Trình tự Xét xử công minh (13)- Phần 2: Quyền con người trong phiên tòa- Chương 12- Quyền được xét xử bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập và vô tư, được thành lập bởi luật

Bản dịch của [rollinglinks]Vũ Quốc Ngữ[/rollinglinks]

(Defend the Defenders)

Nguồn: Amnesty International

trinh tu-xet-xu-cong-minhMột nguyên tắc cơ bản và điều kiện tiên quyết của một phiên tòa công bằng là các tòa án được thiết lập theo pháp luật và có thẩm quyền, độc lập và vô tư.

12.1 Quyền được xét xử bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập và vô tư

12.2 Quyền được xét xử bởi một tòa án được thành lập theo pháp luật

12.3 Quyền được xét xử bởi một tòa án có thẩm quyền

12.4 Quyền được xét xử bởi một tòa án độc lập

12.4.1 Sự phân chia quyền lực

12.4.2 Bổ nhiệm và điều kiện làm việc của các thẩm phán

12.4.3 Phân công xét xử

12.5 Quyền được xét xử bởi một tòa án vô tư

12.5.1 Thách thức sự vô tư của một tòa án

________________

12.1 Quyền được xét xử bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập và vô tư

Tất cả mọi người bị buộc tội hình sự có quyền được xét xử bởi một tòa án độc lập, vô tư, có thẩm quyền, và được thành lập theo pháp luật.

Quyền này đòi hỏi các quốc gia thiết lập và duy trì cá#c tòa án độc lập và không thiên vị. Các quốc gia phải đảm bảo đủ nguồn nhân lực và tài chính cho hệ thống tư pháp hoạt động hiệu quả trong cả nước. Các nước cũng phải đảm bảo tiếp tục giáo dục pháp luật cho các thẩm phán, công tố viên và các nhân viên khác và phải giải quyết bất kỳ cáo buộc nào về tham nhũng hoặc phân biệt đối xử trong thực thi pháp luật. (Xem Chương 11 về bình đẳng trước tòa án).

Quyền được xét xử bởi một tòa án độc lập, vô tư và được thành lập theo pháp luật là một quyền tuyệt đối, không có ngoại lệ. Đó là một nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế, ràng buộc tất cả các quốc gia (bao gồm cả những quốc gia chưa phê chuẩn điều ước quốc tế) tại mọi thời điểm, kể cả trong tình trạng khẩn cấp và xung đột vũ trang. (Xem Chương 31- Quyền xét xử công bằng trong tình trạng khẩn cấp, và Chương 32- Quyền xét xử công bằng khi có xung đột vũ trang)

ICCPR, Điều 14 “… Trong việc xác định bất kỳ cáo buộc hình sự chống lại một người, hoặc các quyền và nghĩa vụ của người đó theo luật pháp, tất cả mọi người được quyền xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập và không thiên vị, và được thành lập theo pháp luật … “

ủy ban Nhân quyền nói rõ rằng chỉ có một tòa án thành lập theo pháp luật có thể xét xử một người cho một hành vi phạm tội hình sự. Bất kỳ một kết án hình sự của một cơ quan không phải là một tòa án độc lập và vô tư được thành lập theo pháp luật là không phù hợp với các yêu cầu của Điều 14 của ICCPR.

Quyền được xét xử trước một tòa án độc lập, vô tư, có thẩm quyền và được thành lập theo pháp luật đòi hỏi “công lý không phải chỉ được thực hiện, mà quá trình thực hiện phải được nhìn thấy”. Trong việc quyết định liệu có một lý do chính đáng để lo ngại rằng một tòa án cụ thể thiếu độc lập hoặc khách quan, thì sự quyết định là liệu những nghi ngờ có thể được giải đáp một cách khách quan hay không.

Các tiêu chuẩn của “tòa án”: là những cơ quan thực hiện chức năng tư pháp, được thành lập theo pháp luật để xác định các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình phù hợp với các quy định của pháp luật và thủ tục tố tụng theo quy định. (Xem định nghĩa từ ngữ.)

