Thư bày tỏ quan ngại về trường hợp của bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và bà Trần Thị Nga của các học giả và chuyên gia trên toàn thế giới

Kính gửi: Ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Đồng kính gửi: Các Đại sứ quán tại Hà Nội

Kính thưa Quý vị,

Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những cáo buộc và tuyên phạt dành cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được biết đến với tên blogger Mẹ Nấm, và bà Trần Thị Nga.

Hình ảnh bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga tại phiên tòa. Nguồn: internet

Theo truyền thông nhà nước của Việt Nam, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt vào tháng 10 năm 2016 và bà Trần Thị Nga bị bắt vào tháng 1 năm 2017 vì những cáo buộc như sau: “đăng nhiều bài viết, clip có nội dung chống lại đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trên Facebook cá nhân và trang Youtube, trả lời phỏng vấn các đài, báo phản động ngoài nước để cung cấp thông tin sai lệch về hoạt động của các cơ quan, lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.

Những cáo buộc trên vi phạm quyền tự do phát biểu như quy định trong luật pháp quốc tế mà Việt Nam phải tôn trọng. Tuy nhiên, toà án của Việt Nam đã tuyên phạt bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào ngày 29/6/2017 và bà Trần Thị Nga vào ngày 25/5/2017 lần lượt với bản án 10 năm tù và 9 năm tù. Đây là những bản án đặc biệt nặng nề cho hai phụ nữ có con nhỏ dưới 10 tuổi, chỉ vì các hoạt động ôn hòa đáng lẽ đã không nên và không thể bị hình sự hoá.

Vì lý do pháp lý và nhân đạo, chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và bà Trần Thị Nga được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện.

Trong khi đất nước của Quý vị đang chuẩn bị cho APEC 2017, một điều quan trọng cần được công nhận là mục tiêu của APEC “nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và sự thịnh vượng trong khu vực” dựa trên sự tôn trọng cơ bản về phẩm giá vốn có và giá trị của tất cả mọi người.

Với tư cách là những người bạn của Việt Nam, chúng tôi kêu gọi nhà chức trách xem xét lại quan điểm của họ đối với tất cả tù nhân lương tâm ở Việt Nam và giải quyết những khác biệt thông qua đối thoại và sự tham gia xây dựng. Cách tiếp cận này sẽ thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của Việt Nam.

Chúng tôi cảm ơn sự quan tâm của Quý vị đối với vấn đề này và tin rằng Quý vị sẽ đáp ứng theo cách phản ánh sự lịch thiệp và nhân phẩm của Việt Nam.

Ngày 4 tháng 10 năm 2017

VNdoithoai@gmail.com

  Họ Tên Chức vụ và Tổ chức Nơi chốn
1 Etienne Balibar Giáo sư Khoa Pháp Ngữ và Viện So Sánh Văn Chương và Xã Hội, Đại học Columbia Hoa Kỳ
2 Mark Philip Bradley Giáo sư Khoa Sử, Hàm vị Bernadotte E. Schmitt, Đại học Chicago Hoa Kỳ
3 David Brown Nhà báo; Nhà Ngoại giao (nghỉ hưu) Hoa Kỳ
4 Anita Chan, Tiến sĩ Khách mời Nghiên cứu, Đại học Quốc gia Úc; Đồng biên tập “Tạp chí Trung Hoa” (China Journal) Úc
5 Cari Coe, Tiến sĩ Quản lý Lưu thông Tài liệu Thư viện, Thư viện Công cộng thành phố Butte, Montana Hoa Kỳ
Đỗ Đăng Giu Tiến sĩ Vật lý; nguyên Giám đốc Nghiên cứu, Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (CNRS) và Đại học Paris-Sud Pháp
7 Wynn Gadkar-Wilcox Giáo sư Khoa Sử và các Nền Văn hoá phi Phương Tây, Đại học Western Connecticut State Hoa Kỳ
8 Christopher Goscha Phó Giáo sư Khoa Sử, Đại học Quebec Montreal Canada
9 Lelia Green Giáo sư Khoa Truyền thông, Đại học Edith Cowan Úc
10 Hồ Tài Huệ Tâm Giáo sư Danh dự, Đại học Harvard Hoa Kỳ
11 Ben Kerkvliet Giáo sư Danh dự, Đại học Quốc gia Úc Úc
12 Ben Kiernan  Giáo sư Khoa Sử, Hàm vị A.Whitney Griswold, Giáo sư Khoa Nghiên cứu Quốc tế và Khu vực, Đại học Yale Hoa Kỳ
13 John Kleinen Phó Giáo sư Danh dự, Khoa Nhân học, Viện nghiên cứu Khoa học Xã hội Amsterdam (AISSR) Hà Lan
14 Scott Laderman Giáo sư Khoa Sử, Đại học Minnesota, Duluth Hoa Kỳ
15 Lê Xuân Khoa  Giáo sư Thỉnh giảng, Trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế, Đại học  Johns Hopkins (nghỉ hưu) Hoa Kỳ
16 Lê Trung Tĩnh Kỹ sư Anh
17 Jonathan London, Tiến sĩ Giảng viên Đại học Khoa Kinh tế Chính trị Toàn cầu – Châu Á, Học viện Nghiên cứu Khu vực Leiden, Đại học Leiden Hà Lan
18 Bruno Machet, Tiến sĩ Nhà Nghiên cứu, Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (CNRS), Đại học Pierre và Marie Curie, Paris Pháp
19 Pamela McElwee Phó giáo sư Khoa Sinh thái Con người, Đại học New Jersey Hoa Kỳ
20 Shawn McHale Phó Giáo sư Khoa Sử, Đại học George Washington Hoa Kỳ
21 Paul Mooney Nhà báo Nghiệp dư Hoa Kỳ
22 Jason Morris-Jung, Tiến sĩ Giảng viên cao cấp Khoa Khoa học Xã hội, Đại học Singapore Singapore
23 Ngô Lâm Chuyên gia Thông tin, Thư viện Đại học Leiden Hà Lan
24 Ngô Vĩnh Long Giáo sư Khoa Sử, Đại học Maine Hoa Kỳ
25 Nguyễn Điền Nhà Nghiên cứu Độc lập Úc
26 Nguyễn Ngọc Giao Nhà báo; nguyên Giảng viên Khoa Toán học, Đại học Paris VII Pháp
27 Nguyễn Đức Hiệp Chuyên gia Khí quyển, Văn phòng Môi trường và Di sản, Chính phủ Bang New South Wales Úc
28 Nguyễn Thị Hường, Tiến sĩ Biên tập “Dự án 88” (The 88 Project) Hoa Kỳ
29 Claire Oger Giáo sư Khoa Khoa học Thông tin và Truyền thông, Đại học Paris Est-Creteil Pháp
30 Sophie (Sophia) Quinn-Judge Phó Giáo sư (nghỉ hưu) Hoa Kỳ
31 Pierre Rousset Nhà báo Pháp
32 Mark Sidel Giáo sư Khoa Luật và Các Vấn đề Công cộng, Hàm vị Doyle-Bascom, Đại học Wisconsin-Madison Hoa Kỳ
33 Jonathan Sutton Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, Đại học Otago Tân Tây Lan
34 Philip Taylor, Tiến sĩ Thành viên Cao cấp, Đại học Quốc gia Úc Úc
35 Thái Văn Cầu Chuyên gia Khoa học Không gian Hoa Kỳ
36 William S. Turley Giáo sư Danh dự, Đại học Nam Illinois Carbondale Hoa Kỳ
37 R J Del Vecchio Nhà Nghiên cứu Độc lập Hoa Kỳ
38 Vũ Quang Việt Nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc Hoa Kỳ 
39 Phạm Xuân Yêm Tiến sĩ Vật lý; nguyên Giám đốc Nghiên cứu, Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (CNRS) và Đại học Paris VI Pháp
40 Peter Zinoman Giáo sư Khoa Sử và Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học California, Berkeley Hoa Kỳ