Tuần tin người bảo vệ nhân quyền 19/10-25/10/2015: Ân xá Quốc tế kêu gọi Việt Nam dừng thi hành án tử hình Lê Văn Mạnh và điều tra cáo buộc tra tấn

Defenders’ Weekly | 25-10-2015

Defenders-weekly

Với những cáo giác có tra tấn trong quá trình điều tra đối với Lê Văn Mạnh và các nghĩa vụ của Việt Nam thể theo Công ước Chống Tra tấn và Công ước về Quyền Chính trị và Dân sự, Ân xá Quốc tế kêu gọi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dừng việc tử hình Lê Văn Mạnh, và yêu cầu các cơ quan liên quan tiến hành điều tra về các cáo giác rằng ông đã nhận tội do bị tra tấn và đã bị kết án oan sai.

Lực lượng dư luận viên ở Hà Nội liên tiếp tấn công những người đấu tranh dân chủ ôn hòa và người hoạt động nhân quyền. Ngày 21 và 23, nhóm dư luận viên do Trần Nhật Quang và Đỗ Anh Minh cầm đầu đã bao vây và tấn công gia đình anh Nguyễn Lân Thắng, đánh đập một cách dã man vợ anh là Lê Bích Vượng và một người hoạt động xã hội khác là Nguyễn Thế Trung.

Vào sáng ngày 22/10/2015, nhà cầm quyền đã huy động một lực lượng đông đảo công an, dân phòng đến để bảo kê cho côn đồ đập phá cơ sở của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm nằm ở quận 2, Sài Gòn.

Ngày 24/10/2015 Tù nhân tôn giáo Nguyễn Văn Lía mãn hạn sau 4 năm 6 tháng tù giam.

Nhà cầm quyền ra quyết định đình chỉ điều tra đối với hai bogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập.

Ngoài ra còn có các tin khác.

*************19/10/2015************

Sắp vào TPP: Vẫn mị dân bằng ‘cải cách thể chế’

Ngay sau khi Hiệp định TPP kết thúc đàm phán vào ngày 5/10, một số trong giới chuyên gia ‘phản biện trung thành’ ở Việt Nam một lần nữa nhắc lại cụm từ ‘cải cách thể chế’.

Bà Phạm Chi Lan – một trong những thành viên thân cận trong Ban nghiên cứu chính phủ của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, phát biểu ‘cải cách thể chế là ưu tiên số 1’. Tuy nhiên cũng như tất cả những lần trước khi đề cập về khái niệm này, bà Lan không giải thích ‘cải cách thể chế’ là gì.

Cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ một giải thích nào từ các cấp có trách nhiệm. Tuy vậy, nguồn  căn bản được giải thích là nếu không có quá trình đàm phán TPP và nhu cầu của nhà nước Cộng sản Việt Nam tham gia vào hiệp định này, có lẽ còn rất lâu nữa vấn đề cải cách thể chế mới được nêu ra.

Gần đây, vài diễn đàn và hội thảo của giới doanh nghiệp bắt đầu đề cập đến ‘cải cách thể chế’. Tuy nhiên, tương tự nỗi sợ hằn sâu quá nhiều năm trong chế độ, không phải ai dám đào sâu đến gốc rằng muốn cải cách thể chế kinh tế thì cần phải bắt đầu bằng cải cách thể chế chính trị.

SBTN: Sắp vào TPP: Vẫn mị dân bằng ‘cải cách thể chế’

*************20/10/2015***********

Nhà cầm quyền vận động gia đình Đỗ Đăng Dư rút đơn kiện Cao Ủy Liên Hợp Quốc

Ngày 18/10/2015 nhà cầm quyền Hà Nội đã đến vận động gia đình em Đỗ Đăng Dư rút đơn kiện gửi Cao Ủy Liên Hợp Quốc về việc em bị đánh chết trong trại giam.

Bà Mai mẹ của em Đỗ Đăng Dư cho biết: “Sau khi cháu Dư bị đánh chết ở trại giam, gia đình có viết đơn gửi Cao Ủy Liên Hợp Quốc yêu cầu vào cuộc điều tra cái chết của Dư. Nên vào chiều ngày 17/10/2015 và 18/10/2015, chính quyền đã đến vận động gia đình rút đơn kiện gửi Cao Ủy Liên Hợp Quốc vừa rồi…”. Nhà cầm quyền Hà Nội hứa nếu gia đình rút đơn thì sẽ bồi thường một số tiền.

Bà Mai kể lại: họ nói, nếu gia đình kiện lên Cao Ủy Liên Hợp Quốc thì người đánh Dư chết cũng chị bị vài năm tù mà thôi, nên gia đình rút đơn thì sẽ được đền bù cho một ít tiền. Nếu gia đình không rút đơn thì chẳng được đền bù.”

Tuy nhiên, gia đình bà Mai đã không đồng ý với yêu cầu của phía đại diện chính quyền. Bà cho biết là sẽ kiện đến cùng để đòi công lý cho em Đỗ Đăng Dư.

