Tuần tin người bảo vệ nhân quyền 17/8-23/8/2015: Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu đảm bảo quyền công dân cho những người bị tạm giam, bị bắt

Defenders’ Weekly | 23-08-2015

Defenders-weekly

Trong phiên họp lần thứ 40, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Tạm giam, Tạm giữ, yêu cầu cơ quan cơ quan điều tra tôn trọng quyền công dân của người bị tạm giam, tạm giữ vì những người này chưa mất quyền công dân.

Các chức sắc của hai tôn giáo Cao Đài và Công giáo đã phê phán dự thảo Luật về Tôn giáo, cho rằng với dự thảo này, nhà nước can thiệp quá sâu vào các công việc của các tôn giáo.

Ông Steven Dane Russell, dân biểu của Quốc hội Hoa Kỳ thuộc khu vực Oklahoma, đã quyết định nhận kết nghĩa với một tù nhân lương tâm Việt Nam trong nỗ lực yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho những người cất lên tiếng nói phản biện.

Nghị sỹ quốc hội của Australia Chris Hayes đã viết một bức thư tới Ngoại trưởng Julie Bishop về tình trạng của những tù nhân chính trị ở Việt Nam trước cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam.

Chính quyền cộng sản Việt Nam quyết định ân xá cho 18.331 tù nhân trong dịp lễ Quốc khánh năm nay. Trong số những người được ân xá dịp này là 32 người nước ngoài và một người bị kết tội vi phạm an ninh quốc gia. Không có một tù nhân lương tâm nào được ân xá trong dịp này.

Ngoài ra còn có nhiều tin quan trọng khác.

***********17/8/2015************

 Bị tạm giam vẫn có quyền bầu cử, gặp luật sư

Đối tượng bị tạm giam, tạm giữ vẫn chưa phải là người có tội nên phải đảm bảo mọi quyền công dân, quyền con người của họ.

Ngày 17/8, cho ý kiến vào dự án Luật Tạm giữ, tạm giam, đa số các ý kiến tại phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều đưa ra quan điểm như trên.

Người bị tạm giữ, tạm giam được thực hiện quyền bầu cử

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhấn mạnh, Dự thảo Luật này đã quy định khác nhau giữa quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam với người chấp hành án phạt tù, như: Người chấp hành án phạt tù phải bị lao động (bắt buộc); phải học tập, rèn luyện kỷ luật, pháp luật, giáo dục công dân, học văn hóa…; còn người bị tạm giữ, tạm giam không có các nghĩa vụ này. Người bị tạm giữ, tạm giam được thực hiện quyền bầu cử; người chấp hành án phạt tù bị tước bỏ quyền này…

“Thường trực Ủy ban Tư pháp đã phối hợp với cơ quan soạn thảo rà soát bổ sung các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam như quyền bầu cử; quyền gặp luật sư, người bào chữa; quyền được khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế nếu người bị tạm giữ, tạm giam đóng bảo hiểm y tế, tăng cường hơn một số chế độ của người bị tạm giữ, tạm giam….”, ông Hiện cho biết.

Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước, cần đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo quyền của những người bị tạm giữ, tạm giam. Đối tượng bị tạm giữ, tạm giam là con người, là công dân, đều có đầy đủ quyền công dân. Việc tiến hành tạm giữ, tạm giam đối với họ là nhằm làm rõ mối quan hệ của họ trong các vụ án vừa xảy ra… Những người này chỉ khác với công dân bên ngoài ở chỗ họ bị cưỡng chế tạm trú trong một nơi có sự quản lý, kiểm soát của Nhà nước. “Về quyền được gặp thân nhân của những người bị tạm giữ, tạm giam, tôi đề nghị quy định cụ thể hơn. Hay như quyền tiếp cận thông tin, phải quy định rõ những người bị tạm giữ, tạm giam được quyền tiếp cận thông tin ở mức độ nào, có quyền được gọi điện thoại ra ngoài, được nhận thư, gửi thư hay không?”, ông Phước đề nghị.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đề nghị phải phân biệt rõ giữa đối tượng ngồi tù và đối tượng bị tạm giam, tạm giữ. “Người bị tạm giữ, tạm giam chưa bị xử án nên vẫn là công dân, chưa bị hạn chế các quyền cơ bản, vì vậy nhất định phải đảm bảo quyền cơ bản của những người này”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.

