Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền 04-10/4/2016: Chính quyền Hà Nội đàn áp lực lượng dân chủ, đánh đập và tạm giữ 8 người khi họ kỷ niệm mười năm ngày thành lập Khối 8406

Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền  | 10-04-2016

tuần tin

Ngày 8/4, hàng chục nhà hoạt động đã tụ tập ở một quán café ở Hà Nội để kỷ niệm mười năm ngày thành lập Khối 8406 và đòi tự do cho luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và trợ lý của ông, cô Lê Thu Hà. Lực lượng an ninh đã bao vây quán café ở phố Láng Hạ, gần Đại Sứ quán Mỹ, đánh đập và bắt giữ ba cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Nghĩa, Cấn Thi Thêu và Thái Văn Dung, blogger Từ Anh Tú, Trương Dũng và bốn dân oan. Cảnh sát đã đánh đập dã man Nguyễn Trung Nghĩa, Từ Anh Tú và Trương Dũng trước sự chứng kiến của hàng trăm người có mặt ở khu vực đó.

Cảnh sát đã trả tự do cho Tú đầu giờ chiều, và tạm giữ những người khác cho đến tận nửa đêm hôm thứ Sáu.

Hôm 06/4, cảnh sát ở tỉnh Quảng Bình đã sử dụng lựu đạn cay và dùi cui điện để đàn áp giáo dân thuộc giáo xứ Hương Phương, giáo phận Vinh khi người dân phản đối việc phá hủy cột điện và một số trang trí của giáo xứ nhân ngày lễ Phục sinh. Cha Phero Lê Nam Cao cho biết đã có bốn giáo dân bị đánh chảy máu đầu và một người bị thương rất nặng ở mắt.

Ngày 04/4, anh Mai Văn Tám, người đại diện cho Mạng lưới Tổ chức Dân sự Độc lập Việt Nam (Vietnam Independent Civil Society Organizations Network -VICSON) tại hội nghị của Đại hội Xã hội Dân sự ASEAN/Diễn đàn Nhân dân ASEAN (ACSC/APF) tổ chức tại Băng Cốc vào thời gian 31/3-03/4, đã bị câu lưu bởi an ninh sân bay Nội Bài và thẩm vấn bởi an ninh Việt Nam ngay khi anh trở về từ Thái Lan. Sau tám giờ thẩm vấn, an ninh trả tự do cho anh Tám, nhưng vẫn giữ passport của anh.

Trong cuộc họp tham vấn khu vực lần thứ nhất của ACSC/APF tại Thái land với sự tham gia của 38 đoàn từ Đông Á, các đại biểu đã thảo luận về tiến trình phát triển của xã hội dân sự và những khó khăn. Việt Nam có hai đoàn tham dự, một đoàn của VICSON và đoàn kia của Liên hiệp Các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam, một tổ chức của chính phủ. Trong khi đoàn VICSON nêu lên những vấn đề về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam thì đoàn quốc doanh đưa ra các vấn đề môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long và tranh chấp biển đảo ở Biển Đông, hai vấn đề này không thuộc chương trình nghị sự.

Quốc hội bù nhìn Việt Nam tuần này thông qua hai luật, luật Báo chí sửa đổi và Luật Tiếp cận thông tin, là hai công cụ để nhà nước kiểm soát quyền tự do ngôn luận và quyền được thông tin.

Hai luật nói trên khẳng định cuộc tiến công loạn xạ chống lại nhân quyền tại Việt Nam. Với hai sắc luật này, nhà nước độc đảng khoá chặt mọi cuộc thảo luận chính trị, lịch sử, tôn giáo, xã hội, v.v… và cho phép nhà nước che giấu những thông tin không muốn cho nhân dân được biết, ông Võ Văn Ái, chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam tại Paris nói.

Và nhiều thông tin quan trọng khác.

 

==========04-04-2016==============

Việt Nam: Trong một tuần có tới 7 người bị kết án

Human Rights Watch – Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam nên phóng thích ngay lập tức các nhà hoạt động và blogger nổi tiếng đang bị tù giam chỉ vì đã thực thi các quyền của mình. Trong tuần cuối cùng của tháng Ba, Việt Nam đã xử và kết án tù giam bảy nhà hoạt động và blogger.

“Trong tuần qua, Việt Nam như đang lên cơn khi kết án một lúc bảy nhà hoạt động vì các phát ngôn đáng lẽ là một phần bình thường trong đời sống chính trị ở hầu hết các quốc gia,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chính quyền Việt Nam đang đưa ra thông điệp rõ ràng rằng ‘tuần trăng mật nhân quyền’ trong quá trình đàm phán Hiệp ước Thương mại TPP đã chấm dứt, tạo nên một thách thức to lớn với Tổng thống Obama và Hoa Kỳ.”

Vào ngày 23 tháng Ba năm 2016, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội kết án ông Nguyễn Hữu Vinh, một blogger, mức án năm năm tù và người cộng sự của ông, Nguyễn Thị Minh Thúy, phải chịu mức án 3 năm vì đã điều hành một trang web có cung cấp đường liên kết tới các bài viết về những vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế, môi trường và văn hóa ở Việt Nam. Hai người bị truy tố về “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo điều 258 bộ luật hình sự. Phạm Đoan Trang, đồng tác giả của một trong những bài viết được nêu trong bản cáo trạng, cố tìm cách dự phiên tòa với tư cách một nhân chứng hữu quan. Nhưng công an đã câu lưu cô vào buổi sáng khi diễn ra phiên xử, và chỉ thả cô sau khi bản án đã được tuyên.

“Vận hành một trang mạng đem tới những cách nhìn khác nhau cho độc giả Việt Nam không nên bị coi là một tội hình sự,” ông Robertson nói. “Đối với rất nhiều người Việt, với bàn tay kiểm soát gắt gao và hệ thống kiểm duyệt báo chí và truyền thông của Việt Nam, các trang mạng như thế là nơi duy nhất có thể xem các tin tức và quan điểm độc lập.”

Vào ngày 24 tháng Ba, Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã kết luận ông Đinh Tất Thắng, một nhà vận động chống tham nhũng năm nay đã 73 tuổi, có tội, cũng theo nội dung điều 258, và xử ông mức án bảy tháng 11 ngày tù giam. Theo cáo trạng do báo chí nhà nước dẫn lại, ông đã “liên liên tiếp gửi đơn, thư tố cáo vu khống, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân một số lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và tập thể Huyện ủy, UBND huyện và Công an huyện Thọ Xuân.”

Ngày mồng 5 tháng Tám năm 2015, Đinh Tất Thắng viết một lá thư gửi Mặt trận Tổ quốc, một cơ quan do đảng kiểm soát, bao trùm các tổ chức và phong trào quần chúng trung thành với chính quyền Việt Nam, để tố cáo cơ chế làm giả giấy tờ nhằm nhận khống các khoản trợ cấp dành cho thương binh. Trong thư có nêu đích danh người anh trai của giám đốc công an Thanh Hóa mà ông cho là không đủ điều kiện để nhận trợ cấp. Mười một ngày sau đó ông Đinh Tất Thắng bị bắt. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu ông bị chính quyền giam giữ vì có các hành vi chống tham nhũng. Năm 2008, ông đã bị kết án chín tháng tù giam, cũng vì tội tố cáo các quan chức tham nhũng ở địa phương và cấp quốc gia.

“Việt Nam làm sao chống tham những có hiệu quả được, khi cho phép các quan chức địa phương bỏ tù những người cố gắng tố cáo tham nhũng, như trường hợp ông Đinh Tất Thắng.” ông Robertson nói. “Những người vạch mặt tham nhũng trong chính quyền phải được bảo vệ chứ không phải bị tống giam.”

Buổi sáng ngày 30 tháng Ba, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kết án một blogger nổi tiếng, Nguyễn Đình Ngọc, mức án bốn năm tù giam cộng thêm ba năm quản chế không được đi ra ngoài phạm vi phường đang cư trú.

Buổi chiều, cũng chính tòa án nói trên đã kết án ba nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai: Ngô Thị Minh Ước, 57 tuổi, Nguyễn Thị Bé Hai, 58 tuổi và Nguyễn Thị Trí, 58 tuổi với các mức án lần lượt là bốn năm, ba năm và ba năm. Họ cũng phải chịu thêm từ hai đến ba năm quản chế không được tự do đi lại sau khi mãn hạn tù.

Nguyên là nhân viên của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Đình Ngọc, 50 tuổi, bút danh Nguyễn Ngọc Già, đã viết về các vấn đề chính trị xã hội liên quan tới dân chủ và nhân quyền cho trang tiếng Việt của Đài Á châu Tự do, và các trang web độc lập về chính trị khác như Dân Luận, Dân Làm Báo và Đàn Chim Việt. Ông cũng bày tỏ sự ủng hộ với các nhà hoạt động và blogger khác đang bị giam giữ vì đã thực thi các quyền cơ bản của mình, ví dụ như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân, Đinh Nguyên Kha và Bùi Thị Minh Hằng.

Theo cáo trạng được dẫn lại trên báo chí nhà nước, ngày 25 tháng Mười hai năm 2014, công an nhận được công văn từ Công ty Cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn báo rằng thuê bao Nguyễn Đình Ngọc đã sử dụng mạng Internet để “phát tán các bài viết nói xấu Đảng và Nhà nước Việt Nam.” Hai ngày sau thì ông bị bắt và bị truy tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự.

