Trình tự Xét xử công minh (28)- Phần 3: Những trường hợp đặc biệt

trinh tu-xet-xu-cong-minhBản dịch của Vũ Quốc Ngữ

(Defend the Defenders)

Nguồn: Amnesty International 

Chương 27- Trẻ em

Trẻ em bị buộc tội vi phạm pháp luật được hưởng tất cả các quyền xét ​​xử công bằng áp dụng cho người lớn, và có thêm sự bảo về dành cho người vị thành niên. Cụ thể, việc đối xử với trẻ em phải dựa trên một thực tế là trẻ em khác với người lớn trong sự phát triển về thể chất và tâm lý, và phải tính đến lợi ích tốt nhất cho đứa trẻ phạm tội đó. Trong hành chính tư pháp dành cho vị thành niên, các quốc gia phải phải đảm bảo tôn trọng lợi ích tốt nhất của trẻ em một cách có hệ thống; các quyền của trẻ em được sống, tồn tại và phát triển; quyền của trẻ em được lắng nghe; và quyền không bị phân biệt đối xử. Tước quyền tự do phải là một biện pháp cuối cùng và các lựa chọn thay thế phải được áp dụng. Nhục hình, các án tử hình và án chung thân không có khả năng ân xá bị nghiêm cấm áp dụng cho trẻ em bị phạm tội khi chúng dưới 18 tuổi.

Chương 27- Trẻ em

Chương 28- Những trường hợp án tử hình

Chương 29- Tòa án đặc biệt, tòa chuyên biệt và tòa án quân sự

Chương 30- Quyền được bồi thường do xử án sai

Chương 31- Quyền được xét ​​xử công bằng trong tình trạng khẩn cấp

Chương 32- Quyền được xét xử công bằng trong cuộc xung đột vũ trang

============

Chương 27- Trẻ em

Trẻ em bị buộc tội vi phạm pháp luật được hưởng tất cả các quyền xét ​​xử công bằng áp dụng cho người lớn, và có thêm sự bảo về dành cho người vị thành niên. Cụ thể, việc đối xử với trẻ em phải dựa trên một thực tế là trẻ em khác với người lớn trong sự phát triển về thể chất và tâm lý, và phải tính đến lợi ích tốt nhất cho đứa trẻ phạm tội đó. Trong hành chính tư pháp dành cho vị thành niên, các quốc gia phải phải đảm bảo tôn trọng lợi ích tốt nhất của trẻ em một cách có hệ thống; các quyền của trẻ em được sống, tồn tại và phát triển; quyền của trẻ em được lắng nghe; và quyền không bị phân biệt đối xử. Tước quyền tự do phải là một biện pháp cuối cùng và các lựa chọn thay thế phải được áp dụng. Nhục hình, các án tử hình và án chung thân không có khả năng ân xá bị nghiêm cấm áp dụng cho trẻ em bị phạm tội khi chúng dưới 18 tuổi.

==============

27.1 Trẻ em có quyền được chăm sóc đặc biệt và bảo vệ

27.1.1 Định nghĩa của ‘trẻ em”

