Sau khi Việt Nam kết án tù nhiều người hoạt động nhân quyền, ba chuyên gia của LHQ kêu gọi Hà Nội thay đổi.  

Cao uỷ về Nhân quyền của Liên Hợp quốc, ngày 12/4/2018
(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)

Một nhóm ba chuyên gia của Liên Hợp quốc (LHQ)* đã kêu gọi Việt Nam không đàn áp xã hội dân sự hoặc trấn áp giới bất đồng chính kiến sau khi bảy nhà bảo vệ nhân quyền bị bỏ tù với cáo buộc”tiến hành các hoạt động lật đổ chính phủ nhân dân.”

Ngày05/4 vừa qua, sáu người bảo vệ nhân quyền đã bị kết án từ bảy đến 15 năm tù giam, cùngvới án quản chế. Nguyễn Văn Đài, người sáng lập Hội Anh em Dân chủ, bị án dài nhất: 15 năm tù giam và 5 năm quản thúc tại gia. Những nhà bảo vệ nhân quyền nói trên có hai tuần để kháng cáo đối với các bản án.

“Chúng tôi rất quan tâm đến cách và những người hoạt động ôn hòa đã bị đối xử hà khắc bằng việc sử dụng Điều 79 của Bộ Luật Hình sự năm 1999 của Việt Nam để buộc tội và kết án những tiếng nói bất đồng, chủ yếu là các nhà bảo vệ nhân quyền, nhất là khi người bị cáo buộc theo Điều 79 có thể phải đối mặt với án tử hình hoặc án tù chung thân,”ba chuyên gia cho biết.

Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà, cả hai luật sư về quyền con người, đã bị bắt vào năm 2015 trên đường đi gặp đoàn đại biểu của EU trước cuộc đối thoại về nhân quyền hàng năm giữa EU và Việt Nam. Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn và Nguyễn Bắc Truyển bị bắt vào tháng 7 năm 2017, trong bối cảnh đàn áp sâu rộng nhằm trấn áp tự do ngôn luận.

Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Trường Minh Đức và Nguyễn Trung Tôn là những người vận động ủng hộ dân chủ, là thành viên của phong trào HộiAnh emDân chủ. Nhóm được thành lập vào năm 2013 và bao gồm hầu hết làcựu tù chính trị, làmột nhóm trực tuyến kêu gọi dân chủ.

Ba chuyên gia của LHQ đặc biệt lo ngại rằng tất cả 6 nhà hoạt động này đều bị giam trước khi xét xử với sự tiếp cận hạn chế của luật sư, vi phạm rõ ràng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và rằng họ bị truy tố liên quan đến các hoạt động của họ trong vai trò của người bảo vệ nhân quyền và người hoạt động dân chủ.

Các chuyên gia cho biết: “Chúng tôi cũng vô cùng sửng sốt khi được biết có ít nhất 12 người ủng hộ sáu nhà bảo vệ nhân quyền, những người đứng bên ngoài tòa trong ngày, đã bị bắt và giam giữ mà không có cáo buộc. Những người ủng hộ này đã trương những khẩu hiệu như “Dân chủ không phải là một tội phạm,” “Công lý cho HộiAnh em Dân chủ” và “Chấm dứt đàn áp Hội Anh em Dân chủ.”

Ngày 10 tháng 4, ông Nguyễn Văn Túc, một thành viên khác của Hội Anh em Dân chủ, đã bị kết án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế tại gia cũng với cáo buộc Theo Điều 79 của BLHS.

Năm 2017, số vụ bắt giữ và giam cầm ngườibảo vệ nhân quyền ở Việt Nam đã gia tăng đáng kể. Các chuyên gia nhấn mạnh: “Chúng tôi thúc giục nhà chức trách không đàn áp xã hội dân sự và đàn áp quyền tự do ngôn luận và hội họp ôn hòa vì việc đàn áp này vi phạm nghĩa vụ của quốc gia theo luật nhân quyền quốc tế”.

Các chuyên gia cho biết: “Chúng tôi cũng kêu gọi Việt Nam phóng thích tất cả các tù nhân chính trị và tạo ra một môi trường an toàn và khả thi cho các nhà bảo vệ nhân quyền, phù hợp với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của họ.”

Các chuyên gia đã liên lạc với Chính phủ Việt Nam để tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề được nêu.

Trước đây,Nhóm Công tác của Liên hợp quốc về Bắt giữ Độc đoán đã đưa ra hai ý kiến về bắt giữ tuỳ tiện, một là về việc bắt giữ Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức, và một về bắt giữ Nguyễn Văn Đài.

Ba chuyên gia: ông Michel Forst, là Báo cáo viên đặc biệt về tình hình các nhà bảo vệ nhân quyền; Ông José Antonio Guevara Bermúdez, người đứng đầu Nhóm Công tác về Bắt giữ Độc đoán, và David Kaye là đặc phái viên LHQ về cổ súy và bảo vệ quyền tự do bày tỏ ý kiến, biểu đạt. Cả ba là những thành viên của Cơ chế đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Các báo cáo viên đặc biệt là một phần của Thủ tục Đặc biệt (Special Procedures) của Hội đồng Nhân quyền. Các thủ tục đặc biệt, cơ quan chuyên gia độc lập lớn nhất trong Hệ thống Nhân quyền của Liên hợp quốc, là tên chung của cơ chế tìm kiếm và giám sát độc lập của Hội đồng nhằm giải quyết các tình huống cụ thể của quốc gia hoặc các vấn đề theo chủ đề ở tất cả các nơi trên thế giới. Các chuyên gia về Thủ tục Đặc biệt làm việc trên cơ sở tự nguyện; họ không phải là nhân viên LHQ và không nhận lương cho công việc của họ. Họ hoạt động độc lập với bất kỳ chính phủ hoặc tổ chức nào và phục vụ trong khả năng cá nhân của họ.