SBTN: Nhà cầm quyền vận động gia đình Đỗ Đăng Dư rút đơn kiện Cao Ủy Liên Hợp Quốc

RFA: Chính quyền yêu cầu gia đình Đỗ Đăng Dư rút đơn gửi LHQ

=============================

Việt Nam không thể kiềm chế sự phát triển của truyền thông xã hội và xã hội dân sự

Trong một báo cáo gần đây về tình trạng kiểm soát truyền thông xã hội và xã hội dân sự tại Việt Nam do Quỹ Quốc gia Hỗ trợ dân chủ có trụ sở tại Hoa Kỳ xuất bản, giáo sư Zachary Abuza của trường đại học về chiến tranh của Hoa Kỳ, chuyên gia về  Việt nam, nhận định chính phủ Việt Nam đã thất bại trong nỗ lực kiềm chế sự phát triển của xã hội dân sự và truyền thông xã hội. Giáo sư Abuza cũng đề cập đến những xu hướng phát triển sắp tới của chính trị xã hội tại Việt Nam với sự tham gia của truyền thông xã hội và xã hội dân sự.

Việt nam rất lo lắng về tự do truyền thông mạng và tự do của xã hội dân sự và họ làm tất cả những gì có thể để hạn chế sự phát triển. Với các tổ chức xã hội dân sự, nhà nước cũng duy trì sự kiểm soát thông qua Mặt trận tổ quốc. Cho nên tình hình chung là bị kiềm chế. Phần lớn các tổ chức theo dõi tự do báo chí, tự do internet hay tổ chức xã hội dân sự đều xếp Việt Nam ở mức rất thấp trong khu vực Đông Nam Á.

Theo giáo sư Zachary Abuza đánh giá về sức ép của sự phát triển xã hội dân sự và truyền thông xã hội lên những cải cách về chính trị tại Việt Nam là những cải cách đang diễn ra nhưng rất từ từ và điều này hoàn toàn không có gì sai. Nhưng theo ông điều quan trọng là chính phủ Việt Nam đã xác định thiết lập xã hội theo luật, họ đang cố gắng cải thiện khả năng xây dựng luật pháp của mình. Mỗi năm quốc hội trở nên chuyên nghiệp hơn, các buổi họp quốc hội cũng đã gây sức ép lên chính phủ về những cải cách trong một số lĩnh vực quan trọng. Chúng ta cũng thấy những lãnh đạo cao cấp kêu gọi cải cách ở một số lĩnh vực và điều này có ảnh hưởng nhất định.

RFA: Việt Nam không thể kiềm chế sự phát triển của truyền thông xã hội và xã hội dân sự

****************21/10/2015******************

Một người bị bắt vì cáo buộc “Mang tài liệu chống phá nhà nước”

Thông tin từ các tờ báo “nhà nước” cho biết bà Nguyễn Thị Phi (56 tuổi) vừa trở về từ Lào thì công an Tỉnh Hà Tĩnh bắt giữ vì cáo buộc “mang tài liệu nói xấu chế độ, cổ súy cho các hoạt động của tổ chức phản động lưu vong Việt Tân”.

Sáng ngày 17/10/2015, Bà Nguyễn Thị Phi trở về Việt Nam từ Lào thì bị bộ đội biên phòng cửa khẩu Cầu Treo bắt giữ vì nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Đến tối ngày 20/10, Đồn phó Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) cho hay đã giao bà Phi cho công an Hà Tĩnh để điều tra thêm vì trong quá trình bắt giữ đã phát hiện bà Phi có mang trong người những tài liệu “nói xấu chế độ, cổ xúy cho các tổ chức phản động như Việt Tân”.

Bà Phi từng đi biểu tình năm 2010. Đến năm 2011, bà Phi bị cấm xuất cảnh vì cáo buộc “có liên quan đến các tổ chức phản động”. Tháng 3/2014, bà Phi vượt biên sang Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài – Tây Ninh sau khi bị cơ quan an ninh đe dọa. Đến ngày 17/10/2015, bà Phi quay về qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thì bị bắt giữ.

Dân luận: Một người bị bắt vì cáo buộc “Mang tài liệu chống phá nhà nước”

Bắt giữ đối tượng mang tài liệu phản động về Việt Nam

Vietnam Detains Democracy Activist For ‘Reactionary’ Ties

========================

Hơn 200 nhà hoạt động yêu cầu CSVN trả tự do cho blogger Ba Sàm

Trong những ngày gần đây, giới hoạt động xã hội, đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam đã cùng đứng tên trong một bức thư yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho hai tù nhân lương tâm, đó là Blogger Ba Sàm – Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A và nhà báo Võ Văn Tạo đã đại diện đứng ra kêu gọi các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước ký tên online vào bức thư yêu cầu chính quyền trả tự do ngay lập tức cho ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Bức thư này sẽ được gửi tới các quan chức lãnh đạo cao nhất của CSVN và các tổ chức, cá nhân quan tâm tới tình hinh nhân quyền tại Việt Nam.

