Cô Đoan Trang – một nhà báo bước ra từ chính thống, sử dụng ngòi bút để đấu tranh cho chính quyền tự do căn bản của đất nước.
Việt Nam Thời báo, ngày 11/3/2018
Tự do cho đất nước, cũng chính là tự do của cô.
Sau tết, cô liên tục bị lực lượng an ninh Nhà nước bắt-giữ-bắt. Điệp khúc này được sử dụng liên tục và nhiều nhà đấu tranh cho rằng, đó là cách thức mà Nhà nước làm cho cô Đoan Trang trở nên mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần; nhưng đồng thời – sự lặp đi lặp lại cho vòng quay ‘bắt giữ’ đó khiến cho cảm xúc của những người quan tâm bị chai lỳ, đến một mức độ, họ không còn quan tâm nhiều nữa.
Trong tâm lý học, đây là quy luật thích ứng – hay còn gọi là quy luật chai sạn cảm xúc. Cụ thể, cảm xúc, tình cảm gì lặp đi lặp lại nhiều lần với cùng một tần xuất cũng dẫn tới sự quen dần, hay nhàm chán, chai sạn, bị lắng xuống.
|
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Danlambao |
Với những gì đã được học trong Học viện An ninh, nhóm người phụ trách cô Đoan Trang hiểu và nắm rõ quy luật tâm lý học này hơn bao giờ hết, và họ sử dụng lực lượng – công cụ có sẵn để tiến hành.
Sự manh động và cường độ tăng dần này có lẽ xuất phát điểm từ việc, cô Đoan Trang đã tuyên bố sẽ ở Việt Nam và ‘xóa bỏ chế độ độc tài’ trong ngày 27.02. Tuyên bố này đặt cô đứng đối diện với thể chế, và nó cho thấy tính chất không thỏa hiệp, không khoan nhượng với những sai trái, sự cường quyền. Nhưng đồng thời, nó đặt cô Đoan Trang vào những rủi ro mới, trong đó bao gồm: tần suất bị bắt giữ, thẩm vân, câu lưu, thậm chí có thể,… biệt giam. Việc đánh vào người thân cô Đoan Trang vẫn là khả năng có thể xảy ra nếu như những chiêu thức nêu trên sử dụng trong thời gian dài không phát huy được tác dụng.
Đoan Trang cũng như nhiều người đấu tranh khác đã và đang bị ‘áp bức, bóc lột’ theo nghĩa tinh thần về mặt dân quyền. Tính chất này nó không có độ phủ rộng về mặt cộng đồng, về câu chuyện ‘ăn – mặc – ở’ trước mắt, mà nó ảnh hưởng đến sự bền vững và tương lai của các thế hệ về sau. Đó là lý do vì sao, nhóm người quan tâm và lưu ý các gương đấu tranh nhân quyền Việt Nam tuy đang lan tỏa, nhưng mức độ chậm, và con số này vẫn là thiểu số.
Rủi ro, nguy hiểm, thiệt thòi và mất mát – có lẽ là để miêu tả đặc trưng của những nhà hoạt động, mà cô Đoan Trang là một trong số đó. Nhưng giả như để hiểu về tự do, thì những yếu tố rủi ro và nguy hiểm nêu trên sẽ trở thành con số 0 tròn trĩnh. Bởi đó là con đường mà họ lựa chọn…
Việt Nam là một dân tộc bất hạnh, bất hạnh vì nội chiến và chiến tranh ngoại bang liên miên; bất hạnh vì bạo lực đưa những ‘minh quân’ và ‘bạo chúa’ lên nắm quyền; bất hạnh vì quyền thụ hưởng nhân quyền còn khá mới mẻ; và bất hạnh vì chính người Việt Nam vẫn chưa làm chủ cuộc sống của mình.
Facebooker Phan An trong một chia sẻ về sự kiện cô Đoan Trang, theo đó cô cho hay, trên newsfeed (bảng tin) của mình xuất hiện hình ảnh hai người phụ nữ,… Người bên trái hướng dẫn cách ăn uống, tập luyện để có vòng eo 58cm, và được hàng nghìn lượt bình luận, chia sẻ.
‘Người bên phải vừa bị an ninh bắt đi vì hoạt động chính trị và viết cuốn Chính trị bình dân, không mấy người biết đến. Tôi đăng lên đây là để nói rằng, chúng ta không xứng đáng với những điều tốt đẹp. Chúng ta hãy tiếp tục bị đày đọa trong u mê ngu dốt, hãy tiếp tục lạc hậu và trì độn, hãy tiếp tục quỳ gối và van lạy,… chịu tham nhũng và khinh bỉ, đơn giản vì chúng ta không xứng đáng với bất cứ thứ gì hơn thế!’, Facebooker Phan An khẳng định.