Tranh luận về hình thức kỷ luật cùm chân

Dự thảo Luật Tạm giữ, tạm giam quy định người bị cách ly ở buồng kỷ luật nếu có hành vi chống phá quyết liệt cơ sở giam giữ, tự sát, tự gây thương tích cho bản thân, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác thì bị cùm một chân. Thời gian bị cùm chân do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định. Hình thức kỷ luật cùm chân không áp dụng đối với người bị kỷ luật là người chưa thành niên, phụ nữ, người từ đủ 75 tuổi trở lên. Trong thời gian bị cách ly ở buồng kỷ luật, người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế việc gặp thân nhân, gửi, nhận thư, nhận quà.

Cho ý kiến về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhấn mạnh: “Trong BLHS quy định cùm chân là hình thức hạn chế quyền tự do đối với phạm nhân, nhưng đối với trường hợp tạm giữ, tạm giam thì phải cân nhắc vì người bị tạm giữ, tạm giam chưa phải là người phạm tội, quyền của họ phải được đảm bảo”.

Giao thông: Bị tạm giam vẫn có quyền bầu cử, gặp luật sư

===============

Giáo viên bị mời làm việc vì đăng bài liên quan đến VNCH

Võ Thị Thanh Hải hiện là giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi Q2, Tp HCM. Chị bị công an mời lên làm việc về việc đăng bài liên quan đến VNCH.

Trong buổi làm việc công an đã đưa cho chị một xấp giấy A4 in sẵn những bài viết đã đăng trên FB của chị và hỏi: ‘Lý do vì sao chị đăng lên như vậy khi chị đang sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, không phải là chế độ Việt Nam cộng hòa?”  và họ cũng kết tội chị: “Chị là một giáo viên sống ở chế độ XHCN cờ đỏ sao vàng chứ không phải cờ vàng 3 sọc đỏ cho nên việc làm của chị không đúng. Nếu như thế chị sẽ làm sai lệch tư tưởng của các cháu.”

Chị Hải trả lời mặc dù chị đăng các bài về VNCH nhưng khi lên lớp, chị vẫn dạy theo đúng chương trình của Bộ Giáo dục. Và luôn dạy các em những điều tốt đẹp để sau này trở thành những con người có ích cho đất nước, cho xã hội.

Công an yêu cầu chị tháo gỡ các hình ảnh và các bài viết liên quan đến Việt Nam Cộng Hòa; bắt chị cam kết không được viết tiếp những bài về VNCH. Chị không đồng ý vì chị cho rằng không có quy định nào của pháp luật cấm đưa lên Facebook cá nhân những hình ảnh liên quan đến lịch sử Việt Nam bất kể là thời nào, kể cả thời Việt Nam Cộng Hòa.

Sau khi làm việc với công an xong tưởng chị đã yên ổn những không như ý tưởng ngày 10.08.2015 trong buổi họp Hội đồng Sư phạm đầu năm thì chị được bộ 3 Ban giám hiệu thông báo là Trưởng phòng giáo dục vừa gọi điện yêu cầu Nhà trường không được phân lớp cho chị, và phải chờ quyết định của Phòng điều động đi nơi khác.

Chỉ vì bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa mà chị Hải bị trù dập, sách nhiễu. Bằng lương tâm và trách nhiệm của một nhà giáo chân chính, chị tuyên bố sẽ không khuất phục và sẽ tham gia vào công cuộc tranh đấu cho nhân quyền và quyền lợi của học sinh nghèo.

ABASAM: Giáo viên bị mời làm việc vì đăng bài liên quan đến VNCH

=======================

Xịt hơi cay vào mặt người dân, trưởng công an xã chỉ bị khiển trách

Dùng bình xịt hơi cay xịt tới tấp vào mặt anh Lê Tiến Phú khiến anh gục ngã tại chỗ, nhưng trưởng công an xã (người xịt hơi cay vào mặt anh Phú) chỉ bị kỷ luật dưới hình thức khiển trách.

Vào ngày 15/8/2015, UNBD huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) cho biết, đã kỷ luật với hình thức khiển trách đối với ông Phạm Thành Trung về hành vi sử dụng công cụ hỗ trợ sai quy định.

Trước đó, vào ngày 21/5/2015, một đoạn clip đã được người dân ghi lại và đưa lên mạng cảnh ông Trung dùng bình xịt hơi cay xịt tới tấp vào mặt anh Phú. Sự việc khiến người dân rất tức giận, phản đối về hành vi lợi dụng chức quyền làm càn của tay công an này.

