Plo | 18/7/2014
Trong khi những chấn động từ vụ oan án của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) chưa kịp hạ nhiệt thì mới đây dư luận một lần nữa lại hết sức “bàng hoàng” về những bức cung, nhục hình mà Thạch Sô Phách (Sóc Trăng) đã nếm trải.
Điều đáng nói là trong cả hai vụ này, phải đợi đến khi có người khác ra tự thú thì sự thật mới phơi bày, những người bị làm oan mới được giải oan. Hay nói cách khác, sự thức tỉnh lương tâm của kẻ phạm tội chứ không phải hệ thống kiểm tra, giám sát của bộ máy tư pháp đã cứu những người bị nhục hình, bức cung và kết án oan sai.
Nhiều luật sư lâu năm trong nghề kể lại có những bị cáo bị nhục hình, bức cung rất thương tâm nhưng “án tại hồ sơ”, không dễ gỡ tội cho họ. Đất nước đã hòa bình, thống nhất gần 40 năm, đã 14 năm bước vào thế kỷ XXI, liệu có cách nào để biết có bao nhiêu vụ nhục hình, bức cung theo cách thức như vậy đã xảy ra và có bao nhiêu người bị oan sai vẫn còn đang ở trong tù ngục?Khắc phục nạn nhục hình, bức cung không dễ, bởi vẫn còn những cán bộ tư pháp cho rằng nhục hình, bức cung “là cần thiết” theo kiểu “mục đích biện minh cho phương tiện”. Đặc biệt, không ít người của cơ quan tố tụng rất hay phàn nàn là “phạm nhân” đã nhận tội nhưng sau khi gặp luật sư thì lại đổi lời khai.
Quyền có luật sư ngay từ khi bị tạm giữ, bị khởi tố, dù là quyền con người hiến định của công dân, vẫn bị cản ngại, hạn chế, vô hiệu hóa trong không ít trường hợp. Vẫn có điều tra viên tư duy theo cách “thà xử lầm còn hơn lọt tội” và nguyên tắc “suy đoán vô tội” là điều làm họ dị ứng.Dẫu rằng bức cung, nhục hình dưới vô vàn cách thức đã và đang diễn ra ở nhiều nước, kể cả ở các nước phát triển nhưng không thể lấy cái xấu và cái ác của người khác để cho rằng mình cũng được quyền xấu và ác (cũng như không thể nói rằng nhiều nước khác còn tham nhũng để được quyền dung thứ nạn tham nhũng). Chúng ta đều biết cách tư duy đó sẽ đưa xã hội và đất nước đi đến đâu.
Nhục hình và bức cung là tội ác và người bị xử oan sai là những nạn nhân. Không thể điều tra tội phạm bằng cách phạm tội, không thể bảo vệ nạn nhân của tội ác bằng cách tạo ra những nạn nhân mới.
Điều tra, truy tố tội phạm là một khoa học. Lao động của điều tra viên, công tố viên là lao động trí óc. Đặc trưng của thứ lao động này là không thể được thay thế bằng sức mạnh cơ bắp, bằng số đông. Hiệu quả duy nhất của thứ lao động này sự thật khách quan được minh chứng, là công lý được thực thi. Một điều tra viên, công tố viên giỏi là vốn quý của ngành và của đất nước. Đã từng có những điều tra viên, công tố viên là thần tượng của giới trẻ, là khắc tinh của bọn tội phạm. Có người đã sống và chết một cách anh hùng. Nghiêm trị nạn nhục hình, bức cung cũng chính là bảo vệ thanh danh những người anh hùng đó.
Luật sư TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA
August 18, 2014
Nhục hình và bức cung: Phải dứt khoát loại trừ!
by Nhan Quyen • Nguyễn Thanh Chấn
Nhục hình và bức cung là tội ác và người bị xử oan sai là những nạn nhân. Không thể điều tra tội phạm bằng cách phạm tội, không thể bảo vệ nạn nhân của tội ác bằng cách tạo ra những nạn nhân mới.
Điều tra, truy tố tội phạm là một khoa học. Lao động của điều tra viên, công tố viên là lao động trí óc. Đặc trưng của thứ lao động này là không thể được thay thế bằng sức mạnh cơ bắp, bằng số đông. Hiệu quả duy nhất của thứ lao động này sự thật khách quan được minh chứng, là công lý được thực thi. Một điều tra viên, công tố viên giỏi là vốn quý của ngành và của đất nước. Đã từng có những điều tra viên, công tố viên là thần tượng của giới trẻ, là khắc tinh của bọn tội phạm. Có người đã sống và chết một cách anh hùng. Nghiêm trị nạn nhục hình, bức cung cũng chính là bảo vệ thanh danh những người anh hùng đó.
Luật sư TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA