Tuyên bố của Đặc ủy Nhân quyền Bärbel Kofler về việc y án 10 năm tù đối với blogger người Việt Nam Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Đại Sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam

Về bản án phúc thẩm dành cho blogger nổi tiếng người Việt Nam Nguyễn Ngọc Như Quỳnh („Mẹ Nấm“), hôm nay (30/11) Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Bà Bärbel Kofler, đã tuyên bố như sau:

Tôi cảm thấy đau buồn và phẫn nộ về việc tuyên y án đối với blogger và nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận của mình, quyền đã được Hiến pháp Việt Nam bảo đảm, mà bà Quỳnh đã bị bỏ tù 10 năm. Bản án đã vi phạm các công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết.

Bà Quỳnh đã đấu tranh chống tham nhũng và các tiêu cực trong xã hội. Bằng việc soạn thảo và đăng tải các bài viết của mình, bà đã khiến dư luận chú ý đến số lượng lớn các trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân trong trại giam và trại tạm giam. Bên cạnh đó, bà còn tranh đấu không mệt mỏi cho các ngư dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường tại miền Trung Việt Nam và gia đình họ.

Việc bắt giữ, xét xử và tuyên án đối với bà Quỳnh càng trở nên khó hiểu hơn khi bà ấy chỉ dấn thân cho những lĩnh vực mà chính bản thân Chính phủ Việt Nam cũng nhận thấy nhu cầu cần cải tổ gấp: đó là việc tuân thủ pháp luật của bộ máy hành chính, vấn đề môi trường và bảo vệ người tiêu dùng. Một điều rõ ràng là nếu không có các nỗ lực dân sự và sự tăng cường minh bạch thì mục tiêu hiện đại hóa đất nước một cách bền vững sẽ không thể đạt được.

Rất tiếc là quyết định nói trên của tòa án phúc thẩm phù hợp với hàng loạt các vụ bắt bớ, kết tội, sách nhiễu của cơ quan công an và một số vụ hành hung đối với các phóng viên, blogger, nhà hoạt động và luật sư trong những tháng vừa qua. Năm 2017, quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí tại Việt Nam cũng như những người bảo vệ các quyền này đã phải chịu đựng sự đàn áp từ phía chính quyền một cách chưa từng có tiền lệ. Tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do cho bà Quỳnh và nhiều tù nhân chính trị khác cũng như tôn trọng các quyền tự do căn bản được Hiến pháp bảo đảm và tuân thủ quy trình pháp lý mang tính nhà nước pháp quyền.

? Thông tin chi tiết:
Bà Quỳnh, với bút danh „Mẹ Nấm“, là một trong những blogger nổi tiếng nhất của Việt Nam. Năm 2015 bà được tổ chức phi chính phủ của Thụy Điển „Người bảo vệ Quyền dân sự“ trao giải thưởng nhân quyền. Sau khi bà bị bắt giam hồi tháng 10 năm 2016, Đệ nhất Phu nhân Melania Trump đã trao giải „Phụ nữ quốc tế dũng cảm“ cho bà trong tháng 3 năm 2017 tại Hoa Kỳ.

Trong các bài viết của mình, bà Quỳnh tập trung vào các chủ đề như các tiêu cực trong xã hội, quản lý kinh tế nhà nước yếu kém, ô nhiễm môi trường và điều kiện giam giữ. Gần đây nhất bà Quỳnh đã tranh đấu năng nổ cho các quyền của ngư dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do rác thải công nghiệp tại miền Trung Việt Nam. Bên cạnh đó, bà Quỳnh còn phản đối mạnh mẽ sự thờ ơ của các cơ quan chính quyền trước những doanh nghiệp hủy hoại môi trường có nguồn tài chính mạnh. Ngoài ra, bà còn tranh đấu cho các nhà hoạt động đang bị giam giữ cũng như gia đình họ.

Cũng bởi những nỗ lực vì môi trường của mình mà bà Quỳnh và gia đình đã trở thành mục tiêu của các cuộc đàn áp và bôi nhọ công khai trên quê hương bà từ mùa thu năm 2016. Ngày 10/10/2016, nơi ở của bà đã bị hàng chục cảnh sát khám xét, bản thân bà đã bị bắt giam. Bản án 10 năm tù được tuyên vào cuối tháng 6 năm 2017.