Ngô Thị Minh Ước, Nguyễn Thị Bé Hai và Nguyễn Thị Trí cũng bị kết án về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88. Họ bị cáo buộc đã phất cờ và biểu ngữ mà chính quyền cho rằng “có nội dung chống phá nhà nước, tuyên truyền thay đổi chính quyền” trong một cuộc biểu tình bên ngoài lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày mồng 7 tháng Bảy năm 2014. Báo chí nhà nước đưa tin rằng hội đồng xét xử cho rằng hành vi của ba nhà hoạt động này “rất nghiêm trọng, xâm phạm đến an ninh quốc gia, xuyên tạc, kích động, gây nghi ngờ, mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.” Cả ba người đều là nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm đã đi khiếu kiện về việc bị mất đất đai với các cấp chính quyền địa phương mà không có kết quả.

“Qua việc xiết chặt thêm vành đai kiểm soát đối với các nhà hoạt động nói trên cũng như các blogger và các nhà bình luận xã hội độc lập, Việt Nam đang thách thức phản ứng của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế,” ông Robertson nói. “Những hành động đó phải được đáp trả bằng sự lên án mạnh mẽ để chính quyền Hà Nội thấy rõ rằng nếu muốn nhận được sự tôn trọng của các đối tác thương mại thì bản thân mình phải tôn trọng nhân quyền.”

—————————–

Đại diện khối XHDS độc lập bị câu lưu ở sân bay Nội Bài

Vào lúc 16 giờ 30 chiều ngày 04 tháng 4 năm 2016, anh Mai Văn Tám, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bị cơ quan nhập cảnh sân bay Nội Bài bắt giữ khi từ Thái Lan về Hà Nội.

Anh Mai Văn Tám, cùng với phái đoàn 14 người đã sang Thái Lan để tham dự hội nghị diễn đàn Xã Hội Dân Sự khu vực ASEAN tại Bangkok, Thái Lan hôm 31/3/2016. Nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Trung Trực cho biết anh Tám qua Thái Lan để tham dự hội nghị với tư cách là đại diện cho mạng lưới xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam. Sau khi từ Thái Lan trở về, anh Tám đã bị câu lưu tại sân bay Nội Bài, tịch thu hộ chiếu và các đồ dùng cá nhân.

Vào lúc 1 giờ sáng ngày 5 tháng 4, liên lạc được với chúng tôi, anh Mai Văn Tám cho biết:

“Chiều nay tôi có chuyến bay từ Bangkok về và xuống sân bay lúc 4 giờ 30 chiều. Tôi làm thủ tục hành chính để về, thì an ninh giữ tôi lại và đưa tôi vào văn phòng, đóng cửa lại, và hỏi những vấn đề ngoài quyền riêng tư của tôi. Họ lấy đi hết quyền công dân, quyền con người, thậm chí họ tịch thu điện thoại và hộ chiếu cho đến bây giờ vẫn chưa trả lại. Cách đây 30 phút họ mới thả tôi ra và hiện nay tôi ở một mình ở ngoài sân bay và không biết đi về đâu thời gian này. Một số an ninh vẫn còn theo dõi tôi. Hiện tại tôi đang trong sự nguy hiểm đến an ninh và tính mạng.”

Theo lời anh Mai Văn Tám, cuộc họp gồm có các tổ chức trong khối Đông Nam Á, gồm 38 tổ chức. Trong 4 ngày, mọi người họp và đưa ra các sự kiện của các nước về phát triển của xã hội dân sự cũng như những khó khăn đang gặp phải. Tất cả các thành viên trong cuộc họp làm thành nhóm để thảo luận, đưa ra những ý kiến về một công việc chung cho toàn khối.

Mục sư Nguyễn Trung Tôn, người đã tìm cách liên lạc với anh Mai Văn Tám trong lúc anh đang ở sân bay Nội Bài cho biết:

“Mai Văn Tám giữ vai trò là trưởng đoàn đại diện cho các tổ chức XHDS tham gia hội nghị này. Nhưng phía nhà cầm quyền Việt Nam họ có một trưởng đoàn khác, cho nên tại hội nghị ASEAN này Việt Nam có đến hai phái đoàn,  1 phái đoàn do nhà nước cử đi, 1 phái đoàn cho tổ chức XHDS cử đi. Có lẽ sang bên ấy vai trò của Mai Văn Tám với tư cách là người đại diện cho khối XHDS độc lập cũng không làm được gì nhiều, bị giới hạn chuyện này chuyện kia. Chúng ta có thể hiểu với nhau như vậy.”

Tiếp lời Mục sư Nguyễn Trung Tôn vừa nói, anh Mai Văn Tám cho biết thêm nội dung mà phái đoàn XHDS độc lập đưa ra trong cuộc họp 4 ngày ở Bangkok:

“Tôi cũng có đưa ra vài ý kiến khi mà các thành viên đại diện muốn tôi đưa ra ý kiến từ trong nước. tôi nói là Việt Nam có cái XHDS nhung hiện nay vẫn còn bị kềm kẹp của chế độ CS. Ngay cả chúng tôi đi Thái Lan cũng phải đi rất nguy hiểm. và tôi cũng có đưa ra vấn đề giúp đỡ và hỗ trợ thông tin cho Việt Nam phát triển, thật sự có nền XHDS như các nước dân chủ trong các khối Đông Nam Á. Họ có đề cập rằng sắp đến sẽ giúp đỡ và có một cuộc họp tiếp theo nhưng chưa biết khi nào.”

Nói thêm về điều này, ông Nguyễn Trung Trực, thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ cho biết:

“Cuộc họp về các tổ chức XHDS ASEAN diễn ra tại Bangkok Thai Lan diễn ra từ ngày 31 tháng 3 đến ngày 4 tháng 4 thì bao gồm những sự kiện, tuy nhiên nổi bật nhất là sự xuất hiện của hai phái đoàn XHDS Việt Nam, 1 phái đoàn quốc doanh do nhà nước chỉ đạo, 1 phái đoàn XHDS độc lập. tại cuộc họp đó đã có sự đối đầu về các quan điểm giữa hai phái đoàn. Phái đoàn quốc doanh chỉ nói quanh vấn đề sông Mekong, các vấn đề xã hội khác chứ họ không đi sâu vào chủ đề hội nghị như nhân chủ nhân quyền và các nhu cầu cần thiết, các quyền cơ bản. Xét về mặt số lượng thì bên quốc doanh áp đảo, nhưng về chất lượng thì XHDS độc lập được lắng nghe hơn.”

Cuộc nói chuyện của chúng tôi kết thúc lúc 2 giờ sáng ngày 5 tháng 4. Mai Văn Tám cho biết anh vẫn đang một mình ở sân bay Nội Bài và chưa được trả lại hộ chiếu cũng như vật dụng cá nhân.

Mai Văn Tám là một nhà hoạt động dân chủ sống tại Quảng Bình, thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ – một nhóm xã hội dân sự độc lập trong nước. Anh Mai Văn Tám từng lên tiếng bảo vệ cho các nhà hoạt động dân chủ bị chính quyền đàn áp.

Đại diện khối XHDS độc lập bị câu lưu ở sân bay Nội Bài

=======05-04-2016======

Đại sứ David Saperstein nói về chuyến thăm Việt Nam

Đại sứ lưu động về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ, ông David Saperstein vừa kết thúc chuyến thăm Thái Lan và Việt Nam từ ngày 24 đến 31 tháng 3. Trong chuyến đi này ông đã gặp và nói chuyện với những người tị nạn Việt Nam tại Thái Lan, các lãnh đạo tôn giáo trong nước và quan chức chính phủ Việt Nam. Việt Hà hỏi chuyện ông sau chuyến đi này.

Việt Hà: Thưa ông được biết là trong chuyến thăm đến Thái Lan ông đã gặp gỡ những người tị nạn tại đây. Xin ông cho biết tình hình của họ và những mong ước của họ là gì?

ĐS. David Saperstein: Chúng tôi đã gặp những người tị nạn từ những nước khác nhau, họ là người theo thiên chúa giáo, đạo hồi trong đó có những người tị nạn từ cộng đồng thiểu số ở Việt Nam. Phần lớn trong số họ đã đăng ký với UNHCR và đang trong quá trình xem xét. Họ sống trong điều kiện an toàn. tất cả những người tìm kiếm quy chế tị nạn đến Thái Lan bao gồm cả những người Việt Nam sống trong điều kiện không rõ ràng và ổn định cho đến khi họ có được phỏng vấn chính thức với UNHCR. Trước đó, nếu họ bị giới chức chú ý tới thì họ có thể bị tạm giữ trong các trại tạm giam.

Đây là một loạt những thách thức mà những người tìm kiếm quy chế tị nạn gặp phải. Họ khá là an toàn ở đó và UNHCR đang cố gắng thu hẹp thời gian chờ đợi được phỏng vấn cho họ. Những người đã nằm trong danh sách của UNHCR thì họ được bảo vệ hoàn toàn như những người tị nạn khác trên khắp thế giới. Chúng tôi đã nghe những câu chuyện của những người bị sách nhiễu vì thực hành tôn giáo của họ trong những nhóm không được đăng ký. Họ bị giới chức chính quyền sách nhiễu.

Cho nên có những người bị truy tố vì tôn giáo nhưng cũng có những người không phải vì lý do tôn giáo mà vì lý do chính trị hay tham gia các phản đối. Nhưng đã có người nói cho chúng tôi những câu chuyện đáng lo ngại về những ngược đãi tôn giáo.

Việt Hà: Ở Việt Nam ông cũng đã gặp các đại diện lãnh đạo tôn giáo trong nước. Họ đã nói gì với ông?