Sự bất hạnh đó khiến con đường mà những nhà hoạt động đang đi trở nên có lúc bế tắc,… Nhưng suy cho cùng, phải bế tắc xã hội (lẫn dân trí như vậy) thì mới có sự phá vỡ, và phá vỡ sẽ cần những con người dũng cảm và can trường.
|
Chia sẻ của Facebooker Phan An về sự kiện Đoan Trang và dân trí. Nguồn ảnh: chụp màn hình |
Khi chiến tranh kết thúc, nấm mồ của những chiến sĩ sẽ làm nên đồi cỏ xanh; cũng như vậy, khi cuộc chiến nhân quyền bước sang một trang mới thì mồ hôi; máu; nước mắt của những nhà đấu tranh vẫn trải đều…
Giá trị nhân quyền vẫn là một món quà chứa đầy tính hy vọng và nỗ lực với những nhà đấu tranh; nhưng là một món quà đầy tính ăn thua và vị kỷ của những người cầm quyền. Họ biến khát vọng của con dân thì món quà trao đổi thiệt hơn…
Một bác sĩ trên trang blog cá nhân của mình đã bày tỏ: Với tư cách công dân, tôi phản đối việc truy bức một phụ nữ đang mang thương tật tàn phế. [1]
Nhưng suy cho cùng, sự bắt bớ hay giam cầm, sự trao đổi hay biến những nhà đấu tranh thành ‘món quà’ sẽ dần lột tả bộ mặt của nhà nước, và rõ ràng, những hành vi như vậy là mô tả chân thực nhất bộ mặt nhà nước, nó ươn hèn ra sao.
Còn gì tuyệt vời hơn một bức tranh hòa bình được phác thảo bằng máu và nước mắt; và còn gì đẹp hơn một cánh chim nhân quyền tung bay trên bầu trời của sự tự do, trong lòng dũng cảm và bền bỉ của những nhà đấu tranh nhân quyền.
Đoan Trang là một trong những người như vậy! Một người nhiệt huyết và bình dân, đúng như tên gọi trong cuốn sách của cô. Xa hơn, cô truyền cảm hứng cho những nhà đấu tranh khác, vì sự không thể khuất phục, trong sự đau đớn của thể xác!
March 11, 2018
Blogger Đoan Trang: nhiệt huyết và bình dân
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Cô Đoan Trang – một nhà báo bước ra từ chính thống, sử dụng ngòi bút để đấu tranh cho chính quyền tự do căn bản của đất nước.
Tự do cho đất nước, cũng chính là tự do của cô.
Sau tết, cô liên tục bị lực lượng an ninh Nhà nước bắt-giữ-bắt. Điệp khúc này được sử dụng liên tục và nhiều nhà đấu tranh cho rằng, đó là cách thức mà Nhà nước làm cho cô Đoan Trang trở nên mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần; nhưng đồng thời – sự lặp đi lặp lại cho vòng quay ‘bắt giữ’ đó khiến cho cảm xúc của những người quan tâm bị chai lỳ, đến một mức độ, họ không còn quan tâm nhiều nữa.
Trong tâm lý học, đây là quy luật thích ứng – hay còn gọi là quy luật chai sạn cảm xúc. Cụ thể, cảm xúc, tình cảm gì lặp đi lặp lại nhiều lần với cùng một tần xuất cũng dẫn tới sự quen dần, hay nhàm chán, chai sạn, bị lắng xuống.
Với những gì đã được học trong Học viện An ninh, nhóm người phụ trách cô Đoan Trang hiểu và nắm rõ quy luật tâm lý học này hơn bao giờ hết, và họ sử dụng lực lượng – công cụ có sẵn để tiến hành.
Sự manh động và cường độ tăng dần này có lẽ xuất phát điểm từ việc, cô Đoan Trang đã tuyên bố sẽ ở Việt Nam và ‘xóa bỏ chế độ độc tài’ trong ngày 27.02. Tuyên bố này đặt cô đứng đối diện với thể chế, và nó cho thấy tính chất không thỏa hiệp, không khoan nhượng với những sai trái, sự cường quyền. Nhưng đồng thời, nó đặt cô Đoan Trang vào những rủi ro mới, trong đó bao gồm: tần suất bị bắt giữ, thẩm vân, câu lưu, thậm chí có thể,… biệt giam. Việc đánh vào người thân cô Đoan Trang vẫn là khả năng có thể xảy ra nếu như những chiêu thức nêu trên sử dụng trong thời gian dài không phát huy được tác dụng.