Gia đình anh Phú cho biết, sau bị xịt hơi cay vào mặt anh đã phải nằm ở nhà điều trị. Vì gia đình khó khăn, nên anh không đủ chi phí để nhập viện với chi phí chữa trị lên tới 50 triệu đồng.

Phía tay công an Trung chỉ thừa nhận việc bản thân đã dùng bình xịt hơi cay quá đà, và chỉ đến nhà xin lỗi cho qua chuyện. Những chuyện như thế vẫn diễn ra thường xuyên tại Việt Nam: cán bộ làm sai pháp luật chỉ bị kỷ luật, khiển trách, rút kinh nghiệm.

SBTN: Xịt hơi cay vào mặt người dân, trưởng công an xã chỉ bị khiển trách

====================

Khối Nhơn Sanh: Yêu cầu hủy bỏ dự thảo 4 – Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Vào lúc 10h30, , ngày 16/08/2015, các thành viên Khối Nhơn Sanh cùng đồng đạo tín ngưỡng Đạo Cao Đài từ Cần Thơ, Đồng ThápTP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước… đã đến Vĩnh Long hội luận về dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo.

Hội luận nhận xét Dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng tôn giáo chưa thể hiện được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và quyền con người. Với qui định như vậy chính quyền sẽ can thiệp rất sâu vào tổ chức tôn giáo.

Hội luận đúc kết 4 điểm chính: Dự thảo 4 mâu thuẩn với mục tiêu dân chủ, tự do; Trái với truyền thống dân tộc và đạo pháp; Dự thảo 4 tước đoạt quyền tín đồ đương nhiên của người theo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ năm 1926; Không phù hợp với các điều ước quốc tế.

40 người tham gia Hội luận đã ký tên vào “Thư yêu cầu”, theo đó yêu cầu chính quyền các cấp, Ban Tôn giáo, Mặt Trận Tổ Quốc hủy bỏ dự thảo 4 – Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, qua đó cũng khuyến nghị chính quyền nên mời những người có chuyên môn sâu về pháp luật, tôn giáo tham gia soạn thảo nhằm đảm bảo một dự luật thể hiện đúng bản chất về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thay vì sử dụng luật như một biện pháp kiểm soát.

IJAVN: Khối Nhơn Sanh: Yêu cầu hủy bỏ dự thảo 4 – Luật tín ngưỡng, tôn giáo

**************18/8/2015**************

DB Hoa Kỳ Steve Russell: Sẽ kết nghĩa với TNLT Việt Nam

DB Steve Russell (Cộng Hoà) đã hưởng ứng lời yêu cầu của phái đoàn của Nhóm Thân Hữu BPSOS-Oklahoma và đồng ý kết nghĩa với một tù nhân lương tâm Việt Nam.

Sáng Thứ Ba 18-8-2015, vị dân biểu này đã đón tiếp phái đoàn tại văn phòng địa phương của Ông, nằm trong Hạt (District) 5 của Tiểu Bang Oklahoma.

Phái đoàn người Việt yêu cầu Dân Biểu Russell lưu ý đến tình trạng của các tù nhân lương tâm, gồm trên 100 người, hiện còn bị giam giữ, cùm kẹp và nhiều khi bị tra tấn trong các trại tù Công Sản.

“Chúng tôi yêu cầu Ông can thiệp để các tù nhân này được CSVN trả tự do, và gửi đến Ông một danh sách các tù nhân lương tâm cần được sự bảo trợ của các Dân Biểu hay Nghị Sỹ Liên Bang để giúp bảo vệ an ninh và tính mạng của các tù nhân này”, Ông Việt Thanh, đại diện phái đoàn, tường thuật. “DB Russell hứa sẽ xem xét danh sách các tù nhân lương tâm và bảo trợ một người trong số này.”

Vận động các dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ kết nghĩa với tù nhân lương tâm Việt Nam là trọng tâm của chiến dịch “Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam” mà BPSOS phát động tháng 7 năm 2013.

“Trong danh sách 20 tù nhân lương tâm đợt đầu, đến nay đã có 17 người được kết nghĩa bởi các dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích.

Hiện nay DB Ted Poe (Cộng Hoà, Texas) đã đồng ý kết nghĩa với Ông Nguyễn Văn Minh, Phật Giáo Hoà Hảo. Trước đây vị dân biểu này kết nghĩa với MS Dương Kim Khải.

