VNTB BẢN LÊN TIẾNG VỀ CÁCH HÀNH XỬ PHI PHÁP CỦA NHÀ CẦM QUYỀN VÀ NHÂN VIÊN CÔNG LỰC ĐỐI VỚI NHÂN DÂN

unnamed

SBTN | 22.11.2016

Xét rằng

1- Trong phong trào tranh đấu cho dân chủ nhân quyền từ nhiều năm nay, đã có những cuộc xuống đường đông đảo của nhiều tầng lớp nhân dân, đòi đất đai sinh kế, lương bổng xứng hợp, đòi tự do hành đạo, sinh thái trong lành… hay phản đối lân bang gây hấn xâm lược, công ty ngoại quốc đầu độc môi trường… Đó là những sinh hoạt dân sự chính đáng và hợp luật, được bảo đảm bởi điều 25 Hiến pháp 2013: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình… Nhưng thay vì để cho người dân được thực thi các quyền chính đáng đó, thì nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam luôn thẳng tay đàn áp tàn nhẫn.

2- Công cụ đàn áp chính của họ là lực lượng công an cảnh sát mặc sắc phục. Nhưng bên cạnh đó, đông đảo gấp bội, còn có nhiều lực lượng phụ trợ như quân đội, dân phòng, đoàn thanh niên, nhân viên bảo vệ… và nhất là những kẻ mặc thường phục (đôi khi đeo khẩu trang che mặt, đi xe tháo bảng số) mà người dân nhận ra đó là những công an cảnh sát an ninh trá hình hay những côn đồ đầu gấu được thuê mướn trưng dụng; lắm lúc còn có những đám đông bị kích động gọi là “quần chúng tự phát”. Ngoài ra còn phải kể đến một bộ phận của báo chí nhà nước, công an mạng, dư luận viên chuyên vu khống, thóa mạ phong trào tranh đấu trên các phương tiện truyền thông.

3- Đối với các tập thể công dân xuống  đường biểu tình, việc đàn áp xảy ra trên đường phố bằng thô bạo ngăn chặn, đánh đập dã man, bắt về trụ sở, có khi giam giữ nhiều giờ, nhiều ngày mà không hề có lệnh giam giữ.

Đối với các tập thể dân oan tập trung khiếu kiện, cư dân bảo vệ đất nhà, công nhân đình công đòi quyền lợi, hoặc tín đồ tập hợp hành đạo, việc đàn áp xảy ra tại địa điểm, cũng bằng thô bạo ngăn chận, đánh đập dã man, phá phách đồ đạc, bắt về đồn bót, có khi truy tố ra tòa…

Đối với các cá nhân tranh đấu cho dân chủ nhân quyền, việc đàn áp nếu xảy ra tại tư gia thì bằng khóa cổng, đổ keo ổ khóa, bao vây nơi ở, bắc loa bêu xấu, ném đá phá nhà, tung đồ nhơ bẩn… nếu xảy ra trên đường lộ thì bằng phục kích chặn đường bắt cóc, đánh đập tàn bạo, cướp bóc đồ đạc, ném vỡ kính xe hơi, chở đi bỏ nơi hoang vắng…

Đối với các công chức, viên chức đang làm việc tại những cơ quan nhà nước và doanh nghiệp mà có tinh thần bảo vệ Tổ quốc, quý chuộng nhân quyền, việc đàn áp là đe dọa, gây khó dễ đối với người lãnh đạo, quản lý đơn vị, khiến họ nhiều khi không chịu nổi mà buộc phải sa thải hoặc gây áp lực trở lại đối với các công chức, viên chức ấy của mình.

Hầu hết những trường hợp đó, nạn nhân gởi lời kêu cứu, phản đối đến các cơ quan chức năng thì chỉ nhận được sự im lặng, làm ngơ. Đôi khi chính các lực lượng chức năng có mặt với trang phục cũng bất động đứng nhìn.

Thậm chí có những công dân bình thường –kể cả vị thành niên– vì một lý do nào đó bị đưa đến đồn để rồi bị tra tấn đến chết hay thành tàn tật khi công an tiến hành lấy khẩu cung đối với họ.

unnamed-1