27.1.2 Độ tuổi tối thiểu để chịu trách nhiệm hình sự

27.1.3 Xét xử trẻ em như người lớn

27.2 Các lợi ích tốt nhất của trẻ em

27.3 Những nguyên tắc cơ bản của công lý dành cho trẻ vị thành niên

27.4 Các nguyên tắc về tính hợp pháp

27.4.1 Các tội danh

27.4.2 Đào ngũ hay trốn gia nhập lực lượng vũ trang

27.4.3 Trách nhiệm hình sự của cha mẹ

27.5 Những lựa chọn thay thế cho thủ tục tố tụng tư pháp chính thức

27.6 Việc tiến hành các thủ tục tố tụng chống lại vị thành niên

27.6.1 Bắt giữ

27.6.2 Thông báo cho cha mẹ và sự tham gia của họ trong vụ án

27.6.3 Hỗ trợ pháp lý và hỗ trợ khác

27.6.4 Nhiệm vụ cụ thể để chống lại việc tự buộc tội

27.6.5 Quyền được thông tin về cáo buộc và các quyền

27.6.6 Quyền được lắng nghe

27.6.7 Giam giữ trước khi xét xử

27.6.8 Việt xét xử được tiến hành một cách nhanh nhất có thể

27.6.9 Việc bảo mật của thủ tục tố tụng

27.6.10 Thông báo về quyết định

27.6.11 Phúc thẩm

27.7 Nghị quyết của các trường hợp

27.7.1 Việc cấm giam giữ trẻ em cùng với người lớn

27.7.2 Các giải pháp thay thế cho việc tước quyền tự do

27.7.3 Những hình phạt bị cấm

27.8 Nạn nhân và nhân chứng trẻ em

==============

27.1 Trẻ em có quyền được chăm sóc đặc biệt và bảo vệ

Trẻ em bị buộc tội vi phạm pháp luật mà bị đem ra xử thì được hưởng tất cả các đảm bảo xét xử công bằng áp dụng cho người lớn. Ngoài ra, tiêu chuẩn quốc tế nhận ra rằng trẻ em bị buộc tội vi phạm pháp luật hình sự cần được đối xử và bảo vệ theo cách đặc biệt.

Trong hành chính tư pháp dành cho vị thành niên, các quốc gia phải đảm bảo tôn trọng một cách có hệ thống lợi ích tốt nhất của trẻ em, quyền được sống của trẻ em, tồn tại và phát triển, nhân phẩm, được lắng nghe và không bị phân biệt đối xử.

Khi thích hợp, đặc biệt là nơi cải tạo có thể được áp dụng, nên có những biện pháp thay thế việc xét xử theo hệ thống tư pháp chính thức. Các biện pháp này phải phù hợp với thủ tục, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, tôn trọng các quyền của trẻ em.

27.1.1 Định nghĩa về “trẻ em”

Công ước về Quyền trẻ em định nghĩa trẻ em như một con người dưới 18 tuổi trừ phi luật quy đinh tuổi trưởng thành sớm hơn. Hiến chương châu Phi về quyền của trẻ em xác định một đứa trẻ như bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, không có ngoại lệ. Trong khi Công ước châu Mỹ, như ICCPR, sử dụng thuật ngữ “trẻ em”, nhưng không xác định nó, Tòa án liên Mỹ đã làm rõ rằng đối với các công ước của Mỹ, một đứa trẻ là một người dưới 18 tuổi.

Một số văn kiện quốc tế sử dụng thuật ngữ khác, chẳng hạn như “nhỏ”, “vị thành niên” và “người trẻ”. Nhiều văn kiện trong số đó đã được soạn thảo trước khi thông qua Công ước về Quyền của trẻ em vào năm 1990; đa số các văn bản xây dựng sau này đều sử dụng định nghĩa trong công ước. Tuy nhiên, Hiến chương Thanh niên châu Phi, được thông qua năm 2006, sử dụng các thuật ngữ “thanh niên” và “những người trẻ tuổi” (là những người từ 15 đến 35) để chỉ ra rằng rất nhiều các điều khoản bảo vệ của hiến chương mở rộng đến người trẻ cũng như trẻ em.

Trong trường hợp không xác định độ tuổi của một người trẻ tuổi, tiêu chuẩn quốc tế kêu gọi áp dụng lợi ích về người trẻ tuổi cho đối tượng và áp dụng hệ thống tư pháp dành cho người vị thành niên.

Hơn nữa, ngay cả khi một quốc gia quy định tuổi trưởng thành sớm hơn tuổi 18, Ủy ban về Quyền của trẻ em kêu gọi áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về tư pháp dành cho người chưa thành niên cho tất cả mọi người dưới 18 tuổi.

27.1.2 Độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự

Trẻ em chưa đến độ tuổi tối thiểu để chịu trách nhiệm hình sự không nên bị buộc tội một cách chính thức hoặc chịu trách nhiệm trong một thủ tục tư pháp hình sự. Thay vào đó, hành vi của họ cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp bảo vệ đặc biệt, thích hợp mang lại lợi ích tốt nhất của trẻ.

