Đằng sau sự gia tăng đàn áp của Việt Nam là gì?

Việc đánh đập những người hoạt động đang gia tăng theo xu hướng đáng lo ngại.

David Hutt, The Diplomat, ngày 22/6/2017

Một báo cáo mới đây của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), “Không chốn dung thân cho các nhà hoạt động vì nhân quyền: Các nhà vận động dân chủ và blogger ở Việt Nam bị hành hung”, ghi lại sự gia tăng tấn công vật lý đối với các nhà hoạt động, chủ yếu là bởi “côn đồ” mà một số trong số đó có thể là công an hay bộ đội, và hầu hết đều nhắm mục tiêu nạn nhân của chúng ở nơi công cộng.

Nguyễn Trung Tôn, một mục sư và blogger, và một người bạn, đã bị một nhóm đàn ông lôi đi sau khi vừa bước chân xuống xe buýt trong tháng hai:

Họ lấy đồ đạc của chúng tôi, cởi bỏ quần áo của chúng tôi, phủ đầu của chúng tôi bằng chính áo khoác của chúng tôi và đánh chúng tôi liên tục bằng ống sắt. Họ không cho chúng tôi biết lý do vì sao. Họ tiếp tục đánh chúng tôi trong thời gian xe di chuyển. Có một tài xế và ít nhất sáu người đàn ông khác.

Và điều này đã xảy ra với nhà hoạt động môi trường Nguyễn Thị Thái Lai khi cô ấy rời khỏi nhà hàng với bạn:

Bốn người đàn ông trẻ, như bốn con trâu nước, đã chặn xe của chúng tôi. Họ nắm lấy cổ tôi và ném tôi xuống đất. Họ đánh tôi cho đến khi tôi ngất đi. Họ đá vào mặt tôi làm mặt tôi bị thâm tím.

Mặc dù “các cuộc tấn công vật lý chống lại các nhà hoạt động nhân quyền và các blogger ở Việt Nam không phải là một hiện tượng mới”, như báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói, có vẻ như bạo lực công cộng có xu hướng thay thế việc bắt giữ. Báo cáo nêu rõ:

Năm 2014, trong giai đoạn đàm phán đặc biệt về Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, số người bị kết án về cáo buộc chính trị ở Việt Nam đã giảm xuống còn 31. Tuy nhiên, theo Hội Cựu tù nhân Lương tâm, số lượng các cuộc tấn công vật lý tăng lên ít nhất là 31 vụ với mục tiêu là 135 người hoạt động nhân quyền và xã hội.

Vào năm 2015, số lượng người bị kết án tiếp tục giảm, chỉ có bảy nhà hoạt động bị kết án trong suốt năm. Mặt khác, theo nghiên cứu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, gần 50 blogger và nhà hoạt động báo cáo rằng họ bị tấn công trong 20 vụ riêng biệt. Năm 2016, ít nhất 21 người vận động nhân quyền đã bị kết án trong khi có ít nhất 20 vụ tấn công vật lý nhằm vào hơn 50 người.

Theo lời nhà văn Nga Vladimir Nabokov, một nhà văn Nga-Mỹ, thì một nhà độc tài cần một cảnh sát bí mật. Tuy nhiên, cảnh sát bí mật ở Việt Nam hầu như không bí mật. Vào năm 2013, Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, ước tính có khoảng 6,7 triệu người Việt Nam làm việc cho cơ quan an ninh, với tỷ lệ 1/6.

Năm 2015, khi tôi gặp Phạm Chí Dũng, một nhà hoạt động và là người sáng lập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, và làm việc cho phòng an ninh thành phố Hồ Chí Minh mười sáu năm trước khi bị vỡ mộng, ông biết rằng hai nhân viên an ninh đã theo ông từ nhà đến quán café nơi chúng tôi hẹn. Và anh biết họ sẽ theo anh về nhà. (Anh đã bị bắt lại một vài tháng sau khi chúng tôi gặp nhau).

Tuy nhiên, việc sử dụng những kẻ côn đồ thuê (một giả định) để tấn công các nhà hoạt động là khác với việc sử dụng các nhân viên an ninh để theo dõi hay bắt giữ các nhà bất đồng chính kiến. Khi một nhà hoạt động xã hội bị đe dọa bởi cảnh sát hoặc quân đội, ít nhất ông cũng nhận ra kẻ tấn công của mình. Bộ đồng phục này tiết lộ tất cả. Mọi người biết kẻ tấn công anh ta là ai và kẻ tấn công của anh ta hoạt động cho ai. Kết quả là, anh ấy hiểu được thông điệp đến từ trên cao, chúng muốn người bị tấn công dừng các hoạt động. Theo một nghĩa nào đó, một số lợi ích thu được khi chính phủ gửi công an hoặc quân đội của mình làm công việc bẩn thỉu; ít nhất có sự trung thực về động cơ của nó.

Việc sử dụng kẻ tấn công mặc đồng phục hoàn toàn khác. Nó là sự không trung thực, là sự hèn nhát. Việc từ bỏ bộ quân phục cảnh sát hoặc quân đội (nếu đúng như vậy) trước khi tấn công là một nỗ lực để che giấu bàn tay của cấp cao trong bạo lực. Không chỉ vậy, chính quyền còn có thể chối tội: chế độ không chống lại các nhà hoạt động, mà chính là công dân khác.

Vì lý do này, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thì việc sử dụng những tên côn đồ không đơn giản chỉ là một nỗ lực để “gieo sợ hãi và bất an giữa các nhà hoạt động xã hội”, nhưng cũng gieo sợ hãi và bất an với những người có thể trở thành những nhà hoạt động.

Việc mật vụ bắt giữ một nhà hoạt động là để im lặng nhà phê bình đó. Việc cảnh sát hoặc quân đội đánh đập một nhà hoạt động là để chứng minh rằng chế độ sẽ không đưa ra những lời chỉ trích. Nhưng việc một tên côn đồ mặc thường phục để tấn công một nhà hoạt động là làm nhục công khai nhà hoạt động đó.

Thật vậy, một nhà hoạt động tù bị tước bỏ khỏi xã hội; một nhà hoạt động bị đánh đập bị buộc phải mang những vết sẹo của mình cho tất cả mọi người, có lẽ là một biện pháp ngăn chặn hiệu quả hơn. Việc một nhà hoạt động bị giam giữ thường gây cảm hứng cho nhiều hoạt động hơn; đấu tranh đòi tự do cho anh ta đã trở thành lý do thúc đẩy phản đối.

Một thực tế là bạn bè và gia đình của người hoạt động cũng là mục tiêu bị tấn công, như báo cáo của Human Rights Watch đã làm rõ, cũng thay đổi cuộc chơi. Mỗi nhà hoạt động đã biết trước mình có thể bị bắt giữ. Nhưng bạo lực chống lại một gia đình có một phản ứng khác. Sự hy sinh cá nhân là một điều đơn giản nhưng việc ảnh hưởng đến cả gia đình buộc nhiều người phải suy nghĩ lại về việc tiếp tục hay không.

Các chiến thuật thay đổi của chế độ Việt Nam rõ ràng phản ánh những thay đổi trong phong trào dân chủ, nhân quyền. Các phương tiện truyền thông xã hội đã trở nên gần như không thể bị kiểm soát bởi chế độ. Các nhà hoạt động xã hội cũng trở nên hăng hái, sẵn sàng phản đối và biểu đạt công khai. Và với mối quan hệ mật thiết hơn với Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (đã đồng ý với một hiệp định thương mại tự do quan trọng có thể sẽ có hiệu lực vào năm tới) thì nguy cơ làm nản lòng những đối tác này có hậu quả nặng nề về kinh tế. Do vậy, việc dùng những tên côn đồ giúp chính quyền chối bỏ trách nhiệm trong những vụ tấn công giới bất đồng chính kiến.

Hơn nữa, phong trào nhân quyền mạnh mẽ hơn nhiều so với trước đây. Như tôi đã viết trước đây, sự lớn mạnh của phong trào bảo vệ môi trường đã kết hợp nhiều tầng lớp: những người đô thị trung lưu và nông dân nông thôn nghèo, những người dân chủ và những người theo chủ nghĩa dân tộc đã thống nhất dưới một ngọn cờ (Thực tế là một số cuộc tấn công đã được thực hiện trong khi các nhà hoạt động xã hội đang thăm viếng lẫn nhau dường như có ý chỉ ra sự nguy hiểm của tình đoàn kết). Điều này chưa từng có trong lịch sử Việt Nam hiện đại, và chế độ biết điều đó.