Những đảm bảo về xét xử công bằng, bao gồm cả quyền được xét xử trước một tòa án có thẩm quyền, độc lập và vô tư, áp dụng cho tất cả các tòa án: tòa dân sự, quân sự và luật tục hoặc tòa án tôn giáo được công nhận bởi một nhà nước trong trật tự pháp lý của nó.

ủy ban Nhân quyền đã tuyên bố rằng bản án của luật tập quán và các tòa án tôn giáo không phải là ràng buộc trừ khi:

thủ tục tố tụng liên quan đến vấn đề dân sự nhỏ hoặc hình sự; tố tụng đáp ứng các yêu cầu cơ bản của xét xử công bằng và đảm bảo quyền con người khác liên quan trong ICCPR; bản án được công nhận bởi tòa án quốc gia, bảo đảm được quy định trong ICCPR; và bản án có thể bị kháng nghị của các bên trong một thủ tục đáp ứng các yêu cầu của Điều 14 của ICCPR.

Các nguyên tắc về xét xử công bằng ở châu Phi cũng yêu cầu các tòa án như vậy tôn trọng tiêu chuẩn xét xử công bằng quốc tế, nhưng cho phép kháng cáo trước tòa án truyền thống cao hơn, cơ quan hành chính hoặc một tòa án tư pháp. (Xem Chương 29- Tòa án đặc biệt, tòa án chuyên biệt và tòa án quân sự).

Tiêu chuẩn quốc tế không trao quyền được xét xử cho bồi thẩm đoàn, nhưng tất cả các tòa án, có hoặc không có bồi thẩm đoàn, phải tôn trọng đảm bảo xét xử công bằng.

12.2 Quyền được lắng nghe bởi một tòa án thành lập bởi luật pháp

Bất kỳ tòa án nào xét xử vụ án phải được thành lập theo pháp luật. Để đáp ứng yêu cầu này một tòa án có thể được thành lập bởi hiến pháp hay pháp luật khác được thông qua bởi cơ quan lập pháp, hoặc được tạo ra bởi pháp luật chung.

Mục đích của yêu cầu này trong vụ án hình sự là để đảm bảo rằng các vụ xử không được thực hiện bởi toà án đặc biệt mà không sử dụng các thủ tục thành lập và thay thế thẩm quyền thuộc tòa án thông thường, hoặc bằng các tòa án được thiết lập để quyết định một trường hợp cụ thể.

Tòa án châu Âu đã làm rõ rằng một tòa án được thành lập theo pháp luật đòi hỏi những người quyết định vụ án phải tuân thủ yêu cầu pháp lý hiện hành. Khi hai trợ lý thẩm phán làm việc về một trường hợp đã vượt quá số ngày mà pháp luật cho phép, không có bằng chứng về việc bổ nhiệm họ như trợ lý thẩm phán và nhà chức trách đã không đưa ra bất kỳ cơ sở pháp lý cho sự tham gia của họ, thì# tòa án không được coi là “được thành lập theo pháp luật.

12.3 Quyền được lắng nghe bởi một tòa án có thẩm quyền

Quyền được lắng nghe bởi một tòa án có thẩm quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án.

Một tòa án có thẩm quyền pháp luật để xét xử một trường hợp được trao cho quyền lực của pháp luật: nó có thẩm quyền đối với vấn đề và con người, và xét xử được tiến hành trong bất kỳ thời gian giới hạn theo quy định của pháp luật. Vấn đề liệu tòa án có thẩm quyền đối với trường hợp được quyết định bởi cơ quan tư pháp, phù hợp với pháp luật.