Đoan Trang cũng như nhiều người đấu tranh khác đã và đang bị ‘áp bức, bóc lột’ theo nghĩa tinh thần về mặt dân quyền. Tính chất này nó không có độ phủ rộng về mặt cộng đồng, về câu chuyện ‘ăn – mặc – ở’ trước mắt, mà nó ảnh hưởng đến sự bền vững và tương lai của các thế hệ về sau. Đó là lý do vì sao, nhóm người quan tâm và lưu ý các gương đấu tranh nhân quyền Việt Nam tuy đang lan tỏa, nhưng mức độ chậm, và con số này vẫn là thiểu số.
Rủi ro, nguy hiểm, thiệt thòi và mất mát – có lẽ là để miêu tả đặc trưng của những nhà hoạt động, mà cô Đoan Trang là một trong số đó. Nhưng giả như để hiểu về tự do, thì những yếu tố rủi ro và nguy hiểm nêu trên sẽ trở thành con số 0 tròn trĩnh. Bởi đó là con đường mà họ lựa chọn…
Việt Nam là một dân tộc bất hạnh, bất hạnh vì nội chiến và chiến tranh ngoại bang liên miên; bất hạnh vì bạo lực đưa những ‘minh quân’ và ‘bạo chúa’ lên nắm quyền; bất hạnh vì quyền thụ hưởng nhân quyền còn khá mới mẻ; và bất hạnh vì chính người Việt Nam vẫn chưa làm chủ cuộc sống của mình.
Facebooker Phan An trong một chia sẻ về sự kiện cô Đoan Trang, theo đó cô cho hay, trên newsfeed (bảng tin) của mình xuất hiện hình ảnh hai người phụ nữ,… Người bên trái hướng dẫn cách ăn uống, tập luyện để có vòng eo 58cm, và được hàng nghìn lượt bình luận, chia sẻ.
‘Người bên phải vừa bị an ninh bắt đi vì hoạt động chính trị và viết cuốn Chính trị bình dân, không mấy người biết đến. Tôi đăng lên đây là để nói rằng, chúng ta không xứng đáng với những điều tốt đẹp. Chúng ta hãy tiếp tục bị đày đọa trong u mê ngu dốt, hãy tiếp tục lạc hậu và trì độn, hãy tiếp tục quỳ gối và van lạy,… chịu tham nhũng và khinh bỉ, đơn giản vì chúng ta không xứng đáng với bất cứ thứ gì hơn thế!’, Facebooker Phan An khẳng định.
Sự bất hạnh đó khiến con đường mà những nhà hoạt động đang đi trở nên có lúc bế tắc,… Nhưng suy cho cùng, phải bế tắc xã hội (lẫn dân trí như vậy) thì mới có sự phá vỡ, và phá vỡ sẽ cần những con người dũng cảm và can trường.
Khi chiến tranh kết thúc, nấm mồ của những chiến sĩ sẽ làm nên đồi cỏ xanh; cũng như vậy, khi cuộc chiến nhân quyền bước sang một trang mới thì mồ hôi; máu; nước mắt của những nhà đấu tranh vẫn trải đều…
Giá trị nhân quyền vẫn là một món quà chứa đầy tính hy vọng và nỗ lực với những nhà đấu tranh; nhưng là một món quà đầy tính ăn thua và vị kỷ của những người cầm quyền. Họ biến khát vọng của con dân thì món quà trao đổi thiệt hơn…
Một bác sĩ trên trang blog cá nhân của mình đã bày tỏ: Với tư cách công dân, tôi phản đối việc truy bức một phụ nữ đang mang thương tật tàn phế. [1]
Nhưng suy cho cùng, sự bắt bớ hay giam cầm, sự trao đổi hay biến những nhà đấu tranh thành ‘món quà’ sẽ dần lột tả bộ mặt của nhà nước, và rõ ràng, những hành vi như vậy là mô tả chân thực nhất bộ mặt nhà nước, nó ươn hèn ra sao.
Còn gì tuyệt vời hơn một bức tranh hòa bình được phác thảo bằng máu và nước mắt; và còn gì đẹp hơn một cánh chim nhân quyền tung bay trên bầu trời của sự tự do, trong lòng dũng cảm và bền bỉ của những nhà đấu tranh nhân quyền.
Đoan Trang là một trong những người như vậy! Một người nhiệt huyết và bình dân, đúng như tên gọi trong cuốn sách của cô. Xa hơn, cô truyền cảm hứng cho những nhà đấu tranh khác, vì sự không thể khuất phục, trong sự đau đớn của thể xác!