Ts. Thắng cho biết BPSOS sẽ đề nghị DB Russell kết nghĩa với Anh Trần Vũ Anh Bình.

Cuộc tiếp xúc của phái đoàn người Việt với DB Russell nằm trong kế hoạch tổng vận động trên toàn quốc để cài các điều kiện nhân quyền vào trong tiến trình đàm phán Thương Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Khi phái đoàn Oklahoma đến Quốc Hội trong Ngày Vận Động Cho Việt Nam vào 18 tháng 6 vừa qua, DB Russell đã không thể sắp xếp thời gian để thân chinh tiếp đón phái đoàn do có cuộc bỏ phiếu quan trọng tại Hạ Viện. Để đáp lễ, DB Russell đã mời đại diện của phái đoàn người Việt đến văn phòng tại thành phố Midwest City, Oklahoma.

Phái đoàn nhấn mạnh với DB Russell là, nếu Việt Nam muốn gia nhập vào TPP thì họ phải chia xẻ và tôn trọng những giá trị đạo đức cao quý của Hoa Kỳ như: tôn trọng nhân quyền, tự do tôn giáo, và dân chủ.

Ông cho biết là cuối tuần này Ông sẽ tham dự một cuộc hội họp quốc tế của các nước Đông Nam Á và Hoa Kỳ do Đài Loan tổ chức, và sẽ nhân dịp này sẽ đặt vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo với phái đoàn của nhà nước Việt Nam.

Hiện nay, BPSOS đang thúc đẩy lộ trình hợp lý cho việc trả tự do cho tất cả TNLT qua 3 đợt theo 3 mốc điểm: đầu tháng 9, cuối tháng 12 năm nay, và trước tháng 5, 2016. Hưởng ứng nỗ lực này, nhiều nhà lập pháp Liên Bang Hoa Kỳ đã yêu cầu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry đặt vấn đề tự do cho mọi TNLT làm ưu tiên trong đối tác với Việt Nam.

Phúc đáp văn thư của TNS Bill Cassidy (Cộng Hoà, Lousiana), người đã kết nghĩa với TNLT Bùi Thị Minh Hằng, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xác nhận rằng Ngoại Trưởng Kerry đã nêu vấn đề này trực tiếp với các cấp lãnh đạo Việt Nam tại các buổi tiếp xúc với họ ở Hà Nội ngày 7 tháng 8 vừa qua.

Khi chia tay phái đoàn, DB Russell gửi lời cảm ơn đến các cử tri người Mỹ gốc Việt cư ngụ tại Oklahoma City và các vùng phụ cận đã dồn phiếu cho Ông trong kỳ tranh cử năm 2014. Chính nhờ sự ủng hộ đông đảo của cộng đồng Việt Nam mà ông đã thắng cử trong kỳ bầu cử Sơ Bộ cuả Đảng Công Hoà cũng như trong kỳ bầu cử chính thức vào tháng 11, 2014.

Trước đây, khi còn là Thượng Nghị Sỹ Tiểu Bang Oklahoma, chính Ông là người đã khởi xướng Nghị Quyết Cờ Vàng, đã được thông qua tại Quốc Hội Tiểu Bang.

Mạch sống: DB Hoa Kỳ Steve Russell: Sẽ kết nghĩa với TNLT Việt Nam

————————-

Kết quả tranh đấu đầu tiên về Dự luật Tín ngưỡng, tôn giáo: từ ‘xin – cho’ sang ‘đăng ký – thẩm định’

Sau một thời gian đấu tranh không mệt mỏi, các tôn giáo ở Việt Nam vừa đạt được kết quả đáng khích lệ đầu tiên.

Tại phiên họp vào giữa tháng 8/2015 của Ủy ban thường vụ quốc hội, một số quan chức có trách nhiệm đã phải nêu ra những ‘chuyển đổi’ đáng chú ý về dự luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Nêu ra 14 chi tiết về bản dự thảo nhận được, Hội đồng Giám mục Việt Nam có ba kiến nghị. Thứ nhất là Không đồng ý Dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo’. Thứ hai Đề nghị soạn lại một bản Dự thảo khác phù hợp với xu thế tự do, dân chủ và mang tầm vóc của xã hội tiến bộ’. Điểm thứ ba Bản dự thảo mới phải được tham khảo ý kiến từ các tổ chức tôn giáo; đặc biệt các tổ chức tôn giáo phải được công nhận tư cách pháp nhân và được pháp luật bảo vệ’.