Tòa án liên Mỹ cho rằng việc chuyển giao thẩm quyền xét xử dân thường bị buộc tội phản quốc từ tòa án dân sự sang tòa án quân sự là vi phạm quyền được xét xử bởi một tòa án thẩm quyền, độc lập và công bằng được thành lập theo pháp luật. Tòa này nhấn mạnh rằng các quốc gia không nên tạo ra các tòa án mà không sử dụng các thủ tục hợp lệ được thành lập để thay thẩm quyền của tòa án thông thường. (Xem Chương 29- Tòa án đặc biệt, tòa án chuyên biệt và tòa án quân sự).

12.4 Quyền được xét xử bởi một tòa án độc lập

Tính độc lập của tòa án là điều cần thiết cho xét xử công bằng và điều kiện tiên quyết cho việc tuân thủ pháp luật. Các tòa án như những định chế, và mỗi thẩm phán như những cá nhân, phải độc lập. Những người có quyền ra quyết định trong xét xử phải được tự do ra quyết định một cách độc lập và vô tư, dựa trên những dữ kiện thực tế và phù hợp với luật, không có sự can thiệp, hay bị sức ép hoặc bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một lực lượng nào của chính phủ hay các cơ quan nhà nước khác. Nó cũng yêu cầu các thẩm phán được bổ nhiệm dựa trên cơ sở chuyên môn pháp lý và tính toàn vẹn của họ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập của ngành tư pháp đã được trình bày bởi ủy ban Nhân quyền, Báo cáo viên đặc biệt về tính độc lập của thẩm phán và luật sư, ủy ban châu Phi, Hội đồng Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu và Tòa án châu Âu và Tòa án Liên Mỹ. Chúng được đặt ra, trong một số phạm vi, trong tiêu chuẩn không hiệp ước bao gồm Các Nguyên tắc cơ bản về Độc lập xét xử, Các Nguyên tắc Bangalore, và Các nguyên tắc về xét xử công bằng ở châu Phi. Chúng bao gồm phân chia quyền lực, bảo vệ cơ quan tư pháp khỏi ảnh hưởng quá mức hoặc can thiệp từ bên ngoài, và biện pháp bảo vệ thiết thực sự độc lập của thẩm phán bằng thời hạn phục vụ và mức lương xứng đáng. Những yêu cầu và biện pháp trên sẽ bảo vệ quyền được xét xử công bằng và tính toàn vẹn của hệ thống tư pháp của chính nó.

Các nguyên tắc cơ bản về độc lập xét xử- Nguyên tắc 5 “Mọi người đều có quyền được xét xử bởi tòa án thông thường hoặc các tòa án áp dụng các thủ tục hợp pháp. Không nên tạo ra những toà án không sử dụng các thủ tục thành lập hợp lệ để thay thế công việc tư pháp thuộc các tòa án thông thường hoặc tòa án tư pháp”.

12.4.1 Phân quyền

Sự độc lập của tòa án bắt nguồn từ việc phân chia quyền lực trong một xã hội dân chủ, trong đó các cơ quan khác nhau của nhà nước có nhiệm vụ khác nhau. Theo lời của ủy ban châu Phi: “Mục đích chính của phân chia quyền lực là để đảm bảo rằng không có cơ quan nào của nhà nước có quyền lực tuyệt đối và dẫn tới lạm dụng quyền lực của mình. Phân chia quyền lực giữa ba cơ quan của nhà nước- cơ quan hành pháp, cơ quan lập pháp và tư pháp – bảo đảm sự giám sát và cân bằng quyền lực giữa các bên”.

Cơ quan tư pháp nói chung và mỗi thẩm phán phải được tự do khỏi sự can thiệp bởi các cơ quan hành pháp hoặc cá nhân. Sự độc lập của ngành tư pháp phải được đảm bảo bởi nhà nước, được quy định trong pháp luật và được tôn trọng bởi tất cả các cơ quan nhà nước. Các quốc gia phải đảm bảo rằng có những biện pháp bảo vệ chống lại sự can thiệp chính trị hoặc sự can thiệp khác lên công lý.