Cả Công ước về quyền trẻ em và ICCPR đều không đặt ra độ tuổi tối thiểu phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, Ủy ban về Quyền trẻ em và Ủy ban Nhân quyền đã kết luận rằng các điều ước quốc tế đó đòi hỏi các quốc gia thiết lập một độ tuổi tối thiểu mà dưới đó trẻ em không phải chịu hình phạt.

Hiến chương châu Phi về quyền trẻ em yêu cầu các quốc gia thiết lập một độ tuổi tối thiểu mà từ đó con người phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ủy ban về quyền trẻ em đã kết luận rằng 12 tuổi là độ tuổi thấp nhất được quốc tế chấp nhận là

tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự. Ủy ban này thúc giục các quốc gia có độ tuổi tối thiểu thấp hơn tăng nó lên ít nhất là 12, và tiếp tục tăng nó đến một độ tuổi cao hơn. Những quốc gia có một độ tuổi tối thiểu cao hơn được khuyến khích không giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự xuống. Các nguyên tắc về xét xử công bằng ở châu Phi coi 15 là độ tuổi tối thiểu phải trách nhiệm hình sự 15.

Các cơ quan nhân quyền quốc tế khác, bao gồm Ủy ban Nhân quyền, đã tuyên bố rằng độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự không nên quá thấp một cách bất hợp lý, và đã kêu gọi các quốc gia hiện đang áp dụng độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự là 8 và 10 nâng độ tuổi này lên.

Ủy ban về quyền trẻ em đã bày tỏ quan ngại về thực tiễn cho phép ngoại lệ đối với độ tuổi tối thiểu phải chịu trách nhiệm hình sự, ví dụ như khi một đứa trẻ bị cáo buộc thực hiện một hành vi phạm tội nghiêm trọng hoặc được coi là trưởng thành, đủ để chịu trách nhiệm hình sự.

27.1.3 Xét xử trẻ em như người trưởng thành

Mỗi người ở độ tuổi dưới 18 tuổi tại thời điểm bị cáo buộc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải được xét xử theo các quy tắc của công lý dành cho tuổi vị thành niên. Điều này cũng được áp dụng trong thời gian xung đột vũ trang và trong các tình huống chiếm đóng. (Xem Chương 32)

Ủy ban về Quyền trẻ em kêu gọi các quốc gia mà giới hạn bảo vệ công lý trẻ vị thành niên cho các em nhỏ hơn, hoặc đối xử một số trẻ em như người trưởng thành thay đổi luật pháp của họ để quy tắc công lý dành cho trẻ vị thành niên của họ áp dụng đầy đủ cho tất cả những người dưới 18 tuổi tại thời điểm phạm tội theo cáo buộc. Các cơ quan nhân quyền đã kêu gọi các quốc gia không xét xử trẻ em như người trưởng thành và cải cách pháp luật cho phép xét xử trẻ em như người lớn.

Ủy ban liên Mỹ có quan điểm rằng “biện pháp trừng phạt của Nhà nước phải khác biệt dành cho người phạm tội là trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi, chính vì họ là trẻ em khi có hành vi phạm tội và do đó lời kết tội, và hình phạt nên được áp dụng nhẹ hơn đối với trẻ em so với lời kết tội và bản án dành cho người lớn về cùng một hành vi”.

27.2 Các lợi ích tốt nhất của một đứa trẻ

Các lợi ích tốt nhất của một đứa trẻ phải được xem xét trong tất cả các hoạt động liên quan đến trẻ em.

Tòa án liên Mỹ đã nhận ra rằng lợi ích tốt nhất của trẻ em yêu cầu “sự phát triển của trẻ và được hưởng đầy đủ các quyền của chúng phải được coi là nguyên tắc chỉ đạo trong việc áp dụng các quy định liên quan đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống của trẻ em”.

Tòa án châu Âu cho rằng trong vụ án liên quan đến một đứa trẻ, tòa án được yêu cầu phải bảo vệ lợi ích tốt nhất của trẻ em và lợi ích tốt nhất của trẻ em phải được đánh giá trong từng trường hợp.