Quốc hội VN đang dần phải thay đổi quan điểm và ‘cách làm’ cho phù hợp hơn với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, mà Nhà nước VN đã ký kết từ năm 1982, sau một số lần dự thảo nhưng bị giới chức sắc trong tôn giáo, đặc biệt là Công giáo, phản ứng mạnh mẽ về quan điểm tiếp tục bó trói và cơ chế xin – cho.

SBTN: Kết quả tranh đấu đầu tiên về Dự luật Tín ngưỡng, tôn giáo: từ ‘xin – cho’ sang ‘đăng ký – thẩm định’

**************19/8/2015*************

Dân biểu Úc, Chris Haye: Nhân quyền là vấn đề cần được quan tâm ở Việt Nam

Ngày 14/8, vòng Đối thoại  nhân quyền Việt-Úc lần thứ 12 diễn ra ở Canberra, ông Chris Haye, một dân biểu liên bang thuộc đảng lao động cho biết: Đây là một cơ hội cho những ai quan tâm đến vấn đề nhân quyền hiện tại ở Việt Nam. Về cơ bản thì đây là một cuộc thảo luận diễn ra theo đúng qui tắc luật pháp, nhằm đảm bảo rằng những vấn đề  đưa ra được sự quan tâm của chính phủ Úc. ông cho cũng rằng nhân quyền là vấn đề cần được quan tâm ở Việt Nam.

Ông rất quan tâm đến tình trạng những nhà đấu tranh, những tù nhân chính trị bị bắt trái pháp luật ở VN là người đại diện cho một số đông người Việt tỵ nạn chọn Úc Châu làm quê hương sau khi Sài Gòn thất thủ và với quyền hạn của một dân biểu liên bang ông có trình lên chính phủ Úc và đề nghị họ nên quan tâm đến những trường hợp của những nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm ở VN

Ông Chris Haye nói rằng, chúng tôi tin tự do không chỉ là quyền hiến pháp, mà là một giá trị ưu tiên. Khi một quốc gia đã ký kết những hiệp ước quốc tế, quốc gia đó phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Ý ông muốn nói nghĩa vụ đó không phải chỉ dành cho lợi ích kinh tế quốc gia, mà còn phải là lợi ích của công dân quốc gia đó.

RFA: Dân biểu Úc, Chris Haye: Nhân quyền là vấn đề cần được quan tâm ở Việt Nam

===================

Hoang mang vụ việc nam công nhân bị công an xã đánh đa chấn thương?

Tối ngày 23/6 Thấy hai người tự xưng là công an xã nhưng không đeo bảng tên, phù hiệu mà vẫn đòi thu xe máy. Anh Nguyễn Minh Cảnh nghi ngờ kẻ gian, liền hô to “cướp”. Lập tức, anh bị hai công an đánh dẫn tới đa chấn thương.

Ngày 1/8/2015 gia đình anh Cảnh đã làm đơn gửi công an  xã, huyện và Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Trảng Bơm để tố cáo hành vi nhóm người xưng danh công an xã Sông Trầu đánh người. sau khi nhận được đơn công an xuống mời anh Cảnh lên làm việc. trong quá trình làm việc anh Cảnh lên cơn đau đầu khiến buổi làm việc ngừng lại.

Ngay sau đó, PV báo Người đưa tin liên hệ tới Công an huyện Trảng Bom tìm hiểu thông tin vụ việc. Tại đây, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Công an huyện cho biết: “Công an huyện đã tiếp nhận hồ sơ vụ việc, anh Nguyễn Minh Cảnh bị hai người mặc sắc phục công an đánh. Qua đó, cho thấy hiện trường vụ việc xảy ra trong khu công nghiệp, nhiệm vụ tuần tra thuộc đồn công an của khu công nghiệp, chuyện công an xã đi tuần tra là không đúng thẩm quyền.

IJAVN: Hoang mang vụ việc nam công nhân bị công an xã đánh đa chấn thương?

*****************20/8/2015****************

Tù nhân lương tâm Thái Văn Dung sẽ tiếp tục đấu tranh công khai

Ngày 19/8/2015, tù nhân lương tâm (TNLT) Thái Văn Dung đã được tự do sau 4 năm tù giam. Anh trở về trong vòng tay chào đón của gia đình, người thân, bạn bè, và bà con lối xóm.