Ngành tư pháp như một định chế và các thẩm phán như các cá nhân phải có quyền lực độc quyền để quyết định các vụ án. Điều này có nghĩa rằng các quyết định tư pháp có thể không được thay đổi bởi một cơ quan không phải là cơ quan tư pháp để không gây thiệt hại cho một trong các bên, trừ những vấn đề liên quan đến giảm nhẹ hay ân giảm án hay ân xá.

Sự độc lập của ngành tư pháp cũng yêu cầu các quan chức có chức năng tư pháp hoàn toàn độc lập với người có trách nhiệm truy tố.

Đã có mối quan ngại được nêu lên về sự can thiệp trực tiếp lên sự độc lập của ngành tư pháp như một tổ chức và lên sự độc lập của thẩm phán như một cá nhân.

ủy ban châu Phi đã phán quyết rằng hai nghị định của Chính phủ Nigeria đã vi phạm Hiến chương châu Phi; chúng bỏ thẩm quyền của tòa án trong việ#c thách thức các nghị định và hành động của chính phủ. ủy ban cho biết: “Một kiểu tấn công loại này lên thẩm quyền của các tòa án là đặc biệt nguy hiểm, vì trong khi nó là một vi phạm nhân quyền, nó còn cho phép những hành vi vi phạm khác không bị trừng phạt”.

Tòa án liên Mỹ kết luận rằng khi một quyết định của tòa án quân sự ở Mexico có thể được “sửa đổi” bởi của chính quyền liên bang có nghĩa là tòa án đã không đáp ứng các yêu cầu của tòa án độc lập.

Nguyên tắc cơ bản về độc lập xét xử- Nguyên tắc 2 “Các cơ quan tư pháp có thể quyết định các vấn đề của phiên tòa một cách vô tư, trên cơ sở thực tế và phù hợp với quy định của pháp luật, không bị hạn chế, ảnh hưởng không thích hợp, dụ dỗ, áp lực, đe dọa hoặc nhũng nhiễu, trực tiếp hoặc gián tiếp, từ bất kỳ phía nào với bất cứ lý do nào”.

Nguyên tắc cơ bản về độc lập xét xử- Nguyên tắc 3 và 4:

“3. Cơ quan tư pháp có thẩm quyền đối với tất cả các vấn đề mang tính pháp lý và có quyền quyết định một vấn đề có thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 4. Sẽ không có bất kỳ sự can thiệp không phù hợp hoặc không có cơ sở với các thủ tục pháp lý, cũng như các quyết định của tòa án không bị xem xét lại.”

ủy ban chống tra tấn quan ngại về quyền lực của Tổng chưởng lý ảnh hưởng đến công tác tư pháp ở Burundi và quyết định của ông này bác bỏ lệnh của Tòa án Tối cao cho tại ngoại bằng bảo lãnh bảy người bị giam giữ vì bị cáo buộc âm mưu đảo chính.

ủy ban châu Phi kết luận rằng việc xét xử của Ken Saro-Wiwa và các bị cáo khác trong một phiên tòa đặc biệt mà các thành viên được lựa chọn bởi cơ quan hành pháp là vi phạm sự độc lập của tòa án, không phụ thuộc vào trình độ của các cá nhân được lựa chọn.

Báo cáo viên đặc biệt về tính độc lập của thẩm phán và luật sư đã chỉ trích việc bắt giữ một thẩm phán của Venezuela, người đã ra lệnh thả có điều kiện một người bị giam giữ. Người bị giam giữ này đã bị bắt cách đó 2 năm và việc giam giữ này đã bị Nhóm công tác Liên hợp quốc về giam giữ tùy tiện cáo buộc là tùy tiện.

Việc các thẩm phán không hành động trong những trường hợp bị cáo buộc vi phạm nhân quyền cũng có thể là bằng chứng của sự thiếu độc lập của thẩm phán.

ở một số nước, các thành phần của hệ thống tư pháp không đáp ứng các yêu cầu của phân chia quyền lực. (Xem thêm Chương 29, Tòa án đặc biệt, Toà án chuyên biệt và Tòa án quân sự.)