Bức thư của các nhà hoạt động khẳng định ông Vinh và bà Thúy bị bắt giữ chỉ vì họ thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin – là những quyền con người căn bản, được công nhận rộng rãi trong Hiến pháp Việt Nam và Công ước Quốc tế về Nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

Hiện nay, bức thư đã có hơn 200 chữ ký của các nhà hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài. Con số này không ngừng tăng lên do có thêm sự vận động ở khắp nơi.

SBTN: Hơn 200 nhà hoạt động yêu cầu CSVN trả tự do cho blogger Ba Sàm

====================

Đình chỉ điều tra Blogger nhà văn Nguyễn Quang Lập

Sáng ngày 20/10/ 2015, trên facebook cá nhân, nhà văn Nguyễn Quang Lập đã thông báo nhận quyết định đình chỉ điều tra.

Như vậy gần 11 tháng sau ngày bị “bắt quả tang”, trải qua một thời gian tạm giam rồi sau đó được tại ngoại điều tra kéo dài gần 11 tháng, nhà văn Nguyễn Quang Lập chủ blog Quê Choa nổi tiếng đã nhận được quyết định đình chỉ điều tra. Trước đây theo trang Nguyễn Tấn Dũng.org, blogger Nguyễn Quang Lập bị bắt do trang Quê Choa đăng nhiều bài phê phán TBT Nguyễn Phú Trọng, ngược lại có nhiều bài ngầm ý ca tụng chủ tịch Trương Tấn Sang.

Cùng vào tháng cuối năm 2014, ba blogger liên tục bị bắt đó là Người Lót Gạch Hồng Lê Thọ, Quê Choa Nguyễn Quang Lập và Nguyễn Ngọc Già. Một thời gian sau, Nguyễn Quang Lập và Hồng Lê Thọ được tại ngoại còn blogger Nguyễn Ngọc Già đến nay vẫn bị tạm giam và chưa kết thúc điều tra.

Blog Huỳnh Ngọc Chênh: Đình chỉ điều tra Blogger nhà văn Nguyễn Quang Lập

***************22/10/2015**************

Công an Bình Dương sách nhiễu hội viên Hội NBĐL vì ”tham gia IJAVN” hay do phản đối Tập Cận Bình?

Ngày 21/10/2015, Anh Nguyễn Thiện Nhân là thanh viên của Hội NBĐL nhận được giấy mời của Công an Bình Dương, vào lúc 8h00 ngày 22/10/2015 đến trụ sở công an để làm việc với nội dung “liên quan đến việc tham gia IJAVN”.

Đây là lần thứ hai anh Nhân bị mời với nội dung liên quan đến việc tham gia Hội NBĐLVN và viết bài đăng trên VNTB.

Tháng 9 năm 2014, Anh bị công an đến công ty nơi làm việc mời lên trụ sở sau khi viết bài “Hãy từ bỏ Chủ Nghĩa Xã Hội” đăng trên VNTB. Sau đó, anh bị công ty cho thôi việc.

Anh Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “ Rất có thể tôi là một trong những người bị bắt trong thời gian tới trước khi Tập Cận Bình sang Việt Nam do “đại cục” bởi có những bài viết của tôi phản đối việc lệ thuộc và xu hướng thân Trung Quốc”.

VBTN: Công an Bình Dương sách nhiễu hội viên Hội NBĐL vì ”tham gia IJAVN” hay do phản đối Tập Cận Bình?

=======================

Chuẩn bị thành lập Chi Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Miền Trung Việt Nam

Ngày 21/10/2015, các anh em Tù Nhân Lương Tâm (TNLT) khu vực Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình đã gặp mặt tại Giáo xứ Bột Đà ở huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An nhằm mục đích thành lập Chi hội cựu Tù Nhân Lương Tâm khu vực Miền Trung.

Mục đích buổi gặp mặt nhằm hỏi thăm sức khỏe và tình hình cuộc sống sau khi ra tù của mọi người cũng như hướng tới thành lập Tỉnh Hội Cựu Từ Nhân Lương Tâm Miền Trung Việt Nam.

Riêng khu vực Nghệ An đã có gần 30 người bị lao tù bởi chế độ cộng sản vì đấu tranh cho công lý – hòa bình – dân chủ – nhân quyền cho người dân Việt Nam.

Việc thành lập hội sẽ liên kết tinh thần đấu tranh, khai thông tinh thần đấu tranh cho giới trẻ, và liên kết với các nhóm xã hội dân sự trong và ngoài nước. Mọi người dự định lấy ngày xử Phúc Thẩm vụ án 14 Thanh Niên Công Giáo bị bắt năm 2011, làm ngày công khai thành lập Tỉnh Hội.

SBTN: Chuẩn bị thành lập Tỉnh Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Miền Trung Việt Nam

============================

Dư luận viên quậy phá gia đình người đấu tranh

Tối ngày 21/10/2015, một nhóm khoảng 30 tên dư luận viên hùng hổ kéo tới nhà của blogger Nguyễn Lân Thắng để gây rối, khiêu khích và đe dọa hành hung.

Khoảng hơn 18h tối 21/10, anh Nguyễn Lân Thắng loan tải thông tin trên trang facebook cá nhân rằng: “Quang Lùn (dư luận viên Trần Nhật Quang) đang dẫn 30 người đến nhà mình quấy rối”.

