Tuần tin người bảo vệ nhân quyền 25/1-31/1/2016: Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam được tổ chức FORUM-ASIA nhận làm thành viên chính thức

Defenders’ Weekly | 31-01-2016

tuần tin

Ngày 6/1/2016 đúng kĩ niệm 25 năm ngày thành lập tổ chức Nhân Quyền có tầm vóc tại Á Châu là Forum- Asia hội đồng quản trị của tổ chức này đã đồng hành biểu quyết để đón nhận tổ chức xã hội dân sự VN, đầu tiên và duy nhất là Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam là thành viên chính thức.

Ngày 27/1 Tổ chức Freedom House Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp tự do báo chí và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự, cũng như hạn chế việc truy cập internet để tìm kiếm thông tin. Đây là những thông tin được Freedom House đưa ra nhân dịp công bố báo cáo về tự do toàn cầu 2016 của tổ chức này, nhằm nhìn lại tình hình tự do ở các nước trong suốt năm 2015.

Nhiều nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hòa ở Thượng viện đang tìm cách thúc chính quyền Obama mạnh tay hơn nữa với các viên chức Việt Nam vi phạm nhân quyền.

Ngoài ra còn có các tin khác.

 

 ****************25/1/2016************

Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam (PNNQVN) được tổ chức FORUM-ASIA nhận làm thành viên chính thức

Ngày 6/1/2016 đúng kĩ niệm 25 năm ngày thành lập tổ chức Nhân Quyền có tầm vóc tại Á Châu là Forum- Asia hội đồng quản trị của tổ chức này đã đồng hành biểu quyết để đón nhận tổ chức xã hội dân sự VN, đầu tiên và duy nhất là Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam là thành viên chính thức.

CFDV: Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam (PNNQVN) được tổ chức FORUM-ASIA nhận làm thành viên chính thức

******************27/1/2016***************

Nhiều nghị sĩ Hoa Kỳ muốn trừng phạt quan chức Việt Nam vi phạm nhân quyền

Nhiều nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hòa ở Thượng viện đang tìm cách thúc chính quyền Obama mạnh tay hơn nữa với các viên chức Việt Nam vi phạm nhân quyền.

Thượng Nghị Sĩ John Cornyn thuộc tiểu bang Texas đã giới thiệu  dự luật mang số S.929, dự luật sẽ yêu cầu Tổng thống Obama lập một danh sách những cá nhân vi phạm bị trừng phạt tài chánh, và trình danh sách lên Quốc hội trong vòng 90 ngày. Thượng Nghị Sĩ Cornyn tuyên bố, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam không thể tiến triển nếu chính quyền Hà Nội tiếp tục hoàn toàn phớt lờ, không quan tâm đến nhân quyền của người dân.

Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ mấy năm gần đây đều luôn luôn thúc giục chính phủ đưa Việt Nam trở lại danh sách cần quan tâm. Bản tường trình về nhân quyền hàng năm về nhân quyền, cũng như tự do tôn giáo thế giới của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đều nêu ra rất nhiều trường hợp vi phạm của nhà cầm quyền Hà Nội.

SBTN: Nhiều nghị sĩ Hoa Kỳ muốn trừng phạt quan chức Việt Nam vi phạm nhân quyền

**********************28/1/2016*******************

THÔNG CÁO BÁO CHÍ “PHỤ NỮ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM” LẬP VĂN PHÒNG CHI NHÁNH HẢI NGOẠI

Ngày 30/1/2016 HPNNQVN chính thức thành lập văn phòng chi nhánh ở hải ngoại, nhằm đáp ứng nhu cầu kết nối với các cộng đồng  xã hội dân sự khu vực và quốc tế.  Đầu năm 2016, Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam chính thức tham gia làm thành viên của Diễn Đàn Á Châu (FORUM-ASIA) và Mạng Lưới Dân Chủ Á Châu (ASIA DEMOCRACY NETWORK).

Cô Huỳnh Thục Vy, Phối Hợp Viên của Hội PNNQVN, từ Việt Nam đã nhận định về sự kiện ý nghĩa này: “Đây là cơ hội để đưa tiếng nói của Hội ra bên ngoài khi XHDS ở Việt Nam được cộng đồng XHDS trong khu vực công nhận; điều này sẽ mở nhịp cầu để XHDS Việt Nam hội nhập nhanh chóng và sâu rộng vào cộng đồng XHDS toàn vùng Đông Nam Á.”

Hội PNNQVN cũng gặp khó khăn, ngăn cản khi không được công nhận từ phía Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Chính vì thế, việc thành lập Văn Phòng Chi Nhánh hải ngoại là cần thiết để thể hiện tính cam kết và thực thi khi tham gia hội nhập quốc tế.

HPNNQ: THÔNG CÁO BÁO CHÍ “PHỤ NỮ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM” LẬP VĂN PHÒNG CHI NHÁNH HẢI NGOẠI

********************29/1/2016******************

Tuyên bố của Ân xá Quốc tế: Lãnh đạo mới của Việt Nam phải khẩn trương cải thiện tình trạng nhân quyền tồi tệ của đất nước

Với việc ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nắm giữ cương vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau cuộc đua tranh bí mật với Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, ông cần phải hành động ngay lập tức để cải thiện tình trạng nhân quyền tồi tệ lâu nay của đất nước.