Một số báo cáo viên đặc biệt của LHQ bày tỏ lo ngại rằng các ủy ban Quân sự Mỹ hoạt động tại Vịnh Guantánamo là không đủ độc lập với hành pháp. Hơn thế nữa, Bộ Quốc phòng Mỹ và tổng thống có quyền lực đối với cơ quan chịu trách nhiệm bổ nhiệm thẩm phán.

Trong việc xác định có hay không một tòa án độc lập, Tòa án châu Âu đã kiểm tra xem người ra quyết định có là phải tuân theo mệnh lệnh của bên hành pháp.

Tòa án châu Âu coi là Tòa án An ninh Quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có nhiều thẩm phán quân sự, không phải là độc lập. Các thẩm phán quân sự được đào tạo chuyên nghiệp giống như thẩm phán dân sự và được hưởng nhiều những bảo đảm từ hiến pháp về sự độc lập. Tuy nhiên, họ là thành viên của quân đội, và phải tuân theo mệnh lệnh của bên hành pháp và kỷ luật quân đội, và họ được chỉ định bởi các cơ quan quân sự với nhiệm kỳ bốn năm và có thể tái bổ nhiệm.

Mối quan tâm cũng đã được đặt ra về tính độc lập của các công tố viên. Mối quan tâm đó bao gồm: cảnh sát đóng vai trò là công tố viên; các công tố viên giám sát việc giam giữ trước khi xét xử, điều tra và thủ tục tố tụng xét xử; và pháp luật trao quyền cho các công tố viên để ngăn chặn việc thực hiện các quyết định của tòa án hoặc loại bỏ một thẩm phán trong một vụ án.

12.4.2. Bổ nhiệm và điều kiệm làm việc của thẩm phán

Để bảo vệ sự độc lập của ngành tư pháp và đảm bảo rằng các thẩm phán có thẩm quyền, tiêu chuẩn quốc tế yêu cầu người được chọn làm thẩm phán trên cơ sở đào tạo luật, kinh nghiệm và sự liêm chính của họ. Tương tự như vậy, các quyết định bổ nhiệm thẩm phán phải dựa trên các yếu tố khách quan, đặc biệt là khả năng, kinh nghiệm và tính cương trực. Để chống phân biệt đối xử, các bước cần thực hiện để đảm bảo việc bổ nhiệm phụ nữ và các thành viên của các cộng đồng dân tộc thiểu số có trình độ vào vị trí thẩm phán.

Cơ quan chịu trách nhiệm bổ nhiệm, đề bạt, kỷ luật các thẩm phán phải độc lập với hành pháp. Việc lựa chọn, bổ nhiệm thẩm phá cần phải minh bạch. ủy ban châu Phi cho rằng cơ quan ở Cameroon chịu trách nhiệm về bổ nhiệm, đề bạt, thuyên chuyển và kỷ luật các thẩm phán, dưới sự chủ trì của tổng thống và bộ trưởng Bộ Tư pháp là phó, không phù hợp với yêu cầu về phân chia quyền lực. Việc các thành viên của cơ quan lập pháp và tư pháp cũng có mặt trong cơ quan này là không đảm bảo tính độc lập của tòa án theo Điều 26 của Hiến chương châu Phi.

Nơi các thẩm phán được bầu chứ không phải là chỉ định trên cơ sở thành tích, mối quan ngại dấy lên về tính độc lập và vô tư của các cơ quan tư pháp và sự chính trị hóa của nó. Ví dụ, ủy ban Nhân quyền bày tỏ lo ngại về tác động của cuộc bầu cử của các thẩm phán trong một số tiểu bang Hoa Kỳ đối với quyền được xét xử công bằng, kể cả trong trường hợp hình phạt tử hình. ủy ban Nhân quyền đề nghị một hệ thống bổ nhiệm thẩm phán dựa trên thành tích bởi một cơ quan độc lập. ủy ban này cũng bày tỏ lo ngại rằng “trong nhiều vùng nông thôn [ở Mỹ] công lý được thực thi bởi người không đủ tiêu chuẩn và chưa qua đào tạo”.