ĐS. David Saperstein: Chúng tôi đã gặp những đại diện lãnh đạo tôn giáo ở Hà Nội và Tây nguyên. Chúng tôi gặp những lãnh đạo tôn giáo và những người thực hành tín ngưỡng tôn giáo thuộc các nhóm đạo được đăng ký và chưa được đăng ký. Ở những thành phố lớn và nhiều nơi khác ở Việt Nam, có một sự đồng ý khá phổ biến là đã có những cải thiện liên tục ví dụ như có thêm các nhóm đạo và thờ phượng tại nhà được đăng ký, có thêm các nhóm tôn giáo chưa được đăng ký nhưng vẫn hoạt động mà vẫn được an toàn hơn trước. Lần đầu tiên những người thực hành tín ngưỡng tôn giáo tại nhà được thực hiện các dịch vụ xã hội.

Chúng tôi thấy có những chương trình cai nghiện cho người nghiện được điều hành bởi các nhóm đạo chưa đăng ký. Có một cảm giác là tình hình đang dịch chuyển theo đúng hướng. Mặc dù vậy, mọi người đều nói rằng việc đăng ký hoạt động là một gánh nặng. Những người đứng đầu các cơ sở phải thông báo cho giới chức chính quyền mọi hoạt động mà họ muốn làm, bao gồm cả việc họ đi nhà thờ, việc họ định gửi người vào học trường đạo hay được phong chức … tất cả đều phải được sự cho phép của chính quyền.

Điều này ảnh hưởng đến sự tự chủ và khả năng được sống cuộc sống đạo mà họ muốn. Có những chuyện rất phổ biến ở các cộng đồng thiểu số về những đe dọa sách nhiễu, can thiệp của giới chức đặc biệt đối với các nhóm tôn giáo chưa được đăng ký. Mặc dù chúng tôi có nghe được nhiều hơn từ những người thiểu số nói rằng họ đã có thể đăng ký hoạt động cho những nhóm đạo mà đây là một điểm đáng khích lệ, nhưng có một tỷ lệ đông hơn những người thiểu số nói rằng họ không được đăng ký và phải đối mặt với những sách nhiễu và can thiệp từ giới chức địa phương. Đây là một bức tranh hỗn hợp nhưng tôi hy vọng là những gì đang diễn ra đúng hướng sẽ cũng xảy ra đối với cộng đồng thiểu số.

Gặp được những người cần gặp

Việt Hà: Ông có gặp khó khăn gì khi tiếp cận với những đại diện tôn giáo tại Việt Nam?

ĐS. David Saperstein: Họ cho chúng tôi gặp hầu như mọi người mà chúng tôi đề nghị được gặp, cho nên đó là một điểm đáng khích lệ. Họ để chúng tôi đến một vài nơi ở Tây nguyên, gặp với nhiều đại diện của các cộng đồng tôn giáo từ các cộng đồng thiểu số. Chúng tôi cảm thấy khích lệ về điều này.

Việt Hà: Theo tin mà đài ACTD có được thì có một trường hợp ở Tây nguyên, vợ của một mục sư đang bị cầm tù đã bị công an ngăn cản không cho gặp ông và phái đoàn phía Hoa Kỳ. Việc gặp gỡ sau đó diễn ra tại nhà bà ấy cũng bị giám sát bởi công an. Ông có biết thông tin này hay không?

ĐS. David Saperstein: Tất nhiên chúng tôi biết điều gì xảy ra. Bà ấy đã gọi điện cho chúng tôi và báo cho chúng tôi biết là công an đã ngăn cản bà ấy đến gặp chúng tôi ở khách sạn. Bà ấy cũng báo cho chúng tôi biết là họ đã áp tải bà về nhà. Ngay khi được báo chúng tôi đã kiểm tra thông tin và đảm bảo là chúng tôi sẽ không bị ngăn cản khi gặp bà ấy. Khi chúng tôi đến tận nhà bà ấy thì đúng là có những người mà bà ấy nói là công an ở quanh đó, nhưng nhân viên của chúng tôi đã yêu cầu họ đi chỗ khác, khỏi nơi mà chúng tôi gặp bà ấy.

Việt Hà: Ông cũng đã gặp với các quan chức Việt Nam, trong đó có thứ trưởng Bộ công an, tướng Tô Lâm. Ông có nêu ra cho họ những quan ngại mà ông có không và họ nói gì?

ĐS. David Saperstein: Với thứ trưởng Tô Lâm, chúng tôi chủ yếu nói về vấn đề tù nhân lương tâm và những sách nhiễu bao gồm cả sách nhiễu với vợ ông mục sư Chính. Chúng tôi đã nói trực tiếp với ông ấy về vấn đề này. Đối với tất cả các quan chức Việt Nam, chúng tôi nói đến những cải thiện mà họ đã có được như tôi nói lúc đầu và khuyến khích họ trong các hoạt động đăng ký thêm các nhóm tôn giáo, cho phép các nhóm tôn giáo được tham giam vào các hoạt động xã hội.

Chúng tôi nói về những sách nhiễu mà chúng tôi đã ghi nhận và quan ngại. Chúng tôi tập trung vào luật mới (luật về tôn giáo tín ngưỡng) sẽ có ảnh hưởng đến hầu hết mọi người dân Việt Nam. Thay vì chỉ tập trung vào một vài cá nhân, việc tập trung vào luật mới cho phép chúng tôi đề cập đến vấn đề cơ cấu của tự do tôn giáo. Như tôi đã nói là có những dấu hiệu đáng khích lệ trong cách mà dự thảo của luật mới đã mở rộng hơn về tự do và chúng tôi khuyến khích họ làm thêm hơn nữa theo hướng đó.

Chúng tôi đã nói đến tất cả mọi vấn đề liên quan. Đây là một phần trong mối quan hệ song phương đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Từng bước một chúng tôi đang đi theo hướng tốt hơn. Sắp tới sẽ có những cuộc gặp cấp cao quan trọng và Tổng thống Mỹ sẽ sang thăm và chúng tôi đang cố gắng để thiết lập một nền tảng cho chuyến thăm vì đây là những vấn đề quan trọng đối với tổng thống. Chúng tôi muốn truyền đạt điều này tới những quan chức Việt Nam mà chúng tôi gặp.

Việt Hà: Giới chức Việt Nam có đưa ra lời hứa nào trong các cuộc gặp với ông không?

ĐS. David Saperstein: Khi nói về luật mới, họ thừa nhận là luật đã xác định là như vậy và rằng luật có những giới hạn lên người dân nhưng họ lập luận rằng nó cần thiết vì lý do an ninh và trật tự xã hội. Đối với những trường hợp bị sách nhiễu mà chúng tôi đề cập đến thì họ hoặc là giải thích theo hướng là vì lý do an ninh quốc gia hoặc không có trả lời là liệu họ sẽ xác minh những báo cáo mà chúng tôi có. Nhưng chúng tôi đã nói rõ là chúng tôi cần được xác minh các thông tin mà chúng tôi cung cấp cho họ.

Mục tiêu của chúng tôi là có đối thoại mang tính xây dựng với họ, và ở mức đó theo tôi đúng là có những khích lệ. Họ nói chuyện chân thành về luật mới, về những tiến triển của luật, họ chấp nhận những đề nghị của chúng tôi một cách cởi mở và cho phép chúng tôi đến gặp những người cần gặp ở các nhóm tôn giáo được đăng ký và không đăng ký. Theo tôi đây là một chuyến đi rất có tính xây dựng.

Việt Hà: Ông có nhận được thông tin mới đây cho biết một mục sư ở Tây Nguyên đã bị công an triệu tập để thẩm vấn sau cuộc gặp với ông?

ĐS. David Saperstein: Chúng tôi vừa nghe được tin này và đại sứ quán của chúng tôi đang kiểm tra thông tin. Chúng tôi luôn bày tỏ quan ngại bất cứ khi nào họ sách nhiễu và can thiệp đối với bất cứ ai và cộng đồng tôn giáo. Vào lúc này chúng tôi chưa có thông tin cụ thể về chuyện này

Việt Hà: Sau chuyến đi này, ông sẽ có khuyến nghị gì với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam?

Đs. David Saperstein: Theo tôi điều quan trọng là hai bên vẫn phải cam kết sâu. Chúng tôi rất ấn tượng với sự cởi mở của họ trong đối thoại nhân quyền hai nước vào năm ngoái liên quan đên việc lắng nghe về những quan ngại của các cộng đồng tôn giáo ở Việt Nam, họ cũng rất cam kết với chúng tôi và với với các chuyên gia luật pháp độc lập từ cộng đồng quốc tế. Họ rất cởi mở và đó là điều khích lệ. Các bạn có thể thấy những tiến bộ trong luật mới qua các bản thảo của luật.

Từng bước một luật mới được làm theo cách mà cộng đồng tôn giáo đề nghị và đây là dấu hiệu khích lệ. Chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia đối thoại với Việt Nam. Hai bên sắp có đối thoại nhân quyền trong vài tuần tới và chúng tôi sẽ nêu các vấn đề này ra với các lãnh đạo Việt Nam và Bộ Ngoại giao. Các vấn đề này hiện nằm trong chương trình của chúng tôi trong những tháng tới cho tới khi luật được thông qua và nằm trong đối thoại nhân quyền trong các năm tới.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

Đại sứ David Saperstein nói về chuyến thăm Việt Nam

—————————–

Luật Báo chí Việt Nam : Tư nhân vẫn chưa được ra báo

Radio of France International: Quốc hội Việt Nam hôm nay 05/04/2016 vừa thông qua Luật Báo chí sửa đổi với tỉ lệ tán thành gần 90%. Luật Báo chí mới gồm 6 chương và 61 điều, trong đó có thêm 32 điều mới, và 29 điều được sửa đổi, sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.