Đến 18h30, bọn chúng đã tới cửa nhà anh Nguyễn Lân Thắng tại  Hà Nội với thái độ côn đồ, hung hãn. Đặc biệt, trong số chúng có tên Đỗ Anh Minh là hỗn hào, mạnh miệng chửi bới nhiều nhất, bên cạnh kẻ cầm đầu Trần Nhật Quang. Bọn chúng đã đập cửa, làm loạn và đe doạ đánh người.

Nhận được tin của anh Thắng bạn bè của anh đến hộ trợ. Khi anh Nguyễn Thế Trung bước tới cửa nhà anh Thắng, 5-6 tên trong số bọn chúng đã xông vào đấm đá, đánh “hội đồng” anh Trung ngã dúi dụi, trầy xước nhiều chỗ. Sau khi bọn chúng hành hung xong bọn chúng đã tháo chạy.

Không lâu bạn bè của anh Thắng tới cùng anh và anh Trung đến trình báo, tố cáo tội phạm tại công an phường Thịnh Quang. Sau khi nhận trình báo, công an đã cử người tới xác minh hiện trường, thu thập lời khai nhân chứng là các gia đình xung quanh nhà anh Nguyễn Lân Thắng.

SBTN: Dư luận viên quậy phá gia đình người đấu tranh

==========================

Đảng Việt Tân lên tiếng về trường hợp của bà Nguyễn Thị Phi

Đảng Việt Tân ngày 21 tháng 10 lên tiếng chính thức phủ nhận những cáo buộc rằng đảng này có liên hệ với bà Nguyễn Thị Phi, người vừa bị công an Việt Nam bắt giữ khi tìm cách nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trên biên giới Việt Lào, tại tỉnh Hà Tĩnh.

Phát ngôn viên đảng Việt Tân tại Washington DC, ông Hoàng Tứ Duy cho biết: “Bà Nguyễn Thị Phi không phải là đảng viên Việt Tân và không có dính líu gì đến các sinh hoạt của đảng Việt Tân cho nên chúng tôi không rõ bà ta đã có những tài liệu gì. Tuy nhiên việc bà ta mang tài liệu về Việt Nam là quyền của bà và trong những ngày tới thì chúng ta sẽ biết thêm về trường hợp của bà Nguyễn Thị Phi. Về phía đảng Việt Tân chúng tôi không biết bất cứ thông tin gì về sinh hoạt của bà ta.”

Phản ứng trước cáo buộc mà Việt Nam đối với các hoạt động của Việt Tân, đại diện đảng này, ông Hoàng Tứ Duy cho biết: “Chủ trương của đảng Việt Tân là góp phần dân chủ hóa đất nước và chống độc tài và đảng Việt Tân chủ trương bất bạo động. Rất tiếc nhà nước cộng sản Việt Nam coi bất cứ hành động nào tích cực muốn thay đổi đất nước là hành động phản động hay chống phá nhà nước. Quan niệm của chúng tôi là tất cả những người Việt Nam có quyền góp phần cho vận mệnh đất nước và có quyền góp phần thay đổi đất nước.”

RFA: Đảng Việt Tân lên tiếng về trường hợp của bà Nguyễn Thị Phi

******************23/10/2015***************

Thêm một thanh niên sắp phải chịu án tử hình oan sai

Hơn 11 năm nay, gia đình tử tù Lê Văn Mạnh – người bị kết án tử hình cho tội danh “giết người” và “hiếp dâm trẻ em” – đã vác đơn đi khiếu kiện oan sai ở nhiều cơ quan pháp luật. Nhưng cho đến nay vẫn không nhận được câu trả lời, và việc thi hành án tử sẽ diễn ra vào ngày 26/10/2015 tới đây.

Vào ngày 13/3/2006, Tòa án Thanh Hóa đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 10 năm tù đối với Lê Văn Mạnh về tội danh “hiếp dâm trẻ em”, tử hình về tội “giết người”. Tổng hợp mức hình phạt chung của bản án là tử hình.

Theo như đơn kêu cứu của gia đình Lê Văn Mạnh cho biết, trước hôm xảy ra sự việc bé gái cùng xã chết đuối dưới bờ sông cạnh nhà mình khoảng 200m, thì Mạnh đang ở nhà chị gái phụ dọn đồ, điều này được 2 vợ chồng chị gái, cùng mẹ chồng của chị Mạnh làm chứng.

Nguyễn Thị Việt (mẹ của Mạnh) cho biết: Lúc xảy ra sự việc ba bố con nhà nó lặn lội tìm kiếm dưới sông cùng mọi người nguyên cả đêm không thấy cô bé đâu, Trong khi đi tìm kiếm thì con tôi chỉ có mỗi  bốn cái quần đùi nó mặc đi hết rồi, đến cái quần thứ năm là quần rách đít thì nó mới mặc đi mò, sau khi mọi người tìm thấy xác cô bé kia thì con tôi cũng lên bờ thì lúc này nó bị bạn bè làng xóm trêu chọc là “có cái quần rách đít mày vứt đi được rồi Mạnh”, thì lúc này thằng cu nhà tôi nó mới cởi cái quần ấy ra vứt ngay ở cái bụi tre rồi mặc quần dài vào. Đến lúc công an xuống hiện trường thì nhặt được cái quần của con tôi, lúc này họ mới nghi cho con tôi là thủ phạm”.