Tiêu chuẩn quốc tế về điều kiện làm việc của các thẩm phán buộc các bang phải cung cấp đầy đủ nguồn lực để đảm bảo đầy đủ tiền lương và lương hưu cho các thẩm phán để bảo vệ sự độc lập và bảo vệ họ khỏi xung đột lợi ích và tham nhũng. Thời gian làm thẩm phán, điều kiện làm việc, tiền công, tiền lương hưu và tuổi nghỉ hưu nên được bảo đảm bằng pháp luật.

Nguyên tắc cơ bản về độc lập xét xử- Nguyên tắc 10 “Người được lựa chọn làm thẩm phán phải là các cá nhân liêm chính và khả năng thích hợp với đào tạo, trình độ chuyên môn trong pháp luật. Tất cả các phương pháp lựa chọn thẩm phán cần phải đảm bảo để chống lại việc bổ nhiệm với động cơ không đúng. Trong việc lựa chọn thẩm phán, sẽ không có phân biệt đối xử đối với người trên cơ sở chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, quốc gia hay nguồn gốc xã hội, tài sản, hoặc tình trạng, ngoại trừ một yêu cầu, đó là một ứng cử viên cho chức vụ thẩm phán phải là công dân của quốc gia đó.

ủy ban Nhân quyền bày tỏ quan ngại rằng nhiều thẩm phán ở Sudan đã không được chọn trên cơ sở trình độ pháp lý của họ, và rất ít người không theo đạo Hồi giáo hoặc phụ nữ nắm giữ các vị trí thẩm phán, và các thẩm phán có thể phải chịu áp lực bởi một cơ quan giám sát bị chi phối bởi các chính phủ.

Nhiệm kỳ của các thẩm phán nên được đảm bảo để loại bỏ quan ngại rằng các quyết định của họ bị ảnh hưởng chính trị. Dù là qua bổ nhiệm hay bầu cử, các thẩm phán nên được đảm bảo nhiệm kỳ đủ lâu cho đến khi họ đến tuổi nghỉ hưu bắt buộc hoặc nếu họ có một nhiệm kỳ, cho đến khi hết thời gian làm việc. Họ chỉ có thể bị đình chỉ hoặc bị cách chức nếu họ không có khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình, hay có hành vi không phù hợp với chức vụ của họ. ủy ban Nhân quyền và ủy ban chống tra tấn đã quan ngạ#i về sự bổ nhiệm và tái bổ nhiệm các các thẩm phán bởi cơ quan hành pháp. ở Moldova, ví dụ, các thẩm phán ban đầu được bổ nhiệm trong năm năm, và ở Uzbekistan, bên hành pháp bổ nhiệm thẩm phán với nhiệm kỳ năm năm.

Thẩm phán có thể bị xử lý kỷ luật và trừng phạt, bao gồm cách chức và đình chỉ chức vụ vì các hành vi sai trái. Khiếu nại tư pháp về các thẩm phán phải được xử lý nhanh chóng và công bằng với việc điều trần công bằng bởi một cơ quan độc lập, vô tư và là đối tượng của việc xem xét tư pháp độc lập; kết quả của các biện pháp kỷ luật phải được công bố công khai.

Các thẩm phán sẽ hưởng quyền miễn trừ cá nhân từ việc kiện dân sự bồi thường thiệt hại đối với hành vi không đúng hoặc thiếu sót trong việc thực hiện chức năng tư pháp của họ, mặc dù nhà nước có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường.

ủy ban Nhân quyền bày tỏ quan ngại rằng các thẩm phán của Tòa án Hiến pháp và Tòa án tối cao tại Belarus có thể bị miễn nhiệm bởi tổng thống mà không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào. ủy ban nhận được một lời cáo buộc rằng tổng thống đã sa thải hai thẩm phán vì không thu tiền phạt áp đặt bởi cơ quan hành pháp.