RFI Việt ngữ đã trao đổi với nhà báo Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam về vấn đề này.

RFI : Thưa anh, về đối tượng được thành lập cơ quan báo chí, theo luật mới chỉ có các trường đại học, và tổ chức nghiên cứu khoa học mới được phép ra các tạp chí khoa học. Có nghĩa là vẫn không có báo chí tư nhân như nhiều người chờ đợi. Tuy nhiên lại được phép « liên kết », mua bản quyền măng-sét. Anh nhận xét thế nào ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng : Việc cho phép « liên kết » hay mua bản quyền măng-sét thật ra chỉ là sự thừa nhận một thực tế đã diễn ra cách đây hơn hai mươi năm. Những năm sau đổi mới kinh tế, vào thập kỷ 90 đã xuất hiện hàng loạt báo tư nhân ; một số người thầu lại dưới danh nghĩa phụ trương, phụ san của các báo. Lúc đó báo chí tư nhân hoạt động khá mạnh mẽ, sau đó Nhà nước siết lại.

Trong khoảng hơn hai mươi năm qua diễn ra một số đợt mở và siết của cơ quan quản lý báo chí Nhà nước. Cứ khi nào thấy báo tư nhân phát triển mạnh quá thì siết lại. Đợt « siết » gần nhất là vào đầu năm 2015 cho tới nay.

Tôi cho rằng đây không phải là một điều luật gì mới, mà chẳng qua là thừa nhận một thực tế từng diễn ra. Vì quản không được nên đành phải thừa nhận một cách gián tiếp, không dám và cũng không đủ can đảm nêu thẳng khái niệm báo chí tư nhân, trong bối cảnh tình hình hiện nay.

RFI : Như vậy có nghĩa là tờ Tin Sáng ở Saigon cho đến nay vẫn là tờ báo tư nhân thực sự và duy nhất, nhưng đã bị đóng cửa khá lâu rồi…Bên cạnh đó trong luật sửa đổi có câu « Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng » điều này liệu có khả thi ?

Điều này vừa đúng lại vừa trái với thực tế. Quả thực báo chí ở Việt Nam không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng ; nhưng trên thực tế Nhà nước can thiệp vào báo chí bằng hai cơ chế : đảng và chính quyền.

Về cơ chế đảng, đó là hệ thống ban tuyên giáo trung ương, từ cấp trung ương cho đến cấp địa phương tỉnh, thành. Hàng tuần, hàng tháng đều có chỉ đạo rất cụ thể đối với báo chí. Thậm chí đối với mỗi sự kiện có thể có tới hai chục cái gạch đầu dòng : báo chí được đăng cái này và không được đăng cái kia.

Và sau này còn biến diễn sang một hình thái khác là ban tuyên giáo trung ương hàng tuần hoặc theo sự kiện, nhắn tin cho ban biên tập các báo là không được đăng cái này, nên thận trọng, nên thế này, thế kia đối với từng sự vụ.

Các nhà báo nhà nước phản ứng về việc này trước kia còn kín đáo nhưng sau khá lộ liễu, vì họ cho đó là sự can thiệp thô bạo. Chưa kể các cuộc họp giao ban báo chí được tổ chức hàng tuần và hàng tháng của ban tuyên giáo trung ương, cũng như bộ và sở Thông tin Truyền thông các tỉnh thành, đã đi khá sâu vào hoạt động của các báo.

Nhưng tôi tin rằng dù có những điều luật quy định như thế này, nhưng từ luật tới thực tế luôn có một khoảng cách, thậm chí khoảng cách đó ngày càng xa. Tôi thấy báo chí nhà nước ngày càng có vẻ độc lập hơn, theo xu thế thực tế.

RFI : Trong số các hành vi bị cấm có : « xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng », « xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân », « gây chiến tranh tâm lý ». Có vẻ dễ bị lạm dụng ?

Chắc chắn là sẽ bị lạm dụng, giống như điều 258 và 88 của bộ luật hình sự vậy. Những khái niệm trong luật tất nhiên cần phải định nghĩa, làm rõ, chứ không chỉ đưa ra những khái niệm rồi sau đó các cơ quan chức năng hành pháp muốn suy diễn ra sao cũng được.

Ví dụ khái niệm « xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng ». Đó là cái gì ? Phải định nghĩa cho rõ ra kẻo bị lạm dụng. Hay « xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân », tôi chỉ nói một khía cạnh này thôi. Theo quan điểm của tôi và nhiều người cũng nghĩ như vậy, chính quyền này không thể còn gọi là chính quyền của nhân dân nữa, mà là chính quyền của các nhóm quyền lực chính trị và các nhóm lợi ích mà thôi.

Nhưng đặc biệt khái niệm « gây chiến tranh tâm lý » rất dễ bị lạm dụng, mặc dù nếu ghép vào bộ luật hình sự thì mức án có thể không bằng những cái khác. « Chiến tranh tâm lý » là cái gì, phải định nghĩa hết sức cụ thể, rút kinh nghiệm từ bài học những khái niệm mơ hồ trong điều 88 của luật hình sự về « tuyên truyền chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa », hay những điều luật về « phá hoại khối đoàn kết toàn dân », điều 258 về « lợi dụng quyền tự do dân chủ », vân vân.

Cần phải nhìn nhận rằng việc « gây chiến tranh tâm lý » có thể được luật hóa, từ luật báo chí chuyển sang luật hình sự, và quy tội các nhà báo.

RFI : Vấn đề mạng xã hội lần này không được đưa vào Luật Báo chí, mà dự định sẽ xây dựng các quy định quản lý thông tin trên internet và mạng xã hội thành luật trong nhiệm kỳ này của Quốc hội. Liệu đây có phải là một sự dè dặt quá mức trong thời đại kỹ thuật số hiện nay ?

Tôi cho rằng đây là một sự khó hiểu. Khó hiểu ở chỗ trước khi kỳ họp thứ 11 của Quốc hội Việt Nam diễn ra, thì ông Nguyễn Sinh Hùng, lúc đó còn là chủ tịch Quốc hội, thì chính ông đã đề nghị đưa mạng xã hội vào Luật Báo chí.

Dường như đã có một số ý kiến đồng thuận với ông Hùng, và hy vọng rằng mạng xã hội sẽ được Nhà nước chính thức công nhận. Đặc biệt trong bối cảnh mấy năm qua người sử dụng internet ở Việt Nam đã tăng từ 35% tới 50%. Có nghĩa là gần phân nửa dân số Việt Nam dùng internet, trong đó có tới 28 triệu người có tài khoản mạng xã hội.

Không hiểu vì lý do gì, vì thận trọng quá vì sợ « diễn biến hòa bình », sợ các « thế lực thù địch »…mà Quốc hội kỳ này đã không đưa mạng xã hội vào Luật Báo chí. Mà như vậy làm sao có thể phát triển được mạng xã hội theo yêu cầu của người dân, kể cả đáp ứng yêu cầu của Nhà nước là quản lý được mạng xã hội.

RFI : Về việc bảo vệ nguồn tin, nhà báo chỉ phải tiết lộ người cung cấp thông tin khi có yêu cầu bằng văn bản của người đứng đầu Viện Kiểm sát, Tòa án cấp tỉnh ; song song đó cơ quan chức năng phải bảo vệ người cung cấp tin. Phải chăng đây là một sự tiến bộ ?

Không, ở đây vẫn là theo quy định cũ thôi. Cách đây hơn hai mươi năm, Luật Báo chí cũng đã quy định về việc này rồi. Tức là nhà báo chỉ phải tiết lộ nguồn tin của mình với Viện Kiểm sát và Tòa án cấp tỉnh mà thôi, chứ không phải bất kỳ ai khác ; và các cơ quan an ninh điều tra, cảnh sát điều tra – cơ quan công an nói chung – không được quyền truy xét nhà báo về nguồn tin.

Nhưng trên thực tế thì nhiều cơ quan công an kể cả những bộ phận không liên quan tới điều tra vẫn tìm cách truy vấn những nhà báo và các cộng tác viên báo chí xem những nguồn tin của họ từ đâu – làm sai luật hoàn toàn. Tôi cho rằng điều khoản này có sự tiến bộ, nhưng vấn đề là làm sao bảo vệ sự tiến bộ này trong thực tế chứ không phải trên lý thuyết.

RFI : Giới báo chí độc lập có chờ đợi gì khác từ phía chính quyền ?

Không chỉ giới báo chí độc lập mà cả báo chí nhà nước. Một số anh em cựu trào báo chí cách đây một tuần cũng đã hy vọng rằng Luật Báo chí kỳ này nới hơn, mở hơn, dân chủ hơn. Không chỉ có tự do ngôn luận chung chung mà còn cho phép thử nghiệm báo chí tư nhân. Họ cũng muốn thực hiện một cái gì đó để tăng tính phản biện đối với khi họ quay lại làm báo.

Nhưng với tinh thần Luật Báo chí như thế này, nhiều nhà báo nhà nước đã thất vọng, và tất nhiên giới báo chí độc lập càng thất vọng hơn vì tinh thần được coi là « tự do ngôn luận » đối với báo chí chỉ là khái niệm rất mù mờ, không rõ nghĩa.

Riêng chúng tôi là những người làm báo độc lập, thì dù có báo chí tư nhân hay không trong luật, chúng tôi vẫn thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình trên mặt báo. Tất nhiên, báo chí ở đây là mạng xã hội chứ không phải báo chí nhà nước.