Việt Nam đang ngày càng cố gắng để chứng tỏ bản thân như là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế – quốc gia này đang giữ một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và gần đây đã phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn. Nhưng đó chỉ là cái vỏ bên ngoài mà bên trong là thực trạng hoàn toàn khác. Vi phạm nhân quyền trong nước tiếp tục không suy giảm. Thực tế, cũng bí mật như cuộc đua vào những vị trí lãnh đạo, là lá chắn cho thành tích nhân quyền của Việt Nam khỏi bị kiểm soát và cho phép chính phủ tránh được sự khinh miệt của cộng đồng quốc tế.

Để đưa đất nước tiến lên phía trước, Tổng Bí thư phải bắt đầu cuộc cải cách toàn diện và đảm bảo chấm dứt xu hướng đàn áp của chính quyền trước đây.

Nếu Việt Nam muốn được nhìn nhận như là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, việc đàn áp này phải bị chấm dứt. Cải cách triệt để cần được thực hiện ở khắp cả nước và ở tất cả các cơ quan của chính quyền để chính phủ thực hiện các lời hứa về nhân quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế. Đây phải là ưu tiên của chính quyền mới của ông Nguyễn Phú Trọng.

Ân xá quốc tế: Tuyên bố của Ân xá Quốc tế: Lãnh đạo mới của Việt Nam phải khẩn trương cải thiện tình trạng nhân quyền tồi tệ của đất nước

=========================================

Freedom House: VN tiếp tục đàn áp tự do báo chí và các tổ chức XHDS

Ngày 27/1 Tổ chức Freedom House có trụ sở tại Washington DC, Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp tự do báo chí và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự, cũng như hạn chế việc truy cập internet để tìm kiếm thông tin. Đây là những thông tin được Freedom House đưa ra nhân dịp công bố báo cáo về tự do toàn cầu 2016 của tổ chức này, nhằm nhìn lại tình hình tự do ở các nước trong suốt năm 2015.

Freedom House: VN tiếp tục đàn áp tự do báo chí và các tổ chức XHDS

===========================================

Tổ chức Missio và Phóng viên Không biên giới đòi tự do cho các blogger bị cầm tù tại Việt Nam

Ngày 27/1/2016 Tổ chức Phóng viên Không biên giới Đức (Reporter ohne Grenzen ROG) và tổ chức truyền giáo missio vừa lên tiếng đòi tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý. Ngày 26/01/2016 trong một buổi Thảo luận bàn tròn tại Berlin, hai tổ chức này đã khởi động chiến dịch Thỉnh nguyện thư đòi tự do cho các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam. missio là một tổ chức truyền giáo tại Đức, Thụy Sĩ và Áo với sứ mạng hỗ trợ phổ biến đức tin, bảo trợ các chương trình giáo dục, nhân quyền, bác ái và hòa bình.

Tham dự buổi Thảo luận bàn tròn tại tòa soạn báo ZEIT Online về tình trạng của blogger và tôn giáo Việt Nam có blogger Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió), ông Sven Hansen biên tập viên phụ trách Á châu của nhật báo taz và đức ông Klaus Kramer chủ tịch missio.

Sven Hansen, biên tập viên Á châu vừa trở về từ một chuyến đi Việt Nam. Ông quan sát thấy kinh tế phát triển mạnh nhưng quyền tự do dân sự thì không như vậy. Theo ông Hansen, chính quyền ở Việt Nam vẫn khắc nghiệt đối với các xã hội dân sự và tôn giáo, lúc nào họ cũng muốn kiểm soát chặt chẽ.

IJAVN: Tổ chức Missio và Phóng viên Không biên giới đòi tự do cho các blogger bị cầm tù tại Việt Nam

************************30/1/2016************************

Lãnh đạo mới của CSVN phải ưu tiên cải thiện nhân quyền

Trong bản phúc trình phổ biến ngày 28 tháng 01 năm 2016, tổ chức đấu tranh cho nhân quyền Ân Xá Quốc Tế đã thúc dục các tân lãnh đạo Đảng CSVN phải ưu tiên cải thiện tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam từ bấy lâu nay.

Bản phúc trình nhận định, Việt Nam đang cố gắng để chứng tỏ mình là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Thế nhưng, đó chỉ là cái vỏ bên ngoài, thực tế bên trong là tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam không hề suy giảm. Cái vỏ đó cũng là lá chắn cho thành tích nhân quyền của Việt Nam khỏi bị kiểm soát, và nhờ đó nhà cầm quyền tránh được sự khinh miệt của cộng đồng quốc tế.

Ân Xá Quốc Tế đã cụ thể hoá tiến trình thực hiện nhân quyền ở Việt Nam bằng hình ảnh, tiến một bước, lùi vài ba bước. Tổ chức này cho rằng nếu Việt Nam muốn được nhìn nhận như là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, việc đàn áp này phải chấm dứt. Đây phải là ưu tiên của chính quyền mới của ông Nguyễn Phú Trọng.

SBTN: Lãnh đạo mới của CSVN phải ưu tiên cải thiện nhân quyền