12.4.3 Phân công các trường hợp

Cơ quan tư pháp nên giao các vụ án cho các thẩm phán trong tòa án phù hợp với tiêu chí khách quan.

Khi có nhiều hơn một tòa án có thẩm quyền xét xử một vụ án, việc quyết định tòa án nào cho trường hợp này nên được thực hiện bởi cơ quan tư pháp dựa vào các yếu tố khách quan.

12.5 Quyền được lắng nghe bởi một tòa án vô tư

Tòa án phải vô tư. Việc xét xử công bằng đòi hỏi mỗi người ra quyết định trong vụ án hình sự, cho dù họ là chuyên nghiệp hay trợ lý thẩm phán hoặc thành viên của bồi thẩm đoàn, phải khách quan và không thiên vị.

Sự vô tư là điều cơ bản để duy trì sự tôn trọng đối với của công lý.

Quyền được xét xử bởi một tòa án vô tư yêu cầu thẩm phán và hội thẩm không có lợi ích trong vụ án, và không có áp lực nào cũng như không hành động vì lợi ích của một trong các bên.

Một thẩm phán hoặc bồi thẩm không nên xem xét một trường hợp nếu người đó không có khả năng quyết định vấn đề một cách khách quan. Ví dụ, nếu một thẩm phán có kiến thức cá nhân trong một vụ án, đã là luật sư hoặc người làm chứng trong vấn đề này, có quyền lợi hay xu hướng thiên về một bên trong vụ án, người này nên tự từ chối làm thẩm phán cho vụ việc này. Toà án cũng có nghĩa vụ đảm bảo tính khách quan của hội thẩm trong phiên tòa có bồi thẩm đoàn.

Cơ quan tư pháp phải đảm bảo rằng các thủ tục được tiến hành một cách công bằng, và rằng các quyền của tất cả các bên đều được tôn trọng, không phân biệt đối xử. Các cơ quan nhân quyền đã đề nghị đào tạo các thẩm phán, công tố viên và luật sư về quyền của phụ nữ và dân tộc thiểu số để đảm bảo không có sự phân biệt đối xử trước pháp luật và tòa án. (Xem Chương 11- Quyền bình đẳng trước pháp luật và tòa án).

Các cơ quan nhân quyền đã khuyến cáo rằng các quan chức nhà nước, bao gồm cả cán bộ thực thi pháp luật, nhân viên quân đội, các thẩm phán và công tố viên bị loại khỏi việc phục vụ trong bồi thẩm đoàn để bảo vệ sự độc lập và vô tư của các thủ tục tố tụng.

Quyết định về các sự kiện phải được thực hiện một cách khách quan, chỉ dựa trên bằng chứng, và các sự kiện phải được áp dụng cho các pháp luật. Không nên có sự can thiệp, hạn chế, dụ dỗ, áp lực hoặc đe dọa từ bất kỳ quý. Các thẩm phán phải tự kiểm soát mình để bảo tính khách quan và độc lập của ngành tư pháp, cũng như phẩm giá của họ. Thẩm phán không nên thực hiện bất kỳ bình luận có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả của một vụ án. (Xem Chương 15- Các suy đoán vô tội).

12.5.1 Những thách thức về tính vô tư của tòa án

Quyền thách thức sự độc lập hoặc công bằng của tòa án, thẩm phán hoặc thành viên của bồi thẩm đoàn là cần thiết để đảm bảo sự tôn trọng về quyền được xét xử bởi một tòa án độc lập và vô tư. Các quốc gia phải đảm bảo sự tồn tại cho những thách thức như vậy.

Tòa án liên Mỹ khuyến cáo rằng thách thức đối với sự vô tư của một thẩm phán cần phải được xem là một cơ chế để xây dựng uy tín và tin tưởng vào hệ thống tư pháp chứ không phải là xét xử về đạo đức của một thẩm phán.