RFI : Xin cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng.

Luật Báo chí Việt Nam : Tư nhân vẫn chưa được ra báo

————————-

Luật báo chí mới thông qua có những cải cách gì?

SBTN: Sáng ngày 5/4/2016, Quốc hội CSVN đã thông qua Dự luật Báo chí sửa đổi với 89% số phiếu tán thành với nhiều điểm được đánh giá tích cực, mang tính cải cách, nhưng vẫn tồn tại một số điểm kìm hãm tiếng nói trái chiều.

Trong Luật Báo Chí mới này, chương nói về quản lý nhà nước đối với báo chí bị bãi bỏ.

Một số điểm mới được ghi nhận nhằm bảo vệ nguồn tin của nhà báo như: nhà báo chỉ phải tiết lộ nguồn tin của mình khi có yêu cầu bằng văn bản của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh, hoặc chánh án tòa án cấp tỉnh hoặc cấp tương đương. Sau khi được tiết lộ, những người đưa ra yêu cầu phải có trách nhiệm bảo vệ nguồn tin, nhà báo.

Liên quan đến hoạt động báo chí và mạng xã hội, đề nghị cấm nhà báo viết trái với quan điểm của tờ báo mình làm việc trên mạng xã hội đã không được chấp thuận. Nhiều người phản đối quan điểm đó vì lý do tôn trọng quyền tự do ngôn luận của nhà báo.

Thêm vào đó, báo chí không được đưa tin về tội danh khi chưa có quyết định của tòa án. Đây là một điểm rất khác so với cách làm báo tuyên truyền hiện nay, khi mà bài báo không khác gì cáo trạng của bên công tố hay bản án của quan tòa.

Mặt khác, Luật Báo chí công nhận quyền công dân được quyền góp ý và phê bình trên báo chí với các tổ chức của đảng hay cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, việc thực thi quyền này còn “mạo hiểm” bởi Bộ luật hình sự vẫn còn những điều luật mơ hồ, có thể sử dụng để kết tội người có quan điểm trái chiều.

Luật mới qui định các hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí, trong đó có: Xuyên tạc phỉ báng chính quyền nhân dân, gây chia rẽ dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm anh hùng dân tộc, tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư cá nhân. Đó cũng là những cái bẫy đối với những tiếng nói phản biện.

Báo chí tư nhân vẫn không được cho phép thành lập, nhưng trong luật báo chí mới có cho phép các cơ sở giáo dục đại học xuất bản các tạp chí khoa học, điều đó có nghĩa là các trường Đại học do khối tư nhân thành lập, điều hành sẽ được phép tham gia xuất bản báo chí.

Luật báo chí mới này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2017.

Luật báo chí mới thông qua có những cải cách gì?

============= 06-04-2016===============

Giáo dân Hướng Phương bị công an Quảng Bình đàn áp và ném lựu đạn cay

SBTN: Vào trưa ngày 06 tháng 4 năm 2016, nhà cầm quyền tỉnh Quảng Bình đã huy động lực lượng công an, cảnh sát cơ động, dân phòng,… mang sung ống, lựu đạn cay đến để đánh đập, đàn áp bà con giáo dân xứ Hướng Phương thuộc giáo Phận Vinh.

Trao đổi với phóng viên SBTN, Linh mục Phêrô Lê Nam Cao cho biết: “Tuần này, giáo xứ Hướng Phương tổ chức tuần chầu lượt thay cho giáo phận Vinh, nên bà con giáo dân đã mang cờ, banner cổng chào ra trang trí trước cổng Nhà Thờ. Tuy nhiên, nhà cầm quyền tỉnh Quảng Bình đã huy động công an, cảnh sát cơ động mang súng ống đến chỉa thẳng nòng súng vào phía bà con. Họ còn đánh đập nhiều người bị thương nặng, ném lựu đạn cay về phía bà con giáo dân làm nhiều người bị thương ở mắt. Hiện tại, họ đã đập phá tòa bộ cổng chào và thu giữ hết cờ của Hội Thánh.”

Một bà con giáo dân xứ Hướng Phương kể thêm: “Vào khoảng 11 giờ trưa nay, nhà cầm quyền tỉnh Quảng Bình đã huy động khoảng mấy trăm công an, cảnh sát cơ động đến trấn áp giáo dân. Khi lực lượng công an kéo đến đông như vậy thì bà con giáo dân đã kéo đến nhà xứ để bảo vệ. Họ đã trấn áp, bắt giữ một số bà con giáo dân. Họ còn đánh đập giáo dân rất là nhiều, họ bắn lựu đạn cay vào bà con giáo dân nữa.

Nhận được tin, các cha ở Quảng Bình lên tiếng kêu gọi bà con giáo dân tập trug lại không cho công an bắt người và yêu cầu họ phải thả những người bị bắt ra. Sau đó, nhà cầm quyền còn lấy máy cưa hai cái cột sắt mà giáo dân đã dựng hôm trước rồi chở về đồn. Sau đó, bà con giáo dân chúng tôi kéo ra ủy ban xã để đòi lại các vật dụng của giáo xứ bị công an lấy đi.”

Theo thông tin mà phóng viên SBTN nhận được, có ít nhất 4 người đã bị công an đánh đập chảy máu. Một giáo dân tên Thìn đã bị lựu đạn cay bắn vào mắt, bị công an đánh bầm tím khắp người.

Trước đó, vào sáng ngày 05/4/2016, bà con giáo dân xứ Hướng Phương thuộc xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình ra đào hai cái hố để đổ bêtông làm cột đèn chiếu sáng và giăng cờ lối vào Nhà Thờ. Tuy nhiên, đến khoảng 23 giờ đêm thì nhà cầm quyền tỉnh Quảng Bình cho người đến đào, nhổ đi.

Khi Linh mục Lê Nam Cao phát hiện thì chúng bỏ đi. Sáng ra, bà con giáo dân đã phải làm lại.

Được biết, giáo xứ Hướng Phương có khoảng 3,400 bà con giáo dân. Nhiều giáo dân cho biết mỗi khi giáo xứ tổ chức thánh lễ hay Tuần chầu lượt, nhà cầm quyền đều gây khó dễ.

————————–

Hội đồng Liên tôn Việt Nam: Kháng thư phản đối nhà cầm quyền CSVN đàn áp lễ tưởng niệm 69 năm Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn 06-04-2016

Hội đồng Liên tôn Việt Nam | 06-04-2016

Vào năm 1947, Đức Huỳnh Giáo Chủ của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo -đang khi tham dự buổi hòa giải giữa Việt Minh và PGHH tại Đốc Vàng (Đồng Tháp)- đã bị những người Cộng sản này đê hèn ám hại, vì đối với Ngài, cần có hợp tác trong đường hướng dân chủ, còn đối với họ, chỉ có sự thống trị trong chuyên chính bạo lực.

Tinh thần sắt máu và hận thù đó vẫn tiếp tục và ngày càng trở nên khốc liệt kể từ khi Cộng sản chiếm được miền Nam và đặt Giáo hội PGHH chân truyền ra ngoài vòng pháp luật. Nó đặc biệt biểu lộ ra trong ba Đại lễ của Giáo hội, nhất là Đại lễ tưởng niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn.

Lễ tưởng niệm lần thứ 69 năm nay (25/2 Bính Thân, tức 02-04-2016) đã được Giáo hội Trung ương PGHH Thuần túy dự tính tổ chức tại trụ sở tạm thời của Giáo hội tại xã Long Giang, huyện Chợ Mới, An Giang. Thế nhưng nhiều ngày trước đó, nhà cầm quyền đã điều động vô số công an rải quân đóng chốt tại các nẻo đường lẫn bến đò dẫn vào địa điểm hành lễ. Riêng hai đầu trụ sở, mỗi đầu cách khoảng 500m, có 2 chốt được thiết lập, mỗi chốt có hơn 50 công an sắc phục lẫn thường phục với xe đặc chủng.

Trước tư gia ông Hội trưởng Nguyễn Văn Điền, ông Phó Hội trưởng Nguyễn Văn Thiết, nhiều Trị sự viên ở các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ… công an cũng không quên lập trạm, mỗi trạm trên dưới 100 nhân viên đủ mọi dạng, nhằm theo dõi, ngăn chận, tạo ra tình trạng nội bất xuất ngoại bất nhập hết sức căng thẳng và nguy hiểm. Như bà Dương Thị Tròn, cựu tù nhân lương tâm với bản án phi nhân 9 năm tù, vừa ra khỏi nhà thì bị đám công an này ách lại khiêng vào trong. Nhiều người còn bị hăm dọa sẽ lãnh đòn trừng phạt nếu quyết tâm đi lễ.

Đêm 01-4-2016, anh Nguyễn Công Thủ (con trai ông Nguyễn Thanh Phong, Tổng Vụ trưởng Thanh sinh Giáo hội PGHH Thuần túy, trú tại Chợ Mới, An Giang), vừa ra khỏi nhà thì bị công an giao thông chận xét giấy tờ, tiếp đó bị một toán công an hình sự giả dạng côn đồ đánh đập đến ngất xỉu rồi bỏ đi. Tỉnh lại, anh Thủ chạy thục mạng về nhà liền bị chúng rượt đuổi. Thấy gia đình hàng xóm xông ra bảo vệ, đám côn đồ tháo chạy, bỏ lại 2 chiếc xe máy. Khoảng 15’ sau, chúng kéo đến đông đảo hơn, đạp tung cửa vào cướp lại tang vật, rồi còn vô chỗ anh Thủ đang truyền nước biển rút dây và bình truyền dịch ném xuống đất, trước sự chứng kiến bất động đồng lõa của hằng trăm công an vây nhà.