27.3 Những nguyên tắc cơ bản của tư pháp dành cho trẻ vị thành niên

Trẻ em vi phạm pháp luật phải được đối xử một cách phù hợp với phẩm giá và nhu cầu của họ. Điều này đòi hỏi các quốc gia phát triển và thực hiện một chính sách công lý toàn diện dành cho trẻ vị thành niên tuân theo tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, các quốc gia phải thiết lập một hệ thống luật dành cho trẻ vị thành niên riêng biệt, theo định hướng trẻ em.

Tòa án liên Mỹ đã cho rằng “trẻ em dưới 18 tuổi mà bị cho là thực hiện hành vi phạm tội cần phải được xét xử bởi những tòa án khác với tòa án dành cho người trưởng thành”.

Ủy ban chống tra tấn đã bày tỏ quan ngại về việc thiếu một hệ thống tư pháp dành cho vị thành niên tại các nước như Burundi và Liên bang Nga và kêu gọi Campuchia thành lập một hệ thống tư pháp riêng biệt dành cho vị thành niên.

Hệ thống tư pháp dành cho trẻ vị thành niên phải được thiết lập ngay cả trong các cuộc xung đột và sau xung đột.

Ủy ban Nhân quyền kêu gọi thành lập hoặc củng cố hệ thống tư pháp dành cho trẻ vị thành niên ở các nước Afghanistan, Campuchia, Sierra Leone và Somalia. (Xem thêm Chương 32- Về xung đột vũ trang)

Tiêu chuẩn quốc tế, Ủy ban về quyền trẻ em, các cơ quan hiệp ước khác, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc và chính quyền địa phương đã xác định được các nguyên tắc cơ bản sau đây của tư pháp dành cho trẻ vị thành niên:

  • Đối xử phù hợp với nhận thức của trẻ em về phẩm giá và giá trị con người;
  • Đối xử có tính đến độ tuổi của trẻ và thúc đẩy tái hòa nhập của trẻ em và tiếp nhận trẻ với một vai trò xây dựng trong xã hội;
  • Cấm và phòng ngừa tất cả các hình thức bạo lực.

Việc đối xử với trẻ em của hệ thống tư pháp vị thành niên cũng phải củng cố sự tôn trọng của đứa trẻ về nhân quyền và tự do cơ bản của người khác.

Một hệ thống tư pháp dành cho trẻ vị thành niên có hiệu quả đòi hỏi phải đào tạo bài bản cho cảnh sát, công tố viên, đại diện tư pháp, thẩm phán và những người làm việc với trẻ em vi phạm pháp luật. Việc đào tạo này phải bao gồm sự tập trung đặc biệt vào các nhu cầu cụ thể của các bé gái, trong đó có tác động của tình trạng lạm dụng trước kia và nhận thức về nhu cầu sức khỏe. Bộ phận hành chính tư pháp vị thành niên nên thu thập số liệu thống kê phân chia theo đội tuổi, giới tính và các yếu tố liên quan khác mà có thể dẫn đến sự bất bình đẳng.

Tòa án liên Mỹ đã lưu ý rằng một hệ thống tư pháp vị thành niên hiệu quả, công bằng và nhân đạo đòi hỏi phải có ý rộng rãi “để những người ra quyết định có thể tiến hành các bước mà họ cho là thích hợp nhất trong mỗi trường hợp” cũng như ” kiểm tra và cân đối để hạn chế sự lạm dụng quyền hạn tùy ý và bảo vệ các quyền của người chưa thành niên”.

Các quốc gia cần thiết lập hệ thống trợ giúp pháp lý thân thiện với trẻ em.

Như đã thảo luận dưới đây, khi nhà nước lựa chọn để giải quyết các trường hợp một cách không chính thức, nó phải bảo vệ quyền của trẻ một cách đầy đủ. Các quá trình của tư pháp chính thức dành cho trẻ vị thành niên phải đảm bảo tất cả các quyền xét ​​xử công bằng, bao gồm cả những quyền đặc biệt liên quan đến trẻ em.