Sự vô tư của tòa án được kiểm tra theo hai cách. Một là một bài kiểm tra khách quan xem các thẩm phán có được cung cấp đẩy đủ các thủ tục để loại trừ bất kỳ nghi ngờ về sự thiên vị. Cách khác là kiểm tra cá nhân. Biểu hiện của sự thiên vị được xem xét cùng với sự thiên vị thực tế, nhưng có một giả định chung rằng một thẩm phán (hay một thành viên bồi thẩm đoàn) là vô tư cá nhân cho đến khi một trong các bên đưa ra các bằng chứng chứng minh ngược lại.

Trong việc xem xét những thách thức về tính khách quan trong vụ án hình sự, trong khi ý kiến của bị cáo là rất quan trọng, nhưng nó không phải là quyết định; mà điều quyết định là những nghi ngờ được biện minh một cách khách quan.

ủy ban Nhân quyền đã tuyên bố rằng những căn cứ để cách chức một thẩm phán được quy định trong pháp luật, tòa án quốc gia phải xem xét các căn cứ và loại bỏ các thành viên của tòa án có# tiêu chí không đạt chuẩn.

Thách thức đối với sự vô tư của một tòa án đã được đưa ra trong bối cảnh khác nhau, kể cả khi thẩm phán đã tham gia vào các bộ phận khác của thủ tục tố tụng với chức năng khác, khi danh tính của thẩm phán được giữ bí mật, và khi các thẩm phán có quyền lợi cá nhân trong quá trình tố tụng hoặc có mối quan hệ với một trong các bên.

ủy ban châu Phi phát hiện ra rằng việc tạo ra một tòa án đặc biệt bao gồm một thẩm phán và bốn thành viên của lực lượng vũ trang, với quyền lực độc quyền để quyết định, thẩm phán và án trong các trường hợp gây rối dân sự, vi phạm Điều 7 của Điều lệ châu Phi.

Tòa án liên Mỹ kết luận rằng hệ thống của “các bồi thẩm viên vô danh” vi phạm các quyền được xét xử bởi một tòa án độc lập, vô tư và có thẩm quyền. Trong số các lý do được trích dẫn bởi các tòa án là bằng cách giữ bí mật danh tính của các bồi thẩm, bị không thể biết liệu có bất kỳ cơ sở nào để yêu cầu loại bỏ của thẩm phán trên cơ sở công bằng hoặc thẩm quyền.

Tòa án châu Âu kết luận rằng các quyền được xét xử trước một tòa án độc lập và vô tư đã bị vi phạm khi tòa án không xem xét một lời cáo buộc rằng một bồi thẩm đã có# một nhận xét phân biệt chủng tộc công khai trước khi phiên tòa xét xử một người đàn ông gốc Algeria ở Pháp.

Tòa án châu Âu không tìm thấy sự thiếu công bằng khi một thẩm phán xét xử đã tham gia vào các thủ tục trước khi xét xử, bao gồm cả quyết định rằng bị cáo phải được giam giữ trước khi xét xử.

Tòa án châu Âu tìm thấy sự thiếu công bằng trong các trường hợp sau đây:

  • Một thẩm phán điều tra đã thẩm vấn bị cáo về một số trường hợp trong quá trình điều tra và sau đó được bổ nhiệm làm thẩm phán xét xử;
  • Một thẩm phán đã kéo dài việc giam giữ của một trong các bị cáo, sau đó chủ trì phiên tòa hình sự xét xử người này, khẳng định phán quyết của bồi thẩm đoàn và thông qua bản án;
  • Khi một thẩm phán trong vụ án hình sự đối với tội phỉ báng trước đó đã chủ trì một vụ án dân sự trong cùng một vấn đề;
  • Khi một sĩ quan cảnh sát tham gia phiên tòa như một thành viên của bồi thẩm đoàn mặc dù ông biết và đã làm việc với sỹ quan cảnh sát là người làm chứng trong vụ án và làm chứng về một sự kiện tranh tụng trong quá trình xét xử.

Hết Chương 12

Đón đọc Chương 13- Quyền tranh luận công bằng