Sáng 02-4-2016, phái đoàn Giáo hội PGHH Thuần túy Vĩnh Long đi xe đến Chợ Mới An Giang dự đại lễ. Sau khi qua nhiều trạm giao thông với xét hỏi nghiêm nhặt, cuối cùng tại xã Hội An, Chợ Mới, phái đoàn đã bị trên 100 công an đủ loại buộc phải quay về, còn hăm dọa nếu tiếp tục đi sẽ không đảm bảo tánh mạng và tài sản! Đang khi đó, nhà ông Phó Hội trưởng bị “côn đồ” ném trứng thối vào vì gia đình ông treo băng-rôn kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn.

Trong tinh thần hiệp thông tôn giáo và theo lời mời của ông Hội trưởng Trung ương Giáo hội PGHH Thuần túy, các chức sắc đại diện Hội đồng Liên tôn gồm có Hoà thượng Thích Không Tánh, Mục sư Lê Quang Du, các Chánh Tri sự Hứa Phi, Nguyễn Bạch Phụng và Nguyễn Kim Lân đã có chuyến đi trực tiếp tham dự Đại lễ. Nhưng ngay từ tối 1-4-2016, công an như đánh hơi được đã canh gác tại tư gia một số vị, bám theo một số vị khác trên hành trình như hình với bóng và tìm mọi cách ngăn chận thô bạo! Rốt cuộc chuyến đi tham dự Đại lễ của các Chức sắc thay mặt Hội đồng Liên tôn VN bất thành!

Khối Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống vốn dự tính tổ chức đại lễ tại Quang Minh Tự của ông Võ Văn Thanh Liêm tại ấp Long Hòa 2, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, cũng bị nhà cầm quyền đàn áp khốc liệt. Từ nhiều ngày trước, toàn bộ ngôi chùa ấy đã bị đông đảo công an chốt chặn đường vào và bao vây nghiêm ngặt. Nhiều tín đồ tại Đồng Tháp, An Giang… cũng bị mật vụ canh giữ nhà cửa hay gặp mặt đe dọa. Đúng ngày kỷ niệm, hàng trăm công an phối hợp với côn đồ đã chặn đường những ai quyết tâm đi lễ, hành hung dã man và cướp máy móc tiền bạc của họ (theo cung cách “đánh người đoạt của” của công an hiện thời). Trong khi đó, tại Quang Minh Tự, nhà cầm quyền xua lực lượng đến phá rối buổi lễ và ra tay hành hung thô bạo những tu sĩ tín đồ giăng biểu ngữ lên án bạo quyền đàn áp! Riêng nữ tu sỹ Võ Thị Thu Ba đã phải tự cắt cổ để phản đối hành vi dã man của chế độ

Vụ đàn áp tôn giáo nghiêm trọng này lại diễn ra đúng vào thời điểm bộ trưởng Công an sắt máu Trần Đại Quang được đưa lên làm Chủ tịch nước !?!

Trước những sự kiện đau lòng trên, Hội đồng Liên tôn Việt Nam long trọng tuyên bố:

1- Nhiệt liệt biểu dương sự trung thành cách quyết liệt “vì Thầy vì Đạo”, niềm tưởng nhớ đầy can đảm đối với Tôn sư kính yêu, chí bất khuất và tính kiên trì của Quý Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo giữa lòng chế độ vô thần Cộng sản. Chúng tôi hết lòng hiệp thông chia sẻ đạo nạn của Quý Giáo hội và coi các đau khổ của Quý vị như đau khổ của mình, coi các vấn để của Quý Giáo hội như các vấn đề của các Giáo hội chúng tôi.

2- Nghiêm khắc nhắc nhở nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hãy dừng ngay chính sách đàn áp những tôn giáo không chịu trở thành công cụ cho chế độ. Lẽ ra Quý vị phải chuộc lỗi cho cha ông vì tội ác đã làm đối với một nhà yêu nước kiệt xuất như Đức Huỳnh Giáo chủ. Chủ trương xóa sạch di sản tinh thần của Ngài và tiêu diệt tín đồ hiếu đạo của Ngài là nhân xấu xa sinh quả ác hại cho Quý vị và con cháu Quý vị. Hãy nhớ luôn rằng gieo gió thì gặt bão.

3- Mạnh mẽ cảnh cáo lực lượng thừa hành mù quáng, công cụ bạo lực tàn nhẫn là công an đủ mọi dạng của chế độ. Công lý của nhân loại và nhân dân rồi đây sẽ truy cứu trách nhiệm của những kẻ chỉ đạo lẫn những kẻ thừa hành, Một ngày nào đó, quý vị sẽ là đối tượng đầu tiên cho cơn phẫn nộ tràn bờ của nhân dân bị áp bức vùng dây, đang khi những kẻ mà quý vị đang làm tay sai mù quáng, nô lệ tối mặt sẽ cao bay xa chạy. Hãy cố gắng làm người tử tế, lương thiện ngay từ bây giờ hầu để đức cho con cháu.

Làm tại Việt Nam ngày 06 tháng 04 năm 2016

 

Các chức sắc trong Hội đồng Liên tôn VN đồng ký tên.

 

Cao Đài:

– Chánh trị sự Hứa Phi (điện thoại: 0163.3273.240)

– Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân (điện thoại: 0988.971.117)

– Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (điện thoại: 0988.477.719)

Công Giáo:

– Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi (điện thoại: 0984.236.371)

– Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại (điện thoại: 0935.569.205)

– Linh mục An-tôn Lê Ngọc Thanh (điện thoại: 0993.598.820)

– Linh mục Phao-lô Lê Xuân Lộc (điện thoại: 0122.596.9335)

– Linh mục Giu-se Nguyễn Công Bình (điện thoại: 01692498463)

 

Phật Giáo:

– Hòa thượng Thích Không Tánh (điện thoại: 0165.6789.881)

– Thượng tọa Thích Viên Hỷ (điện thoại: 0937.777.312)

Phật Giáo Hoà Hảo:

– Ông Nguyễn Văn Điền (điện thoại: 0122.870.7160)

– Ông Lê Quang Hiển (điện thoại: 0167.292.1234)

– Ông Lê Văn Sóc (điện thoại: 096.4199.039)

– Ông Phan Tấn Hòa (điện thoại: 0162.6301.082)

– Ông Tống Văn Chính (điện thoại: 0163.574.5430)

– Ông Bùi Văn Luốc (điện thoại: 0169.612.9094)

– Ông Hà Văn Duy Hồ (điện thoại 012.33.77.29.29).

– Ông Trần Văn Quang (điện thoại 0169.303.22.77)

Tin Lành:

– Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa (điện thoại: 0121.9460.045)

– Mục sư Đinh Uỷ (điện thoại: 0163.5847.464)

– Mục sư Đinh Thanh Trường (điện thoại: 0120.2352.348)

– Mục sư Nguyễn Trung Tôn (điện thoại: 0162.838.7716)

– Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng (điện thoại: 0906.342.908)

– Mục sư Lê Quang Du (điện thoại: 0121.2002.001)

————————-

Quyền Tự do Ngôn luận và Quyền Được biết bị thắt chặt thêm với sự phê chuẩn của Quốc hội về Luật Báo chí sửa đổi và Luật được Thông tin

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam (UBBVQLNVN): Luật Báo chí sửa đổi và Luật mới cho phép tiếp cận thông tin là những vũ khí pháp luật tăng cường để giết chết tự do tại Việt Nam, UBBVQLNVN nói.

Chủ tịch ủy ban, ông Võ Văn Ái cho biết : “Trong hai tuần lễ qua, 7 nhà hoạt động nhân quyền đã bị kết án tuỳ tiện 22 năm tù giam vì họ sử dụng chính đáng quyền tự do ngôn luận và quyền biểu tình, cùng thời điểm với việc đưa Bộ trưởng Công an lên làm Chủ tịch nước. Hai luật nói trên khẳng định cuộc tiến công loạn xạ chống lại nhân quyền tại Việt Nam. Với hai sắc luật này, nhà nước độc đảng khoá chặt mọi cuộc thảo luận chính trị, lịch sử, tôn giáo, xã hội, v.v… và cho phép nhà nước che giấu những thông tin không muốn cho nhân dân được biết”.

Luật Báo Chí Sửa đổi trở thành tấm chắn bảo vệ chế độ chống lại mọi hình thức biểu tỏ tự do. Luật này gia tăng các điều cấm đoán (từ 4 lên 13 điều), điều nào cũng mơ hồ và hạn chế. Ví dụ như cấm phát hành “những thông tin méo mó về Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam “, “vu khống chính quyền”, những bài báo chống lại “chính sách đoàn kết quốc tế”, những tin tức “báo động” để “gieo chia rẽ giữa nhân dân với nhà nước”. Luật Báo Chí Sửa đổi cũng nhằm bảo vệ “bí mật quốc gia” nhưng lại không đưa ra định nghĩa thế nào là bí mật, cốt bao che cho bất cứ tài liệu nào theo ý thích của nhà cầm quyền. Luật Báo Chí Sửa đổi trái với những điều khuyến cáo của LHQ và các tổ chức phi chính phủ. Luật đưa ra một lô thái độ hay hành động mà chỉ có chính quyền mới được quyền xác định như “kiểu sống đồi bại”, “vi phạm giá trị và truyền thống đất nước”, hay “bóp méo lịch sử, chối bỏ sự thành công của cách mạng hay xúc phạm quốc gia và các vị anh hùng”.