Liên minh Châu Âu, Đức, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đã nỗ lực tranh đấu cho bà trong những tháng vừa qua – bằng việc đưa ra quan điểm của mình cũng như nhân các cuộc trao đổi chính thức và trong khuôn khổ cuộc đối thoại giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam về nhân quyền. Nghị sỹ Quốc hội Liên bang Đức Frank Schwabe đã nhận bảo trợ cho bà. http://t1p.de/b4f0
————
Zum Berufungsurteil gegen die bekannte vietnamesische Bloggerin und Menschenrechtsaktivistin Nguyen Ngoc Nhu Quynh („Mother Mushroom“) sagte die Menschenrechtsbeauftragte der Bundesregierung, Bärbel Kofler, heute (30.11.):
Ich bin traurig und empört über die Bestätigung des Hafturteils gegen die Bloggerin und Aktivistin Nguyen Ngoc Nhu Quynh. Für die Ausübung ihrer von der vietnamesischen Verfassung geschützten Meinungsfreiheit soll sie 10 Jahren ins Gefängnis. Das Urteil verstößt gegen internationale Verträge zu bürgerlichen und politischen Rechten, denen Vietnam sich selbst verpflichtet hat.
Frau Quynh hat sich gegen soziale Missstände und Korruption eingesetzt. Sie hat mit ihrer journalistischen Arbeit auf die hohe Zahl ungeklärter Todesfälle in Haft und Polizeigewahrsam aufmerksam gemacht. Und sie hat sich in Zentralvietnam unermüdlich für die von einer Umweltkatastrophe betroffenen Fischer und deren Familien engagiert.
Festnahme, Prozess und Urteil gegen Frau Quynh sind umso unverständlicher, als sie sich gerade dort engagiert, wo die vietnamesische Regierung selbst den dringendsten Reformbedarf definiert hat: Rechtmäßigkeit der Verwaltung, Umwelt und Verbraucherschutz. Für mich ist klar: Ohne bürgerschaftliches Engagement und mehr Transparenz wird sich das Ziel einer nachhaltigen Modernisierung des Landes nicht erreichen lassen.
Leider passt die Entscheidung des Berufungsgerichts zu der langen Reihe an Festnahmen, Verurteilungen, polizeilichen Schikanen und zum Teil gewalttätigen Attacken gegen Journalisten, Blogger, Aktivisten und Anwälte in den vergangenen Monaten. Die Meinungs- und Pressefreiheit in Vietnam und deren Verfechter haben 2017 in präzedenzloser Weise unter staatlichen Attacken gelitten. Ich rufe die vietnamesische Regierung dazu auf, Frau Quynh und zahlreiche andere politische Häftlinge freizulassen, verfassungsmäßig garantierte Grundrechte zu achten und rechtsstaatliche Verfahren einzuhalten.
? Hintergrund:
Frau Quynh ist eine der bekanntesten Bloggerinnen Vietnams und schreibt unter dem Pseudonym „Mother Mushroom“. Sie erhielt 2015 den Menschenrechtspreis der schwedischen NGO Civil Rights Defenders. Nach ihrer Inhaftierung im Oktober 2016 verlieh ihr First Lady Melania Trump im März 2017 den International Women of Courage Award in den USA.
In ihren Beiträgen konzentriert sich Quynh auf soziale Missstände, staatliche Misswirtschaft, Umweltverschmutzung und Haftbedingungen. Zuletzt war Quynh besonders aktiv im Kampf für die Rechte von Fischern in Zentralvietnam, die von einer durch Industrieabfälle ausgelösten Umweltkatastrophe betroffen sind. Frau Quynh prangerte unter anderem die Untätigkeit der Behörden gegenüber finanzstarken Umweltsündern an. Auch setzte sie sich für inhaftierte Aktivisten und deren Familien ein.
Vor allem mit Blick auf ihr Umweltengagement waren Quynh und ihre Familie ab Herbst 2016 verstärkt Zielscheibe von Repressalien etwa durch öffentliche Bloßstellung in ihrem Heimatort geworden. Am 10. Oktober 2016 war Quynhs Haus von dutzenden Polizisten durchsucht und sie selbst festgenommen worden. Die Verurteilung zu 10 Jahren Haft folgte Ende Juni 2017.
Die EU, Deutschland, die USA und weitere Staaten haben sich in den vergangenen Monaten intensiv für Quynh eingesetzt – unter anderem in Stellungnahmen, offiziellen Gesprächen und im Rahmen des EU-Vietnam-Menschenrechtsdialogs. Der Bundestagsabgeordnete Frank Schwabe hat eine parlamentarische Patenschaft für Quynh übernommen.
http://t1p.de/pnte