Trò chuyện với phóng viên SBTN, TNLT Thái Văn Dung chia sẻ cảm xúc khi vừa được trả tự do: “Anh rất vui khi được anh em, người thân, làng xóm, bạn bè khắp nơi đến chào đón trong ngày được tự do. Anh sẽ tiếp tục dấn thân vào con đường đấu tranh dân chủ – nhân quyền cho quê hương đất nước Việt Nam dù có phải mất đi tính mạng này.”

TNLT Thái Văn Dung tỉnh Nghệ An anh là một nhà hoạt động chống bất công xã hội. Anh cũng từng tham gia tích cực các cuộc biểu tình chống Trung quốc xâm lược, khẳng định Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam.

Anh bị bắt vào ngày 19/8/2011 lúc đang ở Hà Nội trong cùng vụ án với các thanh niên Công giáo khác. Sau đó anh bị nhà cầm quyền CSVN khép vào tội “âm mưu hoạt động lật đổ chính quyền”. Toà Án Nhân Dân Tối Cao phúc thẩm đã kết án anh 4 năm tù giam và 4 năm quản chế.

Trong quá trình giam giữ TNLT Thái Văn Dung đã nhiều lần tuyệt thực để yêu cầu cán bộ trại giam phải tôn trọng nhân quyền, tôn trọng quyền tự do tôn giáo, và phản đối chính sách đối xử hà khắc của cán bộ trai giam.

SBTN: Tù nhân lương tâm Thái Văn Dung sẽ tiếp tục đấu tranh công khai

*****************21/8/2015*******************

Luật tôn giáo: đột phá hay siết chặt?

Dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo mới được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đưa ra bàn thảo, lấy ý kiến tạo ra một số phản ứng và góc nhìn trái ngược nhau trong một số thành viên của giới quan sát và giáo phẩm ở Việt Nam.

Ngày 20/8/2015, một cựu quan chức lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC ông tin rằng dự luật là một bước tiến bộ đột phá, trong khi một vị chức sắc tôn giáo từng lên tiếng phản biện dự án luật này thời ông cho rằng dự luật này ‘siết chặt tôn giáo’.

Bởi vì tất cả mọi chuyện trong cái dự luật tôn giáo này đều phải xin phép nhà nước và chờ sự cho phép của nhà nước.

BBC: Luật tôn giáo: đột phá hay siết chặt?

*********************22/8/2015************************

Chỉ có 1 trường hợp tù nhân chính trị được đề nghị đặc xá?

Trái với kỳ vọng của xã hội, số lượng tù nhân chính trại được đặc xá trong dịp 2/9 sắp tới là quá ít!

Sáng ngày 22 tháng 8 năm 2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chủ trì cuộc họp tư vấn đặc xá tại văn phòng chính phủ, để xét duyệt danh sách đề nghị chủ tịch nước đặc xá tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân trong dịp 02/9/2015.

Thượng tướng Lê Quý Vương, thứ trưởng Bộ công an cho biết tổng số hồ sơ được các tổ thẩm định liên ngành là 18,414 bộ hồ sơ. Số hồ sơ đủ điều kiện là 18,399 hồ sơ. Nhưng chỉ có 1 người liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia.

Tù nhân lương tâm Chu Mạnh Sơn, từng ở Trại giam Phú Sơn 4, tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Tôi được biết, hiện nay số tù nhân mang án xâm phạm an ninh quốc gia ở Trại Phú Sơn 4 đang còn 14 người. Trong lúc đó cả nước không chỉ riêng trại Phú Sơn 4, mà còn nhiều trại khác giam giữ những tù nhân liên quan đến tù chính trị. Cụ thể như: trại Nam Hà (Hà Nam), Trại 5 (Thanh Hoá) có 3 phân trại, Trại 6 (Nghệ An), Trại Gia Trung (Gia Lai),… Theo tôi được biết, những tù nhân mang án xâm phạm an ninh quốc gia ở trại Phú Sơn 4 từng ở với tôi đều đủ điều kiện xét tuyển đặc xá năm nay. Nhưng tôi thấy cả nước chỉ có 1 trường hợp duy nhất được xét, thì đúng là quá vô lý.”