Về tự do tôn giáo, “mê tín dị đoan” bị cấm đoán mà chẳng cho biết thế nào là mê tín dị đoan, y hệt như điều luật “gieo chia rẽ giữa các tín đồ tôn giáo và người không tôn giáo, giữa những người có tôn giáo khác nhau, giữa tín đồ tôn giáo với Nhà nước”. Những điều như thế được lấy lại từ điều 87 trong bộ Luật Hình sự quy chiếu theo các vi phạm “an ninh quốc gia” mà nhà cần quyền sử dụng để đàn áp các hành xử chính đáng và ôn hoà thuộc quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Điều đáng lo ngại, là kể từ nay điều luật này cấm đoán các biểu tỏ “xúc phạm các niềm tin tôn giáo”, trong khi LHQ và toàn thể các Xã hội dân sự trong thế giới xem vấn đề vu khống các tôn giáo còn đặc biệt khả nghi trên phương diện tự do ngôn luận.

Mặt khác, Luật Báo Chí Sửa đổi giữ nguyên sự kiện Nhà nước kiểm soát các nhà báo và mỗi 5 năm họ phải xin gia hạn thẻ báo chí. Luật Báo chí sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2017.

Về Luật Tiếp Cận Thông Tin sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2018, cũng là điều quan tâm cho việc đánh giá tự do ngôn luận và quyền được biết mà cũng là quyền tìm kiếm thông tin. Dự thảo luật này bị Trung tâm Nghiên cứu Luật và Dân chủ chỉ trích nặng nề và đã đặt Việt Nam vào vị trí người học trò hư hỏng trong lĩnh vực tiếp cận thông tin. Trước hết, quyền tiếp cận thông tin của người công dân tại Việt Nam không được xem như quyền cố hữu của con người mà là luật do nhà nước ban phát.

Lại nữa, Luật này không có quyền đứng trên các luật khác về tự do ngôn luận (những điều luật trong bộ Luật Hình sự về chương “an ninh quốc gia” hay “lợi dụng quyền tự do để làm hại quyền lợi Nhà nước”, hoặc Luật báo chí, v.v…) và, cũng như các luật này né tránh vào các từ ngữ mơ hồ như “trật tự xã hội và đạo đức”, các “bí mật quốc gia”, “quốc phòng và an ninh”, các “quyền lợi của quốc gia và Nhà nước”, “tuyên truyền” nhằm thắt chặt quyền tiếp cận thông tin. Cần chú ý rằng, chỉ những tài liệu được chính quyền giải mật và những sản phẩm xuất hiện sau khi luật có hiệu lực mới được quyền tiếp cận, không có một thời hạn nào cho biết lúc nào các thông tin được loan tải cho công chúng.

Thêm nữa, Luật Tiếp cận Thông tin rất mơ hồ và hạn chế, bắt buộc những ai đi tìm kiếm tin tức phải khai rõ lai lịch (trưng Chứng minh thư hay thông hành), địa chỉ, cùng các lý do xin tiếp cận thông tin. Luật cũng không bó buộc cơ quan hành chính phải tiếp nhận đơn xin tiếp cận thông tin, người công dân sẽ không có trong tay chứng cớ trưng dẫn khi có chuyện khiếu nại.“Sử dụng thông tin bất chính” bị trừng phạt. Nếu nhà cầm quyền ngăn chặn thông tin là điều đáng chê trách, thì chẳng có một cơ cấu phản chống độc lập nào để khiếu nại.

Luật Tiếp Cận Thông Tin không nhắc chuyện những ai tung tin báo động, nhưng trong thực tế lại thẳng tay đàn áp như trường hợp hai ông Nguyễn Mạnh Hà và Trần Anh Hùng đã bị xử án 5 và 6 năm tù giam hồi tháng 10 năm 2013 vì tiết lộ cho báo chí Báo cáo của chính quyền về dự án chỉnh trang gây tranh luận tại thành phố Nha Trang.

—————————

Một người nghiện ma túy tự vẫn trên xe đặc chủng công an

Trên đường đưa người nghiện từ huyện Xuyên Mộc đến trung tâm để cai, anh Q. treo cổ tự vẫn trong xe đặc chủng.

Ngày 6-4, BS Nguyễn Phúc Cẩm Chương, Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, xác nhận tối 5-4, trung tâm đã phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cùng các cơ quan chức năng giám định tử thi một thanh niên nghiện ma túy treo cổ tự tử trên xe Công an huyện Xuyên Mộc.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 19 giờ ngày 5-4, Công an huyện Xuyên Mộc đưa anh Q. (không có nơi cư trú ổn định) đi cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Giáo dục-Lao động và Dạy nghề tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành).

Công an huyện Xuyên Mộc đã dùng xe đặc chủng đưa anh từ trụ sở xã đến trung tâm. Khi đến nơi, công an mở cửa thùng xe ra thì phát hiện anh đã tử vong trong tư thế treo cổ.

BS Chương cho biết thêm, anh Q. dùng chiếc áo đang mặc trên người móc qua thanh sắt cửa thông gió phía trên nóc xe rồi buộc hai tay áo lại thành dây. “Có khả năng anh này nghiện ma túy, bị ảo giác nên tự vẫn trong xe.

Cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang điều tra làm rõ.

Một người nghiện ma túy tự vẫn trên xe đặc chủng công an

========== 07-04-2016=============

44 sinh viên Đại học Luật Hà Nội yêu cầu tòa án Hà Nội chấm dứt vi hiến

44 sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đã cùng ký tên vào thư yêu cầu tòa án Tp Hà Nội chấm dứt việc ngăn chặn người dân tham dự phiên tòa công khai.

Trong thư yêu cầu, các bạn sinh viên đã chỉ rõ việc tòa án Hà Nội ngăn chặn sinh viên Luật, người dân đến tham dự phiên tòa, dù không có giấy mời hay giấy triệu tập của tòa, là vi hiến và vi phạm pháp luật.

Các bạn sinh viên cho biết, các thế hệ sinh viên Luật tiếp theo cần được tham dự phiên tòa để có thêm tư liệu, thực tế để học và nâng cao kiến thức về pháp luật. Vì vậy, 44 đã viết thư yêu cầu Tòa án nhân dân Hà Nội chấp thuận các nội dung sau:

“1) Mọi người đều được vào tòa án và khi ra vào phải xuất trình giấy tờ tùy thân, được cấp số theo thứ tự. 2) Có máy quét an ninh để kiểm tra những người ra vào tòa án. 3) Tòa án có thể thông báo số lượng có hạn người đến tham dự. 4) Trong trường hợp vụ án được đông đảo dư luận và người dân quan tâm thì tòa án nên tạo điều kiện bằng các biện pháp như: truyền hình trực tiếp, phát thanh qua loa,… 5) Cần cải thiện lại website của tòa như không để nội dung sơ sài như hiện nay, cập nhật thông tin đầy đủ các nội dung cần thiết. 6) Tòa án là nơi công cộng nên cần phải sắp xếp các phương tiện đúng nơi quy định tạo mỹ quang quang cảnh tòa án và phục vụ tốt cho người dân đến tham dự phiên tòa. 7) Tòa án cần cung cấp những bản án đã xét xử công khai để phục vụ sinh viên Luật trong quá trình học tập.”

Luật sư Lê Luân, Hà Nội chia sẻ về sực việc này: “Đối với 44 bạn sinh viên ký tên vào văn bản đề nghị ông Chánh án tòa án Hà Nội dừng việc vi hiến như đã nêu sáng nay và muốn được đối thoại trực tiếp cùng vị chánh án này, mà nếu các bạn gặp khó khăn trong quá trình học tập, bị cảnh cáo, nhắc nhở, bị gây khó dễ, đánh điểm thấp, trượt, ngoại trừ do chính các bạn không đủ năng lực, thì các bạn hãy mạnh mẽ lên tiếng. Chúng tôi sẽ sẵn sàng trợ giúp và cùng sát cánh bên các bạn.”

Lá đơn của 44 sinh viên luật cũng nhắc lại khoản 3, điều 103, Hiến pháp 2013 và khoản 2, điều 11, Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định: “Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biết cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục, của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, tòa án nhân dân có thể xét xử kín”.

Cũng theo đơn, điều 18, bộ luật tố tụng hình sự, điều 15 bộ luật tố tụng dân sự, điều 17 Luật tố tụng hành chính đều quy định việc xét xử của tòa án cần được công khai, mọi người đều có quyền tham dự.

44 sinh viên nói: “Chúng tôi không thể hiểu nổi là từ lúc nào Tòa án nhân dân Hà Nội lại ra những quy định trái Hiến pháp, trái pháp luật và bắt sinh viên Luật phải tuân theo”

Trước đó, một nhóm luật sư tại Hà Nội cũng có yêu cầu này gửi đến Tòa án Hà Nội với nội dung tương tự cho rằng “những sinh viên luật, cử nhân luật trẻ cần được tham dự các phiên tòa để có thêm tư liệu, thực tế phục vụ quá trình học tập, nâng cao chuyên môn nghề nghiệp.”

44 sinh viên Đại học Luật Hà Nội yêu cầu tòa án Hà Nội chấm dứt vi hiến

——————————-

Việt Nam thông qua luật cấm công dân tiếp cận thông tin gây nguy hại lợi ích Nhà nước

VOA News: Với 66,46% số phiếu tán thành, Quốc hội Việt Nam hôm 6/4 đã thông qua Luật Tiếp cận Thông tin, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2018.