Khi bị tình nghi anh Mạnh công an xuống nhà bắt ép anh Mạnh lên hội trường xã làm việc. Sau khi bị dẫn về hội trường xã, anh lại được chở lên xe đưa về công an tỉnh. Tại đây, anh Mạnh đã bị ép cung và phải nhận tội.

SBTN: Thêm một thanh niên sắp phải chịu án tử hình oan sai

============================

Các Nữ Tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm quyết tâm phản đối nhà cầm quyền chiếm đất

Vào sáng ngày 22 tháng 10 năm 2015, nhà cầm quyền đã huy động một lực lượng đông đảo công an, dân phòng đến để bảo kê cho côn đồ đập phá cơ sở của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm nằm ở quận 2, Sài Gòn.

Hiện tại, khoảng 50 công an đang bảo kê cho côn đồ đập phá cơ sở vật chất của trường học thuộc sự quản lý của nhà Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Các sơ đã ra ngăn cản, nhưng họ vẫn cứ tiến hành tháo dỡ các trang thiết bị trường học. Sau đó có 30 – 40 sơ lớn tuổi ngồi xe lăn, đi bộ ra đứng trước cổng trường và bắt đầu lần Chuỗi Mân Côi cầu nguyện.

Cha Lê Đăng Niêm – cha sở giáo xứ Thủ Thiêm, 79 tuổi, bị liệt hai chân đã cùng hơn hàng chục sơ quy tụ trước cổng trường cầm băng rôn, yêu cầu nhà cầm quyền không được đập phá các tài sản của trường thuộc sở hữu hợp pháp của Nhà dòng. Cha Niêm và nhiều sơ lớn tuổi không đi được phải ngồi xe lăn, dù sức khỏe kém cũng ra hiệp thông đọc kinh, cầu nguyện giữa cái nắng oi bức.

Nhà dòng kiên quyết yêu cầu nhà cầm quyền phải trả lại đất các cơ sở trường học này cho Nhà dòng, nếu họ không trả lại thì phải có quyết định bồi thường một cách thỏa đáng.

SBTN: Các Nữ Tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm quyết tâm phản đối nhà cầm quyền chiếm đất

================================

Vì sao đình chỉ điều tra blogger Hồng Lê Thọ?

Công an thành phố HCM đã quyết định đình chỉ điều tra blogger Hồng Lê Thọ, chủ trang blog Người Lót Gạch, và trước đó một ngày nhà văn Nguyễn Quang Lập cũng nhận được quyết định tương tự.

Quyết định đình chỉ điều tra blogger Hồng Lê Thọ, chủ trang blog Người Lót Gạch có rất nhiều độc giả trong nước được đại tá công an Lê Hồng Hà ký, và cho rằng “sau khi tiến hành điều tra và nhận thấy hành vi tàng trữ, phát tán tài liệu có nội dung đả kích, xuyên tạc đường lối, chính sách của đảng và nhà nước do bị can Lê Hồng Thọ thực hiện đã được ngăn chận kịp thời, và không còn nguy hiểm cho xã hội  nên không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự”. Quyết định này được nhiều các nhà blogger và dân chủ trong nước vui mừng, cũng như cho rằng sự việc này cũng do sức ép từ cả bên ngoài lẫn bên trong VN.

Bogger Tạ Phong Tần chia sẽ:  Việc đình chỉ điều tra dành cho 2 blogger Hồng Lê Thọ và nhà văn Nguyễn Quang Lập, cho thấy bộ công an đã không có cơ sở pháp lý và bằng chứng để khởi tố hai nhân vật này và  cả hai đều có đầy đủ chứng cớ để kiện cơ quan điều tra công an thành phố để yêu cầu bồi thường về danh dự, vật chất, tinh thần và tất cả thời gian bị giam giữ.

RFA: Vì sao đình chỉ điều tra blogger Hồng Lê Thọ?

Blogger Hồng Lệ Thọ nhận quyết định đình chỉ điều tra

****************24/10/2015***************

Nghi can 1 vụ án oan sai được tại ngoại để điều tra sau hơn 17 năm giam cầm

Tối ngày 22 tháng 10, ông Huỳnh Văn Nén đã bước ra khỏi trại giam tỉnh Bình Thuận sau 17 năm 5 tháng kêu oan.

Vụ án Huỳnh Văn Nén, hay còn gọi “vụ án vườn điều”, được sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông, kể từ ngày ông bị bắt vì tội giết bà Lê Thị Bông, người cùng trú tại xã Tân Minh – Hàm Tân, Bình Thuận. Chứng cứ buộc tội ông Nén giết bà Bông chỉ duy nhất từ lời khai của Nén. Ấy thế mà cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận vẫn truy tố, xét xử, kết án chung thân với Huỳnh Văn Nén.

