 2013 sau khi lục soát nhà và thu giữ máy tính, điện thoại di động, USB và thẻ SIM. Gia đình của ông đã không nhận được bản sao của bản cáo trạng cho đến ngày 25 Tháng Hai, mặc dù nó đã được ký ngày 17 tháng 12.

Blogger Nhất, 50 tuổi, từng làm việc cho nhiều tờ báo do nhà nước kiểm soát – trong đó có Báo Công An Quảng Nam – Đà Nẵng (một tờ báo của công an) và Đại Đoàn Kết – cho đến năm 2011, sau đó ông nghỉ việc để cống hiến cho blog của mình. Trang “Một góc nhìn khác” của ông mạnh dạn nói thẳng vào vấn đề và chỉ trích chính phủ. Nó đã bị đóng kể từ khi ông bị bắt.

Xếp hạng 174 trong số 180 quốc gia theo Chỉ số Tự do báo chí của Phóng viên Không Biên giới, Việt Nam là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới cho các blogger và cư dân mạng, sau Trung Quốc.

Bạn cũng có thể hỗ trợ các blogger của Việt Nam:

Ký tên thỉnh nguyện thư và hỗ trợ các blogger bằng cách giúp trang bị cho họ.