Cách đây 4 ngày, vào hôm 18/8/2015, Đại tá Nguyễn Hữu Ấm, giám thị trại giam Hoàng Tiến (thuộc Tổng Cục 8, Bộ Công an) xác nhận anh em ông Đoàn Văn Vươn và ông Đoàn Văn Quý được xét duyệt vào dịp đặc xá 02/9 năm nay. Dư luận xã hội thắc mắc phải chăng có sự nhầm lẫn của hội đồng xét tuyển đặc xá, hay chính quyền Việt Nam đang lừa dối công luận?

SBTN : Chỉ có 1 trường hợp tù nhân chính trị được đề nghị đặc xá

————————————–

Tòa án tuyên buộc Trương Duy Nhất bằng một loạt ‘ tội’ không có trong Bộ Luật Hình Sự

Sau gần 3 tháng ổn định gia đình và kiểm tra sức khoẻ, ngày 21/8/2015 Trương Duy Nhất chính thức phát đơn yêu cầu kháng nghị để xét xử giám đốc thẩm vụ án của anh.

Anh Trương Duy Nhất cho biết trong quá trình tranh tụng tại cả hai phiên sơ thẩm và phúc thẩm đều bị xâm hại, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc xét xử. Phần bào chữa của luật sư và cả phần tự bào chữa của bị cáo bị cắt, ngăn cản, hăm doạ không cho luật sư và bị cáo bào chữa. Thậm chí tại phiên phúc thẩm, Hội đồng xét xử đã không cho bị cáo nói lời sau cùng trước khi nghị án.

Điều nghiêm trọng hơn: Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng, với bản án sơ thẩm đã tuyên kết anh vào một loại tội không có trong Bộ luật hình sự. Bản án số 03/2014/HSST ngày 4/3/2014 của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng tuyên phạt anh phạm tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của tổ chức, công dân”.

IJAVN: Tòa án tuyên buộc Trương Duy Nhất bằng một loạt ‘ tội’ không có trong Bộ Luật Hình Sự

=========================

Ông già 72 tuổi tố cáo cán bộ làm sai bị bắt giam theo điều 258

Ngày 21/8/2015,được có cuộc tiếp xúc với người nhà ông Đinh Tất Thắng tỉnh Thanh Hoá, về việc ông bị bắt theo điều 258.

Anh Đinh Tất Tuân con trai của ông Thắng cho biết: “ông Thắng đã làm đơn khiếu kiện khắp nơi, gửi đến nhiều cơ quan chính quyền từ trung ương, đến địa phương nhưng không nơi nào chịu giải quyết. Trong đơn, đã tố cáo những việc làm sai trái của cán bộ xã Xuân Bái, cán bộ huyện Thọ Xuân, cán bộ tỉnh Thanh Hoá về việc nhận hối lộ, tham ô, tham nhũng, bao che cho côn đồ hoạt động. Có lẽ vì những việc làm đó nên ông Thắng mới bị bắt.”

Từ năm 2000 đến nay, ông Đinh Tất Thắng đã hơn 170 đơn tố cáo những việc làm sai trái của cán bộ.

Ông bị bắt vào ngày 13/8/2015 theo điều 258 về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Hiện nay, ông Thắng đang bị tạm giam ở trại tạm giam Cầu Cao, tỉnh Thanh Hoá. Trước đó vào tháng 1/2008, ông Thắng cũng đã bị tòa án tỉnh Thanh Hóa tuyên phạt 9 tháng tù giam.

SBTN: Ông già 72 tuổi tố cáo cán bộ làm sai bị bắt giam theo điều 258

*******************23/8/2015*****************

Chính quyền sách nhiễu phái đoàn chức sắc tôn giáo đến thăm giáo xứ Cần Giờ

Ngày 21/8/2015, các chức sắc tôn giáo thuộc Hội đồng Liên tôn viếng thăm nhà thờ Cần Giờ, tại huyện Cần Giờ, Sài Gòn, nhưng đã bị nhà cầm quyền CSVN ngăn cản, gây khó dễ.

Nhà cầm quyền CSVN đã huy động rất đông lực lượng công an, cảnh sát giao thông, dân quân tự vệ đến chặn ngang đường không cho đoàn Chức Sắc tôn Giáo tới thăm giáo xứ Cần Giờ. Và cho công an giả dạng thường dân để vào gây rối.

SBTN: Chính quyền sách nhiễu phái đoàn chức sắc tôn giáo đến thăm giáo xứ Cần Giờ