Từ lời khai của Nén, đại gia đình vợ Nén – 9 người dính vào vòng lao lý. Hai bị can là vị thành niên không dính án tù, còn 7 người đều bị kết án. Tuy đã thụ án nhưng các bị cáo vẫn cứ kêu oan. Tiếng kêu oan của đại gia đình vợ Nén đã kéo sự vào cuộc của Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối Cao đã trả tự do cho những người bị kết án oan.

Cơ quan tố tụng Bình Thuận đã xin lỗi và bồi thường oan sai, nhưng có 2 người không nhận được lời xin lỗi và tiền bồi thường, là chị Nhung đã chết vì ung thư trong thời gian đang thụ án và ông Nén đang chịu án chung thân.

SBTN: Nghi can 1 vụ án oan sai được tại ngoại để điều tra sau hơn 17 năm giam cầm

==============================

Vụ tử tù Lê Văn Mạnh: Kêu oan cho con, mẹ bị đàn áp, bắt bớ

Sáng nay, ngày 23/10/2015, bà Nguyễn Thị Việt – mẹ của tử tù Lê Văn Mạnh đến Tòa Án Nhân Dân Tối Cao ở số 262, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội kêu oan cho con thì bị lực lượng công an, dân phòng, an ninh thường phục bắt đưa về đồn công an TP Hà Nội số 6- Quang Trung.

Khoàng 9 giờ sáng, bà Việt cùng với gần 30 dân oan, những người dấu tranh nhân quyền ở Hà Nội đến Tòa Án Nhân Dân Tối Cao nộp đơn yêu cầu hoãn thi hành án, giám đốc thẩm đối với vụ án “hiếp dâm, giết người” của Lê Văn Mạnh.

Rất đông công an, dân phòng, an ninh thường phục được điều động đến bao vây khu vực trước cổng Tòa Án. Ngay sau đó, tất cả mọi người bị lực lượng này đàn áp, cưỡng chế tống lên xe buýt đưa về đồn công an TP Hà Nội số 6- Quang Trung, Hà Nội.

Khoảng 15 giờ chiều cùng ngày, mọi người đã được thả ra. Tất cả đã giăng băng rôn, biểu ngữ biểu tình yêu cầu hoãn thi hành án đối với Lê Văn Mạnh và phản đối bắt người trái phép.

Dân luận: Vụ tử tù Lê Văn Mạnh: Kêu oan cho con, mẹ bị đàn áp, bắt bớ

Làm sao để giảm thiểu án oan tại Việt Nam?

=======================

Bà Nguyễn Thị Phi khẳng định chỉ vi phạm luật xuất nhập cảnh

Nguồn tin bà Nguyễn Thị Phi, tìm cách từ Thái Lan trở về Việt Nam, được loan trên facebook do chính bà đưa lên, nói rằng bà bị người đưa đường bỏ lại tại Cửa Khẩu Cầu Treo và đã bị công an biên phòng Hà Tĩnh giữ lại.

Trái với điều công an nói khi bắt giữ, bà Nguyễn Thị Phi cho hay máy tính, mà công an tịch thu của bà, không hề lưu trữ bất cứ tài liệu chống phá nhà nước, và trước mặt bà thì công an chỉ bảo bắt giữ bà vì bà vi phạm luật xuất nhập cảnh.

Bà Nguyễn Thị Phi cho hay bà đã chịu phạt và nộp tiền phạt nhưng công an vẫn bắt bà cầm bảng để chụp hình, nói rằng để lưu trữ nhằm phục vụ việc quản lý người vượt biên trái phép, thế nhưng sau đó lại đưa lên mạng rồi cáo buộc bà là tay sai của Việt Tân về Việt Nam để tuyên truyền.

Bà Nguyễn Thị Phi đưa ra còn nói bà đã trực tiếp gặp an ninh ở Hà Nội để phản đối việc làm tráo trở và những lời vu khống của công an biên phòng Hà Tĩnh.

RFA: Bà Nguyễn Thị Phi khẳng định chỉ vi phạm luật xuất nhập cảnh

============================

Chính quyền Việt Nam đập phá cơ sở Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm

Thêm một cơ sở tôn giáo tại Việt Nam bị đập phá vào sáng ngày 22/10. Vụ việc này một lần nữa khơi ra quan ngại về tình trạng cưỡng chế, tịch thu đất đai của các cơ sở tôn giáo một cách tùy tiện.

Sơ Maria Đặng Thị Mỹ Hạnh, thư ký của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm cho biết về tình cảnh ‘buộc’ phải giao cho chính quyền Việt Nam 3 cơ sở giáo dục của nhà dòng sau năm 1975, nhưng không hiến đất.

Sau khi Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm gửi đơn để xin lại cơ sở giáo dục của mình vào tháng 10/2011, chính quyền Thủ Thiêm đã bác đơn của nhà dòng và lần lượt dọn UBND, công an phường và các ban ngành đoàn thể về đây.

Vào lúc 7:45 phút tối 23/10 các lực lượng công an, cảnh sát cơ động được điều động rất đông đến bao vây xung quanh khu vực các sơ đang đọc kinh. Mọi con đường vào nhà Thủ Thiêm đều bị ngăn chặn, không ai có thể vào bên trong để hỗ trợ cho các nữ tu.

