Tăng trưởng xanh có thể giúp Việt Nam giảm thiểu rủi ro biến đổi khí hậu

Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tháng 01 năm 2018

(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)

Nhiệt độ toàn cầu, mực nước biển dâng cao và nhiều sự kiện thời tiết khắc nghiệt thường xuyên hơn đang làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và người dân, như trận lũ lụt hồi tháng 10 vừa qua do cơn bão nhiệt đới Damrey gây ra. Làm thế nào để đất nước thích ứng và đưa ra các giải pháp sáng tạo để giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu sẽ là chìa khóa.

Thảm hoạ thiên nhiên 1980-2016: Nhiệt độ và mực nước biển tăng làm tăng tần suất và cường độ của thiên tai ở Việt Nam. Màu đỏ thẫm là của Việt Nam, màu xanh đen là của khu vực Đông Nam Á, và màu đen là của thế giới.

Vào năm 2100, biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến hơn 12% dân số Việt Nam và làm giảm tăng trưởng 10%. Chính phủ Việt Nam coi việc ứng phó với biến đổi khí hậu là một vấn đề thiết yếu và đã thực hiện nhiều chính sách môi trường để đối phó tốt hơn với những rủi ro này.

Nhưng đất nước – vốn dựa nhiều vào nhiên liệu hóa thạch và khai thác quá mức các nguồn tài nguyên – cần phải phát triển nền kinh tế của nó với mô hình tăng trưởng sinh thái và bền vững.

Biến đổi khí hậu đã hiện diện

Tính dễ bị tổn thương của Việt Nam càng trầm trọng thêm bởi đường bờ biển dài 2.150 dặm và gần với vùng nhiệt đới. 95 triệu người Việt Nam và phần lớn nền kinh tế, bao gồm nhiều vùng nông thôn lớn với dân cư đông đúc, tập trung ở các vùng đất thấp ven biển, dễ bị bão.

Hàng năm kể từ năm 1990, thiên tai lấy đi trung bình khoảng 1% của GDP và 500 mạng người. Năm 2017, Việt Nam bị ảnh hưởng bởi 12 trận bão lớn, nhiều lũ lụt nghiêm trọng và hàng trăm ngôi nhà và hàng ngàn hecta cây trồng bị phá huỷ.

Biến đổi khí hậu có thể sẽ làm gia tăng áp lực lên môi trường: tần suất bão thường xuyên hơn và mức độ gây hại nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến trồng trọt, ảnh hưởng đến thu nhập của người làm nông nghiệp, an ninh lương thực và xuất khẩu hàng hoá. Cường độ mưa tăng sẽ làm hỏng đường xá và mạng lưới đường sắt. Nhiệt độ cao hơn sẽ làm tăng nhu cầu điện. Rủi ro sẽ buộc những người nghèo phải di cư vào sâu trong nội địa hoặc tới các thành phố lớn.

Khuyến cáo: tăng trưởng bền vững hơn

Hoạt động kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam đã giúp giảm đói nghèo trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên, công nghiệp hóa nhanh chóng kể từ cuối những năm 1980 đã dựa vào việc khai thác rừng, thủy sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên tái tạo và không thể tái tạo khác.

Hơn nữa, trữ lượng vốn tự nhiên của Việt Nam đã giảm do tài nguyên khoáng sản và tài nguyên khác đã cạn kiệt. Nông nghiệp và công nghiệp đã góp phần đáng kể vào sự xuống cấp của vốn tự nhiên. Việc sử dụng phân bón bừa bãi của Việt Nam góp phần làm ô nhiễm đất và nước và bổ sung vào các vấn đề thuộc hậu quả chiến tranh.

Việt Nam nằm trong số 10 nước bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí: tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp, lượng hạt bụi nhỏ cao hơn mức an toàn và tương đương với Trung Quốc. Phát thải khí nhà kính dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi trong giai đoạn 2010-2020 và tăng gấp ba lần vào năm 2030. Sản lượng điện từ các nhà máy đốt than là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí, với ¼ nguồn cung điện trong nước sản xuất từ ​​than đá.

Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh

Chính phủ Việt Nam thừa nhận những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra và mô hình tăng trưởng bền vững hơn, xanh hơn là trọng tâm của chương trình phát triển của họ. Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Pari Paris 2016 về khí hậu và cam kết giảm ít nhất 8% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 và đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs) vào năm 2030.

Ủy ban Quốc gia về Thay đổi Khí hậu mới được thành lập, do thủ tướng chính phủ chủ trì và bao gồm nhiều bộ trưởng những bộ then chốt, giám sát thay đổi khí hậu và các chương trình tăng trưởng xanh.

Các chính sách của Việt Nam nhằm đối phó với tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai nên tập trung vào:

– Giảm cường độ sử dụng nhiên liệu hoá thạch trong GDP của Việt Nam: tăng sử dụng năng lượng tái tạo sẽ giúp phá vỡ mối liên hệ giữa phát thải khí nhà kính và sản lượng.

Trong các năm từ 1990, thiệt hại do thảm hoạ thiên nhiên thường bằng 1% của GDP và gây ra cái chết của 500 người trong mỗi năm. Màu đỏ là của Việt Nam, màu xanh đen là của khu vực Đông Nam Á, màu đen là của thế giới. Biểu đồ 1: tổng thiệt hại (% của GDP), biểu đồ 2: tổng số người bị thiệt hại (% của tổng dân số) và biểu đồ 3: Số người chết do thiên tai (đơn vị là 100.000 người)

– Đưa ra các cơ chế để khuyến khích mạnh hơn các hộ gia đình, các công ty và chính phủ trong việc áp dụng tăng trưởng xanh: thuế đánh vào nhiên liệu hóa thạch có đầy đủ các chi phí về môi trường và sức khoẻ sẽ thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo và tạo thu nhập để tài trợ các kế hoạch thích ứng và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.

– Đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững sẽ giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp đương đầu với bão. Thiệt hại dự kiến bởi thảm hoạ thiên nhiên có thể được sử dụng trong phân tích bền vững nợ công.

– Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển và các chính sách đổi mới khác có thể khuyến khích đầu tư vào các nguồn năng lượng sạch hiện có và cải tiến các công nghệ sạch.

– Chuyển sang các phương tiện tự do, điện, chia sẻ xe, như đã được thực hiện ở Singapore, sẽ giúp giảm tắc nghẽn và ô nhiễm ở các thành phố. Nâng cao năng lực của chính phủ để phối hợp sự thay đổi công nghệ và thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng xanh là chìa khóa.