27.4 Nguyên tắc về tính hợp pháp

Nguyên tắc về tính hợp pháp là yêu cầu các hành vi phạm tội phải được xác định một cách chính xác trong phạm vi pháp luật và pháp luật phải có thể được tiếp cận, áp dụng cho hành vi phạm tội thực hiện bởi trẻ em vị thành niên. (Xem Chương 18 phân 1 mục 1)

Áp dụng nguyên tắc về tính hợp pháp cùng với nguyên tắc về các lợi ích tốt nhất và các nguyên tắc cốt lõi của tư pháp dành cho trẻ vị thành niên, trẻ em không phải chịu trách nhiệm về những hành vi mà không được coi là tội nếu thực hiện bởi người trưởng thành. Hệ thống tư pháp cũng không nên bắt chúng chịu trách nhiệm về các hành vi khác mà không được coi là tội hình sự.

27.4.1 Các cáo buộc

Các quốc gia cần bãi bỏ quy định pháp luật hình sự hóa những hành vi không được coi là tội nếu được thực hiện bởi người trưởng thành, chẳng hạn như trốn học, lang thang trên đường phố hay bỏ nhà. Thay vào đó, nếu thích hợp, các quốc gia cần phải giải quyết những hành vi như vậy thông qua các biện pháp bảo vệ trẻ em, bao gồm hỗ trợ cho bố mẹ, để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ.

Ủy ban Nhân quyền bày tỏ quan ngại về hoạt động của asiwalid ở Somalia, nơi cha mẹ gửi con cái không vâng lời phải được giữ trong tù cho đến khi họ ra lệnh cho họ sẽ được phát hành.

Ủy ban liên Mỹ thấy rằng trẻ em ở Honduras bị giam giữ vì những hành vi phi hình sự, chỉ vì họ đã bị bỏ rơi, mồ côi, lang thang, đã phải chịu đựng một sự vi phạm quyền tự do cá nhân.

Áp dụng nguyên tắc trẻ em không nên bị trừng phạt cho một hành động không được coi là tội nếu nó được thực hiện bởi người trưởng thành, Tổ chức Ân xá quốc tế kêu gọi các quốc gia không khởi tố trẻ cho hành vi tình dục có sự đồng thuận.

 27.4.2 Đào ngũ hoặc trốn quân dịch

Phục vụ trong lực lượng vũ trang của trẻ em dưới 18 tuổi là một hình thức lao động độc hại, bị cấm theo Công ước về các hình thức lao động tồi tệ của trẻ em (Công ước 182 của Tổ chức Lao động Quốc tế). Mọi hình thức bắt buộc trẻ em dưới 18 tuổi phục vụ quân ngũ bị cấm. Việc bắt trẻ em dưới 15 tuổi phục vụ trong cuộc chiến là một tội ác chiến tranh.

Tổng thư ký LHQ đã kêu gọi các quốc gia không bắt giữ trẻ em (bao gồm cả những người từ 15 tuổi trở lên) về tội đào ngũ hoặc về cáo buộc tương tự. “Khi trẻ không thể phục vụ hợp pháp trong quân đội và do vậy, việc đào ngũ sẽ không là hành vi bất hợp pháp”. Trẻ em bị buộc tội tham gia, liên kết với các lực lượng vũ trang hoặc các nhóm vũ trang cần được đối xử như là nạn nhân thay vì bị coi như là thủ phạm.

27.4.3 Trách nhiệm hình sự của cha mẹ

Hình phạt cho hành vi phạm tội chỉ có thể được áp dụng cho người thực hiện hành vi phạm tội đó. Nguyên tắc này được áp dụng trong việc cấm trừng phạt cha mẹ về hành vi phạm tội hình sự của con cái họ.

Ủy ban về quyền trẻ em quan sát thấy rằng trừng phạt cha mẹ về những hành vi vi phạm luật pháp của con cái không làm cho cha mẹ trở thành những đối tác tích cực trong việc giúp con cái họ tái hòa nhập xã hội.

(còn nữa)

Đọc các phần trước tại đây