VOA: Chính quyền Việt Nam đập phá cơ sở Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm

===========================

Thư của Ân xá Quốc tế gửi Chủ tịch Trương Tấn Sang đề nghị hoãn tử hình Lê Văn Mạnh

Tôi khẩn thiết viết thư này cho ngài sau khi được biết Việt Nam đang chuẩn bị tử hình Lê Văn Mạnh, 33 tuổi, người bị cáo buộc chịu trách nhiệm về vụ hiếp dâm và sát hại một bé gái 14 tuổi ở tỉnh Thanh Hóa năm 2005.

Tổ chức Ân xá quốc tế phản đối án tử vô điều kiện, trong mọi trường hợp mà không có ngoại lệ, bất kể bản chất hoặc hoàn cảnh của tội phạm, có tội hoặc vô tội hoặc các đặc tính khác của cá nhân, hoặc các phương pháp được sử dụng bởi nhà nước để thực hiện việc tử hình.

Trong trường hợp của Lê Văn Mạnh, sự quan ngại của chúng tôi tăng thêm do nhận được báo cáo rằng ông này đã bị tra tấn trong trại giam trước khi “nhận” tội và rằng ông không nhận được hỗ trợ pháp lý đầy đủ và có hiệu quả, dẫn đến quyết định tự bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm.

Thông qua việc phê chuẩn Công ước chống tra tấn hồi đầu năm nay, Việt Nam cần phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý sau đây, và những nghĩa vụ khác:

– Thực hiện tất cả các biện pháp để đảm bảo rằng không có ai là đối tượng bị tra tấn hoặc đối xử tàn nhẫn hay trừng phạt vô nhân đạo hay hạ nhục khác;

– Đảm bảo rằng bất kỳ lời khai được thực hiện do bị tra tấn không được viện dẫn làm bằng chứng trong thủ tục tố tụng, trừ phi được sử dụng làm bằng chứng chống lại người bị buộc tội tra tấn (Điều 15);

– Để đảm bảo rằng bất kỳ cá nhân cáo buộc đã bị tra tấn trong bất cứ lãnh thổ thuộc thẩm quyền của mình có quyền khiếu nại lên, và được cơ quan có thẩm quyền thẩm định kịp thời và khách quan. (Điều 13).

Án tử hình là biện pháp cuối cùng, sự chối bỏ không thể đảo ngược quyền được sống của con người. Nó vi phạm quyền sống như tuyên bố trong Tuyên ngôn Nhân quyền, và quyền không bị trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục. Khi một bản án tử hình được áp dụng sau một phiên tòa không đáp ứng luật pháp quốc tế và tiêu chuẩn xét xử công bằng, bao gồm các tiêu chuẩn nêu trong Điều 14 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam dã ký, nó vi phạm luật quôc tê.

Theo các báo cáo, bản án tử hình của ông Mạnh được dự kiến vào ngày 26 tháng 10 năm 2015. Tôi xem cáo buộc về tra tấn trong trường hợp của Lê Văn Mạnh và các nghĩa vụ của Việt Nam  theo Công ước chống tra tấn và ICCPR, tôi kêu gọi Ngài ngay lập tức ra lệnh dừng lại việc tử hình Lê Văn Mạnh và ra lệnh điều tra về những cáo buộc rằng ông ta đã thú nhận do bị tra tấn và bị kết án sai.

Tôi gửi một bản sao của bức thư này để thưa ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Thư của Ân xá Quốc tế gửi Chủ tịch Trương Tấn Sang đề nghị hoãn tử hình Lê Văn Mạnh

*******************25/10/2015****************

ÂN XÁ QUỐC TẾ : VN hãy ngưng thi hành án tử hình Lê Văn Mạnh và điều tra cáo buộc tra tấn

Ân xá quốc tế đã viết thư gửi cho Trương Tấn Sang, chủ tịch nước VN, kêu gọi ông chủ tịch ngưng thi hành án tử đã được dự tính vào ngày mai đối với Lê Văn Mạnh, 32 tuổi và ra lệnh điều tra các cáo buộc rằng Lê Văn Mạnh đã bị tra tấn trong tù.

Vào tháng 10- 2005, Lê Văn Mạnh bị kết tội cưỡng hiếp và giết cô gái Hoàng Thị Lan, 12 tuổi ở Thanh Hóa(tháng 3-2005). Đây là lần đầu tiên một loạt các thủ tục hình sự khép tội Lê Văn Mạnh và tuyên án tử hình trong 2 phiên tòa theo tội đã như trên.

Năm 2008, Lê Văn Mạnh bị khép tội và tuyên án tử hình lần thứ 3; các kháng cáo đã bị bác bỏ. Ngày 16-10-2015, gia đình ông Lê Văn Mạnh nhận được thông báo rằng ông ta sẽ bị hành quyết vào ngày 26-10-2015.