Luật Tiếp cận Thông tin quy định công dân mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

Tuy nhiên, Luật cũng ra quy định về những thông tin công dân không được tiếp cận, bao gồm những thông tin thuộc bí mật nhà nước, gồm thông tin có nội dung quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế…; những thông tin có thể gây nguy hại đến lợi ích của nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hay tài sản của người khác; những thông tin về các cuộc họp nội bộ của cơ quan, các tài liệu soạn thảo cho công việc nội bộ của cơ quan.

Chủ tịch Ủy ban Luật pháp của Quốc hội Phan Trung Lý được báo giới trích lời cho biết trước khi Luật được thông qua, có đại biểu Quốc hội đã đề nghị sửa tên điều luật về thông tin công dân không được tiếp cận thành “thông tin bị hạn chế tiếp cận” hoặc “thông tin được tiếp cận hạn chế”, nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Quốc hội giữ nguyên quy định của dự thảo luật.

Luật Tiếp cận Thông tin cũng quy định về những hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm việc cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin; hủy hoại thông tin; làm giả thông tin; cung cấp thông tin chống lại nhà nước, phá hoại chính sách đoàn kết, kích động bạo lực; cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cản trở, đe dọa, trù dập người yêu cầu, người được cung cấp thông tin.

VN thông qua luật cấm công dân tiếp cận thông tin gây nguy hại lợi ích Nhà nước

————————–

Dư luận phẫn nộ việc công an nhổ nước bọt vào mặt dân

Một đoạn video clip ghi lại hình ảnh trung úy công an Nguyễn Văn Bắc ở Phường Trung Liệt vào 12 gìờ đêm ngày 07 Tháng Tư, 2016, đã gõ cửa đòi khám nhà một phụ nữ (24 tuổi) ở tòa nhà Hà Thành Plaza.

Khi bị hỏi có giấy phép khám nhà không thì viên công an này nói là không cần giấy phép. Bị từ chối, viên công an này đã nhổ nước bọt vào mặt chủ nhà.

Tất cả những hành động thô lỗ đó của viên công an này đã được chủ nhà thu hình và đưa lên toutube cho mọi người xem coi như một hành động tố cáo trước dư luận chuyện công an làm việc bất chấp luật lệ.

Đoạn youtube theo địa chỉ ghi trên vừa được đưa lên trong vài tiếng đồng hồ đã có hàng trăm ngàn lượt xem, hàng nghìn lượt chia sẻ và bình luận phẫn nộ về hành vi thô lỗ của công an.

Dư luận phẫn nộ việc công an nhổ nước bọt vào mặt dân

============ 08-04-2016=============

Nhiều nhà hoạt động bị bắt giữ khi biểu tình trước Toà Đại sứ Hoa Kỳ ủng hộ Luật Sư Nguyễn Văn Đài

Vào sáng ngày 08 tháng 4 năm 2016, khoảng hơn 100 nhà hoạt động dân chủ đã tập trung trước cổng Toà đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội để nhằm biểu thị ủng hộ Luật sư Nguyễn Văn Đài. Nhà cầm quyền Hà Nội đã huy động lực lượng an ninh đến đàn áp, bắt giữ nhiều nhà hoạt động.

Theo ghi nhận của phóng viên SBTN, nhiều nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền từ Nghệ An đã có mặt như: cựu TNLT Thái Văn Dung, Trần Hữu Đức, Lê Đình Lượng, Tây Nguyên, Fx Lê Nhàn,… cùng nhiều nhà hoạt động ở Hà Nội: Trương Dũng, Từ Anh Tú, Thảo Theresa, Maria Thuý Nguyễn, Trịnh Bá Tư, Cấn Thị Thêu. Nhà cầm quyền Hà Nội đã huy động lực lượng an ninh, công an mặc thường phục, cảnh sát cơ động, dân phòng,… cầm gậy ba trắc, súng bắn điện đến để giải tán, đàn áp, bắt bớ và đánh đập mọi người.

Theo ghi nhận của phóng viên SBTN, hiện tại nhà cầm quyền Hà Nội đã bắt giữ 4 người gồm: chú Trương Văn Dũng, cựu TNLT Thái Văn Dung, dân oan Cấn Thị Thêu và anh Từ Anh Tú đưa lên xe, và chở đi đâu không rõ.

Nhà hoạt động Thảo Theresa cho biết: “Ban đầu họ đánh đập bố tôi lúc đang ở trước Toà đại sứ Hoa Kỳ. Bố tôi chạy thoát đến trước cổng Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường thì bị bắt giữ rồi đưa đi đâu không rõ…”

Sau đó, đông đảo bà con dân oan ba miền cũng đã đến biểu tình nhằm phản đối việc nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ người dân trái pháp luật trước cổng Bộ tài nguyên và môi trường.

Anh Trịnh Bá Phương cho biết: “Hiện tại mẹ tôi, Cấn Thị Thêu đã bị công an bắt giữ và đưa đi đâu không rõ. Bà con dân oan đang nằm biểu tình ngay giữa đường để yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội thả tự do cho những người vừa bị bắt.”

Nhiều nhà hoạt động bị bắt giữ khi biểu tình trước Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ủng hộ Luật Sư Nguyễn Văn Đài

——————–

Quốc tế chia sẻ về bầu cử tự do

Ngày 4/4/2016 tại Hà Nội, quan chức của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam đã có cuộc trao đổi với một số ứng viên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) độc lập. Trước đó, ngày 29/3, tùy viên chính trị của bốn đại sứ quán Thụy Điển, Nauy, Pháp và Canada cũng đã gặp gỡ các ứng viên. Nội dung các cuộc thảo luận xoay quanh cơ chế bầu cử ở trong một chế độ dân chủ, thế nào là bầu cử tự do và công bằng, bầu cử tổng thống ở Mỹ và bầu cử quốc hội ở châu Âu, v.v.

Ông David Muehlke, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Mỹ, đã làm các ứng viên ngạc nhiên và thích thú khi trình bày hoàn toàn bằng tiếng Việt. Nhưng những điều ông nói còn gây ngạc nhiên và thích thú hơn nữa. Chẳng hạn, ông cho biết: “Hệ thống chính trị ở Mỹ đặt trên cơ sở niềm tin rằng sự lựa chọn của cử tri luôn là tốt nhất. Cử tri sẽ luôn lựa chọn được người tốt nhất để làm tổng thống, còn nếu ứng viên có hành vi sai lạc, hành vi xấu, thì cử tri sẽ không chọn người đó. Chính quyền không có quyền lựa chọn ai là tốt, ai là xấu. Sự lựa chọn này dành cho người dân, không dành cho bất cứ chính quyền nào”.

Điều này quả thật quá khác với cơ chế “dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần” đại biểu Quốc hội ở Việt Nam.

Ông David Muehlke còn nói thêm: “Ở Mỹ, có một đạo luật quy định rằng ứng viên có thể được nhận tài trợ từ ngân sách nhà nước, nhưng số lượng rất hạn chế, nếu nhận thì sẽ chẳng có tiền mà làm quảng cáo. Ý tôi là, tất cả mọi ứng viên có thể chọn tài trợ từ nhà nước hoặc từ khối tư nhân. Nhưng nếu họ lấy tài trợ từ nhà nước thì rất ít tiền. Đó là lý do tại sao không bao giờ ứng viên nhận tài trợ nhà nước. Tất cả đều chọn tài trợ tư nhân. Ở Mỹ, không có Mặt trận Tổ quốc để giám sát quá trình này”. (Nghe đến đây, mọi người cười ồ lên).

Cũng theo Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Mỹ, đảng viên ở Mỹ, cho dù cao cấp đến mấy, thậm chí là lãnh đạo đảng, cũng không bao giờ được trả lương bằng ngân sách nhà nước. Họ chỉ có thể nhận lương của đảng, mà thu nhập của đảng là đến từ hoạt động gây quỹ, xin tài trợ tư nhân.

Điều này khác với ở Thụy Điển, nơi luật quy định, nếu đảng chính trị nào được hơn 4% cử tri ủng hộ thì có thể được nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí. Song cả Mỹ, cả Bắc Âu đều hoàn toàn khác Việt Nam, nơi Đảng Cộng sản một mình một cõi hưởng ngân sách nhà nước không giới hạn.

Ở Mỹ, bất kỳ người nào có quốc tịch tự nhiên, trên 35 tuổi, sống ở Mỹ ít nhất 14 năm trong đời, đều có thể ứng cử tổng thống, kể cả với tư cách độc lập (nghĩa là không qua sự giới thiệu, đề cử của đảng nào). Ở Bắc Âu, theo bà Victoria Rhodin Sandstrom – tùy viên chính trị Đại sứ quán Thụy Điển – công dân không thể tự ứng cử vào Quốc hội mà nhất thiết phải là thành viên của một đảng phái nào đó. Tuy nhiên, vấn đề là bất kỳ ai cũng có quyền thành lập đảng mới hoặc tham gia một đảng đang tồn tại, nên quyền tham gia của công dân vẫn luôn được đảm bảo.

Kết thúc hai cuộc thảo luận, điều đọng lại trong các ứng viên đại biểu Quốc hội đều là ấn tượng tốt đẹp về tiến trình bầu cử công bằng và tự do trong các nền dân chủ, vốn quá khác so với Việt Nam.

Quan chức các đại sứ quán đều bày tỏ sự ủng hộ và khâm phục đối với các ứng viên độc lập vào Quốc hội khóa 14, coi họ như những người mở đường cho công cuộc nâng cao nhận thức cộng đồng…

Nguồn: Facebook Tao Vo Van