Lê Văn Mạnh vẫn luôn khẳng định ông ta vô tội qua các phiên xử và lời nhận tội mà tòa đã dựa vào để xét xử là do bị tra tấn. Ân xá quốc tế nhận được thông tin rằng thủ tục xét xử đối với Lê Văn Mạnh  có những thiếu sót và ông ta đã không nhận được hỗ trợ pháp lí đầy đủ trong khi kháng cáo.

Bằng việc phê chuẩn Công ước chống tra tấn vào đầu năm nay, Việt Nam cần thực hiện mọi biện pháp để bảo đảm rằng không một ai phải chịu sự tra tấn hay cách cư xử, trừng phạt bất nhân, tàn ác, mất phẩm giá và rằng “mọi bản cung được tạo ra từ kết quả tra tấn sẽ không được xem như chứng cứ trong mọi tố tụng hình sự, ngoại trừ chống lại người đã thực hiện tra tấn để tạo ra bản cung”.

Án tử hình từ chối quyền con người không thể đảo ngược và tối hậu. Nó vi phạm quyền sống, là một quyền  ghi trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, quyền được tự do, quyền không bị trừng phạt bất nhân, tàn ác và mất phẩm giá. Khi một bản án tử từ một phiên tòa không phù hợp với luật quốc tế và tiêu chuẩn xét xử công bằng, bao gồm các tiêu chuẩn có trong Điều 14 của Công ước về quốc tế về quyền chính trị và dân sự đã ký, nó vi phạm luật quốc tế.

Với sự cáo buộc tra tấn trong trường hợp Lê Văn Mạnh và trách nhiệm của Nhà nước VN theo Công ước chống tra tấn và Công ước về quyền chính trị và dân sự, Ân xã quốc tế kêu gọi VN ngay lập tức ngưng hành quyết theo dự tính đối với Lê Văn Mạnh và ra lệnh thực hiện một cuộc điều tra đối với những cáo buộc Lê Văn Mạnh đã nhận tội vì bị tra tấn và tuyên án sai trái.

Ân Xá Quốc Tế: ÂN XÁ QUỐC TẾ : VN hãy ngưng thi hành án tử hình Lê Văn Mạnh và điều tra cáo buộc tra tấn

Viet Nam: Halt imminent execution of Lê Văn Manh and order investigation into allegations of torture

Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế kêu gọi hoãn xử tử Lê Văn Mạnh

============================
Tù nhân tôn giáo Nguyễn Văn Lía mãn án tù

Tù nhân tôn giáo Phật giáo Hòa Hảo cao niên, ông Nguyễn Văn Lía-75 tuổi, mãn án 4 năm 6 tháng tù vào ngày hôm nay 24 tháng 10 năm 2015.

Ông Nguyễn Văn Lía cho biết đời sống trong tù vô cùng cực khổ, các cán bộ trại giam hà khắc đối xử thậm tệ với các tù nhân. “Họ giam tù chính trị, tôn giáo và nhân dân khiếu kiện biệt lập vào một chỗ. Nhưng điều cay nghiệt nhất là họ dùng từ hình sự, những người án nặng chung thân vì do ‘dâm thuê, chém mướn’ hay giết người… để cai trị chúng tôi”.

Ông cũng cho biết sau khi ra tù ông tiếp tục đấu tranh đến cùng để bảo vệ nền Đạo pháp của Đức Thầy. Và ông cũng gửi lời tri ân đến những anh em quan tâm đến ông lúc ở trong tù và sau khi ra tù.

RFA: Tù nhân tôn giáo Nguyễn Văn Lía mãn án tù

Tâm tình của nhân lương tâm Nguyễn Văn Lía sau khi mãn hạn tù

=========================

‘Ngưng phá’ cơ sở tôn giáo ở Thủ Thiêm

Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm nói Ủy ban Nhân dân Quận 2, TP Hồ Chí Minh vừa ‘tạm ngưng tháo dỡ’ trường học của nhà dòng.

Kể từ hôm 22/10, các lực lượng của Quận 2 tiến hành đập phá một cơ sở giáo dục vốn được các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm xây dựng từ thời thập niên 1960.

Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy chính quyền huy động lực lượng an ninh, dân quân tự phát, chở dù bạt, ghế đá ra án ngữ lối đi nhằm ngăn cản giáo dân đến cầu nguyện cùng các nữ tu.

Ngày 24/10, soeur Đặng Thị Mỹ Hạnh cho biết sau cuộc họp giữa đại diện nhà dòng và Ủy ban Nhân dân Quận 2 vào sáng cùng ngày, chính quyền ‘tạm ngưng tháo dỡ’ và các nữ tu trở vào tu viện.

Các vụ đòi lại cơ sở tôn giáo tại Việt Nam đã có chuyển biến tích cực là tin tức lan nhanh hơn trên mạng xã hội và nhận được quan tâm từ các tổ chức nhân quyền quốc tế nên đã ngăn chặn được sự đàn áp của chính quyền đối với Dòng Mếm Giá Thủ Thiêm.

BBC: ‘Ngưng phá’ cơ sở tôn giáo ở Thủ Thiêm

Các sơ tiếp tục đấu tranh dù đã ngưng tháo dỡ cơ sở Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm